Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhCE là gì? Quy trình xin cấp phép CE trong kinh doanh từ A-Z

CE là gì? Quy trình xin cấp phép CE trong kinh doanh từ A-Z

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
589 Đã xem

Đối với nhiều thương hiệu, nhất là thương hiệu kinh doanh đa quốc gia, các sản phẩm trước khi đến với thị trường cần được cấp những chứng chỉ, chứng nhận bắt buộc về chất lượng. Một cái tên phổ biến là CE. Vậy, chứng nhận CE là gì và có đặc điểm ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây của bePOS.

CE là gì?

CE (European Conformity, Comformance de Europe) hay CE Marking là một chứng nhận về an toàn sức khỏe và môi trường. CE được EU, Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA và các đơn vị có thẩm quyền như TUV, SGS cấp phép, nhằm kiểm định chất lượng sản phẩm trước khi được lưu hành trên thị trường châu Âu cùng các khu vực khác. 

Được làm chứng nhận CE, đồng nghĩa sản phẩm đã tuân thủ đúng quy định pháp luật của Liên minh châu Âu EU và có thể buôn bán tự do trên thị trường.

ce-la-gi

CE là gì?

Tuy nhiên, khi tìm hiểu CE là gì, phải lưu ý rằng đây không phải chứng nhận mang tính pháp lý tuyệt đối cho sản phẩm. Một nhà sản xuất, kinh doanh ở châu Âu có thể tự công bố đạt chuẩn CE khi họ đủ tự tin về chất lượng sản phẩm của mình, đảm bảo rằng chúng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu được đưa ra. Tất nhiên, trong trường hợp kiểm tra thực tế cho thấy chưa đạt CE, ngay lập tức sản phẩm bị buộc cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường châu Âu. Đồng thời, nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan.

Cũng cần lưu ý thêm, hiện nay, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc cũng có dấu CE, mang nghĩa là China Export – sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc. China Export không có giá trị kiểm định chất lượng mà chỉ giống như thông báo nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. 

Đặc điểm và vai trò của CE là gì? 

Vậy, đặc điểm và vai trò của CE là gì? Chứng nhận Comformance de Europe sở hữu một số đặc điểm nổi bật dưới đây:

  • Chủ thể được phép gắn dấu CE vào sản phẩm có thể là nhà sản xuất hoặc người đại diện có sự ủy quyền từ phía Liên minh Châu Âu.
  • Kích thước tối thiểu của dấu CE là 5mm. Trong trường hợp không thể gắn trực tiếp lên sản phẩm thì cần được dán lên bao bì hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm.
  • Ở khía cạnh nào đó, có thể coi CE là một nhãn hiệu chất lượng.

Đối với việc dán nhãn CE thì cần đảm bảo các quy định và yêu cầu dưới đây:

  • Giữ nguyên kích thước của biểu tượng dấu “CE” cả khi tăng hoặc giảm thì tỷ lệ.
  • Biểu tượng dấu “CE” phải đặt theo chiều thẳng đứng với kích thước tối thiểu là 5mm.
  • Phải đảm bảo dấu “CE” ở vị trí không bị che khuất bởi logo khác.

dac-diem-cua-ce-la-gi

Đặc điểm và vai trò của CE là gì? 

Về vai trò, chứng nhận European Conformity cho thấy sự cam kết của nhà sản xuất về việc đáp ứng các yêu cầu của luật định đối với sản phẩm mà không mang ý nghĩa khẳng định chất lượng thực của sản phẩm.

Giá trị của CE còn nằm ở chỗ bảo đảm sự lưu thông một cách tự do của sản phẩm trên những thị trường. Về mặt này, CE tương tự một “Giấy thông hành” cho sản phẩm, giúp chúng dễ dàng tiếp cận với khách hàng trên các thị trường khó tính như EU, EFTA.

Dưới góc độ người tiêu dùng, một sản phẩm được làm chứng nhận CE chắc chắn sẽ gây thiện cảm nhiều hơn, có khả năng mang lại doanh thu cao hơn,… Nhìn chung, dù vai trò của CE là gì đi nữa, nhà sản xuất, nhà kinh doanh vẫn nên đăng ký để được cấp phép trong trường hợp sản phẩm thuộc nhóm bắt buộc phải có CE.

>> Xem thêm: LÃI RÒNG LÀ GÌ? CÁCH TÍNH LÃI RÒNG NĂM 2022 CÙNG NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN

Danh mục sản phẩm bắt buộc phải có CE

Theo những quy định hiện hành từ New Approach Directives (Chỉ thị cách tiếp cận mới), các sản phẩm bắt buộc phải làm chứng nhận Comformance de Europe bao gồm:

STT Tên sản phẩm STT Tên sản phẩm
1 Thiết bị y tế về cấy ghép hoạt động 14 Dụng cụ đo lường
2 Thiết bị về đốt nhiên liệu khí 15 Các thiết bị y tế
3 Các sản phẩm được dùng để lắp đặt cáp treo được thiết kế để chở người 16 Các sản phẩm phát thải ra tiếng ồn trong môi trường
4 Các sản phẩm về xây dựng 17 Các dụng cụ cân không tự động
5 Các sản phẩm về năng lượng 18 Thiết bị bảo vệ cá nhân
6 Các thiết bị, hệ thống về điện và điện từ tương thích 19 Thiết bị áp suất
7 Thiết bị và hệ thống bảo vệ dự định sử dụng trong môi trường có nguy cơ gây nổ 20 Pháo hoa
8 Chất nổ trong dân dụng 21 Thiết bị đầu cuối của đài phát thanh và viễn thông
9 Nồi hơi nước nóng 22 Các sản phẩm giải trí
10 Thiết bị y tế về chẩn đoán in vitro 23 Hạn chế chất độc hại có trong các thiết bị điện, điện tử
11 Thang máy 24 Đồ chơi
12 Các thiết bị điện hạ thế 25 Bình áp lực đơn giản
13 Máy móc

Vậy, những sản phẩm không bắt buộc phải sở đạt tiêu chuẩn về CE là gì? Đó là hóa chất, thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm.

