Trang chủBlogs Xu hướng & Insights10 cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất ai cũng áp dụng

10 cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất ai cũng áp dụng

Cập nhật lần cuối: Tháng hai 02, 2024
Hoàng Ngân
484 Đã xem

Bạn vừa được lĩnh lương nhưng đã nhanh chóng “nhẵn túi” mặc dù mức thu nhập ổn định? Nếu vậy, đây chính là lúc bạn cần phải bắt đầu học cách chi tiêu tiết kiệm hơn. Học cách chi tiêu tiết kiệm ngay hôm nay sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn rất nhiều trong tương lai. Vậy có cách chi tiêu tiết kiệm cá nhân nào hữu ích không hay cách chi tiêu tiết kiệm gia đình nào phù hợp và dễ áp dụng không? Hãy cùng bePOS khám phá các cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần chi tiêu tiết kiệm?

Tại sao cần học cách chi tiêu tiết kiệm? Chi tiêu tiết kiệm có lợi ích gì? Chi tiêu tiết kiệm là điều mà chúng ta nên làm bởi những rủi ro bất ngờ có thể xảy đến bất cứ lúc nào mà bạn không hề hay biết. Sau đây bePOS sẽ giải đáp cho bạn lý do tại sao bạn cần chi tiêu tiết kiệm.

Tiết kiệm phòng ngừa những tình huống khẩn cấp

Trong cuộc sống, bạn sẽ không thể nào đoán trước được điều gì sẽ xảy ra. Và những điều bất ngờ, những trường hợp khẩn cấp thì thường đến mà không hề báo trước. Có một khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn xoay xở những biến cố bất ngờ ập đến như hỏng xe, ốm đau bệnh tật, cưới hỏi, ma chay, bị nghỉ việc,…

tiet-kiem-cho-truong-hop-khan-cap

Tiết kiệm phòng ngừa những trường hợp khẩn cấp

Cải thiện chất lượng cuộc sống

Việc chi tiêu tiết kiệm sẽ giúp cuộc sống của bạn thêm phần giản dị, ít có ham muốn về vật chất. Lúc này bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào công việc, nuôi dưỡng và phát triển những đam mê. 

Bên cạnh đó, nếu bạn đang có kế hoạch mua nhà hay sửa sang lại nhà cửa, đổi một chiếc xe mới,… thì nên tiết kiệm ngay từ bây giờ để sau này gánh nặng về tiền bạc sẽ không làm bạn phải lo lắng, vất vả. Biết đâu, trong khoảng thời gian tới, gặp thời điểm thích hợp, những món đồ bạn yêu thích giảm giá thì sẽ là cơ hội tốt để bạn sở hữu chúng.

Tiết kiệm dành dụm khi nghỉ hưu

Hiện tại, bạn vẫn còn trẻ, còn khoẻ, có sức lao động tốt. Tuy nhiên khi về già, bạn sẽ nghỉ hưu và nguồn thu nhập cũng giảm. Cuộc sống về già của bạn sẽ viên mãn hơn nếu như bạn tiết kiệm từ lúc còn trẻ và khi đã ổn định. Bạn có thể nghỉ ngơi và tận hưởng tuổi xế chiều bên gia đình, người thân.

tiet-kiem-khi-ve-gia

Tiết kiệm dành khi về già

Đáp ứng nhu cầu giải trí

Việc bạn nỗ lực kiếm tiền ngay từ lúc còn trẻ và dành dụm cho tuổi già là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, dù bạn có chăm chỉ kiếm tiền, vất vả như thế nào thì cũng có lúc bạn cần phải thư giãn, giải trí. Bạn cần cân bằng giữa công việc và cuộc sống để luôn có một tinh thần tốt, giúp mọi việc đạt hiệu quả tốt nhất. Khi bạn có một khoản tiền trong tay, đừng tiết kiệm hết mà hãy dành một phần để vui chơi, mua sắm, đi du lịch,… giúp bản thân được “refresh” sau những ngày làm việc vất vả.

tiet-kiem-de-di-du-lich

Tiết kiệm để đi du lịch

Phòng tránh các khoản nợ

Có thể bạn nghĩ đây là lo xa nhưng chúng ta cần học cách chi tiêu tiết kiệm để tránh những khoản nợ. Bạn rất dễ dàng mắc nợ và trở thành con nợ của người khác. Nếu món nợ quá lớn bạn sẽ không thể nào xoay xở được ngay. Việc có một khoản tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn trả nợ và tránh những áp lực từ chủ nợ.

