Trang chủBlogs MarketingQuy trình đặt tên thương hiệu và các cách đặt tên độc đáo, mới nhất

Quy trình đặt tên thương hiệu và các cách đặt tên độc đáo, mới nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười 10, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
609 Đã xem

Đặt tên thương hiệu sao cho chuyên nghiệp, hiệu quả là vấn đề khiến các doanh nghiệp phải đau đầu. Đây càng là thử thách khi thị trường kinh doanh đang có những cạnh tranh khốc liệt trên mọi lĩnh vực. Vậy hãy cùng bePOS tìm hiểu kỹ hơn về quy trình này qua bài viết sau.

Tên thương hiệu là gì?

Cụm từ Brand name hay tên thương hiệu là một khái niệm sử dụng để đặt tên cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể bởi nhà sản xuất hoặc tổ chức. Mặc dù không có định nghĩa chính thức cho cụm từ này, nhưng nó có thể hiểu đơn giản là một cái tên đại diện cho dòng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp hoặc tổ chức đặt ra để thúc đẩy, quảng cáo và phân biệt chúng trên thị trường.

ten-thuong-hieu-la-gi
Tên thương hiệu là gì?

Phân biệt tên thương hiệu với tên doanh nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa

  • Tên thương hiệu khác tên doanh nghiệp

Tên thương hiệu có phạm vi và hiệu lực pháp lý hẹp hơn tên doanh nghiệp. Brand name dùng để xác định sản phẩm hay dòng sản phẩm, dịch vụ mà không đại diện cho pháp nhân là doanh nghiệp. Mỗi công ty sẽ chỉ sở hữu một tên doanh nghiệp theo đăng ký kinh doanh, nhưng có thể xây dựng nhiều tên thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động. 

Ví dụ: Unilever là tên của một công ty với hệ sinh thái đa dạng các Brand names: Sunlight (nước rửa chén), Dove (dầu gội), Pond (sữa rửa mặt),…

Cũng có một số ngoại lệ khi công ty sở hữu tên thương hiệu trùng với tên doanh nghiệp như Pepsi, Coca Cola,… Song về mặt pháp lý và ý nghĩa nội tại, hai thuật ngữ này không giống nhau.

  • Tên thương hiệu không hoàn toàn là nhãn hiệu hàng hóa

Nhìn chung, khá khó để thực sự phân biệt được tên thương hiệu và nhãn hiệu vì chúng có mối quan hệ tương đối chặt chẽ cũng như cùng chỉ về một hàng hóa, dịch vụ.

Khi đề cập đến nhãn hiệu, thuật ngữ này sẽ thiên về mặt pháp lý vì đây là yếu tố được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, bảo hộ. Còn với Brand name, chúng thường được đặt trong mối quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng. Chỉ những tên thương hiệu tạo dựng được niềm tin với cộng đồng mới trở nên phổ biến và được nhắc đến nhiều hơn.

Tóm lại, về mặt ngữ nghĩa thì thương hiệu và nhãn hiệu có thể là một nhưng cách thức sử dụng chúng sẽ khác nhau.

phan-biet-ten-thuong-hieu-voi-nhan-hieu
Phân biệt tên thương hiệu với nhãn hiệu

Ý nghĩa của tên thương hiệu

Trong kinh doanh, vai trò của tên thương hiệu là gì? Dưới đây là những ý nghĩa nổi bật của tên thương hiệu mà bạn cần hiểu rõ:

  • Tên thương hiệu là một danh xưng giúp xác định sự tồn tại của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Ý nghĩa này càng trở nên quan trọng hơn với những doanh nghiệp lớn có hàng chục, hàng trăm loại hàng hóa. Với cộng đồng người tiêu dùng, trước hết họ biết được sản phẩm mới đã xuất hiện trên thị trường và hoàn toàn có thể trải nghiệm. Đây là điều kiện tiên quyết với mọi hoạt động kinh doanh. 

