Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsBlockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ Blockchain bạn cần biết

Blockchain là gì? Tất tần tật về công nghệ Blockchain bạn cần biết

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2023
Avatar
Chu Hanh
295 Đã xem

Bitcoin hiện đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Không chỉ là câu chuyện những kỷ lục về giá lần lượt được xô đổ mà hơn, đó là công nghệ Blockchain. Vậy, Blockchain là gì? Công nghệ này có những điểm đặc biệt nào? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài chia sẻ ngay sau đây của bePOS.

Blockchain là gì?

Thuật ngữ “Blockchain”, phiên dịch có nghĩa là chuỗi khối. Nghĩa là một chuỗi gồm nhiều khối chứa thông tin liên kết với nhau. Một cách dễ hiểu hơn, Blockchain giống như sổ kế toán hay dây xích tài chính. Trong đó, mỗi số liệu không chỉ xuất hiện một lần mà được ghi nhận nhiều lần ở nhiều vị trí khác nhau trong sổ.

blockchain-la-gi

Giải thích Blockchain là gì?

Hãy cùng xem cấu trúc của Blockchain là gì? Block là một chuỗi các khối liên kết với nhau. Trong đó, mỗi khối sẽ gồm 3 phần là dữ liệu, Hash hiện tại và Hash của khối trước.

  • Dữ liệu: là thông tin mà người dùng đưa vào Blockchain. Đó có thể là địa chỉ gửi/ nhận coin, số liệu giao dịch,…
  • Hash của khối hiện tại: một cách dễ hiểu, nó như một “trang giấy” của mỗi khối – nơi thông tin được ghi nhận.
  • Hash khối trước: tương tự, đây cũng là “trang giấy” nhưng chứa dữ liệu của khối trước đó.

Ví dụ, bạn có dữ liệu A đưa vào Blockchain. Khi đó, A sẽ đồng thời được ghi lại ở “Hash khối trước” và “Hash của khối hiện tại”. Tiếp đó, khi đưa thêm dữ liệu B vào, B sẽ được ghi nhận ở “Hash của khối hiện tại” và “Hash của khối kế tiếp”.

Như vậy, nếu muốn thay đổi dữ liệu bất kỳ, bạn phải bẻ khóa các thuật toán, thay đổi thông tin của đồng thời hai khối liên tiếp. Nhưng kể cả khi làm được những “nhiệm vụ bất khả thi” này, chưa chắc bạn đã thành công. Bởi công nghệ chuỗi khối còn có những cơ chế “phòng thủ” cực kỳ chắc chắn. Vậy, các cơ chế trong Blockchain là gì? Đó là cơ chế Hash, cơ chế đồng thuận và cơ chế P2P Network (mạng ngang hàng ).

  • Cơ chế Hash

Đây chính là việc một dữ liệu sẽ đồng thời được ghi nhận ở hai khối liên tiếp, tại Hash khối hiện tại và Hash khối trước. Muốn thay đổi dữ liệu thì cần tác động vào cả hai khối kể trên. Tuy nhiên, cơ chế Hash còn phát huy khả năng cao hơn khi các khối có sự liên kết với nhau và không ngừng xuất hiện những khối mới, thông qua cơ chế mạng ngang hàng. Do đó, vấn đề của hacker không chỉ là việc tác động vào hai khối, mà sẽ là hàng trăm, hàng ngàn khối. 

co-che-hash-trong-blockchain

Cơ chế Hash trong Blockchain

  • Cơ chế đồng thuận

Cơ chế đồng thuận của Blockchain là gì? Một cách dễ hiểu, đây là việc kỹ thuật Blockchain tạo ra “buổi bỏ phiếu” để quyết định xem mỗi khối mới có nên được tạo ra hay dữ liệu trên Hash có thể được ghi đè. Khi đó, nếu tỷ lệ phiếu đồng thuận lớn hơn 50% thì khối mới đã hợp lệ và được phép thêm vào chuỗi.

