Trang chủBlogs Tài chínhVay tín chấp không có khả năng trả phải chịu trách nhiệm thế nào?

Vay tín chấp không có khả năng trả phải chịu trách nhiệm thế nào?

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Trần Dung
Trần Dung
448 Đã xem

Bạn đang lo lắng khi sắp đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng tình hình kinh tế của bạn không đủ khả năng đáp ứng? Vay tín chấp không trả có sao không? Liệu có bị truy tố trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng bePOS tìm hiểu cách giải quyết khi vay tín chấp không có khả năng trả nợ trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về hợp đồng vay tài sản

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền hoặc tài sản tương đương với tiền hoặc tài sản đã vay, và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hợp đồng vay tài sản khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có tác dụng giúp cho bên vay giải quyết những khó khăn kinh tế trước mắt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của con người, nhu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn khi thiếu vốn để sản xuất và lưu thông hàng hoá.

Hợp đồng vay tài sản thường mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhằm giải quyết những khó khăn tạm thời trong cuộc sống, trong sản xuất và kinh doanh.

hop-dong-vay-tai-san-kha-pho-bien-hien-nay
Hợp đồng vay tài sản khá phổ biển hiện nay

Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tín chấp 

Quy định chung

Theo quy định tại Điều 292 của Bộ luật Dân sự 2015, các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả lại khoản vay được chia thành 2 nhóm đó là: (1) nhóm biện pháp bảo đảm bằng tài sản và (2) nhóm biện pháp bảo đảm không bằng tài sản, bao gồm bảo lãnh và tín chấp.

Như vậy, khác với hầu hết những biện pháp bảo đảm bằng tài sản, tín chấp là biện pháp bảo đảm không bằng tài sản mà chỉ thông qua uy tín để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã vay của các tổ chức tài chính.

Ví dụ, bạn và ngân hàng X đã giao kết một hợp đồng vay tín chấp giá trị 300 triệu đồng. Khi đến hạn trả nợ mà bạn không có khả năng trả thì bạn đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả nợ của bên vay.

quy-dinh-ve-hop-dong-vay
Quy định của pháp luật về hợp đồng vay tín chấp

Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tín chấp

Căn cứ theo Điều 466, Bộ luật Dân sự 2015 về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay” như sau:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Trường hợp khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải chịu mức lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp chậm trả thì phải trả lãi theo mức quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả sẽ bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng, tương ứng với khoảng thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Hợp đồng vay vốn mà người đi vay ký kết với bên cho vay tại thời điểm đó được coi là hợp đồng vay tài sản có thời hạn trả nợ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Theo quy định trên, khi hợp đồng vay tài sản đến hạn hoàn trả thì khách hàng sẽ phải trả lại tài sản đã vay cho tổ chức tín dụng theo quy định. 

vay-tin-chap-khong-tra-khi-den-han
Vay tín chấp không trả khi đến hạn sẽ phải chịu tiền lãi quá hạn

Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên với việc vay tín chấp

Khi vay tín chấp, cả 2 bên vay và cho vay đều có những nghĩa vụ và trách nhiệm để đảm bảo thực hiện theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng vay tín chấp. Cụ thể như sau:

Bên đi vay vốn 

Bên vay có trách nhiệm trả đủ số tiền đã vay khi đến hạn. Trường hợp vay tín chấp không trả được nợ khi đến thời gian đáo hạn, bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả nợ gốc, tiền lãi và tiền phạt quá hạn theo quy định của bên cho vay. Tuy nhiên, trách nhiệm mà bên đi vay phải chịu sẽ còn phụ thuộc vào 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người đi vay tín chấp không có khả năng trả nhưng vẫn giữ liên lạc với bên vay vốn và có thái độ hợp tác, bên vay vốn có thể hỗ trợ kéo dài hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng và yêu cầu khách hàng hoàn trả tài sản. Nhưng nếu kéo dài thời gian vay quá lâu, bên cho vay có quyền khởi kiện bên đi vay ra tòa để buộc hoàn trả lại số tiền. Sau khi tòa án xét xử, người vay tín chấp không có khả năng trả tiền thì sẽ có cơ quan cưỡng chế thi hành án, có thể phong tỏa tài sản để thu hồi nợ.

Trường hợp 2: Người đi vay tín chấp không trả được nợ nhưng không giữ liên lạc với bên cho vay vốn và bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Chính quyền địa phương không thể triệu tập được hoặc người đi vay sử dụng khoản vốn vào các mục đích bất hợp pháp, dẫn đến không có khả năng trả nợ thì sẽ bị truy tố hình sự về tội: “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo quy định trong Điều 140 Bộ Luật Hình Sự 2009.

dam-phan-voi-ben-cho-vay
Có thể đàm phán với bên cho vay để tìm hướng giải quyết khi vay tín chấp không có khả năng trả

Bên cho vay vốn

Khi đến kỳ hạn mà người đi vay tín chấp không trả được nợ thường có tâm lý chấp nhận mọi yêu cầu hoặc chịu đựng những hành vi quấy rối của bên vay vốn. Để tránh trường hợp đó xảy ra, bên cho vay cũng có những trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực thi theo quy định của pháp luật như sau:

  • Hành vi đe dọa, siết nợ, cưỡng chế trả nợ là những hành vi không hợp pháp.
  • Thời gian gọi nhắc nợ chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 7 giờ – 21 giờ.
  • Lãi suất phạt quá hạn chỉ được áp dụng trên số nợ gốc, không được phép tính trên tổng số tiền cả gốc và lãi vay.

Thời hạn khởi kiện về trách nhiệm dân sự (quy định ở Điều 427 Bộ luật Dân sự) là 02 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cho vay bị xâm phạm.

>> Xem thêm: Vay tín chấp có nợ xấu có được duyệt hồ sơ không?

Vay tín chấp không có khả năng trả nợ có sao không? 

“Vay tín chấp không trả có sao không?” là một trong những câu hỏi được nhiều người đi vay thắc mắc nhất. Theo Điều 466, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về “Nghĩa vụ trả nợ của bên vay”, khi hợp đồng vay tài sản đến kì thanh toán thì bên vay sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản vay cho tổ chức tín dụng theo quy định.

Thời điểm đến lúc hoàn trả mà bên vay không trả được nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả thêm tiền lãi quá hạn đối với khoản vay bị chậm trả theo lãi suất cơ bản được quy định bởi tổ chức tín dụng. Khoản lãi phạt sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm chậm trả nợ nhân với số tiền gốc chậm nợ và chỉ tính trên nợ gốc, không tính lãi phạt trên nợ lãi phát sinh.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chưa có nội dung nào nói đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những người vay vốn tín chấp mà không hoàn trả được do khó khăn về tài chính. Tuy nhiên, phía ngân hàng có thể kiện bạn ra Tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng dân sự. Vì vậy, nếu khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng thì sẽ chỉ bị truy cứu về trách nhiệm dân sự. 

Sau khi Tòa án có phán quyết về trách nhiệm dân sự của bên vay, đơn vị cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tại địa phương thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với người vay như: niêm phong, kê biên tài sản, phong tỏa tài sản, phát mãi tài sản mà họ sở hữu,… để thu hồi khoản vay cho tổ chức tín dụng.

Nếu bên cho vay có căn cứ chứng minh bạn có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả nợ thì bên cho vay có thể tố cáo bạn về hành vi lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản theo Điểm a Khoản 1 Điều 125 Bộ Luật Hình Sự.

vay-tin-chap-khong-tra-co-sao-khong
Vay tín chấp không trả có sao không?

Vay tín chấp không có khả năng trả nên giải quyết như thế nào?

Nếu bạn vay tín chấp không có khả năng trả khi đến hạn, trước hết bạn cần phải bình tĩnh. Tuyệt đối không nên cắt mọi liên lạc với bên cho vay vốn hay tìm cách bỏ trốn khỏi nơi cư trú mà nên cùng bên vay vốn tìm cách giải quyết để nhận được sự cảm thông và hỗ trợ tốt nhất từ họ.

Hãy tham khảo một trong những hướng giải quyết sau đây:

  • Sau khi thấy tình hình kinh tế không thể đáp ứng được việc trả nợ đúng hạn, bạn hãy liên hệ với bên cho vay vốn càng sớm càng tốt và trình bày về khó khăn của bạn để cùng tìm hướng giải quyết.
  • Tốt nhất bạn nên đàm phán với tổ chức tài chính để cho phép kéo dài hợp đồng, tránh được lãi suất phạt và bảo vệ lịch sử tín dụng trong sạch của mình.
  • Hãy đưa ra một lộ trình xử lý nợ vay tín chấp và kế hoạch trả nợ chi tiết cho khoản tiền đã vay. Nêu rõ nguồn thu nhập đến từ đâu (vay bạn bè, người thân, cầm cố tài sản,…), số tiền có thể trả được trong mỗi tháng và thời hạn dự tính trả hết nợ là bao lâu.
  • Nếu bên cho vay không muốn kéo dài hợp đồng mà quyết định chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bạn thanh toán toàn bộ khoản vay, hãy cố gắng đàm phán để được nhận mức phí phạt thấp nhất. Từ đó, gánh nặng tài chính của bạn sẽ được giảm bớt và bạn có thể nhanh chóng trả xong nợ. Hãy làm sao để cho tổ chức tài chính thấy được rằng quyết định này là có lợi nhất đối với họ.
  • Không nên mất bình tĩnh và đi xoay vốn trả nợ từ các tổ chức tín dụng “đen”, bởi đây là những hình thức vay tiền không hợp pháp và bạn sẽ phải trả lãi suất cực cao. Việc này không những không thể xử lý nợ vay tín chấp mà còn có thể dẫn tới tình huống bị siết nợ gay gắt từ tổ chức tín dụng “đen”, đe dọa đến sự an toàn của gia đình bạn và cả tính mạng của bạn.
  • Tuyệt đối không được nghĩ đến việc bỏ trốn khỏi nơi cư trú nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
vay-tin-chap-khong-co-kha-nang-tra-nen-giai-quyet-nhu-the-nao
Vay tín chấp không có khả năng trả nên giải quyết như thế nào?