  • Brand name ảnh hưởng đến kết quả quảng cáo, truyền thông 

Tên thương hiệu chính là yếu tố trọng tâm trong một chiến dịch truyền thông. Hãy giả sử, chiến dịch Marketing của bạn không tạo hoặc tạo tên thương hiệu thiếu sức hút, vậy liệu lượng khách hàng có thể tiếp cận là bao nhiêu và họ có gắn bó lâu dài?

Ngược lại, doanh nghiệp không chỉ mở rộng được phạm vi quảng cáo, gia tăng khách hàng tiềm năng mà còn xây dựng được cộng đồng người dùng lâu năm. Tất nhiên, điều này cần đi kèm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao cũng như các chính sách bán hàng, hậu mãi tốt. 

  • Tên thương hiệu góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Thật vậy, bên cạnh những giá trị nội tại từ hàng hóa, nếu bạn đặt tên thương hiệu hay, độc đáo thì việc đánh bại đối thủ cạnh tranh sẽ trở nên khả thi và dễ dàng hơn. Đây là lý do mà những cặp “kỳ phùng địch thủ” như Nike với Adidas, Apple với Samsung,… liên tục triển khai các chiến dịch thiết kế, truyền thông Brand name mới mỗi năm. 

  • Tên thương hiệu cũng là một công cụ bảo hộ doanh nghiệp

Như đã chia sẻ, một nhãn hiệu chưa chắc sẽ được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ và trở thành một tên thương hiệu. Nhưng một tên thương hiệu thì rõ ràng là một nhãn hiệu. Do đó, khi xảy ra tranh chấp, hoạt động kinh doanh không lành mạnh thì đây chính là cơ sở để cơ quan nhà nước hỗ trợ pháp nhân bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Qua đây, chúng ta đã thấy được vai trò to lớn của Brand name đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng, quy trình này gồm những bước nào, làm sao để đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp? Hãy cùng bePOS tìm hiểu trong phần nội dung tiếp theo của bài viết.

y-nghia-cua-ten-thuong-hieu
Ý nghĩa của tên thương hiệu là gì?

Nguyên tắc trước khi thực hiện đặt tên thương hiệu

Một số nguyên tắc đặt tên thương hiệu chủ kinh doanh cần lưu ý khi chọn tên:

Có thể bảo hộ 

Bảo vệ tên thương hiệu là vô cùng quan trọng. Nếu bạn không đảm bảo việc bảo vệ và đăng ký tên thương hiệu, bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ bị sao chép hoặc bị đánh cắp. Cân nhắc việc đăng ký bản quyền hoặc sử dụng hình ảnh (logo) để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của tên thương hiệu.

Tên miền trực tuyến có sẵn 

Thường thì các doanh nghiệp chọn tên thương hiệu dựa trên tên miền sẵn có. Trong thế kỷ Internet như ngày nay, việc có một trang web là vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn không thể đăng ký một tên miền cụ thể, bạn cần xem xét sử dụng một tên khác cho thương hiệu của mình.

Đơn giản, dễ nhớ 

Đơn giản và dễ nhớ là một trong những quy tắc quan trọng nhất khi đặt tên thương hiệu. Một tên thương hiệu không cần phải ngắn gọn, nhưng quan trọng nhất là phải dễ nhớ và dễ đọc. Không nên tạo cho khách hàng một gánh nặng phải nhớ tên thương hiệu của bạn nếu nó quá phức tạp hoặc khó đọc.

Dù bạn đặt tên bằng tiếng nước ngoài hay tiếng Việt, một cách tốt là “viết sao đọc vậy”. Tên thương hiệu trở nên dễ nhớ hơn khi chứa các nguyên âm như o, a, i, e. Các nguyên âm này giúp làm cho tên thương hiệu trông hấp dẫn hơn, cân đối hơn, dễ đọc và dễ nhớ hơn. Ví dụ điển hình là các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới như Honda, Coca Cola, Amazon, Yamaha,…

Nên chứa từ chỉ đặc trưng ngành nghề, sản phẩm kinh doanh 

Thể hiện sự đặc trưng của ngành nghề và sản phẩm không phải lúc nào cũng là điều bắt buộc. Tuy nhiên, đặc biệt đối với các thương hiệu nhỏ và chưa được nhiều người biết đến, việc tên thương hiệu phản ánh ngành nghề và sản phẩm có thể giúp khách hàng nhớ và hiểu rõ hơn về bạn.

Sự liên quan đến ngành nghề thường thể hiện rất rõ trong tên thương hiệu, ví dụ như các tên thương hiệu trong lĩnh vực bất động sản thường có từ “land” (ví dụ: Nova Land, Capitaland,…), còn trong lĩnh vực sữa thường sử dụng từ “milk” (ví dụ: Vinamilk, TH True Milk,…

Khác biệt với các thương hiệu khác

Tên thương hiệu phải phản ánh sự độc đáo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Không nên đặt tên giống hoặc tương tự với những thương hiệu đã tồn tại. Thay vào đó, tên thương hiệu nên thể hiện những đặc điểm độc đáo và thuộc tính riêng của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng.

Phù hợp với phân phúc thị trường kinh doanh

Khi đặt tên thương hiệu, quan trọng phải xác định rõ đối tượng và phân khúc thị trường (có thể là Việt Nam hoặc quốc tế) mà bạn muốn nhắm đến. Không thể để một tên thương hiệu phù hợp cho tất cả các phân khúc và đối tượng khách hàng. Việc chọn sai mục tiêu có thể dẫn đến thất bại.

Nếu bạn đang hướng đến phân khúc bình dân, thì tên thương hiệu nên đơn giản, dễ nhớ, và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng thông thường, bất kể họ ở thành phố hay nông thôn. Nếu bạn muốn định vị thương hiệu của mình trong phân khúc cao cấp, thì tên thương hiệu cần phải truyền tải sự sang trọng và đẳng cấp.

cac-nguyen-tac-khi-dat-ten-thuong-hieu
Các nguyên tắc đặt tên thương hiệu

Quy trình đặt tên thương hiệu cơ bản

Đầu tiên, với sự phát triển không ngừng của thị trường kinh doanh, ngày càng xuất hiệu nhiều cách đặt tên thương hiệu mới. Song, tất cả sẽ cần tuân thủ quy trình chung với các bước cơ bản sau:

Bước 1: Phân tích thị trường

Công việc đầu tiên trong bước này là tìm hiểu, phân tích các thương hiệu đối thủ. Từ đó, chúng ta sáng tạo nên những cái tên mới khác biệt so với phần còn lại.

Tiếp theo, hãy chú ý đến xu hướng tiêu dùng của khách hàng, tập trung vào thói quen mua sắm, dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất,… Một tên thương hiệu thu hút không chỉ độc lạ mà cần đánh trúng tâm lý và sở thích của người mua để kích thích họ đến với doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng, dù hướng đến sự mới lạ, thu hút, nhưng Brand name không được quá tách rời với sản phẩm, dịch vụ, tránh gây ra nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ khác. 

phan-tich-thi-truong
Phân tích thị trường trước khi đặt tên thương hiệu

Bước 2: Định hướng sáng tạo

Qua phân tích, đánh giá ở bước một, doanh nghiệp cần đưa ra những định hướng sáng tạo thương hiệu phù hợp. Hãy dựa vào các tiêu chí đánh giá đã lựa chọn để tìm được ý tưởng thiết kế và hướng tiếp cận tối ưu. Ví dụ, căn cứ vào ngành nghề bất động sản, chúng ta thường có hậu tố “Land”; hướng tới khách hàng thượng lưu có thể chọn tiền tố “Elite”. Như vậy, Brand name là “EliteLand”.

Bước 3: Sáng tạo và thiết kế

Qua những ý tưởng ở bước hai, doanh nghiệp xây dựng một danh mục những tên thương hiệu tiềm năng. Sau đó, bạn cần lựa chọn được cái tên tốt và tối ưu nhất. 

thiet-ke-ten-thuong-hieu
Sáng tạo, thiết kế đặt tên thương hiệu

Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa và đăng ký nhãn hiệu

Khi đã có phương án riêng, hãy kiểm tra thật kỹ lần cuối, đảm bảo tên thương hiệu của mình không bị trùng lặp, đáp ứng được các yêu cầu pháp lý. Nếu không xuất hiện bất kỳ vấn đề nào, doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu trong thời gian sớm nhất có thể. 

Bước 5: Kiểm tra tính khả thi của thương hiệu trên thị trường

Các chiến dịch quảng bá, tiếp thị bước đầu là cần thiết. Chúng sẽ cho biết cảm nhận của khách hàng và mức độ đón nhận Brand name từ cộng đồng. Trong trường hợp mọi thứ diễn ra suôn sẻ, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh Marketing. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ cần thực hiện những biện pháp điều chỉnh để thích ứng.

Các cách đặt tên thương hiệu độc đáo

Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân

Việc sử dụng tên cá nhân để đặt tên thương hiệu đã trở nên phổ biến và quen thuộc. Tuy nhiên, do sự quen thuộc này, nhiều trường hợp dễ bị nhạt nhòa và bị lãng quên trong mắt người tiêu dùng.

Do đó, nếu bạn muốn sử dụng tên cá nhân để đặt tên cho thương hiệu, đặc biệt nếu tên của bạn không quá đặc biệt, bạn cần tạo ra sự sáng tạo và biến đổi để tạo nên một tên thương hiệu độc đáo, dễ nhớ và ghi sâu vào tiềm thức của khách hàng.

Bên cạnh việc sử dụng tên thật, bạn cũng có thể kết hợp với biệt danh hoặc đại từ xưng hô thông thường mà người ta thường gọi bạn, ví dụ như Cô Ba, Chị Bảy,…

Cách đặt tên thương hiệu này có thể được thực hiện bằng cách:

  • Mẹo 1: Sử dụng cả hai họ của cả bạn và đối tác (nếu khác họ), ví dụ: Nguyễn Trần.
  • Mẹo 2: Đảo ngược thứ tự của hai họ, ví dụ: Kim Nguyễn.
  • Mẹo 3: Kết hợp từ Hán Việt với tên họ để tạo tên thương hiệu, ví dụ: Trần Gia, Gia Nguyễn.
  • Mẹo 4: Kết hợp tên và từ có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ, ví dụ: Khải Silk.
  • Mẹo 5: Sử dụng một phần của tên, ví dụ: Gitra, Saki, Kimg.
  • Mẹo 6: Nhân đôi một phần của tên, ví dụ: Gittra, Saaki.

Chú ý: Dù bạn sử dụng tên cá nhân hoặc biệt danh, việc đảm bảo rằng tên thương hiệu là độc đáo và phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của bạn là quan trọng.

dat-ten-thuong-hieu-theo-ten-ca-nhan
Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân

Đặt tên thương hiệu theo chính đặc trưng sản phẩm

Thực hiện việc đặt tên thương hiệu dựa trên đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ cũng có thể giúp người tiêu dùng dễ dàng hiểu bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì. Ví dụ như Vieclam24h hoặc Timviecnhanh, ngay từ tên thương hiệu, người tiêu dùng có thể biết rằng bạn liên quan đến việc làm và tìm việc.

Tuy đây là một cách đặt tên thương hiệu cổ điển và hiệu quả, nhưng nó thường chỉ phù hợp với các ngành kinh doanh mới nổi và ít cạnh tranh. Một số ưu điểm của cách đặt tên này bao gồm việc người tiêu dùng có thể dễ dàng hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn từ tên thương hiệu, và có thể thúc đẩy khách hàng tìm kiếm sản phẩm của bạn.

Tuy nhiên, nhược điểm của cách đặt tên này là nó có thể hạn chế tính linh hoạt và khả năng thích nghi với sự thay đổi trong ngành kinh doanh. Khi bạn mở rộng hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh, tên thương hiệu dựa trên đặc trưng sản phẩm hoặc dịch vụ cũ có thể không còn phù hợp. Việc thay đổi tên thương hiệu hoặc thực hiện một chiến dịch nhận diện thương hiệu mới có thể tốn nhiều tiền và công sức.

Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm cửa hàng

Cách đặt tên thương hiệu dựa trên đặc điểm cửa hàng thường phù hợp cho việc đặt tên cho các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí, hoặc các doanh nghiệp nhỏ hơn. Nếu cửa hàng của bạn nổi bật với vị trí độc đáo, phong cảnh đặc biệt, hoặc có các đặc điểm khác dễ nhận biết, bạn có thể sử dụng chính những đặc điểm này để đặt tên cho cửa hàng của bạn.

Ví dụ như: Quán Cây Si, Tiệm bánh Cối Xay Gió, Café Cây Đa,…là những ví dụ cho việc đặt tên thương hiệu dựa trên đặc điểm cửa hàng. Những tên thương hiệu này thường gợi lên sự thú vị và cái mới, và có thể giúp cửa hàng của bạn nổi bật trong lòng khách hàng.

dat-ten-thuong-hieu-theo-dac-diem-cua-hang
Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm cửa hàng

Đặt tên thương hiệu theo quy mô

Cách đặt tên thương hiệu dựa trên quy mô thường áp dụng cho những thương hiệu kinh doanh nhiều mặt hàng hoặc có nhiều chi nhánh. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các từ như Thế giới, Siêu thị,… và tương tự để tạo sự ấn tượng cho khách hàng rằng nơi đó có đầy đủ mọi thứ mà họ cần.

Phương pháp này thường phù hợp với các cửa hàng lớn hoặc chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi sử dụng cách này, bạn phải đảm bảo rằng bạn thực sự cung cấp đủ sự đa dạng và chất lượng để không khiến khách hàng cảm thấy họ bị lừa. Nếu không, khách hàng có thể không có thiện cảm với thương hiệu của bạn và không quay lại mua hàng.

Dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu

Phương pháp sử dụng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu thường bắt nguồn từ các chữ cái đầu tiên hoặc từ tiếng Anh đầy đủ của tên thương hiệu. Đây là một phương pháp rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Ví dụ điển hình là các thương hiệu nổi tiếng như Vinaphone, Vinamilk, Vinaconex, Vingroup, Vinhomes, với chữ Vina hoặc Vin thường là viết tắt của Việt Nam, sau đó là tên sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Hoặc một cách khác là sử dụng từ viết tắt bao gồm các chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh. Ví dụ như ACB (Á Châu Bank), ICP (International Consumer Product).

Phương pháp này giúp tạo ra các tên thương hiệu ngắn gọn và dễ nhớ, và thường có sự tương quan với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

dung-tu-viet-tat-dat-ten-thuong-hieu
Dùng từ viết tắt để đặt tên thương hiệu

Dùng tính từ để đặt tên thương hiệu

Sử dụng tính từ để đặt tên thương hiệu là một cách phổ biến để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng. Các tên thương hiệu như “Tài Lộc”, “Thịnh Phát”, và “Thịnh Vượng” thường truyền đạt ý nghĩa về sự thành công và phát triển. Nó tạo ra một ấn tượng tích cực về sự thịnh vượng và may mắn, và nó đã được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh ở Việt Nam. Các tên thương hiệu như “Hòa Phát”, “Hiệp Phát”, và “Hòa Bình” cũng sử dụng cách đặt tên này để truyền đạt thông điệp về hòa bình, đoàn kết và sự phát triển.

Dùng tiếng nước ngoài để đặt tên thương hiệu

Sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên thương hiệu là một cách để tạo sự mới lạ và hiện đại cho thương hiệu của bạn. Tiếng nước ngoài thường khiến thương hiệu trở nên chuyên nghiệp và cao cấp hơn, và có thể thu hút sự quan tâm của khách hàng. Cách đặt tên này không chỉ tạo ra tên thương hiệu độc đáo mà còn mang ý nghĩa sâu sắc. Ví dụ, các thương hiệu như “Owen” “Adam Store” và “Torano” sử dụng từ tiếng nước ngoài để tạo sự mới lạ và tạo sự tò mò cho khách hàng.

