Trang chủBlogs Sổ tay ChecklistMẫu QA checklist trong nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất

Mẫu QA checklist trong nhà hàng chuẩn và chi tiết nhất

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
249 Đã xem

Thuật ngữ QA kiểm định chất lượng không còn xa lạ với người làm trong nhà hàng. Vậy vai trò của QA là gì, mẫu QA checklist nhà hàng gồm những nội dung nào? Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm tất tần tật về checklist QA nhà hàng, đừng bỏ lỡ nhé!

Mẫu QA checklist trong nhà hàng

Vai trò của QA checklist trong nhà hàng

QA, viết tắt của Quality Assurance, là hoạt động giám sát, theo dõi và quản lý, nhằm đảm bảo nhà hàng làm việc theo quy trình chuẩn. Hiểu đơn giản, bộ phận QA nhà hàng sẽ xây dựng quy trình, tiêu chuẩn làm việc (thường dưới dạng checklist), đồng thời kiểm tra xem nhân viên có tuân thủ hay không. 

Vai trò của QA checklist trong nhà hàng được thể hiện qua một số mặt như sau: 

  • Phát hiện vấn đề kịp thời: QA giúp nhà hàng phát hiện kịp thời lỗ hổng trong cách vận hành. Quy trình làm việc đã được chuẩn hóa, nếu nhân viên không tuân thủ, hoặc tuân thủ không đúng, thì sẽ gây ra hậu quả xấu. Nhờ bộ phận QA, nhà hàng nắm bắt ngay lỗi của nhân viên và giải quyết trước hậu quả xảy ra.  
  • Đánh giá hiệu quả quy trình làm việc: QA checklist trong nhà hàng là cơ sở để đánh giá hiệu quả làm việc. Nếu quy trình làm việc không tối ưu, nhân viên QA sẽ phải điều chỉnh lại sao cho sát với nhu cầu thực tế và giúp nhà hàng vận hành thông minh hơn.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm: QA tạo nên bộ quy trình và tiêu chuẩn làm việc, nên chất lượng dịch vụ nhà hàng từ đó cũng  tăng theo. Chẳng hạn, thay vì làm việc theo một cách tùy hứng, thì nhân viên thu ngân thực hiện theo quy trình có sẵn, từ order, đặt bàn, thanh toán, cho đến phát hành voucher. Điều này tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu nhà hàng.
Vai trò QA checklist trong nhà hàng
Vai trò của QA checklist trong nhà hàng

Mẫu QA checklist trong nhà hàng chuẩn nhất

Mẫu QA Checklist form tính điểm

Form tính điểm là một dáng QA checklist trong nhà hàng được áp dụng khá phổ biến. Ví dụ, thang điểm ban đầu là 100/100, nhân viên QA sẽ trừ điểm theo từng lỗi có trong checklist. Những lỗi nghiêm trọng sẽ bị trừ nhiều điểm, thậm chí có thể dẫn đến dừng ngay hoạt động chấm điểm để giải quyết. Kết quả cuối cùng sẽ được xếp theo thang phân loại, như Đạt – Không Đạt – Cảnh báo.

QA checklist nhà hàng theo kiểu tính điểm thường áp dụng với nhà hàng quy mô lớn, thực hiện theo mô hình CHAMPS PS, dựa theo các yếu tố như sau:

C – Cleanliness – Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong nhà hàng.

H – Hospitality – Sự thân thiện khi tiếp đón khách hàng.

A – Accuracy – Bảo đảm quy trình làm việc chính xác, không nhầm lẫn.

M – Maintenance – Duy trì sự vận hành của trang thiết bị trong nhà hàng.

P – Product Quality – Duy trì chất lượng sản phẩm một cách ổn định

S – Speed – Dịch vụ thực hiện nhanh chóng.

P – People – Yếu tố con người. 

S – Safe – Yếu tố an toàn an ninh trong nhà hàng. 

Checklist nhà hàng CHAMPS PS
Checklist xây dựng dựa theo các yếu tố CHAMPS PS để đảm bảo chất lượng

Yếu tố C – Cleanliness trong mẫu QA checklist trong nhà hàng thường chia hạng mục theo các khu vực, cụ thể:

  • Khu vực bên ngoài nhà hàng

Bên ngoài nhà hàng bao gồm khu vực gửi xe, thùng rác, lối đi vào, cửa đi vào, đèn quảng cáo,… Những khu vực này phải đảm bảo sự sạch sẽ, không bị bẩn tích tụ, không có rác thải. Đây là nơi tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, nên phải thật chỉn chu để gây ấn tượng tốt. 

  • Khu vực ăn uống của khách hàng

Khu vực ăn uống của khách hàng phải được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết, ví dụ dao thìa nĩa, lọ gia vị, bảng menu,… Một số nhà hàng còn yêu cầu dao thìa nĩa được sắp xếp theo thứ tự tiêu chuẩn, nhất là những nhà hàng cao cấp. Bàn ăn của khách hàng trước phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi đón khách mới vào.

QA checklist khu ăn uống nhà hàng
Mẫu QA checklist khu ăn uống trong nhà hàng
  • Khu vực nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh thường được đặt tại nơi kín gần cuối nhà hàng, xa khu vực ăn uống và tránh hướng gió. Trong nhà vệ sinh phải có thùng rác đủ dùng (mỗi phòng 1 thùng rác nếu có nhiều phòng), giấy vệ sinh, xà phòng rửa tay, khăn lau tay hoặc máy sấy tay. Hệ thống ống nước, hút hơi, tường, sàn, bệ rửa, nắp cống phải sạch sẽ, không két bẩn. 

  • Khu vực bếp nhà hàng

Bếp/bar là khu vực rất quan trọng trong nhà hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn nên phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ, không có chất độc gây hại cho thực phẩm. QA checklist nhà hàng cũng cần nêu rõ tiêu chuẩn về các trang thiết bị chế biến thực phẩm, như lò nướng, lò vi sóng, thiết bị làm lạnh,…

Mẫu QA checklist trong bếp nhà hàng
Mẫu QA checklist trong nhà hàng – Khu vực bếp

Tương tự, các yếu tố còn lại cũng được chia thành các hạng mục và có tiêu chí áp dụng cụ thể: 

  • Yếu tố H – Hospitality: QA checklist trong nhà hàng nêu rõ tiêu chuẩn cung cách, thái độ làm việc của nhân viên. Nhân viên nhà hàng phải có thái độ thân thiện, phải lắng nghe và trả lời thắc mắc của khách hàng khi được hỏi. Trong giờ làm việc, nhân viên không được làm việc riêng, mặc sai đồng phục hoặc ăn uống không đúng nơi. 
  • Yếu tố A – Accuracy: Tất cả món trong menu phải có sẵn và được phục vụ chính xác cho khách hàng, không tự ý thay đổi sản phẩm. Nhân viên thu ngân phải tính tiền chuẩn, sau đó cảm ơn khách hàng đã dùng bữa. 
  • Yếu tố M – Maintenance: Bao quát tất cả trang thiết bị trong nhà hàng, từ hệ thống ống nước, thiết bị bếp, máy POS, bàn ghế, bảng biển,…
  • Yếu tố P – Product Quality: Nêu rõ tiêu chuẩn chế biến, nấu chín, bảo quản thực phẩm để đạt món ăn thành quả tốt nhất. 
  • Yếu tố S – Speed: Là yêu cầu về tốc độ phục vụ, ví dụ nhân viên để khách hàng chờ lâu vượt ngưỡng thời gian quy định thì bị trừ điểm.
  • Yếu tố P – People: Liên quan đến cách quản lý nhân sự nhà hàng, ví dụ lịch làm việc hàng tuần phải được thông báo, phải có quy trình tuyển dụng,…
  • Yếu tố S – Safe: Nêu tiêu chuẩn về an toàn lao động, an toàn vệ sinh tại nhà hàng, ví dụ như phải thực theo Food Safety Checklist, phải trang bị bao tay và băng dán cá nhân,… 
Ví dụ về bảo trì thiết bị nhà hàng
Ví dụ về yếu tố M – Maintenance trong nhà hàng

>> Xem thêm: Mẫu checklist đánh giá nhà cung cấp đơn giản, hiệu quả, áp dụng rộng rãi

Mẫu QA Checklist Form tính theo tỷ lệ % Đạt

Mẫu QA checklist trong nhà hàng theo form tính tỷ lệ % thường áp dụng với nhà hàng quy mô nhỏ, tổ chức đơn giản. Cụ thể, checklist liệt kê một loạt lỗi trong nhà hàng theo tiêu chí Đạt/Không đạt, sau đó tính tỷ lệ % Đạt là bao nhiêu. Ngoài ra, checklist phải nêu rõ những lỗi nào nghiêm trọng, mô tả lỗi và người thực hiện công việc đó để truy cứu trách nhiệm.

Vì áp dụng với nhà hàng quy mô nhỏ, nên mẫu QA checklist này không chia thành nhiều hạng mục như mẫu 1, mà liệt kê tổng hợp các lỗi để chấm điểm. Nội dung của QA form theo tỷ lệ % chủ yếu tập trung vào vấn đề an toàn vệ sinh nhà hàng, phòng cháy chữa cháy và cung cách sử dụng trang thiết bị, ví dụ:

  • Nhóm lỗi nghiêm trọng: Đồ ăn ôi thiu, đồ ăn hết hạn sử dụng, đồ ăn có dị vật, có côn trùng, không dập tắt lò than khi hết ca gây rủi ro cháy nổ,…
  • Nhóm lỗi lớn: Không xả đông theo quy định, hàng hóa không sắp xếp theo FIFO dẫn đến cận hạn sử dụng, không lưu mẫu thực phẩm theo quy định,…
  • Nhóm lỗi nhẹ: Bồn rửa, bàn pha chế, bếp nướng không vệ sinh đúng cách, tủ đông không đảm bảo nhiệt độ theo quy định, nhân viên mặc sai đồng phục,…. 
Lỗi nghiêm trọng QA nhà hàng
Ví dụ về nhóm lỗi nghiêm trọng khi QA nhà hàng

>> Xem thêm: 20+ mẫu checklist công việc nhà hàng chi tiết và chính xác nhất

Lưu ý khi áp dụng QA checklist trong nhà hàng

Một số lưu ý khi sử dụng QA checklist trong nhà hàng:

  • Đảm bảo rõ ràng, dễ hiểu, dễ sử dụng

Một mẫu checklist hiệu quả là phải rõ ràng, chi tiết, không gây khó hiểu khi áp dụng. Ví dụ, thay vì chỉ nêu “thùng rác đạt tiêu chuẩn”, thì checklist nên nêu rõ “thùng rác có nắp đậy, chổi và dụng cụ đặt đúng nơi khi không sử dụng”. Checklist càng rõ ràng, chi tiết thì nhân viên càng dễ thực hiện theo. 

  • Cập nhật checklist theo nhu cầu thực tế

Bạn cần điều chỉnh QA checklist trong nhà hàng để phù hợp với nhu cầu thực tế. Tham khảo ý kiến nhân viên là điều cần thiết, bởi họ chính là người trực tiếp làm theo checklist nên sẽ hiểu quy trình đó có hiệu quả hay không. 

Cập nhật checklist QA nhà hàng
Cập nhật mẫu QA checklist trong nhà hàng theo nhu cầu thực tế
  • Ghi nhận kết quả kiểm tra đầy đủ, chính xác

Một yếu tố cực quan trọng để lưu trữ đầy đủ kết quả QA checklist trong nhà hàng. Đây là cơ sở để ban lãnh đạo đánh giá xem nhà hàng đã cải thiện chất lượng dịch vụ chưa, các lỗi liệu đã được khắc phục,… Kết quả checklist cũng giúp chủ nhà hàng đánh giá thái độ, năng suất làm việc của nhân viên. 

  • Sử dụng công nghệ để tối ưu hiệu quả

QA checklist là công cụ hiệu quả để nâng cao chất lượng dịch vụ trong nhà hàng. Tuy nhiên, việc triển khai QA checklist bằng phương pháp truyền thống gặp khá nhiều khó khăn. Ví dụ, nhân viên QA phải in mẫu checklist, chấm điểm ra giấy, sau đó mới tổng hợp kết quả rồi gửi cho ban lãnh đạo. Quy trình này tốn không ít thời gian, khiến nhà hàng không kịp phản ứng kịp thời với vấn đề phát sinh. 

Chấm điểm checklist bằng giấy
Việc chấm điểm checklist bằng giấy tốn khá nhiều thời gian

beChecklist là giải pháp tối ưu nhất giúp chủ nhà hàng cải thiện khó khăn kể trên. beChecklist là ứng dụng do Công ty bePOS phát triển, tập trung số hóa hoạt động QA tại nhà hàng, quán ăn, quán cafe. Với beChecklist, bạn có thể thực hiện QA checklist trong nhà hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng: 

  • Tạo QA checklist trong nhà hàng, cho phép quản lý cùng lúc nhiều checklist theo chi nhánh, theo mẫu,…
  • Bộ phận QA chấm điểm checklist và update hình ảnh ngay trên app beChecklist, có thể đính kèm ghi chú.
  • Ban lãnh đạo xem ngay kết quả chấm điểm checklist và theo dõi quá trình khắc phục lỗi của nhân viên.
  • Giao diện app beChecklist đơn giản, trực quan, phù hợp với cả nhà hàng nhỏ lẻ, cho phép chủ nhà hàng tùy biến checklist theo nhu cầu thực tế. 
App QA checklist trong nhà hàng beChecklist
App số hóa QA checklist trong nhà hàng – beChecklist

Để nhận mẫu checklist chấm điểm nhà hàng ở trên, cũng như tham khảo thông tin app beChecklist, bạn hãy liên hệ với bePOS qua hotline 0247 771 6889, nhắn tin tại Fanpage, Zalo bePOS hoặc điền nhanh vào form dưới đây nhé! 

NHẬN TƯ VẤN NGAY

Trên đây là mẫu QA checklist trong nhà hàng được áp dụng rộng rãi, theo hai cách là tính điểm và tính tỷ lệ % đạt. QA là hoạt động kiểm soát chất lượng dịch vụ và sản phẩm, giúp nhà hàng nâng cao uy tín trong mắt cộng đồng. Để biết thêm nhiều kiến thức quản lý nhà hàng, bạn hãy tiếp tục theo dõi website bePOS nhé!

FAQ

Checklist công việc trong nhà hàng là gì?

Checklist công việc trong nhà hàng là danh sách các công việc cần làm, kèm theo theo nội dung, tiêu chuẩn, người thực hiện và chấm điểm, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và sản phẩm. 

Ai là người chấm điểm checklist cho nhà hàng?

Bộ phận QA chính là người chấm điểm QA checklist trong nhà hàng. Họ phải được huấn luyện, đào tạo kiến thức về hoạt động QA trong nhà hàng.