Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsTừ A-Z thông tin về hợp đồng thông minh bạn cần biết

Từ A-Z thông tin về hợp đồng thông minh bạn cần biết

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Avatar
Chu Hanh
177 Đã xem

Hợp đồng thông minh được biết đến như một sản phẩm công nghệ đầy hứa hẹn của thế kỷ 21 khi có tính ứng dụng vô cùng rộng rãi. Vậy hợp đồng thông minh là gì và được sử dụng như thế nào? Trong bài chia sẻ dưới đây, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu từ A-Z về loại hợp đồng đặc biệt này.

Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh hay Smart Contract (S.Contract) là thuật ngữ mô tả một bộ giao thức đặc biệt, được xây dựng trên nền tảng công nghệ Blockchain (Chuỗi khối). Hợp đồng thông minh có khả năng thực hiện một cách tự động các điều khoản, thỏa thuận giữa nhiều bên tham gia thông qua hệ thống máy tính. 

the-nao-la-hop-dong-thong-minh

Bạn đã biết về hợp đồng thông minh?

Khái niệm về loại hợp đồng này được nhắc tới lần đầu tiên vào năm 1993 bởi Nick Szabo. Khi đó, ông cho rằng: Smart Contract là một công cụ để chính thức hóa và bảo mật mạng máy tính nhờ vào sự kết hợp giữa các giao thức máy tính với giao diện người dùng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, cách định nghĩa này đã không còn phù hợp bởi sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là nền tảng Chuỗi khối.

Dưới góc nhìn của Crypto, S.Contract là một ứng dụng hoặc chương trình chạy trên Blockchain và bị bắt buộc thực hiện bởi một bộ quy tắc cụ thể. Những quy tắc này không tự nhiên mà có. Chúng được tạo nên từ bộ mã máy tính đã xác định từ trước và yêu cầu tất cả các nút mạng (node) đều phải sao chép cũng như thực thi. Điều này tương tự như pháp luật áp dụng cho toàn bộ người dân nhưng xét trên phương diện ngôn ngữ máy tính.

Với góc độ người dùng, khi các bên tham gia ký kết một S.Contract, họ chẳng cần đến bên thứ ba giữ vai trò xác thực tính hợp lệ của giao dịch. Đồng thời, nếu các điều khoản không được thỏa mãn, giao dịch sẽ không thể hoàn tất.

Ví dụ: Bạn ký kết một S.Contract để mua căn hộ với nội dung đặt cọc 50% phí; sau một tuần sẽ nhận nhà và hoàn tất phí. Khi đó, số tiền cọc được hệ thống giữ lại. Nếu bên bán có bất kỳ thiếu sót nào, giả sử chậm giao mật khẩu căn hộ, hệ thống sẽ trả lại phí cọc cho bạn. Ngược lại, nếu hai bên thực hiện đầy đủ nội dung đã cam kết, giao dịch hoàn tất.

hop-dong-thong-minh-trong-crypto

Hợp đồng thông minh trong Crypto

Tóm lại, S.Contract là một thỏa thuận giữa hai người dưới dạng mã máy tính và được chạy trên nền tảng Blockchain. Các giao dịch được thực hiện trong loại hợp đồng này có thể được thực hiện tự động mà không cần bên thứ ba. 

Về lịch sử phát triển, sự ra đời của Bitcoin đánh dấu việc lần đầu tạo hợp đồng thông minh Blockchain. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đưa ra. Mãi đến khi Vitalik Buterin xây dựng thành công nền tảng Ethereum, S.Contract mới trở nên phổ biến trong cộng đồng. Vì thế, hợp đồng thông minh Ethereum có thể được xem là phiên bản chính thức đầu tiên.

Mỗi S.Contract của Ethereum sẽ sở hữu một mã hợp đồng và hai khóa công khai, do người tạo cung cấp và đại diện, định danh cho chính nó. Chúng chỉ được kích hoạt khi người dùng “gọi tên”, tức là mở khóa hoạt động.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ chuỗi khối, S.Contract Ethereum có sự hoàn thiện từng ngày. Đồng thời, nhiều dạng Smart Contract mới cũng được phát triển để đáp ứng nhu cầu của thị trường như: hợp đồng thông minh Binance, hợp đồng thông minh của Ada,…

Ưu, nhược điểm của hợp đồng thông minh là gì?

Ưu điểm

  • Tính độc lập với pháp luật và chính phủ

Là sản phẩm từ Blockchain, không khó hiểu khi các loại S.Contract như: hợp đồng thông minh Ethereum, hợp đồng thông minh Binance hay hợp đồng thông minh của Ada,… đều độc lập với chính phủ. Điều này sẽ tạo ra thuận lợi lớn khi cho phép các bên tham gia không còn bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý hay pháp luật nước sở tại.

uu-diem-cua-hop-dong-thong-minh

S.Contract có tính độc lập

  • Tính phân tán và minh bạch

Việc tạo hợp đồng thông minh mới khá tương đồng như bạn tạo một thư mục chung trên Google Drive – tất cả mọi thành viên đều biết những chỉnh sửa mới. Tuy nhiên, điểm khác biệt là hợp đồng này không chịu sự quản lý của bất kỳ đơn vị nào như khi sử dụng các máy chủ tập trung. Cũng nhờ điều này, thông tin và điều khoản được đảm bảo minh bạch trong khi hợp đồng truyền thống bị hạn chế đáng kể.

  • Tính tự động hóa và bảo mật thông tin

Vì là một “Program” được lập trình sẵn nên các hợp đồng thuộc dạng này có thể tự động thực hiện những tác vụ, giao dịch. Trong đó, câu lệnh “If… Then…” được sử dụng phổ biến. Tất nhiên, chỉ khi các điều kiện đưa ra được thỏa mãn, kết quả mới được tạo ra. Đặc biệt, không một ai có thể thay đổi, điều chỉnh thông tin đã được thiết lập, tương tự như tính bảo mật của công nghệ Chuỗi khối.

  • Tính linh hoạt trong tùy chỉnh

Hợp đồng thông minh Blockchain và nhất là Ethereum có thể được tùy chỉnh, mã hóa theo nhiều cách khác nhau. Do đó, từ những thế hệ đầu, các nhà phát triển dễ dàng nâng cấp, cải thiện hoặc tạo ra nhiều sản phẩm “ăn theo” như ứng dụng phi tập trung (DApp), tiện ích mở rộng. Đây là một trong những lý do giúp S.Contract ngày càng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như tài chính, ngân hàng hay thậm chí cả bầu cử,…

  • Không cần bên thứ ba tham gia

Sự có mặt của bên trung gian với vai trò xác thực tính hợp lệ của hợp đồng sẽ kéo theo chi phí hoặc các thủ tục liên quan khá “rườm rà”. Tuy nhiên, S.Contract đã giải quyết được vấn đề này. Những bên ký hợp đồng có thể tương tác, giao dịch mà chẳng cần biết hoặc “tin tưởng” nhau. Dù vậy, mọi thỏa thuận vẫn diễn ra.

smart-contract-khong-can-ben-thu-ba-tham-gia

S.Contract không cần bên thứ ba tham gia

Nhược điểm

Mặc dù mang những ưu điểm nổi bật nhưng S.Contract vẫn tồn tại một số hạn chế như:

  • Chưa được hợp pháp hóa trên đa số quốc gia nên các bên không được bảo đảm quyền lợi khi phát sinh vấn đề, tranh chấp.
  • Giảm được phụ phí giao dịch nhưng tốn đáng kể vốn chi trả cho cơ sở hạ tầng và công nghệ ban đầu.
  • Tính một chiều khi những điều khoản đã được thực hiện thì không thể điều chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa.

Hợp đồng thông minh có thể ứng dụng như thế nào?

Không khó hiểu khi ứng dụng của hợp đồng thông minh đang ngày càng phổ biến hơn trong đời sống hiện đại. Cụ thể:

  • Trong thế giới Crypto

Khi nhắc tới ứng dụng của hợp đồng thông minh, Crypto chắc chắn là lĩnh vực được lợi nhiều nhất. Về cơ bản, đa số các ứng dụng được cung cấp bởi hệ thống tập trung đều có thể được xây dựng từ Smart Contract trên Blockchain. Nhờ đó, những nhà phát triển dễ dàng tạo ra ví tiền điện tử để lưu trữ Coin và Token, các sàn giao dịch phi tập trung (DEX),… với khả năng tiếp cận người dùng rộng rãi hơn.

  • Trong doanh nghiệp

Năm 2015, Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã lưu trữ thông tin về khối tài sản chứng khoán trị giá 1.500.000 tỷ USD, tương đương 345 triệu giao dịch qua sổ cái Blockchain. Lý do tập đoàn thực hiện điều này là bởi các hoạt động liên quan như giao dịch, kinh doanh thường được tự động hóa với tốc độ và tính chính xác cao.

hop-dong-thong-minh-co-ung-dung-gi

Hợp đồng thông minh có thể ứng dụng như thế nào?

  • Trong dịch vụ y tế và sức khỏe cộng đồng

Một trong những ứng dụng của hợp đồng thông minh nhân loại đang hướng tới là tối ưu việc quản lý chăm sóc y tế. Ví dụ như kiểm soát thông tin bệnh nhân, danh mục thuốc men, kết quả xét nghiệm,… hay thậm chí là kết hợp với các chế độ bảo hiểm của khách hàng.

  • Trong bầu cử

Dù chỉ là tiềm năng nhưng S.Contract với đặc điểm của mình sẽ giúp nâng cao tính minh bạch trong bầu cử. Khi đó, thật khó để bất kỳ thế lực nào có thể thao túng kết quả bỏ phiếu của người dân khi chúng đã được mã hóa và tối ưu trên Blockchain.

Tương tự, các lĩnh vực như Logistics (chuỗi cung ứng), dịch vụ ngân hàng, bất động sản,… đều có thể đạt được nhiều lợi ích từ S.Contract.

Nhìn chung, hợp đồng thông minh là một trong những sản phẩm công nghệ đầy hứa hẹn trong tương lai. Tuy nhiên, tất cả cần có thêm thời gian để kiểm chứng. Bạn đánh giá sao về dạng hợp đồng này? Đừng quên chia sẻ ý kiến và cập nhật nhiều bài viết hay hơn tại blog của bePOS.

FAQ

Ví dụ về hợp đồng thông minh trong đời sống thực tiễn?

Một số ví dụ về hợp đồng thông minh trong thực tiễn là một số loại ví điện tử lưu trữ Coin như: MetaMask, Binance…; các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Binance, Coinbase,…

Hoặc sự kiện Tập đoàn Trust & Clearing (DTCC) đã lưu trữ thông tin về khối tài sản chứng khoán trị giá 1.500.000 tỷ USD năm 2015 qua sổ cái Blockchain.

Nhược điểm của hợp đồng thông minh là gi?

Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng dạng hợp đồng này vẫn có một số nhược điểm như:

  • Không được bảo đảm quyền lợi khi phát sinh vấn đề, tranh chấp do hầu hết các quốc gia chưa hợp pháp hợp đồng thông minh. 
  • Tuy S.Contract giúp giảm phí giao dịch nhưng vốn chi trả cho cơ sở hạ tầng và công nghệ ban đầu khá lớn.
  • Không thể điều chỉnh, bổ sung, chỉnh sửa các điều khoản đã được thực hiện.