Dùng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu

Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu là một chiến lược thông minh. Thay vì sử dụng chính tên của sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn sẽ chọn các âm tiết, từ ngữ hoặc âm thanh mà người tiêu dùng có thể dễ dàng nhớ và liên tưởng đến thương hiệu của bạn. Ví dụ:

  • TikTok: Tên này có thể được phiên âm thành “tik-tok” giống như tiếng đồng hồ. Nó tạo ra hình ảnh của việc đếm giờ hoặc đồng hồ đang chạy, liên kết với việc chia sẻ video ngắn trên nền tảng.
  • Cốc Cốc: Cách đặt tên này có thể tạo ra âm thanh của việc “gõ” hoặc “cốc cốc” trên bàn làm việc, liên quan đến việc tìm kiếm thông tin trực tuyến, mà là một trong các dịch vụ mà Cốc Cốc cung cấp.
  • Cuccu: Tên này có thể kích thích sự liên tưởng với tiếng kêu của chim “cuckoo” tạo ra một hình ảnh về âm thanh tự nhiên và rõ ràng.
  • Tacke: Phiên âm tiếng Anh “take” (nghĩa là “lấy”) có thể được hiểu một cách dễ dàng và liên quan đến việc lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu.
dat-ten-thuong-hieu-theo-phien-am-am-thanh
Dùng phiên âm âm thanh đặt tên thương hiệu

Đặt tên thương hiệu theo địa chỉ, địa danh

Việc đặt tên thương hiệu dựa trên địa chỉ hoặc địa danh là một cách phổ biến để thể hiện nguồn gốc hoặc vị trí của doanh nghiệp. Ví dụ như Bún bò Đò Trai, Gốm Bát Tràng, hoặc Lụa Hà Đông là những ví dụ quen thuộc, khi nhắc đến, người ta biết ngay rằng nó ở đâu và cung cấp sản phẩm gì.

Bạn có thể sử dụng tên địa phương hoặc địa danh, số nhà, số ngõ và nhiều yếu tố khác để tạo nên sự khác biệt và ấn tượng với người tiêu dùng. Một số cách đặt tên thương hiệu dựa trên địa chỉ hoặc địa danh có thể bao gồm:

  • Kinh doanh đặc sản: Sử dụng tên địa phương của đặc sản để đặt tên thương hiệu hoặc tên cửa hàng. Ví dụ: Cháo lươn Nghệ An, Vịt cỏ Vân Đình, Mè xửng Huế, Chè Thái Nguyên.
  • Dùng tên địa danh để thể hiện nguồn gốc hoặc xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ: Đồng Tâm Long An.
  • Nếu bạn là một liên doanh, có thể sử dụng tên ghép của các nước để đặt tên thương hiệu. Ví dụ: Việt-Nhật, Việt-Hàn
  • Sử dụng tên tỉnh thành để đặt tên cửa hàng hoặc thương hiệu. Ví dụ: Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc bảo hộ hoàn toàn các tên thương hiệu gắn với địa chỉ hoặc địa danh có thể gặp khó khăn hoặc chỉ có thể bảo hộ một phần.

Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhắc

Phương pháp đặt tên thương hiệu dựa trên các danh từ gợi nhắc thường sử dụng hình ảnh hoặc sự vật, sự việc có ý nghĩa riêng của chúng để làm tên thương hiệu. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Sử dụng tên các loài vật: Mỳ Gấu Đỏ, Mì Sáu Tôm, Phô mai Con bò cười.
  • Sử dụng tên các loài hoa: Thời trang Tulip.
  • Sử dụng tên các vì sao: Sao Kim, Sao Thủy.
  • Sử dụng tên các vị thần: Venus, Zeus, Mặt Trời.

Phương pháp này thường giúp tạo nên các tên thương hiệu độc đáo và dễ nhớ, thường liên quan đến các hình ảnh hoặc ý nghĩa cụ thể.

