Trang chủBlogs MarketingCấu trúc Silo là gì? 8 bước xây dựng Silo cho website mới nhất 2024

Cấu trúc Silo là gì? 8 bước xây dựng Silo cho website mới nhất 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
469 Đã xem

Không phải vô cớ mà cấu trúc Silo được rất nhiều SEOers sử dụng trong quá trình xây dựng website cũng như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Trong bài chia sẻ này, hãy cùng bePOS tìm hiểu về Silo để có thể vận dụng mô hình này hiệu quả nhất.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc Silo hay mô hình Silo là một dạng cấu trúc của website. Theo đó, nội dung của trang web được chia thành các phần nhỏ riêng biệt, gọi là thư mục (Category) hay Silopage. Mỗi thư mục gồm nhiều chủ đề có nội dung liên quan với nhau và cùng xoay quanh Category bao quát. Nhờ đó, Silo tạo ra một cấu trúc có nội dung rõ ràng, mạch lạc mà vẫn đảm bảo tính thống nhất cao.

Ví dụ, nội dung chính của website là “Đồ dùng thể thao”. Với cấu trúc Silo, bạn có thể chia các nội dung như: đồ dùng bóng đá (quần áo, giày, bóng, phụ kiện khác); đồ dùng cầu lông (vợt, quần áo, quả cầu lông, giày, phụ kiện khác),…

Nhìn chung, có nhiều tiêu chí để phân chia nội dung. Tuy nhiên, bạn cần cân đối giữa bộ từ khóa chủ đề với lĩnh vực mà trang web hướng tới.

cau-truc-silo-la-gi
Cấu trúc Silo là gì?

Vai trò của cấu trúc Silo

Trong nội dung bài viết, bePOS sẽ phân tích vai trò của cấu trúc Silo đối với người dùng và với SEO.

Đối với người dùng

Silo giúp người dùng và Googlebot có thể dễ dàng nhận biết, tìm kiếm nội dung mong muốn. Bởi lẽ, dòng chảy thông tin đã được đảm bảo tính mạch lạc và thống nhất. Có thể hiểu đơn giản, Silo chính là “sơ đồ cây” trong cấu trúc website, chính xác hơn là cấu trúc nội dung website. Phần gốc (mang tính tổng quát) sẽ tương ứng với trang chủ (Homepage), các nhánh lớn là các thư mục, các nhánh nhỏ là chủ đề chi tiết,… Và cứ như vậy, luồng thông tin trở nên rõ ràng.

Hãy giả sử, nếu bạn không phân chia và sắp xếp có hệ thống, điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn, bất cứ ai cũng bị rơi vào tình trạng “xoắn não” khi đứng trước mạng lưới thông tin chằng chịt, rắc rối. Chưa nói tới việc tìm kiếm tốn thời gian mà đây đã là điểm trừ của website trong trải nghiệm người dùng.

vai-tro-cua-silo-voi-nguoi-dung
Vai trò của cấu trúc Silo với người dùng

Đối với SEO

Vai trò của cấu trúc Silo trong SEO được thể hiện ở 2 khía cạnh, một là đối với quá trình làm SEO và thứ hai là với kết quả SEO.

  • Đối với quá trình làm SEO

Người thực hiện có thể rút ngắn thời gian triển khai kế hoạch, từ công đoạn xây dựng bộ từ khóa đến tối ưu bài viết,… Tâm lý người dùng sẽ thường đi theo hướng: sản phẩm/dịch vụ mong muốn => sản phẩm/dịch vụ cùng thể loại để có thể đối chiếu so sánh rồi mới quyết định lựa chọn cuối cùng. Vì thế, bộ từ khóa cũng nên “dựa dẫm” vào lối đi đó, thay vì chỉ tập trung đánh đúng “insight”.

Hoặc nếu trong giai đoạn checklist SEO offpage, bạn cũng sẽ nhanh chóng lên được kế hoạch Link Building khi mà việc tìm hay  xác định nhóm liên kết có liên quan đã dễ dàng hơn. 

  • Đối với kết quả SEO

Sợi dây liên kết giữa các trang cùng nội dung trở nên chặt chẽ và bền vững hơn. Nhờ đó, dòng chảy sức mạnh, lượng traffic được củng cố đáng kể. Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng, cách thức đánh giá, xếp hạng website của Google chính là cố gắng tiệm cận với góc nhìn và trải nghiệm của người dùng. Tức là, Googlebot với trí tuệ nhân tạo và thuật toán phức tạp cũng chính là “một vị khách truy cập”. Nhưng, chúng có quyền năng đặt trang web của bạn ở vị trí nào trong cuộc đua top.