>> Tham khảo: Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Kinh nghiệm xử lý nợ quá hạn

Vay tín chấp không trả có bị đi tù không?

“Vay tín chấp không trả có bị đi tù không?” là một trong những câu hỏi mà người đi vay quan tâm nhất. Pháp luật hiện hành chưa có nội dung nào đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với những đối tượng vay tín chấp không trả được nợ do khó khăn về tài chính. Thay vào đó, khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự theo điều 474 Bộ luật Dân sự:

  • Bên vay có trách nhiệm trả đủ số tiền khi đến hạn.
  • Trường hợp đến hạn chưa thanh toán, bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả lãi và nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo quy định của bên cho vay vốn.

Trường hợp bên vay không thực hiện đúng hợp đồng vay tín chấp, không trả tiền và lãi suất đúng hạn thì bên cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa theo thủ tục dân sự để yêu cầu người vay phải thực hiện đúng hợp đồng đã giao kết. Nếu bên vay không có thủ đoạn gian dối hay sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp, hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì sẽ không đủ dấu hiệu để cấu thành tội phạm, do đó sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (không bị phạt tù).

Trường hợp bên vay có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, có điều kiện nhưng không chịu trả hoặc bỏ trốn thì sẽ bị khởi kiện với tội danh “Lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản“. Mức án phạt có thể bị đi tù theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.

vay-tin-chap-khong-tra-co-bi-di-tu-khong
Vay tín chấp không trả có bị đi tù không?

Trên đây là những thông tin giải đáp vay tín dụng không trả có sao không. Đồng thời bePOS đã đưa ra một số cách giải quyết dành cho bạn khi đi vay tín chấp ngân hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết cách xử lý khi gặp tình huống đến kỳ hạn trả tiền cho ngân hàng mà lại khó khăn về kinh tế. Từ đó, uy tín của bạn được đảm bảo và không bị ghi nhận nợ xấu trong lịch sử tín dụng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số gói vay vốn kinh doanh bePOS đã và đang hợp tác cùng một số ngân hàng như KBank, UOB, MSB, VPbank, VCB triển khai, dành cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp với hạn mức phù hợp với từng đối tượng từ 300 triệu – 7 tỷ đồng, đặc biệt sẽ thêm nhiều lợi ích dành riêng cho khách hàng của bePOS.

Không có các khoản chi phí ẩn, không cần tài sản đảm bảo, lãi suất ưu đãi, mọi thông tin đều được công khai rõ ràng và minh bạch, khách hàng hoàn toàn an tâm khi đăng ký vay tín chấp tại các ngân hàng trên. Chỉ mất 2 phút đăng ký online, nhân viên bePOS sẽ hỗ trợ bạn chuẩn bị hồ sơ vay đầy đủ nhất

ĐĂNG KÝ VAY NGAY

FAQ

Cần chú ý những loại phí nào trong quá trình vay tín chấp?

Trong quy trình vay tín chấp, đặc biệt là khi vay tín chấp không có khả năng trả thì bạn nên chú ý một số loại phí sau:

  • Phí thanh toán trước hạn: Là khoản tiền khách hàng phải trả nếu muốn tất toán sớm trước hạn. Tùy theo từng tổ chức tín dụng mà phí này sẽ giao động từ 2% – 6% tổng số dư nợ còn lại.
  • Phí phạt thanh toán chậm: Tổ chức tín dụng sẽ quy định rõ thời gian thanh toán hàng tháng để người vay trả nợ đúng hạn, tránh việc bị ngân hàng phạt vì thanh toán chậm hoặc tạo ra nợ xấu.

Vay tín chấp không có khả năng trả có bị ghi nhận nợ xấu không?

Khi khoản vay của bạn chưa được hoàn trả cho tổ chức tín dụng trong một thời gian dài, tài khoản của bạn có thể rơi vào một trong những nhóm nợ sau:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Đây là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng thời hạn. Tuy nhiên, nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, trường hợp của bạn vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày.
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày.
  • Nhóm 5: Dư nợ có thể mất vốn. Nhóm này bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.