Đặt tên thương hiệu theo sự liên tưởng

Sử dụng sự liên tưởng để đặt tên thương hiệu có thể là một cách mà bạn muốn thương hiệu của mình truyền tải thông điệp và ý nghĩa đặc biệt đến khách hàng. Bằng cách sử dụng từ ngữ mà khách hàng có thể liên tưởng đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể tạo ra một ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ.

Đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò

Cách đặt tên thương hiệu để tạo cảm giác tò mò thường khiến người xem hoặc người nghe tên thương hiệu muốn biết thêm về nó. Mặc dù ban đầu có thể khó hiểu hoặc không rõ nghĩa ngay lập tức, những tên thương hiệu kiểu này thường có ý nghĩa sâu xa hoặc chứa trong mình sự sáng tạo.

Ví dụ: Tên BaDuNo có thể là viết tắt của Bánh Đúc Nơi và đã trích xuất BaDu từ Bánh Đúc. Tên này có vẻ lạ tai, nhưng nó có thể thu hút sự chú ý của khách hàng và gây ấn tượng với họ.

Phương pháp này tạo sự tò mò và khám phá, khiến khách hàng muốn biết thêm về ý nghĩa và lý do chọn tên thương hiệu đó.

dat-ten-thuong-hieu-goi-to-mo
Đặt tên thương hiệu gợi cảm giác tò mò

Ví dụ đặt tên thương hiệu

Dưới đây là một số ví dụ về đặt tên nhãn hiệu, thương hiệu hay bạn có thể tham khảo:

  • Starbucks: Tên thương hiệu này được lấy từ tên của một nhân vật trong tiểu thuyết “Moby-Dick” của Herman Melville, một biểu tượng của những hành trình xa xôi và thú vị.
  • Toyota: Tên thương hiệu này được lấy từ tên của người sáng lập, Kiichiro Toyoda, với mục tiêu thể hiện tính gia đình và niềm tự hào trong công việc.
  • Sony: Tên thương hiệu này là sự kết hợp của hai từ, “sonus” (âm thanh trong tiếng Latin) và “sonny” (thân thiện, dễ thương trong tiếng Anh), để thể hiện cam kết của họ về công nghệ âm thanh và sự thân thiện.
  • Ford: Tên thương hiệu này là tên của người sáng lập, Henry Ford, để gắn kết sản phẩm với tâm huyết và tầm nhìn của ông về xe hơi cho mọi người.
  • Adidas: Tên thương hiệu này là sự viết tắt của tên người sáng lập, Adolf “Adi” Dassler, để kết nối sản phẩm với tầm cỡ và tài năng của ông.
  • Porsche: Tên thương hiệu này là tên của người sáng lập, Ferdinand Porsche, để tôn vinh sự đổi mới và thiết kế xuất sắc của ông trong ngành công nghiệp ôtô.
  • Ferrari: Tên thương hiệu này được lấy từ tên người sáng lập, Enzo Ferrari, để thể hiện niềm đam mê và tốc độ trong thế giới đua xe.
  • BMW: Tên thương hiệu này đến từ Bayerische Motoren Werke AG, có nghĩa là “Công ty Máy móc Bayern,” để vinh danh vị trí của họ tại Bayern, Đức.
  • Canon: Tên thương hiệu này được lấy từ tiếng Latin “canon,” nghĩa là một quy tắc hoặc tiêu chuẩn, để thể hiện cam kết của họ về chất lượng và đáng tin cậy trong sản phẩm ảnh và máy ảnh.
vi-du-dat-ten-thuong-hieu
Ví dụ về đặt tên nhãn hiệu, thương hiệu

>> Xem thêm: Tên shop trẻ em hay, độc đáo nhất cho chủ shop

Tips tạo tên thương hiệu ấn tượng, chất lượng

Những tips sau đây sẽ giúp bạn đặt tên doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả hơn:

  • Tên thương hiệu và tên miền cùng “bảo hộ” được

Trong quá trình SEO, đa số tên thương hiệu sẽ áp dụng cho các domain website tương ứng. Vấn đề nằm ở chỗ, một số Brand name tuy đáp ứng được mọi tiêu chí đặt ra cũng như có thể bảo hộ nhãn hiệu nhưng không thể đăng ký tên miền. Vì thế, doanh nghiệp nên cân nhắc để đặt tên thương hiệu hay, chất lượng mà vẫn đảm bảo domain hoạt động bình thường.