Hiện nay, cơ chế đồng thuận được xây dựng theo nhiều dạng khác nhau, gồm: Proof of Work (Bằng chứng Công việc), Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần), Delegated Proof-of-Stake (Uỷ quyền Cổ phần), Proof of Authority (Bằng chứng Uỷ nhiệm), Proof-of-Weight (Bằng chứng Khối lượng /Càng lớn càng tốt), Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận) và Directed Acyclic Graphs (Thuật toán tô pô).

  • Cơ chế mạng ngang hàng (P2P Network)

Cơ chế này liên quan nhiều hơn tới người dùng. Ở đây, Blockchain sử dụng kiến trúc mạng lưới ngang hàng thay vì trung tâm điều khiển. Tức là, mỗi người dùng đều có thể tham gia vào hệ thống và có quyền như nhau. Đồng thời, họ sẽ được liên kết về mặt dữ liệu, thông tin (ai cũng nhận được bản copy đầy đủ của Blockchain). Cùng với cơ chế đồng thuận, P2P Network giúp tối đa hóa tính bảo mật thông tin và trở thành ưu điểm của công nghệ Blockchain.

Công nghệ Blockchain xuất hiện khi nào?

Đa số mọi người đều nghĩ rằng, Blockchain và Bitcoin ra đời cùng thời điểm. Điều này là sai. Ngay từ năm 1991, hai nhà khoa học W. Scott Stornetta và Stuart Haber đã có những mô tả đầu tiên về Blockchain. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Blockchain mới hướng tới những mục đích đơn giản hơn như đánh dấu thời gian vào các tài liệu để các thông tin này trở nên bất biến. Tức là, không ai có thể sửa đổi ngày, tháng năm trong tài liệu một khi nó đã được ghi lại.

khoi-nguon-cong-nghe-blockchain

Công nghệ Blockchain xuất hiện khi nào?

Năm 2008, Blockchain có màn tái xuất ngoạn mục. Một nhóm ẩn danh có tên Satoshi Nakamoto đã công bố về sự ra đời của loại tiền mã hóa đầu tiên – Bitcoin, được dựa trên giao thức mã nguồn mở với nhiều khả năng ưu việt, nhất là tính bảo mật. Và giao thức ấy, không đâu khác lại chính là công nghệ hay kỹ thuật Blockchain.

Blockchain qua các phiên bản

Đến đây, bạn đã phần nào hiểu công nghệ Blockchain là gì, nó có những đặc điểm ra sao? Tuy nhiên, cùng với những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, Blockchain vẫn tiếp tục được nâng cấp qua từng phiên bản.

Công nghệ Blockchain 1.0 

Thế hệ đầu tiên của kỹ thuật Blockchain tập trung vào lĩnh vực tiền tệ, thanh toán với sự bảo mật cao và tính thuận tiện lớn. Đây là phiên bản sơ khai nhưng đã chứng tỏ những khả năng tuyệt vời trong việc hỗ trợ các giao dịch như chuyển đổi tiền tệ, kiều hối hay xây dựng hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Trong đó, dấu ấn nổi bật nhất mang tên Bitcoin

Công nghệ Blockchain 2.0

Với những gì đã làm được, Blockchain 2.0 có sự lấn sân sang lĩnh vực tài chính và thị trường, ví dụ như cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu,… Cụ thể, nó mở rộng quy mô mạng lưới, tối ưu cơ chế và thuật toán để tích hợp vào các ứng dụng về tài chính hay tạo ra hợp đồng thông minh. Qua đó, giúp các hoạt động kinh doanh, đầu tư được nhanh chóng, dễ dàng hơn.

cac-phien-ban-cua-blockchain

Blockchain qua các phiên bản

Công nghệ Blockchain 3.0

Nói tới công nghệ Blockchain 3.0 là nói về sự tối ưu hóa trên các DApps (ứng dụng phi tập trung): nâng cao trải nghiệm, mở rộng tính năng,… Đây là những nội dung mà các ngành kinh tế, ngành giáo dục hay y học đều có nhu cầu lớn. Đồng thời, phiên bản này cho thấy công nghệ Blockchain 3.0 đang tiệm cận tới những vấn đề cơ bản nhất trong xã hội. 