10 cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả nhất

Hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của việc chi tiêu tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên bạn lại đang gặp rắc rối khi không biết cách chi tiêu tiết kiệm như thế nào, hay có cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp hay không? Dưới đây là 10 cách chi tiêu tiết kiệm cá nhân và gia đình hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. 

Lập ngân sách chi tiêu rõ ràng

Cho dù bạn là người có mức thu nhập cao hay thấp, nếu muốn quản lý việc chi tiêu của mình chặt chẽ thì chắc chắn cần lập ngân sách chi tiêu. Việc lập ngân sách chi tiêu rõ ràng giúp bạn chi tiêu có kế hoạch và theo hạn mức đã đặt ra. Bạn sẽ hạn chế phải đi vay mượn để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Đặc biệt, nếu bạn hay gia đình có mức thu nhập trung bình hoặc thấp thì quản lý chi tiêu cần phải chặt chẽ hơn.

lap-ke-hoach-chi-tieu-hang-thang

Lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng

Khi lập ngân sách chi tiêu, bạn sẽ phải chia thu nhập của bạn hay tổng hợp của các thành viên trong gia đình thành những khoản mục nhỏ như ăn uống, đi lại, đầu tư, giải trí,… với quy định hạn mức số tiền cụ thể. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ tạo dựng cho bạn thói quen chi tiêu tiết kiệm, khoa học và tình hình tài chính của bạn sẽ luôn ổn định.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp bạn lập và chia ngân sách nhanh gọn và hợp lý, bạn có thể tham khảo:

Tuân theo quy tắc 50/30/20

Quy tắc này được chia theo:

  • 50% là ngân sách chi tiêu dành cho những thứ thiết yếu, chẳng hạn như ăn uống, điện nước, xăng xe, thuê nhà,…
  • 30% là ngân sách chi tiêu dành cho nhu cầu cá nhân, chẳng hạn như đi du lịch, đi xem phim, đi mua sắm,…
  • 20% còn lại ngân sách sử dụng vào mục tiêu tài chính, chẳng hạn như gửi tiết kiệm, đầu tư, trả nợ,…

cach-chi-tieu-tiet-kiem-theo-quy-tac-50-30-20

Cách chi tiêu tiết kiệm theo quy tắc 50/30/20

Tuân theo quy tắc 6 chiếc lọ

Tại quy tắc này, ngân sách sẽ được chia thành 6 chiếc lọ sử dụng với những mục đích khác nhau, bao gồm:

  • Lọ 1 (Chiếm 55%): Sử dụng chi tiêu cho những thứ thiết yêu như tiền điện nước, ăn uống, thuê nhà, đi lại,…
  • Lọ 2 (Chiếm 10%): Sử dụng để dành dụm, tiết kiệm cho những mục tiêu tương lai như mua nhà, mua xe, đẻ con, nuôi con,…
  • Lọ 3 (Chiếm 10%): Sử dụng cho mục tiêu giáo dục như học thêm, học ngoại ngữ, mua tài liệu, đồ dùng học tập,…
  • Lọ 4 (Chiếm 10%): Sử dụng cho mục tiêu nghỉ ngơi, giải trí như đi du lịch, mua sắm, xem phim,…
  • Lọ 5 (Chiếm 10%): Sử dụng để đầu tư, gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh,… nhằm đem lại lợi nhuận trong tương lai.
  • Lọ 6 (Chiến 5%): Sử dụng cho các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cộng đồng, bạn bè, người thân, những người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Theo dõi và kiểm soát thu chi

Sau khi liệt kê ra những thứ cần chi tiêu và phân bổ ngân sách, bạn hãy cố gắng thực hiện chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra. Để quản lý chi tiêu tiền bạc tốt hơn, bạn cần theo dõi các khoản thu chi hàng tuần, hàng tháng chặt chẽ. Từ đó, bạn sẽ biết được tiền của mình đang được sử dụng với mức độ như thế nào. Và sau đó bạn có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời.

