“Kinh doanh chuỗi nhà hàng đòi hỏi nhiều hơn việc có nhiều tiền” – tôi đã từng đọc được một bình luận này ở trên Internet. Và dĩ nhiên, để thành công trong kinh doanh nhà hàng chuỗi, chủ doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị rất nhiều thứ khác như mặt bằng, công thức chuẩn, dịch vụ, hệ thống vận hành,… Vậy đâu sẽ là những điều cần chuẩn bị trước khi bước vào “cuộc chiến thị trường” của các chuỗi nhà hàng?
bePOS hợp tác cùng chuyên gia Nguyễn Cao Trí với 25 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh chuỗi nhà hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mang đến cho bạn Series “Chia sẻ kiến thức kinh doanh trong ngành F&B”. Bài viết này sẽ tổng hợp Top 9 điều quan trọng mà chuyên gia chuyên gia Nguyễn Cao Trí cần bạn phải thống nhất khi kinh doanh chuỗi nhà hàng. Cùng theo dõi nhé!
9 yếu tố quan trọng phải nhớ khi kinh doanh chuỗi
Tư duy của người chủ
Rất hiếm khi một người làm chủ duy nhất lại có thể gây dựng thành công một chuỗi nhà hàng. Hay nói cách khác, bạn có thể sẽ gặp khó khăn nếu bạn “độc bước” trên con đường kinh doanh chuỗi. Để giải quyết vấn đề đó, bạn sẽ thường kết hợp làm ăn với bạn bè, họ hàng để cùng nhau đầu tư mở rộng chuỗi. Vậy nên tư duy của “những người làm chủ” sẽ cần lưu ý hai yếu tố sau: Đồng thuận về lợi ích và có chung tư duy kinh doanh. Hiểu đơn giản hơn đó là “sòng phẳng” về tiền bạc và có cùng suy nghĩ trong việc kinh doanh.
Sẽ rất khó để bạn và cộng sự có thể đồng hành trên một chặng đường dài nếu không có sự đồng điệu về tư duy làm chủ và sự công bằng về lợi ích của từng người. Do đó, hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành và phân rõ ranh giới về lợi ích để tránh xảy ra tranh chấp về sau nhé!
Vốn, dòng tiền và doanh thu
Hãy xác định mọi chi phí cần bỏ ra để thực hiện mục tiêu kinh doanh. Bạn sẽ huy động vốn từ nguồn nào, lộ trình huy động vốn ra sao, nếu đi vay sẽ cần tìm hiểu những nguồn vay nào uy tín và thời gian phải trả ra sao. Xác định dòng tiền của bạn sẽ đến và đi như thế nào thông qua việc trả lời những câu hỏi sau:
- Doanh thu từ những nguồn nào?
- Chi phí được dùng cho các khoản nào?
- Xác định khi nào hoà vốn và khi nào kinh doanh quán ăn có lãi?
Bạn cần liệt kê và ước lượng càng chi tiết càng tốt, như vậy mục tiêu kinh doanh của bạn mới có thể trở thành hiện thực. Nếu bạn đang cần tìm hiểu khoản vay tín chấp với hạn mức cao lên tới 300 triệu, bạn có thể tham khảo gói vay KBank. Với lãi suất thấp và loại bỏ các khoản phí không cần thiết, KBank mang đến cho bạn gói hỗ trợ tài chính tối ưu trong bối cảnh room tín dụng hạn hẹp.
Xác định mô hình kinh doanh
Buffet or Alarcate? Món Âu hay món Á? Hãy xác định mô hình ẩm thực mà bạn hướng tới để có những bước đi tiếp theo một cách vững chãi nhất. Trên thực tế cũng có một số nhà hàng, quán ăn thành công với sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều loại hình ẩm thực, kiểu như nhà hàng buffet món Á kèm dimsum Hong Kong hay nhà hàng Pizza kết hợp một số món Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ thành công khi lựa chọn kinh doanh theo mô hình tổng hợp, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.
Thị trường và khách hàng mục tiêu
Sau khi đã chọn xong loại hình kinh doanh thì việc xác định thị trường và khách hàng mục tiêu là bước cần làm ngay lúc này. Bạn cần “khoanh vùng” thị trường mục tiêu, tệp khách hàng mục tiêu của nhà hàng và tập trung mọi nguồn lực ban đầu để tối ưu trước, đừng đầu tư dàn trải. Khoanh vùng càng chính xác, xác định tập khách hàng mục tiêu càng rõ ràng thì bước thành công ban đầu của bạn càng lớn.
Nhượng quyền hoặc tự tạo thương hiệu
Nếu muốn kinh doanh quán ăn theo hướng mua nhượng quyền thương hiệu, bạn cần cân nhắc đến việc thuê luật sư tư vấn về vấn đề này. Đồng thời, bạn cần dự trù thêm ngân sách cho việc mua nhượng quyền nhà hàng.