Công nghệ Blockchain 4.0

Tại thời điểm này, công nghệ Blockchain 4.0 đang là phiên bản tiến bộ nhất. Từ những lĩnh vực mang tính đặc thù như tiền tệ, tài chính, ngân hàng, Blockchain đã cho thấy sức ảnh hưởng ngày một lớn hơn. Giờ đây, mục tiêu của Blockchain không đơn thuần là phục vụ một nhóm ngành cụ thể mà xa hơn, đó là “len lỏi” vào các ngành công nghiệp hiện đại cũng như từng hoạt động thiết yếu của con người từ quản trị nhân sự đến quản lý tài chính cá nhân, từ chăm sóc sức khỏe gia đình đến giải trí và nghỉ dưỡng,…

Tất nhiên, công nghệ Blockchain 4.0 không phải là phiên bản cuối cùng mà sẽ tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp và cải tiến hơn nữa trong tương lai.

Ưu, nhược điểm của Blockchain

Vậy, ưu và nhược điểm của công nghệ Blockchain là gì?

Ưu điểm của Blockchain

Một số ưu điểm của công nghệ Blockchain mà ta dễ nhận thấy như:

  • Tính bảo mật cao: Đây là ưu điểm dễ thấy nhất của công nghệ này, nhất là ở phiên bản công nghệ Blockchain 4.0.
  • Tính minh bạch, công khai: Cơ chế P2P Network phần nào cho thấy tính minh bạch và công khai của kỹ thuật Blockchain khi tất các người dùng (node) đều nhận được bản sao ghi chép dữ liệu khi giao dịch mới được thực hiện.
  • Tính độc lập, phi tập trung: Blockchain không thuộc quản lý của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Vì thế, công nghệ này có sự độc lập tuyệt đối và cho phép xây dựng nền tảng hệ thống phi tập trung.
  • Khả năng ứng dụng rộng rãi trong đời sống và các lĩnh vực kinh tế: Mỗi phiên bản của Blockchain là một sự mở rộng các lĩnh vực có thể ứng dụng công nghệ tuyệt vời này. Chắc chắn trong tương lai, tính ứng dụng của nó còn nhiều và hiệu quả thế.

uu-diem-cua-blockchain-la-gi

Ưu điểm của Blockchain là gì?

Nhược điểm của Blockchain

Chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểm của công nghệ Blockchain. Tuy nhiên, khi xem xét cẩn thận hơn, kỹ thuật này cũng có các hạn chế. 

  • Thiếu sự linh hoạt

Blockchain giống như một ổ khóa không có chìa. Một khi giao dịch được ghi nhận, không ai có thể thay đổi, sửa chữa. Trong một số trường hợp người dùng vô tình thực hiện sai thao tác, điều này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ.

  • Chi phí đầu tư và sử dụng tương đối lớn

Lấy ví dụ như việc đào Bitcoin, chi phí đầu tư ban đầu và lượng điện năng sử dụng rất lớn. Ở một khía cạnh nào đó, đây không chỉ là câu chuyện kinh tế mà còn là vấn đề môi trường.

  • Chưa tối ưu được thời gian xử lý

Việc tạo ra khối hay node mới nhìn chung cần một khoảng thời gian xử lý nhất định. Ngay cả phiên bản Blockchain 4.0 cũng chưa tối ưu hóa được điều này.

  • Thu hút các hacker

Blockchain rất khó bị gian lận. Do đó, nó vô tình có sức hút rất lớn đối với các hacker luôn muốn chinh phục thử thách. Đây rõ ràng là một nguy cơ tiềm ẩn của Blockchain. 

nhuoc-diem-cua-blockchain

Nhược điểm của Blockchain

Công nghệ Blockchain và các ứng dụng thực tế

Với những giá trị mang lại, không khó hiểu khi công nghệ Blockchain tại Việt Nam và trên thế giới được ứng dụng ngày càng rộng rãi.

Ngành công nghiệp – dịch vụ và ứng dụng Blockchain

Cách doanh nghiệp luôn cố gắng tận dụng những gì mà Blockchain mang lại để mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện chất lượng dịch vụ. Từ đó, không chỉ giúp thu hút lượng khách hàng lớn mà còn nâng cao sức cạnh tranh.

  • Dịch vụ doanh nghiệp

Một ví dụ tiêu biểu nhất về công nghệ Blockchain và ứng dụng trong dịch vụ doanh nghiệp là sự hợp tác giữa Microsoft và ConsenSys. Họ cố gắng để tạo ra Ethereum Blockchain dưới dạng dịch vụ (EBaaS) trên Microsoft Azure. Thông qua đó, người dùng cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể thoải mái phát triển Blockchain theo hướng riêng.

Hay các đồng tiền mã hóa riêng dựa trên công nghệ Blockchain tại Việt Nam và thế giới đang được nhiều doanh nghiệp cố gắng tạo ra, ví dụ như Google,… 

  • Công nghiệp và sản xuất

Sử dụng công nghệ Blockchain và ứng dụng vào hệ thống năng lượng đang là dự án được nghiên cứu tại Fremantle, Úc. Cụ thể, sau khi thu năng lượng mặt trời qua các tấm pin, điện được tạo ra để phục vụ các hoạt động khai thác dữ liệu trên Blockchain.

Một ví dụ khác, đó là Chile. Quốc gia này đã bắt đầu sử dụng Blockchain như một phương tiện xác nhận, lưu trữ dữ liệu mang tính bảo mật quốc gia. 

Ngành thủy sản, nông nghiệp và ứng dụng Blockchain

  • Đánh bắt cá: Công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó giúp việc thanh tra dữ liệu về hành vi đánh bắt cá trái phép trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Qua đó, đảm bảo một hoạt động đánh bắt bền vững, hiệu quả.
  • Nông nghiệp: Đây là lĩnh vực có thể khai thác những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain tại Việt Nam và thế giới. Từ khâu theo dõi nông sản đến quản lý chuỗi cung ứng. Gần đây nhất, chính là ứng dụng Food industry và Origin Trail – đều là thành quả đến từ Blockchain.

Ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và ứng dụng Blockchain

Được xem là lĩnh vực “thí điểm” cho công nghệ Blockchain và ứng dụng của nó, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm nhận được nhiều lợi ích to lớn. Từ sự ra đời của Bitcoin và hàng loạt Crypto khác đến sự hình thành nhiều ứng dụng tiện ích hay những bản hợp đồng thông minh đầu tiên… Tất cả mang đến những giá trị tuyệt vời cho thị trường tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

blockchain-va-ung-dung-thuc-te

Công nghệ Blockchain và các ứng dụng thực tế

Gần đây, Công ty bảo hiểm American International Group Inc đã phối hợp với International Business Machines Corp hoàn thành thí điểm hợp đồng thông minh đa quốc gia thông qua Blockchain. Ngoài ra, công nghệ Blockchain tại Việt Nam và trên thế giới còn được ứng dụng trong những lĩnh vực mang tính thiết yếu và cơ bản như y tế, giải trí,… Game “Axie Infinity” là minh chứng nổi bật nhất trong năm 2021.

Với bài chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu “Blockchain là gì?” cũng như có cái nhìn chi tiết hơn về đặc điểm và những ứng dụng của công nghệ này. Đừng quên ghé qua blog bePOS mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay hơn và thú vị hơn.

FAQ

Blockchain và Bitcoin có phải là một không?

Cho tới hiện tại, không ít người hiểu lầm Blockchain và Bitcoin là một. Tuy nhiên, chúng khác nhau. Blockchain là nền tảng công nghệ của nhiều ứng dụng, trong đó có Bitcoin. Ngược lại, Bitcoin là một trong rất nhiều thành quả đạt được từ việc áp dụng Blockchain.

Cơ chế Hash trong công nghệ Blockchain là gì?

Hash là một cơ chế quan trọng trong Blockchain. Hash được hiểu là việc một dữ liệu sẽ đồng thời được ghi nhận ở hai khối liên tiếp, tại Hash khối hiện tại và Hash khối trước. Do đó, trong một chuỗi, giữa các khối có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Nếu muốn thay đổi thông tin tại khối này thì cần tác động đồng thời vào các khối tương ứng. Điều này rất khó thực hiện nên góp phần tạo ra tính bảo mật thông tin trong Blockchain.