Với vai trò đối với người dùng như đã chia sẻ, rõ ràng, cấu trúc web Silo cũng tác động trực tiếp đến thứ hạng SEO. Cũng liên quan tới hiệu quả SEO, hãy đặt ra trường hợp hai trang web có điểm tin cậy (DA), có điểm UI/ UX, có chất lượng Link Building,… gần như bằng nhau. Khi này, cấu trúc website sẽ là một tiêu chí quan trọng để “chốt hạ” ai là kẻ thắng. Quan trọng hơn, bên sở hữu mô hình Silo thường sẽ chiếm ưu thế vì tính hiệu quả của mình. Cũng vì lý do này, đây là một trong những cấu trúc web đang được ưa chuộng nhất hiện nay.

vai-tro-cua-silo-voi-seo
Vai trò của cấu trúc Silo đối với SEO

Các dạng cấu trúc Silo phổ biến

Hiện nay, có hai dạng cấu trúc Silo trực tuyến phổ biến, đó là cấu trúc Silo vật lý và cấu trúc Silo ảo.

Cấu trúc Silo vật lý

Cấu trúc Silo vật lý là cấu trúc website được xây dựng thông qua việc chia nội dung thành các “nhánh sông” riêng biệt. Thông tin được chảy từ thư mục lớn đến thư mục nhỏ, tương ứng là từ tổng quát đến chi tiết. Các thư mục/chủ đề nhỏ sẽ chỉ làm rõ nội dung của thư mục/chủ đề lớn phía trước và cùng nhánh tương ứng. 

Với mô hình Silo dạng này, URL thường có công thức sau: “tên_domain/silopage/sub-silopage”.

Trong đó, tên_domain là URL của trang chủ, Silopage là URL của thư mục, Sub-Silopage là URL của thư mục nhỏ hơn, bổ trợ nội dung cho Silopage.

Ví dụ: “https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-xi-256gb”. Trong URL này, ta có thể thấy: 

  • Tên domain (trang chủ): https://www.thegioididong.com
  • Silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/
  • Sub-Silopage: https://www.thegioididong.com/dtdd/iphone-xi-256gb

Rõ ràng, chỉ cần với URL, cả người dùng và Googlebot đã biết được nội dung mà trang hướng tới. 

Cũng cần phải lưu ý rằng, một Silo có thể bao gồm nhiều Sub-Silopage. Nhưng mỗi Sub-Silopage sẽ chỉ xuất hiện một lần và thuộc Silo nó củng cố nội dung. Đây là điểm nổi bật giúp phân biệt cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo.

cau-truc-silo-vat-ly
Cấu trúc Silo vật lý

Cấu trúc Silo ảo

Mục tiêu của cấu trúc Silo ảo là tạo ra dòng chảy sức mạnh thông qua việc sử dụng liên kết nội bộ của trang web, qua đó giúp:

  • Kết nối giữa các trang liên quan với nhau về nội dung, không phân biệt có thuộc chung Silopage hay không.
  • Nâng cao sức mạnh của các Silopage, được cung cấp từ Sub-Silopage của chính Silo đó và Silopage khác.

Tóm lại, khi này, giới hạn liên kết giữa các Sub-Silopage được phá bỏ nhưng không hoàn toàn biến mất.

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy hình dung Silo vật lý là lệnh phong tỏa người dân (Sub-Silopage) giữa các quốc gia (Silopage), chỉ cho phép họ hoạt động trong lãnh thổ của mình. Còn Silo ảo sẽ cho phép người dân giao thương với bên ngoài thông qua phương tiện là liên kết nội bộ, nhưng họ vẫn có quốc tịch riêng, thuộc Silopage “sở hữu”.Với những đặc điểm này, không khó hiểu khi cấu trúc Silo ảo sẽ đem đến sự “bồi tụ” dòng chảy sức mạnh từ nhiều bên.

Dù bạn lựa chọn mô hình nào thì cũng đem lại những ý nghĩa riêng. Do đó, thay vì chỉ sử dụng duy nhất một trong hai, hãy khéo léo kết hợp chúng. Điều này vừa giúp tối ưu hiệu quả của cấu trúc Silo trong SEO, vừa mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

cau-truc-silo-ao
Cấu trúc Silo ảo

So sánh cấu trúc Silo với cấu trúc phẳng

Một cấu trúc website khác cũng khá quen thuộc là cấu trúc phẳng. Vậy sự khác biệt giữa cấu trúc phẳng và cấu trúc Silo là gì?

Những khác biệt giữa cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng đó là:

Tiêu chí Cấu trúc Silo Cấu trúc phẳng
Phân chia nội dung Chia thành các Silopage, mỗi Silopage có nhiều Sub-Silopage bổ trợ.

Các Sub-Silopage có sự thống nhất về nội dung với Silopage tương ứng.

Nội dung được chia đều thành các thư mục ngang nhau, thường thư mục không được chia nhỏ hơn.
Tính ứng dụng Phù hợp với đa dạng thể loại website. Thường được dùng với dạng blog.
cau-truc-silo-va-cau-truc-phang
So sánh cấu trúc Silo trực tuyến và cấu trúc phẳng

Hướng dẫn xây dựng cấu trúc Silo cho website mới nhất 2024

Dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ các bước cơ bản để thực hiện Silo trong SEO mà bạn có thể tham khảo và áp dụng trong thực tế:

Bước 1: Xác định nội dung chủ đề của trang web

Tùy thuộc vào mục đích xây dựng website và lĩnh vực hoạt động, bạn cần xác định được nội dung chủ đề của cả trang web. Đây cũng sẽ là yếu tố giúp quyết định dạng cấu trúc Silo phù hợp. 

Trong phần này, chúng ta có thể thực hiện các bước sau để xác định chủ đề chính của nội dung trên trang web:

  • Xác định các chủ đề được ưa chuộng mà trang web đang xếp hạng cao cho.
  • Tìm các chủ đề có liên quan đến nội dung trang web.
  • Quá trình triển khai các chủ đề chính trên trang web.
  • Bắt đầu bằng việc kiểm tra lịch sử lượng truy cập trang web, có thể thực hiện thông qua các nguồn tin cậy như Google Search Console, để xác định truy vấn nào đang giúp trang web xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và truy vấn nào tạo ra nhiều lượt nhấp nhất.
  • Sử dụng chương trình PPC để đánh giá hiệu suất của các cụm từ khóa trong chiến dịch quảng cáo.
  • Nghiên cứu từ khóa để thu thập thông tin chi tiết về các chủ đề, bằng cách liệt kê tất cả các cụm từ tìm kiếm mà khách hàng có thể sử dụng để tìm nội dung và sản phẩm của doanh nghiệp.

Domain

Để đảm bảo sự nhận diện nhanh chóng từ phía Google, quá trình lựa chọn tên miền phải tương ứng với mục đích của website. Hãy cân nhắc sử dụng từ khóa ngắn và phổ biến có lượt tìm kiếm cao khi đặt tên miền.

Phân tích đối thủ

Sử dụng các công cụ SEO chuyên dụng để phân tích cấu trúc Silo mà các đối thủ trong ngành đang sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một tài liệu tham khảo chi tiết để hiểu rõ cách họ xây dựng nội dung trên trang web của họ.

xac-dinh-noi-dung-chinh-cua-website
Xác định nội dung chính của website

Bước 2: Tiến hành xây dựng cấu trúc Silo

Google và các công cụ tìm kiếm khác hoạt động bằng cách thu thập và đánh giá thông tin dựa trên nội dung đã được công bố trên trang web và cấu trúc liên kết (backlink). Do đó, khi bạn xây dựng cấu trúc Silo, bạn cần lên kế hoạch cho nội dung có liên quan, xác định nội dung chính, và quyết định cách triển khai chúng.

Bạn có thể chọn giữa hai loại cấu trúc Silo là Silo vật lý và Silo ảo. Dù chúng hoạt động độc lập, cả hai loại Silo đều có tính hiệu quả riêng. Tuy nhiên, để phát triển trang web toàn diện, các chuyên gia SEO nên kết hợp cả hai loại cấu trúc này để đạt được mục tiêu mong muốn một cách nhanh chóng.

Bước 3: Phân cấp trang web

Sau khi bạn đã xác định chủ đề chính và các chủ đề bổ trợ, hãy tạo một kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng cấu trúc Silo cho từng bài viết. Bạn có thể biểu đồ hóa kế hoạch này thông qua sơ đồ cấu trúc trang web của mình. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Drawing hoặc Powerpoint.

Sơ đồ cấu trúc web của bạn cần phản ánh chủ đề chính, các chủ đề phụ và các trang web cụ thể, và nó cần phù hợp với mục tiêu của trang web. Ví dụ, nếu trang web của bạn là một blog, bạn chỉ cần tạo sơ đồ cho các bài viết. Tuy nhiên, nếu bạn làm trang web bán hàng, bạn cần bao gồm sơ đồ cho các danh mục sản phẩm và trang sản phẩm cụ thể.

Hãy tập trung vào việc tạo ra cấu trúc Silo dựa trên trải nghiệm của người dùng. Thay vì tạo quá nhiều tầng cấu trúc Silo, hãy đặt mình vào vị trí của người dùng để hiểu cách họ muốn tìm kiếm thông tin và di chuyển trong trang web của bạn. Điều này giúp đảm bảo rằng trải nghiệm của họ là thuận lợi và dễ sử dụng.

xay-dung-cau-truc-silo
Xây dựng cấu trúc Silo và phân cấp trang web

Bước 4: Xây dựng Silo vật lý

Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ tìm hiểu cách triển khai Silo vật lý bằng cách tổ chức cấu trúc thư mục trên trang web.

Silo thư mục là cách để củng cố chủ đề chính của trang web bằng cách nhóm các trang có nội dung tương tự lại thành một thư mục có sự tổ chức cao cấp. Cần lưu ý rằng để xây dựng chủ đề, chúng ta cần ít nhất 5 trang nội dung cùng một chủ đề và mỗi trang nên được đặt tên một cách cụ thể.

Đồng thời, không nên cho phép hai Silo có nội dung trùng lặp hoặc liên kết chéo. Ví dụ:

  • Peanutbuttersite.com/creamy/traditional/.
  • Peanutbuttersite.com/creamy/organic/.
  • Peanutbuttersite.com/creamy/lowfat/.
  • Peanutbuttersite.com/creamy/jellyhybrid/.
  • Peanutbuttersite.com/creamy/honeyroasted/.

Trong ví dụ trên, mỗi trang được đặt tên để giúp các công cụ tìm kiếm xác định chủ đề chung. Cách đặt tên thư mục cũng cho biết rằng các trang này liên quan đến sản phẩm bơ đậu phộng. Nếu trang web có chủ đề rộng hơn, bạn có thể tạo nhiều chủ đề con, thường thì có khoảng 2 đến 3 thư mục con là hợp lý. Nếu phân chia quá nhiều, các trang có thể không nhận đủ liên kết đến để được xem xét là liên quan đến chủ đề.

Bước 5: Xây dựng Silo ảo

Các công cụ tìm kiếm có nhiệm vụ phân loại thông tin trên các trang web thành các nhóm nội dung. Liên kết giữa các trang và trong các trang được xem như một phép đo độ nhất quán của chủ đề của trang web.

Silo ảo sử dụng cấu trúc liên kết chéo để tạo ra các danh mục chủ đề riêng biệt. Điều này có nghĩa rằng chủ đề của trang đầu tiên (landing page) sẽ được hỗ trợ bởi các trang liên kết với nó. Việc xây dựng cấu trúc Silo ảo sẽ hữu ích đặc biệt cho các trang không có hệ thống thư mục hoặc không thể thay đổi cấu trúc gốc của trang web.

Trong ví dụ về trang web Peanutbuttersite ở trên, giả sử bạn muốn tạo một Silo ảo cho mục “crunchy” với năm trang hỗ trợ như sau:

  • Peanutbuttersite.com/crunchy/superchunk/.
  • Peanutbuttersite.com/crunchy/lowfat/.
  • Peanutbuttersite.com/crunchy/organic/.
  • Peanutbuttersite.com/crunchy/jellyhybrid/.
  • Peanutbuttersite.com/crunchy/almond/.

Để tạo Silo ảo, cả 5 trang này phải liên kết với trang đầu tiên (landing page) “crunchy”. Khi đó, công cụ tìm kiếm sẽ biết rằng những trang này liên quan đến nhau và hỗ trợ chủ đề của trang đầu tiên. Mỗi trang cũng nên có một liên kết đến tất cả các trang hỗ trợ khác trong Silo ảo. Cách đơn giản để thực hiện việc này là thêm phần điều hướng (navigation) trên mỗi trang để tạo một danh mục (category-sitemap) ở trên trang.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi liên kết đến các trang khác để tránh làm mất tính toàn vẹn của Silo. Nếu cần phải liên kết hai trang bơ đậu phộng ở hai thư mục khác biệt, thì chỉ nên liên kết đến trang đầu tiên (landing page) của danh mục để tạo chủ đề cho từng Silo.

Việc liên kết giữa các Silo (Cross-Silo) và liên kết bên trong Silo (Inner-Silo linking) – tổng hợp gọi là Internal linking là một trong những phương pháp Silo ảo hiệu quả nhất. Có ba loại liên kết chính có thể ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của từ khóa, đó là: liên kết đến từ bên ngoài (Inbound), liên kết ra ngoài (Outbound) và liên kết bên trong (Internal linking).

xay-dung-silo-vat-ly-va-silo-ao
Xây dựng cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo

Bước 6: Tạo nội dung giàu keyword

Tiếp theo, chúng ta có thể đi đến việc xuất bản nội dung, với việc chèn từ khóa vào các Silo một cách phù hợp. Mặc dù nội dung là yếu tố quan trọng nhất, nhưng nó cũng cần phải tuân theo một số tiêu chuẩn và phải thân thiện với các công cụ tìm kiếm nếu bạn muốn trang web có thứ hạng cao.

Trước hết, để tạo nội dung giàu từ khóa, bạn cần xem xét mức độ thông tin cần có hoặc ít nhất là biết được cần bao nhiêu nội dung để cạnh tranh có thứ hạng cao. Đồng thời, tập trung vào chất lượng hơn là số lượng. Một trang web có thể có hàng nghìn trang khác nhau, nhưng nếu không chứa đủ số lượng từ khóa hợp lý, nó cũng không thể đạt được thứ hạng tốt.

Vậy làm thế nào để tạo nội dung giàu từ khóa và tối ưu hóa SEO? Dựa vào các toán tử đặc biệt của Google, bạn có thể tìm kiếm dữ liệu cần thiết để xác định mức độ cạnh tranh và khối lượng của nội dung đó. Sau đó, bạn có thể phân tích những trang này trong các công cụ như Multi Page Analyzer.

Về các toán tử Google, bạn có thể sử dụng chúng để xác định tổng số trang mà một trang web có trong Google index, hoặc theo từng chủ đề cụ thể.

Có một số toán tử thường được sử dụng như sau:

  • site + cụm từ khóa: Cho phép xác định số lượng trang xấp xỉ mà một trang web có, liên quan đến một cụm từ khóa cụ thể.
  • allintitle: Cho phép xác định số lượng trang trong Google index sử dụng cụm từ khóa trong tiêu đề của trang.

Chỉ với hai toán tử này, bạn có thể có một cái nhìn tổng quan về mức độ cạnh tranh và khối lượng cần thiết của nội dung để cạnh tranh với các trang có thứ hạng cao khác.

tao-noi-dung-voi-tu-khoa-lien-quan
Tạo nội dung với từ khóa liên quan, có lượt tìm kiếm cao

>> Xem thêm: Cách SEO từ khóa tối ưu cho website hiệu quả nhất 

Bước 7: Sử dụng các link để tăng tính chuyên môn cho nội dung web

Sau khi đã xây dựng cấu trúc Silo, bước tiếp theo là tận dụng các liên kết để tăng sức mạnh cho trang web của bạn. Có ba loại liên kết quan trọng mà bạn nên quan tâm đến: Internal Link, Outbound Link, Inbound Link.

Internal Link

Internail Link (liên kết nội bộ) là việc liên kết các nội dung trên trang web của bạn với nhau, đặc biệt là những nội dung có liên quan. Các liên kết nội bộ này phải đảm bảo dẫn người đọc đến trang đích một cách dễ dàng và logic. Bạn nên sử dụng văn bản ghi (anchor text) là từ khóa chính mà bạn muốn tối ưu hóa cho SEO.

Inbound Link

Inbound Link (liên kết đến từ bên ngoài) là những liên kết được đặt trên các trang web khác và trỏ về trang web của bạn, thường được gọi là backlink. Các liên kết này có thể giúp cải thiện thứ hạng của từ khóa của bạn nhanh chóng. Điều quan trọng là liên kết từ các trang web uy tín và có liên quan sẽ giúp củng cố sức mạnh của trang web của bạn.

Outbound Link

Trái ngược với Inbound Link, Outbound Link là những liên kết được đặt tại trang web của bạn và trỏ đến các trang web khác có liên quan đến nội dung mà bạn đang xây dựng. Ví dụ, trong bài viết của bạn có đề cập đến các công ty thiết kế web, bạn có thể thêm liên kết đến trang web của một công ty làm web để tạo sự tin tưởng và để Google thấy rằng bạn không chỉ nhận backlink mà còn đóng góp liên kết đến các trang uy tín.

Bằng cách tận dụng cả ba loại liên kết này một cách cân nhắc, bạn có thể tối ưu hóa cấu trúc Silo của mình và củng cố sức mạnh của trang web, giúp cải thiện thứ hạng từ khóa và trải nghiệm của người dùng.

su-dung-cac-link-tang-seo
Sử dụng các link để tăng thứ hạng SEO

Bước 8: Đánh giá và điều chỉnh phù hợp

Trừ khi bạn dừng hoạt động website, nếu không thì việc hoàn thiện cấu trúc web là liên tục. Hãy có những đánh giá định kỳ để kịp đưa ra điều chỉnh đúng lúc. Trong quá trình này, bạn nên sử dụng các công cụ hỗ trợ đắc lực như Google Analytics, Ahref,… Hãy đảm bảo rằng bạn hoàn thành từng trang Silo trước khi tiến đến trang Silo tiếp theo. Điều này đảm bảo rằng cấu trúc Silo của bạn được xây dựng một cách hoàn chỉnh và tối ưu hơn.

Kỹ thuật để tạo sự liên quan ở trong website

Thu hẹp sự tập trung của thị trường ngách trong website của bạn

Thị trường ngách (Niche Market) là một phân đoạn thị trường có phạm vi hẹp, tập trung vào một tập hợp nhỏ hơn của khách hàng có nhu cầu, sở thích hoặc đặc điểm chung cụ thể. Mặc dù thị trường ngách có phạm vi hẹp, nhưng nó có tiềm năng sinh lợi lớn và ít đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp thành công trong thị trường ngách thường chú trọng vào việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và chất lượng cao.

Để thu hẹp sự tập trung của thị trường ngách trên trang web của bạn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Xác định rõ mục tiêu và đối tượng: Hãy xác định rõ mục tiêu kinh doanh của bạn và đối tượng mục tiêu. Điều này giúp bạn tập trung vào việc phục vụ một phân đoạn cụ thể của thị trường thay vì cố gắng phục vụ mọi người.
  • Nghiên cứu khách hàng: Tìm hiểu khách hàng của bạn, đảm bảo rằng bạn hiểu rõ họ cần gì và muốn gì. Điều này giúp bạn tạo ra nội dung và sản phẩm phù hợp với đối tượng của mình.
  • Tạo nội dung chất lượng: Tạo ra nội dung chất lượng và hữu ích mà đối tượng của bạn quan tâm. Nội dung nên tập trung vào các vấn đề cụ thể trong thị trường ngách của bạn.
  • Tối ưu hóa từ khóa: Tối ưu hóa nội dung của bạn cho các từ khóa liên quan đến thị trường ngách của bạn. Điều này giúp bạn thu hút người tìm kiếm có liên quan đến ngách của bạn.
  • Xây dựng liên kết liên quan: Xây dựng liên kết đến các trang web và tài liệu có liên quan trong thị trường ngách của bạn. Điều này có thể giúp tăng sự tín nhiệm và tạo sự kết nối với cộng đồng của bạn.
  • Sử dụng phương tiện xã hội: Sử dụng mạng xã hội để tạo ra mối quan hệ với cộng đồng của bạn. Chia sẻ nội dung và tương tác với người theo dõi của bạn để xây dựng một đối tượng tập trung hơn.
  • Quảng cáo mục tiêu: Nếu bạn muốn, bạn có thể sử dụng quảng cáo trực tiếp để tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn. Điều này có thể giúp bạn tạo sự nhận diện và thu hút khách hàng tiềm năng đến trang web của bạn.
  • Theo dõi và đánh giá: Liên tục theo dõi hiệu suất của trang web và đánh giá các thay đổi để cải tiến. Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược của mình để thu hẹp sự tập trung vào thị trường ngách và tối ưu hóa hiệu suất.
tap-trung-vao-thi-truong-ngach
Tập trung vào thị trường ngách

Cấu trúc Silo On Page

Cấu trúc Silo On Page là một phương pháp tối ưu hóa SEO trên trang web, trong đó các nội dung được phân loại thành các chủ đề chính và được tổ chức thành các nhóm liên quan đến nhau. Phương pháp này giúp cho việc tìm kiếm của người dùng trở nên dễ dàng hơn và cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web của bạn.