  • Không quên khách hàng mục tiêu

Điều gì xảy ra nếu tên thương hiệu thành công trong việc thu hút hầu hết nhóm khách hàng, trừ khách hàng mục tiêu? Doanh thu vẫn có nhưng chắc chắn khó đạt đến thành công. Vì vậy, trong quá trình xây dựng Brand name, đừng bỏ qua yếu tố tưởng chừng đơn giản này.

  • Một số ý tưởng tạo Brand name khác

Tên thương hiệu chuyên nghiệp luôn là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào hướng đến. Và có một số ý tưởng đơn giản nhưng kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ: đặt tên thương hiệu cá nhân, đặt theo phiên âm nước ngoài (Anh, Pháp, Trung,…), dùng từ viết tắt,…

tip-dat-ten-thuong-hieu-an-tuong
Tips đặt tên thương hiệu ấn tượng

Một số lưu ý khi xây dựng Brand name

Tránh thay đổi tên thương hiệu quá thường xuyên

Đổi tên thương hiệu quá thường xuyên có thể gây hiểu lầm cho khách hàng và làm mất sự nhận diện thương hiệu. Hãy chắc chắn rằng tên bạn chọn có tính bền vững và phù hợp với dự định kinh doanh của bạn trong một khoảng thời gian dài.

Đặt tên không liên quan đến sản phẩm/dịch vụ cung cấp

Tên thương hiệu nên liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn hoặc mang thông điệp về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. Một tên thương hiệu không liên quan có thể gây hiểu lầm hoặc làm mất sự kết nối với khách hàng.

Tránh đặt tên thương hiệu gây hiểu lầm

Tránh các hiểu lầm tiêu cực về âm và nghĩa của tên thương hiệu là quan trọng. Nhiều công ty đã gặp khó khăn do tên thương hiệu của họ có ý nghĩa tiêu cực ở các thị trường quốc tế. Ngược lại, một số tên thương hiệu có thể gây hiểu lầm hoặc có ý nghĩa tiêu cực khi được phát âm. Ví dụ, vào năm 1991, hãng xe hơi Mazda tung ra dòng sản phẩm có tên gọi là “Laputa” tại Tây Ban Nha, nhưng trong tiếng Tây Ban Nha, từ này có nghĩa là “gái mại dâm”.

luu-y-khi-dat-ten-thuong-hieu
Lưu ý khi đặt tên thương hiệu

>> Xem thêm: Cách đặt tên shop mỹ phẩm hay chủ shop nên tham khảo

Qua những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa và cách đặt tên thương hiệu chất lượng nhất. Bạn muốn bePOS chia sẻ về nội dung nào khác? Hãy để lại ý kiến ngay dưới bài blog này!

FAQ

Phí xây dựng tên thương hiệu là bao nhiêu?

Nhìn chung, không có một mức phí cố định nào cho quá trình xây dựng tên thương hiệu. Chi phí sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhất là quy định pháp luật mỗi quốc gia, thời kỳ.

Ví dụ, Ngân hàng ANZ từng phải trả tổng chi phí làm thương hiệu lên đến 15 triệu USD hay Tập đoàn công nghệ Symantec là 1,3 tỷ USD. Nhưng cũng có thương hiệu chỉ mất vài chục triệu VND.

Có nên tạo tên thương hiệu theo địa lý, lãnh thổ không?

Đây là một ý tưởng tạo tên thương hiệu được nhiều doanh nghiệp sử dụng như: Gốm Bát Tràng, Lụa Hà Đông,… Song với những Brand name này, chúng thường khó được bảo hộ hoàn toàn mà chỉ bảo hộ một phần.