Kinh nghiệm là đừng quên tìm hiểu kỹ các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình nhận nhượng quyền từ một chuỗi nhà hàng đã nổi tiếng. Một số vấn đề điển hình có thể kể đến như: Quy định về nhận diện thương hiệu nhượng quyền, phí duy trì nhượng quyền, điều khoản bồi thường hay các điều kiện dừng nhượng quyền.
Đặt tên nhà hàng
Có vô vàn kiểu đặt tên cho nhà hàng mà bạn có thể lựa chọn như: Đặt tên dễ nhớ, có ý nghĩa, theo con số phong thủy,…. Song, hãy chọn một cái tên có ý nghĩa với bạn và phải thật dễ nhớ để nó luôn hiện hữu trong tâm trí khách hàng. Đây là một lợi thế rất lớn cho nhà hàng của bạn. Sau khi phát triển mở rộng hơn nữa, đó không chỉ là cái tên của một cửa hàng, đó còn là cái tên của cả thương hiệu. Do đó, hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề đặt tên nhà hàng này nhé!
Đồng bộ quy chuẩn phục vụ
Đối với một thương hiệu, thực khách có thể nay ăn cửa hàng này và mai ăn ở cửa hàng khác. Nhưng sẽ thế nào nếu mỗi nhà hàng trong chuỗi lại có một cách phục vụ khác nhau và chất lượng đồ ăn cũng khác xa nhau? Thật “nhốn nháo” phải không?
Chính vì thế, việc thống nhất quy trình phục vụ và đồng nhất chất lượng món ăn tại tất cả các chi nhánh là điều bạn cần làm ngay khi bắt đầu mở rộng chuỗi. Những yếu tố từ đồng phục, cung cách phục vụ, chào hỏi đến quy trình order, thanh toán đều cần phải được chuẩn hóa tại tất cả chi nhánh.
Để hỗ trợ việc quản lý nhân viên nhà hàng cũng như đồng nhất quy trình phục vụ, bạn nên sử dụng ngay phần mềm quản lý chất lượng nhà hàng. Nhờ đó, bạn có thể giám sát được mọi hoạt động bán hàng cũng như năng suất làm việc của nhân viên mà không tốn nhiều công sức.
Khi bạn làm tốt việc đồng bộ quy chuẩn phục vụ, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi ăn tại bất cứ chi nhánh nào của bạn. Việc này là lý do chính đáng để khách hàng nhớ đến nhà hàng của bạn mỗi khi có nhu cầu ăn uống và cũng có thể sẽ tạo nên hiệu ứng Marketing truyền miệng cực hiệu quả.
Đồng bộ trong thiết kế không gian nhà hàng
Đồng bộ trong thiết kế là cách làm cần thiết để khách hàng dễ dàng nhận ra nhà hàng mà họ đang ngồi có phải thuộc chuỗi của bạn hay không.
Tùy vào diện tích mặt bằng lớn nhỏ khác nhau tại các chi nhánh mà bạn sẽ đưa ra một cách bố trí nội thất cũng như trang trí không gian khác nhau. Tuy nhiên, dù có thiết kế như thế nào đi chăng nữa, bạn vẫn phải thể hiện rõ phong cách mà thương hiệu hướng tới.
Chẳng hạn như nhà hàng của bạn đang kinh doanh món thuần Việt và hướng đến phong cách Đông Dương thì tất cả các chi nhánh đều phải được thiết kế và trang trí theo chủ đề đó. Để đồng nhất, bạn có thể sử dụng chung một loại nội thất, bàn ghế, đèn trang trí,… cho tất cả chi nhánh trong chuỗi nhà hàng.
Xác định điểm khác biệt của nhà hàng
Điểm khác biệt thực sự quan trọng, nhưng nhiều người khi mở quán đã bỏ qua không nghĩ đến, hoặc có nghĩ đến nhưng lại xác định sai điểm mấu chốt. Nhiều người chủ quán cũng không tham khảo ý kiến chuyên gia hay quên mất không khảo sát khách hàng xem đó đã thực sự là điểm khác biệt của quán hay chưa? Chính vì thế, bạn cần phải làm mọi cách để xác định điểm khác biệt của mình so với đối thủ là gì. Từ đó bạn mới có thể nhân rộng mô hình thành chuỗi dựa vào điểm khiến nhà hàng của bạn nổi bật hơn tất cả những nhà hàng còn lại.
Hy vọng 9 điều quan trọng cần thống nhất trong kinh doanh chuỗi nhà hàng mà bePOS đã trình bày phía trên sẽ giúp bạn có thêm một số ý tưởng mới. Đây đều là những kiến thức dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết vận hành cá nhân của chuyên gia Nguyễn Cao Trí với 25 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh chuỗi nhà hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúc bạn áp dụng thành công!
Follow bePOS: