Trang chủBlogs Kinh doanh F&BCác tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng tốt, dễ sử dụng

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng tốt, dễ sử dụng

Tháng tám 08, 2024
Thanh Ngoan
228 Đã xem

Thị trường F&B đang phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn nhà hàng, quán ăn mở ra mỗi năm. Nhưng để trụ vững và vượt qua giai đoạn bão hòa thì không phải ai cũng làm được. Muốn có chỗ đứng trong lòng khách hàng, bạn phải có thương hiệu riêng, cá tính riêng, cũng như sản phẩm, dịch vụ chất lượng tốt. Dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng để bạn tham khảo và cải tiến công việc kinh doanh của mình.

Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo doanh thu

Đây là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng phổ biến và dễ áp dụng nhất. Bởi hầu hết đơn vị kinh doanh nào cũng thu thập, theo dõi dữ liệu doanh thu để đưa ra đường hướng phát triển kinh doanh:

  • Doanh thu trên mỗi giờ lấp đầy chỗ ngồi: Hay còn gọi RevPASH, là doanh thu đạt được dựa trên việc lấp đầy số chỗ ngồi ổn định tại nhà hàng. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể xác định khoảng thời gian bán chạy nhất trong ngày, cũng như cải thiện số lượng, cách sắp xếp chỗ ngồi.
  • Doanh thu trên mỗi mét vuông kinh doanh: Hay còn gọi RevPAM, là tổng doanh thu chia cho tổng diện tích khu vực ăn uống nhà hàng. RevPAM cao cho thấy khả năng phục vụ của nhà hàng tốt, còn nếu thấp thì bạn phải tìm hiểu xem có những yếu tố nào đang ảnh hưởng.
  • Doanh thu trung bình trên mỗi bàn: Đây là chỉ số dùng để đo lường doanh thu mỗi bàn tại nhà hàng. Nếu chỉ số cao, chứng tỏ vị trí đó được yêu thích, có thể liên quan tới view, không gian ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
  • Chỉ số về lượng ăn uống: Chỉ số về lượng ăn uống của nhà hàng thường thể hiện mỗi thực khách khi tới đây sẽ chi trả bao nhiêu tiền. Qua đó, bạn có thể đánh giá chất lượng món ăn, hiệu quả các combo, chương trình giảm giá,…
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng - RevPASH
Công thức tính doanh thu mỗi giờ lấp đầy chỗ ngồi nhà hàng

Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo công suất thuê

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng cũng có thể dựa trên công suất thuê:

  • Tỷ lệ hủy đặt bàn: Nếu tỷ lệ hủy đặt bàn cao, có lẽ khách hàng đang có nhiều sự lựa chọn khác. Ví dụ, sau khi đặt bàn, họ vô tình xem được quảng cáo về nhà hàng khác hấp dẫn hơn, hoặc nghe review tiêu cực, sau đó hủy bàn.
  • Tỷ lệ đặt bàn Online: Tỷ lệ đặt bàn Online cao chứng tỏ các kênh truyền thông của bạn đang hoạt động rất tốt và thương hiệu đang có sức ảnh hưởng lớn. Bởi lẽ, những nhà hàng đặt bàn Online luôn luôn đông khách. Mọi người không muốn gặp tình trạng hết bàn và phải quay về, nên luôn đặt Online trước khi tới.
  • Số lượng khách mỗi bàn: Đây là số lượng khách hàng ngồi trên mỗi bàn hoặc số lượng khách hàng trên mỗi hóa đơn. Ví dụ, bàn có 2 khách hàng, hóa đơn trị giá 1 triệu đồng thì đây là món hời. Còn bàn 5 người, chiếm diện tích lớn, nhưng hóa đơn chỉ 700 ngàn, thì tức là đã bị chiếm giữ trong khoảng thời gian dài nhưng không kiếm được lợi nhuận.
  • Tỷ lệ sử dụng dịch vụ ăn uống: Chỉ số này cho thấy số lần khách ghé thăm và đặt món chính trong menu. Chẳng hạn, vào mùa hè thì mọi người hay vào tránh nóng, chỉ gọi 1 ly nước hoặc đồ nhẹ bất kỳ chứ không dùng món chính/
  • Số lượng khách hàng: Đây là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng phổ biến nhất. Chỉ số này thể hiện tổng số khách hàng được phục vụ theo ngày/tuần/tháng. Qua đó, bạn có thể biết thời điểm đông khách nhất, vắng khách nhất và tìm phương án tối ưu.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng - tỷ lệ đặt bàn
Nhà hàng có tỷ lệ đặt bàn Online cao tức là đang hoạt động tốt

Tiêu chí đánh giá chất lượng món ăn nhà hàng

Khi nhắc đến các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng, đây là những yếu tố mà hầu như mọi người sẽ nghĩ tới đầu tiên:

  • Tính thẩm mỹ: Một món ăn chất lượng là phải được trình bày đẹp mắt. Với những nhà hàng bình dân, tính thẩm mỹ có thể chỉ đơn giản là sự gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc đúng tiêu chuẩn chế biến. Còn với nhà hàng cao cấp, nhà hàng phải chú ý vào tính sáng tạo, kích thích thị giác, khơi gợi sự tò mò.
  • Mùi thơm: Theo nhà khoa học khứu giác Pamela Dalton, mùi hương sẽ tác động trực tiếp đến cảm xúc của con người, giúp truyền tải thông điệp từ doanh nghiệp đến khách hàng. Ví dụ, những nhà hàng món Thái mang đậm mùi hương nhiệt đới với các món ăn cay, nhiều gia vị.
  • Hương vị: Mỗi nhà hàng sẽ có cách chế biến món ăn riêng ngay cả khi chế biến cùng một món. Hương vị ngon là kết quả của nguyên liệu tươi, kỹ thuật chế biến tinh xảo và sự am hiểu khẩu vị khách hàng. Ngoài ra, một menu đa dạng hương vị cũng là điểm cộng thu hút sự quan tâm thực khách.
  • Kết cấu: Kết cấu là yếu tố quan trọng trong các tiêu chí đánh giá chất lượng món ăn. Ví dụ, món ăn có kết cấu giòn thì phải đảm bảo độ giòn, không được ỉu. Món ăn kết cấu mềm thì không được cứng, cô đặc.
Các tiêu chí đánh giá món ăn ngon nhà hàng
Món ăn ngon phải xét đến cách bài trí, hương thơm, mùi vị và kết cấu

Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo phản hồi

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo phản hồi có ưu điểm là dễ thực hiện, có thể áp dụng với mọi quy mô:

  • Sự hài lòng về tốc độ phục vụ: Đây là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống được quan tâm nhiều nhất. Nhất là với quán ăn fast food, take away, khách hàng thường phải tranh thủ thời gian nên dễ mất kiên nhẫn với sự chậm chạp, lề mề.
  • Phản hồi tích cực từ khách hàng: Sau khi thanh toán, nhân viên nhà hàng thường hỏi ý kiến phản hồi từ thực khách. Phản hồi càng cao thì chất lượng dịch vụ càng tốt. Tuy nhiên nên lưu ý, không phải ai cũng thành thật khi được hỏi trực tiếp, bạn nên có cách tinh tế và khéo léo hơn để khai thác ý kiến đối phương.
  • Tiền hoa hồng từ mỗi đơn hàng: Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng này thường áp dụng với phân khúc cao cấp. Khi đó, bữa ăn có sự tham gia sát sao của nhân viên phục vụ. Khách hàng đưa tip càng nhiều chứng tỏ nhân viên thái độ tốt, chuyên nghiệp.
  • Các khiếu nại theo đơn hàng: Dù dịch vụ của bạn có tốt đến đâu thì cũng không tránh khỏi phàn nàn chê bai. Nhưng nếu số lượng khiếu nại lớn, xảy ra thường xuyên, thì đây là dấu hiệu để bạn tìm cách khắc phục nhanh nhất.
Các tiêu chí đánh giá sự hài lòng thực khách nhà hàng
Đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống qua sự hài lòng thực khách

Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống

Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng này thường biểu thị dưới dạng % hoặc con số, bao gồm:

  • Hiệu suất phục vụ bàn của nhân viên: Chỉ số thể hiện số lượng bàn được phục vụ bởi một nhân viên trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, bạn phân công công việc cho mỗi nhân viên phục vụ, đảm bảo tận dụng hết năng suất mà không khiến nhân viên cảm thấy quá tải.
  • Tỷ lệ từ chối phục vụ món: Khách hàng sẽ khó chịu khi muốn đặt món ăn nhưng bị từ chối phục vụ vì hết nguyên liệu, hoặc không có sẵn. Hãy giảm thiểu tình trạng này càng ít càng tốt bằng cách lên kế hoạch mua nguyên liệu chính xác. Ngoài ra, chuẩn bị sẵn kế hoạch cho các đợt cao điểm, lễ tết là điều nên làm.
  • Thời gian mỗi lượt bàn sử dụng: Ví dụ, khách hàng ngồi trong một khoảng thời gian dài để tán gẫu, trò chuyện hoặc làm việc. Nếu khách ngồi lâu có thể dùng cảm thấy thoải mái và gọi thêm đồ. Nhưng nếu thời gian kéo dài mà không có lượt gọi thêm, thì sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của bạn.
  • Các món mới trong menu: Thay đổi menu gần như là nguyên tắc mà bất cứ nhà hàng nào cũng phải thực hiện. Mục đích là để thích ứng với thói quen, xu hướng ăn uống mới luôn thay đổi. Lưu ý, việc cải tiến menu vẫn phải phù hợp với giá trị kinh doanh cốt lõi của bạn, tránh việc chạy theo trend một cách vô bổ.
  • Tỷ lệ nhân viên phục vụ trực tiếp: Đây là chỉ số tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số nhân viên đang phục vụ trực tiếp và tổng số nhân viên. Nếu quá nhiều nhân viên cùng làm việc trong cùng thời điểm thì sẽ gây lãng phí. Ngược lại, quá ít nhân viên sẽ gây tình trạng quá tải và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống qua nhân viên
Đánh giá hiệu suất phục vụ của nhân viên để phân công nhân sự

Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo sự tuân thủ 

Đây là các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng dựa theo quy định pháp luật, quy định mà ban lãnh đạo đề ra:

  • Các nguyên tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm: Tuân thủ ATVSTP là quy định bắt buộc tại các nhà hàng. Điều này được thể hiện qua quy trình mua và bảo quản nguyên liệu, quy trình chế biến món ăn,… Điều kiện vệ sinh kém sẽ gây tổn hại đến sức khỏe nhân viên, khách hàng và làm mất uy tín thương hiệu.
  • Các nguyên tắc lập kế hoạch thực đơn: Đây là các nguyên tắc rất quan trọng trong nhà hàng, cho thấy mức độ hiếu khách của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Một thực đơn hiệu quả là phải thể hiện đúng thế mạnh nhà hàng, am hiểu khẩu vị thực khách và linh hoạt theo xu thế thị trường.
  • Các nguyên tắc quản lý quá trình mua hàng: Tiêu chuẩn hóa, quy trình hóa quá trình mua hàng giúp bạn giảm tối đa chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động. Mục đích là để mua thực phẩm tươi ngon nhất, với số lượng chuẩn nhất, tại nhà cung cấp uy tín nhất và ở mức giá hợp lý nhất.
  • Chất lượng sản phẩm đồng nhất: Đây là một trong các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng và chuỗi nhà hàng quan trọng nhất. Chất lượng món ăn, dịch vụ phải đồng nhất tại mọi chi nhánh, mọi thời điểm.
Nhà hàng cần tuân thủ tiêu chí về vệ sinh thực phẩm
VSATTP là vấn đề mà bất cứ nhà hàng nào cũng phải chú trọng

Tiêu chí đánh giá chất lượng theo hiệu quả chi phí

Tối ưu chi phí là mục tiêu của hầu hết doanh nghiệp, không chỉ riêng lĩnh vực nhà hàng ăn uống. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng theo hiệu quả chi phí:

  • Thất thoát nguyên vật liệu: Chỉ một sự thất thoát nhỏ cũng có thể tác động lớn đến hiệu quả hoạt động nhà hàng. Tình trạng lãng phí thực phẩm thường xuyên diễn ra tại các nhà hàng nhỏ lẻ, nơi chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Vì vậy, bạn phải theo dõi dữ liệu về kho và cách để ngăn chặn triệt để.
  • Chi phí nguyên liệu cho mỗi món ăn: Nếu chi phí mua nguyên liệu tăng cao, thì có thể do giá cả thị trường tăng. Một lý do khác là có thể bạn đã đàm phán không đúng cách với nhà cung cấp. Dù là nguyên nhân nào thì cũng phải ngồi lại và tìm cách tối ưu nhất.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả chi phí tại nhà hàng
Kiểm soát kho nguyên liệu để tránh tình trạng thất thoát, lãng phí