Cấu trúc Silo On Page quan trọng trong SEO vì nó giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang web của bạn, từ đó đưa ra kết quả tìm kiếm chính xác hơn. Ngoài ra, cấu trúc Silo On Page còn giúp cho việc xây dựng liên kết nội bộ trên trang web trở nên dễ dàng hơn, từ đó tăng cường sức mạnh của các trang và cải thiện thứ hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm.

Đây là cách bạn có thể thực hiện cấu trúc Silo On Page:

  • Xác định các chủ đề cốt lõi: Đầu tiên, bạn cần xác định các chủ đề cốt lõi hoặc danh mục chính mà bạn muốn tập trung trên trang web của mình. Đây có thể là các danh mục sản phẩm, dự án, hoặc chủ đề lớn mà bạn muốn thảo luận.
  • Tạo trang cấp độ cao nhất: Trang này thường được gọi là trang gốc hoặc trang Silo cấp độ cao nhất. Trang này nên liên quan đến một trong các chủ đề cốt lõi bạn đã xác định. Đây là trang mà bạn muốn tối ưu hóa cho từ khóa quan trọng nhất.
  • Tạo các trang con (Subpages): Dưới trang gốc, bạn tạo các trang con. Mỗi trang con nên tập trung vào một chủ đề con hoặc một khía cạnh cụ thể của chủ đề gốc. Đảm bảo rằng nội dung trên các trang con này liên quan đến chủ đề chính của trang gốc.
  • Liên kết giữa các trang con và trang gốc: Tạo các liên kết nội bộ giữa các trang con và trang gốc. Điều này giúp tạo sự liên quan trong cấu trúc Silo On-Page của bạn. Anchor text của các liên kết nên chứa từ khóa liên quan đến chủ đề của trang con.
  • Tạo liên kết giữa các trang con: Bạn cũng có thể tạo liên kết nội bộ giữa các trang con trong cùng một Silo (Sub-Silo linking). Điều này củng cố sự liên quan giữa các trang con và giúp tăng sức mạnh của cả Silo.
  • Tối ưu hóa nội dung: Đảm bảo rằng nội dung trên mỗi trang con là chất lượng và tối ưu hóa cho từ khóa tương ứng. Sử dụng từ khóa mục tiêu một cách tự nhiên trong nội dung.
cau-truc-silo-onpage
Áp dụng cấu trúc Silo onpage

>> Xem thêm: Cẩm nang Marketing chi tiết cho các marketer

Trên đây là những chia sẻ của bePOS về cấu trúc Silo. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ quá trình xây dựng website và SEO đạt hiệu quả cao nhất. Đừng quên ghé qua blog của bePOS để cập nhật các bài viết hay và hữu ích hơn.

FAQ

Có cần xác định các chủ đề phụ cho web? 

Sau khi đã xác định các chủ đề chính, bạn cần tìm ra tất cả các chủ đề con có thể liên quan hoặc bổ sung thông tin cho các chủ đề chính đó. Mỗi chủ đề con cần được định rõ và phân loại một cách chi tiết, sao cho chúng liên quan đến cách người dùng tìm kiếm thông tin và cung cấp thông tin hữu ích.

Lợi ích khi tạo cấu trúc Silo là gì?

  • Tăng điểm bài viết trên Google: Cấu trúc Silo giúp Google dễ dàng tìm đến trang của bạn thông qua Internal link, từ đó giúp nâng cao thứ hạng trang web của bạn trên Google.
  • Cải thiện thứ hạng trên Google: Silo tối ưu hóa cả Backlink và Internal link, giúp cải thiện điểm số trang web của bạn trên Google.
  • Tăng khả năng điều hướng trên website: Cấu trúc Silo tạo sự dễ dàng trong việc điều hướng trên website và cải thiện trải nghiệm của người đọc bằng cách kết nối các bài viết có chủ đề liên quan.