Quy trình xin cấp phép chứng nhận CE 

Trong phần này, hãy cùng tìm hiểu thông tin về hồ sơ và quy trình đăng ký cấp phép CE.

Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ xin cấp phép chứng nhận European Conformity bao gồm các giấy tờ dưới đây: 

  • Mẫu giấy chứng nhận CE hiện hành.
  • Sơ đồ tổ chức của đơn vị xin cấp phép.
  • Các tài liệu về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm cần cấp phép.
  • Kế hoạch sản xuất, kiểm tra cũng như giám sát chất lượng sản phẩm.
  • Kế hoạch kiểm soát đối với các trang bị, phương tiện đo lường và thử nghiệm.
  • Phiếu kết quả thử nghiệm đối với mẫu điển hình của phòng thí nghiệm đã được công nhận/chỉ định (nếu có).

Đặc biệt, những giấy tờ và thông tin liên quan trong hồ sơ sẽ được tổ chức đánh giá đảm bảo bí mật. 

ho-so-xin-cap-phep-chung-nhan-ce

Hồ sơ đăng ký cấp phép chứng nhận CE 

Quy trình cấp phép

Thông thường, quy trình cấp phép CE sẽ gồm 05 bước cơ bản. Trong một số trường hợp đặc biệt, quy trình có thêm bước 06, 07, 08, cụ thể:

  • Bước 1: Xác định bộ tiêu chuẩn áp dụng.
  • Bước 2: Xác định những yêu cầu chi tiết để được cấp phép chứng nhận.
  • Bước 3: Thử nghiệm, đánh giá và kiểm tra sản phẩm, đảm bảo chuẩn theo quy định.
  • Bước 4: Cung cấp các tài liệu kỹ thuật TCF dựa theo yêu cầu.
  • Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm và ban hành mẫu giấy chứng nhận CE Marking.
  • Bước 6: Nếu có vấn đề phát sinh khi ban hành CE thì thực hiện chứng nhận lại.
  • Bước 7: Tiến hành đánh giá mở rộng.
  • Bước 8: Tiến hành đánh giá đột xuất.

quy-trinh-xin-cap-phep-chung-nhan-ce

Quy trình đăng ký cấp phép chứng nhận CE 

Một số thông tin khác về chứng nhận CE

Như đã đề cập, dù khá tương đồng nhưng dấu CE của Trung Quốc và EU hoàn toàn khác nhau. Với China Export, con dấu này thông báo sản phẩm được sản xuất ở Trung Quốc và Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm đó. Dấu CE này có thể tùy ý sử dụng bởi các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc và không mang giá trị kiểm nghiệm, đánh giá sản phẩm. 

thong-tin-ve-chung-nhan-ce

Một số thông tin khác về CE

Nhà sản xuất có thể tự tuyên bố sản phẩm hợp chuẩn EU và gắn nhãn CE nhưng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tuyên bố của mình. Trong trường hợp này, họ nên xem xét và cân nhắc một số yếu tố dưới đây:

  • Đảm bảo sản phẩm đáp ứng tất cả các yêu cầu trên toàn EU.
  • Xác định khả năng đánh giá của mình và liệu có cần thêm chứng nhận của cơ quan tiêu chuẩn EU được chỉ định.
  • Xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật phù hợp.
  • Dự thảo cũng như ký một tuyên bố về việc sản phẩm đạt hợp chuẩn EU.
  • Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, đảm bảo các thông tin và tài liệu liên quan đều đầy đủ, chính xác, tạo thuận lợi cho quá trình kiểm định (nếu cần).

>> Xem thêm: HIỆU ỨNG CHIM MỒI – TỪ LÝ THUYẾT TỚI 4 ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH

Trên đây là những nội dung xoay quanh European Conformity. Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn đặc điểm của CE là gì, vai trò cũng như quy trình xin cấp phép CE khi muốn tung một sản phẩm bất kỳ ra thị trường châu Âu và các khu vực yêu cầu chứng nhận.

FAQ

Hiện tại, cơ quan nào chịu trách nhiệm về chứng nhận Comformance de Europe?

Mỗi quốc gia thành viên sẽ có những cơ quan chuyên biệt, chịu trách nhiệm về CE Marking. Ví dụ:

  • Tại Úc: Bundesministerium für Arbeit Soziales und Konsumentenschutz BMSAK, Wirtschaftskammr Unternehmerservice / EEN, Enterprise Europe Network.
  • Tại Belgium: SPF Economie, BECI (Enterprise Europe Network Brussels), Enterprise Europe Network Flanders, Enterprise Europe Network Wallonia, Enterprise Europe Network.

Thông tin chi tiết hơn xem thêm tại https://bom.so/VtdTX1 

Tại Việt Nam, một số đơn vị cũng hỗ trợ cấp chứng nhận này như Vinacontrol CE (phối hợp với DEDAL), KNA Cert,…

Chứng nhận Comformance de Europe cần đảm bảo những yêu cầu gì về mặt hình thức?

Về hình thức, Comformance de Europe cần đảm bảo:

  • Được giữ nguyên kích thước của biểu tượng dấu “CE” dù tăng hoặc giảm thì tỷ lệ.
  • Biểu tượng dấu “CE” phải đặt theo chiều thẳng đứng, có kích thước tối thiểu là 5mm.
  • Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị che khuất bởi logo khác.