Cách áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng

Vậy làm sao để áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng hiệu quả nhất? Dưới đây là một số gợi ý của bePOS:

  • Sử dụng mẫu phiếu đánh giá chất lượng nhà hàng: Bạn có thể xin ý kiến người dùng qua các mẫu phiếu khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng. Còn trong nội bộ, bạn cần dùng các QA checklist trong nhà hàng để quản lý chất lượng hiệu quả.
  • Đào tạo nhân viên kiểm soát chất lượng nhà hàng: Nhân sự là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bất cứ doanh nghiệp nào. Muốn quản lý chất lượng nhà hàng, bạn nên có nhân sự am hiểu về lĩnh vực QA/QC và biết cách áp dụng cho lĩnh vực F&B.
  • Cập nhật các tiêu chí đánh giá nhà hàng: Các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng mà bePOS liệt kê ở trên chỉ mang tính căn bản. Điều quan trọng là bạn phải xây dựng bộ tiêu chí riêng, cải tiến và cập nhật bộ tiêu chí để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Cách áp dụng các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng
Cải tiến các tiêu chí đánh giá chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường

Quản lý chất lượng là nhiệm vụ quan trọng nếu muốn kinh doanh nhà hàng thành công. Tuy nhiên, với những nhà hàng nhỏ lẻ, mới thành lập, đây là nội dung phức tạp, khó thực hiện. Nếu đang chật vật với vấn đề tương tự, bạn hãy tham khảo ngay giải pháp beChecklist của bePOS nhé!

beChecklist là sự kết hợp giữa phần mềm của bePOS và sự tư vấn chuyên sâu của các chuyên gia lĩnh vực F&B. Hiện tại, beChecklist đang có gói mua phần mềm riêng hoặc mua phần mềm và được chuyên gia tư vấn. Ngoài ra, bePOS cũng là một trong số ít công ty cung cấp dịch vụ Khách hàng bí mật Việt Nam – một phương pháp quản lý chất lượng cực hiệu quả được nhiều thương hiệu áp dụng.

Phần mềm quản lý chất lượng nhà hàng beChecklist
bePOS ra mắt phần mềm quản lý chất lượng nhà hàng, chuỗi nhà hàng beChecklist

Để được tư vấn chi tiết về phần mềm và cách xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng, bạn hãy liên hệ ngay bePOS qua hotline 0247 7716 889, nhắn tin trên Fanpage, Zalo OA hoặc điền vào form dưới đây nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1vjjltQ08TZeXabRpdeJ-5w2n1gz” text=”NHẬN TƯ VẤN NGAY” ]

Câu hỏi thường gặp

Làm sao để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng?

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nhà hàng là:

  • Đảm bảo chất lượng cơ sở vật chất và nhân sự
  • Cải thiện phương pháp phục vụ tại nhà hàng
  • Cải thiện chất lượng món ăn tại nhà hàng
  • Sử dụng công nghệ hỗ trợ để làm việc nhanh và hiệu quả

Các câu hỏi khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng là gì?

Một số câu hỏi khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng bạn có thể tham khảo:

  • Bạn có thường xuyên ghé thăm hoặc order món của nhà hàng không?
  • Bạn thích nhất điều gì khi dùng bữa tại nhà hàng chúng tôi?
  • Có điểm nào bạn muốn góp ý để nhà hàng cải thiện hay không?
  • Bạn thấy thế nào về cách trình bày món ăn, hương vị món ăn?
  • Bạn thấy thế nào về giá cả món ăn tại nhà hàng?
  • Nhân viên nhà hàng có phục vụ nhanh không, thái độ thế nào?
Các câu hỏi khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng
Tham khảo các câu hỏi khảo sát chất lượng dịch vụ nhà hàng

Trên đây là tổng hợp tất cả các tiêu chí đánh giá chất lượng nhà hàng mà bạn không nên bỏ qua. Hãy nhớ rằng, các tiêu chí đặt ra là nhằm thúc đẩy sự cải tiến, không phải để soi mói, phê phán nhân viên phục vụ hay bất cứ bộ phận nhân sự nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi và cùng tiếp tục theo dõi các bài viết mới trên bePOS nhé!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/cac-tieu-chi-danh-gia-chat-luong-nha-hang/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]