Để có cái nhìn tổng quát về chi tiêu hàng tuần, hàng tháng thì công việc hàng này của bạn là liệt kê lại các khoản chi của mình vào cuốn sổ cầm tay, tạo bảng excel thống kê hoặc qua các app quản lý chi tiêu trên điện thoại di động. Hãy nhớ rằng, dù khoản tiền nhỏ nhất cũng ảnh hưởng lớn đến chi tiêu, vậy nên đừng bỏ bất kỳ khoản nào nhé.

kiem-soat-chi-tieu-thuong-xuyen

Kiểm soát mức chi tiêu thường xuyên

Lập danh sách những thứ cần mua khi đi mua sắm

Trước khi đi chợ, đi siêu thị hay đi mua sắm, bạn hãy lên danh sách những thứ cần phải mua. Làm như vậy sẽ giúp bạn giảm bớt thời gian mua sắm, tránh mua thiếu đồ và không mua lố những món đồ không cần thiết. 

Từ danh sách này, bạn có thể tính toán được số tiền mang theo bên mình để mua sắm, tránh đem dư quá nhiều tiền, dễ phung phí vào những món đồ khác. Cũng cần lưu ý, các siêu thị và trung tâm thương mại thường có cách bày trí khiến khách hàng sao nhãng và bị cuốn theo dẫn đến mua những món đồ ngoài dự tính. Hãy tiêu dùng thông minh nhé!

liet-ke-nhung-thu-can-mua

Liệt kê những thứ cần mua

Kiểm soát chi phí ăn uống trong hạn mức cho phép

Hạn mức dành cho chi tiêu về ăn uống là 20% so với thu nhập. Nếu chi tiêu về ăn uống của gia đình bạn vượt quá 20% này, bạn cần phải xem xét lại và có biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn. Những con số đó biểu hiện rằng bạn đang chi tiêu không có kế hoạch và thiếu tính khoa học.

Trong mỗi bữa ăn, gia đình bạn lại bỏ đi một lượng thức ăn dư thừa đáng kể nào đó. Như vậy đồng nghĩa với việc bạn đang gây lãng phí thực phẩm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tiêu hao nhiều ngân sách hơn. Bên cạnh đó, bạn sẽ còn có những buổi tiệc, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp,… cũng tiêu hao số tiền kha khá.

that-chat-chi-tieu-an-uong

Thắt chặt chi tiêu ăn uống

Vậy trong trường hợp này, cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân hay cho gia đình của bạn để đảm bảo hạn mức chi tiêu cho các hoạt động khác chính là bạn hãy bắt đầu những thói quen như:

  • Lên kế hoạch bữa ăn, thực đơn cho gia đình hàng tuần với thời gian biểu cụ thể
  • Kiểm soát và nấu đúng số lượng thực phẩm trong mỗi bữa ăn
  • Nếu có thể, bạn hãy đến các khu chợ đầu mối hay chợ bán sỉ để mua thực phẩm cho cả tuần và lưu trữ trong tủ lạnh
  • Tích trữ một số loại đồ ăn liền và khô trong nhà như: mì tôm, thịt hộp, xúc xích, bánh mì,…

>> Xem thêm: Hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân từ A-Z

Rời xa những chương trình khuyến mãi, giảm giá

Những chương trình giảm giá, khuyến mãi luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với tất cả mọi người. Tuy vậy, bạn cũng không thể chỉ vì thấy các sản phẩm đang có giảm giá, ưu đãi mà mua bừa được. Bạn cần phải xem những món đồ đó có cần thiết không? Nếu mua sản phẩm này có vượt hạn mức chi tiêu đặt ra không? Như vậy sẽ tránh được tình trạng lãng phí và ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu các mục khác. Đây là một cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân và gia đình hợp lý và thông minh.

khong-quan-tam-den-chuong-trinh-khuyen-mai

Không quan tâm đến chương trình khuyến mãi

Sử dụng tiết kiệm điện, nước

Hoá đơn tiền điện và tiền nước hàng tháng của bạn không ngừng tăng lên khiến bạn đau đầu. Hãy học cách tiết kiệm chi tiêu trong gia đình nhờ vào việc tiết kiệm nước và chỉ sử dụng điện khi cần thiết. 

Bạn hãy thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất như tắt đèn khi không sử dụng, không bật điều hoà ở nhiệt độ quá thấp, quá cao hay môi trường mở, kiểm tra đường dẫn ống nước để tránh rò rỉ,…

Đây là những thói quen tốt cần được duy trì hàng ngày bởi tất cả thành viên trong gia đình. Tiết kiệm điện nước không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu trong gia đình bạn mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên cho quốc gia. Đây được coi là cách tiết kiệm chi tiêu gia đình cần sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình.

su-dung-tiet-kiem-nuoc

Sử dụng tiết kiệm nước

Tự làm những việc trong khả năng thay vì đi thuê

Thay vì tốn rất nhiều chi phí để thuê người dọn dẹp nhà cửa, bạn có thể bớt chút thời gian trong ngày hoặc dành cuối tuần để dọn dẹp. Còn đối với các thành viên trong gia đình, chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ công việc với nhau để giảm bớt gánh nặng. Hơn nữa, việc cùng nhau lao động, cùng nhau làm việc còn giúp cho tình cảm giữa các thành viên càng thêm gắn kết hơn.

Bên cạnh đó, hãy học cách chi tiêu tiết kiệm bằng việc tự tay sửa chữa những món đồ điện đơn giản như thay bóng đèn, đóng đinh,… Như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ.

cung-nhau-chia-se-cong-viec-nha

Cùng nhau chia sẻ công việc nhà

Hạn chế đi vay mượn tiền

Việc sở hữu những khoản nợ sẽ khiến cuộc sống của bạn luôn phải chịu áp lực về tiền bạc. Thêm nữa, điều này còn ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các mục tiêu tài chính. Thế nên, bạn cần hạn chế tối đa việc đi vay mượn tiền để phục vụ chi tiêu.

Nếu bạn đang có một khoản nợ, bạn cần lên kế hoạch trả nợ với thời gian hoàn thành và sắp xếp từng con số cụ thể. Cần ưu tiên những khoản vay nợ có lãi suất cao hơn trước để giảm bớt tiền lãi suất hàng tháng.

Thanh lý đồ cũ không sử dụng đến

Việc thanh lý những món đồ cũ không sử dụng đến là giải pháp vô cùng thông minh. Đặc biệt, đây là một cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp rất hiệu quả. Bạn hãy kiểm tra và thu dọn những món đồ ít dùng hoặc không còn dùng đến nhưng vẫn còn khả năng sử dụng được, chẳng hạn như quần áo, giày dép, đồ điện cũ, bàn ghế,… đăng lên thanh lý với giá rẻ tại các hội nhóm trên mạng xã hội. 

thanh-ly-do-cu

Thanh lý những món đồ không dùng đến

Thanh lý đồ cũ không chỉ khiến cho diện tích trong ngôi nhà của bạn rộng rãi hơn, mà bạn có thể thu lại một khoản tiền để chi tiêu vào những khoản khác. Cách tiết kiệm này giúp tránh lãnh phí đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm cách tăng thu nhập

Trong trường hợp không thể chi tiêu ít đi hay cắt giảm chi tiêu thì bạn nên nỗ lực kiếm nhiều tiền hơn. Ngoài thời gian làm việc hành chính, văn phòng, bạn có thể tìm đến các công việc làm thêm, freelancer, gia sư, bán hàng online,… để kiếm thêm thu nhập. Bạn sẽ bất ngờ với khoản tiền thêm này trong thu nhập của mình. 

tim-cach-kiem-tien-online

Tìm cách kiếm tiền online

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn những công việc phù hợp với năng lực và điều kiện hiện tại của mình. Phải biết cách cân bằng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và công việc chính hiện tại. 

>> Xem thêm: Top 9 ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả

Học cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật

Người Nhật nổi tiêng với phong cách sống tiết kiệm. Hãy cùng khám phá cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật dưới đây nhé!

Sử dụng tiết kiệm thực phẩm

Cách chi tiêu tiết kiệm của người Nhật được thể hiện ở trong mỗi bữa ăn hàng ngày của họ. Tại Nhật, giá thịt thường đắt hơn so với các loại rau củ quả. Vì vậy, thường mỗi tuần họ sẽ dành 1-2 bữa chỉ ăn rau. Còn về thịt, người Nhật luôn cố gắng sử dụng số lượng thịt vừa đủ để tránh gây lãng phí. Đặc biệt, đối với những thành viên trong gia đình phải đi làm, đi học, cách chi tiêu tiết kiệm trong gia đình họ chính là tự nấu cơm mang đi làm. 

bua-com-don-gian-cua-nguoi-nhat

Bữa cơm đơn giản của người Nhật

Chi tiêu tiết kiệm khi mua sắm

Người Nhật thường có thói quen lập danh sách những món đồ cần thiết phải mua trước khi đi mua sắm. Và họ sẽ không bị tác động bởi những sản phẩm giảm giá, giá rẻ nhưng không cần thiết. 

Họ sẽ đưa ra quyết định mua dựa trên khả năng chi trả và tính cần thiết của sản phẩm. Hơn nữa, để nhắc nhở bản thân, họ còn dán những tấm giấy note ở ví tiền hoặc trên thẻ tín dụng.

Sử dụng tiết kiệm năng lượng

Người Nhật ưu tiên sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng. Đây là một cách tiết kệm điện mà chúng ta nên học hỏi. Và họ giữ thói quen tắt đèn khi mỗi khi không sử dụng. Người Nhật luôn ghi nhớ những thứ gì mình định lấy trước khi mở tủ lạnh và thao tác mở đóng tủ chỉ được thực hiện trong vòng 3s. 

Tiết kiệm chi phí đi lại

Xe đạp là phương tiện đi lại được người Nhật ưa chuộng sử dụng rộng rãi. Với những đoạn đường không quá xa, xe đạp là phương tiện vừa tiết kiệm chi phí (xăng xe, bảo dưỡng, sửa chữa,…) lại vừa cải thiện sức khoẻ. 

Người Nhật tiết kiệm chi phí đi lại
Người Nhật tiết kiệm chi phí đi lại

Với những đoạn đường xa, thay vì sử dụng xe đạp, người Nhật sẽ sử dụng những phương tiện công cộng chính là tàu điện ngầm. Tàu điện ngầm là phương tiện tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các loại phương tiện khác.

Tiết kiệm thời gian

Đối với người Nhật, thời gian chính là vàng là bạc. Bỏ lỡ thời gian chính là đang lãng phí tiền bạc. Họ luôn chạy đua với thời gian và nỗ lực hết mình. Điều chúng ta cần học ở họ chính là sự đúng giờ.

Qua bài viết trên, bePOS đã chia sẻ 10 cách chi tiêu tiết kiệm hiệu quả, giúp bạn ổn định được tình hình tài chính của cá nhân lẫn của gia đình, từ đó xây dựng cho mình lối sống tiết kiệm và khoa học hơn. 

Ngoài ra, nếu đang có dự định tiết kiệm để đầu tư hay thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình thì bạn cần phải nỗ lực tiết kiệm hơn nữa. Khoảng thời gian tiết kiệm có thể kéo dài đến tận 5 năm hay 10 năm và làm bạn nản lòng. Tuy nhiên, nếu muốn nhanh chóng và tiện lợi, bạn có thể tham khảo gói vay tín chấp KBank Loan.

Hiện tại, ngân hàng KBank Thái Lan đang hợp tác với bePOS triển khai gói vay tín chấp dành cho các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp với hạn mức lên đến 300 triệu đồng cùng mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 1.25%/tháng, đặc biệt không phí bảo hiểm, không phí ẩn.

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/14RhfEHGGTm2XkeO7XJOgng2n1gz” text=”ĐĂNG KÝ VAY NGAY” ]

FAQ

Làm sao để chi tiêu hợp lý trong 1 tháng?

Khi vẫn chưa được nhận lương mà bạn đã nhẵn túi, vậy thì hãy cùng theo dõi một số cách chi tiêu tiết kiệm trong còng 1 tháng sau đây:

  • Cắt giảm những chi tiêu không cần thiết
  • Thanh lý những món đồ không dùng đến hay tái chế để tận dụng
  • Áp dụng phiếu giảm giá khi mua sắm
  • Mua hàng second hand
  • Tự nấu cơm mang đi làm

Có cách nào chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp theo tuần không?

Với những người có mức thu nhập thấp, cần cân đối thu chi để đảm bảo mức sống hợp lý như sau:

  • Lập kế hoạch phân bổ ngân sách theo tuần
  • Đưa ra định mức tiêu mỗi ngày
  • Theo dõi chi tiêu
  • Không thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là thẻ tín dụng
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/cach-chi-tieu-tiet-kiem/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]