Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsHướng dẫn sử dụng chỉ số CCI từ A-Z mới nhất 2022

Hướng dẫn sử dụng chỉ số CCI từ A-Z mới nhất 2022

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười 10, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
630 Đã xem

Các nhà đầu tư chắc hẳn không còn xa lạ với những thuật ngữ “chỉ số CCI”, “chỉ số CCI trong Forex”, “chỉ số CCI trong chứng khoán”. Vậy ý nghĩa CCI mang lại trong đầu tư là gì? Hãy cùng bePOS tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Chỉ số CCI là gì?

CCI là viết tắt của cụm Commodity Channel Index – hay còn được biết tới là chỉ số kênh hàng hóa. Chỉ báo CCI được phát minh bởi Donald Lambert vào năm 1980 với mục đích dùng để phân tích thị trường hàng hóa. Nhưng ở thời điểm hiện tại, CCI được biết đến và sử dụng rộng rãi trên nhiều loại tài sản khác nhau. Đặc biệt, chúng ta sẽ thường bắt gặp chỉ số CCI trong chứng khoán hay chỉ số CCI trong Forex,…

cci-la-gi

CCI là gì?

Ý nghĩa chỉ số CCI đối với thị trường

Ý nghĩa chỉ số CCI nổi bật nhất là giúp theo dõi xu hướng thị trường để xác định điều kiện mua/bán và đo lường mức độ mạnh của xu hướng dành cho các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

  • Chỉ báo CCI được sử dụng để theo dõi xu hướng trên thị trường, giúp phát hiện những thời điểm quá mua và quá bán. Các nhà giao dịch ngoại hối cũng thường sử dụng chỉ báo CCI để tìm ra điểm yếu trong các xu hướng khi chỉ số phân kỳ. Từ đó đưa ra những quyết định về việc đóng hay mở lệnh theo xu hướng.
  • Không chỉ sử dụng để xác định điều kiện quá mua, quá bán mà các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng chỉ báo CCI như một công cụ đo lường sức mạnh của xu hướng thị trường đang diễn ra thế nào.

y-nghia-cua-chi-so-cci

Ý nghĩa chỉ số CCI biểu thị điểm mua

>> Xem thêm: ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NHƯ THẾ NÀO? CÁC CÁCH ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ BIẾN NHẤT

Cách giao dịch với chỉ số CCI để tìm thời điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời

Thông thường các chỉ số thông báo sẽ chậm trễ, nhưng với CCI thì gần như sẽ không có tình trạng quá tụt hậu so với giá. Tuy nhiên, để có thể đạt hiệu quả tốt trong giao dịch, bạn cần sử dụng CCI cùng với việc phân tích biểu đồ kèm một số công cụ khác. 

Hệ thống giao dịch CCI không tìm kiếm tín hiệu quá mua hay quá bán nên khi bạn nhìn thấy giá chạy +100 CCI tức là thị trường đang có chiều hướng tăng giá. Để hình dung dễ hơn, hãy cùng theo dõi những bước sử dụng chỉ số CCI trong giao dịch một cách hiệu quả nhất dưới đây:

Bước 1: Chờ giá đến khi chỉ số CCI đạt quá mức +100

chi-so-cci-dang-trong-giai-doan-100

CCI đang trong giai đoạn +100

Trong hình ví dụ với cặp EUR/USD bạn có thể thấy chỉ số CCI đang ở trên mức +100. Điều này chứng tỏ EUR/USD có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với mức trung bình. Có thể nói thời điểm đó rất tốt để mua vào.

Khi bạn thấy CCI vừa đạt trên mức +100, đây chính là sự báo hiệu cho một xu hướng bắt đầu tăng hoặc ít nhất là một đợt tăng sẽ xuất hiện. Đó là thời điểm để kiếm được nhiều lợi nhuận với những ai biết tận dụng cơ hội.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá vội vàng vào lệnh mà cần xem xét thêm một số điều kiện thỏa mãn khác thì tỷ lệ thắng mới có thể tăng lên.

Bước 2: Xuất hiện một đợt giảm giá backtest, nhưng mức giảm phải giữ được chỉ số CCI nằm trên đường zero

Ở bước tiếp theo, bạn hãy chờ đợi một đợt giảm giá backtest sau khi đã vượt quá mức +100 để tiếp cận giao dịch chắc chắn.

Cần lưu ý giá trị của CCI khi có một đợt backtest trước khi tăng trở lại phải nằm trên đường zero. Bởi khi đường zero vượt qua đường này, thì lệnh long sẽ không còn có giá trị ở thời điểm đó.

dot-giam-cua-chi-so-cci-trong-chung-khoan

Đợt giảm của chỉ số CCI trong chứng khoán/Forex

Bước 3: Thời điểm mua lại

Hãy mua sau khi biểu đồ xuất hiện 3 tới 5 cây nến đã pullback, hoặc có thể mua lại ngay khi giá đóng gần chạm tới đường zero của CCI.

Bước 4: Đặt mức cắt lỗ dưới đáy đảo chiều gần nhất

Cách đặt cắt lỗ này sẽ giúp bạn giảm được rủi ro. Tuy nhiên, nếu chỉ số CCI vượt qua mức -100 sau khi vào lệnh, bạn có thể thực hiện thao tác đóng lệnh ngay lập tức. 

Bước 5: Chốt lời khi CCI đạt tới ngưỡng 200 hoặc giảm xuống mức 0

Bạn có thể thực hiện đóng lệnh, chốt lời khi chỉ số đạt tới ngưỡng +200. Tuy nhiên, không phải khi nào thị trường cũng sẽ cho bạn một cơ hội giao dịch lớn như vậy. Do đó, bạn cũng cần xây dựng cho mình các phương án dự phòng khác.Đó là đóng giao dịch trong trường hợp CCI trên mức 0, điều này cho thấy phe mua đã yếu, không đủ thực hiện giao dịch và đóng lệnh là điều cần thiết.

Bài viết trên là những thông tin khái quát về chỉ số CCI. Hy vọng rằng, qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn CCI là gì? Cách tối ưu chỉ số này để đạt được mức sinh lời tốt nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công trong thực tế. 

FAQ

Làm thế nào để thiết lập CCI tốt nhất? 

Trước hết, để làm quen được với chỉ số bạn nên cài đặt mặc định để xem CCI hoạt động như thế nào. Sau đó, bạn có thể thử thay đổi khung giờ để xem nó hoạt động tốt hơn hay tệ hơn.

Bạn cũng có thể làm tương tự với phương thức tính: ban đầu sử dụng cài mặc định, sau đó là dùng các lựa chọn thay thế xem phương thức tính nào phù hợp nhất với mình.

Tính CCI trong Forex như thế nào? 

Để áp dụng cho CCI trong Forex, các nhà giao dịch cần biết cách tính với công thức như sau:

CCI = AP – MAMD x 10.015

Trong đó:

  • AP: Mức giá trung bình của tài sản, công thức tính là: (Mức giá cao nhất + mức giá thấp nhất + mức giá đóng cửa)/3.
  • MA: Trung bình động đơn giản của giá, công thức tính là: (Giá đóng cửa 1 + Giá đóng cửa 2 + … + Giá đóng cửa n)/n.
  • MD: Độ lệch chuẩn tuyệt đối của MA, công thức tính là: [( [ (MA – AP1) + (MA – AP2) + …+ (MA – APn) ]/n.
  • 0.15: Hằng số được sử dụng để điều chỉnh hoặc làm mịn giá trị của CCI, sao cho chỉ số này nằm trong khoảng -100 đến +100.