Là người kinh doanh trong ngành F&B, vậy có bao giờ bạn tự hỏi một ly cà phê Starbucks tại sao lại có giá lên tới cả trăm nghìn đồng? Hành trình Starbucks trở thành một đế chế trong thị trường cà phê thế giới có phải chỉ nhờ menu đồ uống ngon và hợp khẩu vị người dùng? Hãy cùng bePOS và chuyên gia Nguyễn Cao Trí đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Hành trình trở thành đế chế cà phê của Starbucks có phải chỉ trải đầy hoa hồng?
Ít ai biết được rằng thành công của Starbucks là sự nỗ lực không ngừng trong cả một hành trình dài xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhìn lại quá khứ năm 1971, Starbucks lúc bấy giờ chỉ là một quán cà phê nhỏ với 10 nhân viên phục vụ. Tuy nhiên, thương hiệu này nhanh chóng mở rộng thành chuỗi 20.000 cửa hàng tại hơn 60 quốc gia cùng đội ngũ 200.000 nhân viên và 44 triệu cốc cà phê được bán hàng tuần.
Với xuất phát điểm từ một quán cà phê không tên tuổi, Starbucks nay đã lớn mạnh thành một thương hiệu cà phê hàng đầu thế giới. Dưới đây, hãy cùng bePOS tìm hiểu quá trình xây dựng của Starbucks.
Định vị thương hiệu
Điều mà Starbucks chú trọng nhất chính là chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặt ra nhiều yêu cầu gắt gao về tiêu chuẩn chọn lọc hạt cà phê. Từ đó, dựa vào chất lượng sản phẩm vượt trội, Starbucks đã định vị mình là thương hiệu cà phê đắt tiền nhưng đáng giá.
Starbucks cũng tự gọi mình là nơi quan trọng thứ ba sau nhà và công ty, nơi mọi người có thể đến để thư giãn, làm việc, kết nối và suy nghĩ những ý tưởng mới.
Thất bại để thành công
Được biết trong quá khứ, ông lớn này đã từng trải qua giai đoạn bị khủng hoảng nghiêm trọng. Cụ thể, khi Starbucks được niêm yết trên sàn chứng khoán, hãng này đã phải đối mặt với một sự cố rò rỉ thông tin vô cùng lớn. Điều này khiến giá cổ phiếu Starbucks giảm giá cực mạnh.
Để giải quyết tình hình, Starbucks đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng của mình trên khắp nước Mỹ để đào tạo lại nhân viên, chấp nhận mất đi hơn 10 triệu USD doanh thu vào thời điểm đó. Mặc dù đây là quyết định mạo hiểm nhưng chính nó đã cứu sống Starbucks và góp phần tạo nên một ông trùm cà phê như hiện tại.
Nền tảng nhân sự vững chắc
Đội ngũ nhân viên của Starbucks cũng góp phần tạo nên sự thành công của thương hiệu này. Hãng không tuyển người có nhiều kinh nghiệm hay được đào tạo chính quy mà họ cần những nhân viên có niềm đam mê mãnh liệt với cà phê và có thái độ tích cực trong mọi tình huống. Đây là một lối tư duy khá phổ biến đối với các doanh nghiệp nước ngoài, giúp họ khai phá ra những người quản lý tài năng và những nhân viên trung thành.
Bài học rút ra
Starbucks đã cho chúng ta thấy chất lượng sản phẩm luôn là một trong những giá trị cốt lõi không thể thay thế khi kinh doanh F&B. Quán cafe của bạn có thể đẹp, có thể độc đáo và có nhiều chiến lược marketing tốt nhưng nếu đồ uống không ngon thì cũng không thể giữ chân khách hàng và phát triển bền vững. Vì vậy, các chủ quán nên bỏ tâm sức vào việc tạo ra sản phẩm chất lượng và duy trì nó.
Và khi đã có sản phẩm tốt làm lợi thế, các yếu tố khác như định vị sản phẩm, quảng cáo hay đào tạo nhân sự sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Học hỏi Wingstop bí quyết vận hành nhà hàng trong thời kỳ “bão giá”
Sau khi tham khảo bài học từ Starbucks, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm bí quyết mà hãng gà rán Wingstop đã áp dụng để vượt qua thời kỳ giá cả nguyên vật liệu leo thang nhé.
Khi phải đối mặt với cơn bão giá của thị trường, nếu thương hiệu của bạn đưa ra được mức tăng ít nhất hoặc thấp hơn so với các đối thủ trực tiếp thì bạn sẽ xây dựng được niềm tin và lòng trung thành của khách hàng. Hiểu được điều này, chuỗi cửa hàng gà rán Wingstop đã tìm ra được chiến lược giúp họ tối ưu chi phí giữa giai đoạn lạm phát để vượt qua các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Theo đó, ông lớn ngành thức ăn nhanh Wingstop luôn đảm bảo giá bán chỉ tăng 1% đến 2% trong suốt cả năm. Để làm được điều này, Wingstop đã tìm ra được chiến lược giúp họ có được nguồn cung dồi dào với mức chi phí tối ưu nhất. Thậm chí, đây còn được xem là giải pháp giúp họ đạt ưu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu khác.
Thương hiệu này đã quyết định sử dụng gà nguyên con thay vì chỉ mua đùi và ức gà. Với những bộ phận còn lại của con gà, Wingstop đã biến chúng thành nguồn nguyên liệu cho thương hiệu mới của hãng chuyên phục vụ mang đi là “Thigh Stop”.
Ngoài ra, chuỗi thương hiệu gà rán này cũng thực hiện các sáng kiến tiết kiệm chi phí khác như giảm số lượng các món được cung cấp trong thực đơn nhà hàng. Điều này cho phép Wingstop tập trung vào những sản phẩm bán chạy nhất hoặc các món tạo nên tên tuổi của hãng.
Nhờ đó, nhà hàng có thể giảm số lượng nguyên liệu dùng để chế biến các món ăn và hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, chi phí trả cho người lao động cũng sẽ giảm do cần ít nhân sự hơn, bởi chắc chắn menu 20 món sẽ cần nhiều nhân viên hơn so với thực đơn chỉ có 10 món.
Tuy nhiên, khi áp dụng vào nhà hàng của mình, bạn vẫn có thể giữ nguyên số món và combo nhưng cung cấp khẩu phần ăn nhỏ hơn một chút, từ đó hạn chế việc hóa đơn bị “đội giá” quá nhiều. Trong một vài trường hợp, bạn cũng có thể thay thế những nguyên liệu khan hiếm, đắt đỏ bằng các sản phẩm phổ biến hơn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng cho món ăn.
Trên đây là một vài bí quyết vận hành nhà hàng/ quán cafe của Wingstop và Starbucks trong suốt những năm tháng kinh doanh. Cạnh tranh trong ngành F&B là một cuộc chiến khốc liệt, để tồn tại trên thị trường, chủ quán cần phải linh hoạt và sáng tạo để có thể ứng biến kịp thời trước mọi khó khăn và thách thức. Chúc nhà hàng/ quán cafe của bạn luôn vững mạnh và vượt qua những giai đoạn khó khăn.
Follow bePOS: