Trang chủBlogs MarketingCampaign là gì? Các bước xây dựng một Campaign hiệu quả

Campaign là gì? Các bước xây dựng một Campaign hiệu quả

Cập nhật lần cuối: Tháng mười 10, 2023
Chu Hanh
1271 Đã xem

Thị trường kinh doanh ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững. Để đạt được điều đó, những doanh nghiệp này cần xây dựng những chiến dịch Marketing, quảng cáo,… cực kỳ chi tiết. Một chiến dịch tốt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và khẳng định được giá trị thương hiệu. Vậy Campaign là gì? Làm thế nào để xây dựng một Campaign hiệu quả? Cùng bePOS tìm hiểu ngay nhé!

Campaign là gì? 

Campage hay chiến dịch tiếp thị là một chuỗi hoạt động được thực hiện để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau, chẳng hạn như truyền hình, in ấn, nền tảng trực tuyến và đài phát thanh. Hiệu suất của chiến dịch tiếp thị đóng vai trò quan trọng trong việc định đoạt sự thành công của một nhãn hàng hoặc thương hiệu.

Một chiến dịch tiếp thị hiệu quả không chỉ dựa vào việc quảng cáo mà còn liên quan đến cách chúng ta sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông điệp đến người tiêu dùng một cách hiệu quả. Việc sử dụng chiến dịch truyền thông thông minh có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và nâng cao nhận diện thương hiệu một cách xuất sắc.

Nếu một chiến dịch thành công, nó có thể dẫn đến việc tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt với sức mạnh của mạng xã hội, có thể khiến chiến dịch trở nên “lan truyền” (viral).

campaign-la-gi
Campaign là gì?

6 loại Campaign phổ biến nhất

Có rất nhiều loại Campaign quảng cáo được sử dụng hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chiến dịch phù hợp. Nhưng nhìn chung sẽ có những loại chiến dịch sau: 

Marketing Campaign

Một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp đó là Campaign Marketing. Chiến dịch này Marketing sẽ giúp thương hiệu quảng bá hình ảnh của mình tới người tiêu dùng. Để hoàn thiện một Campaign Marketing, doanh nghiệp cần trải qua bốn hoạt động sau:

  • Hoạt động tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng.
  • Chào giá sản phẩm.
  • Tìm kiếm các kênh phân phối chất lượng.
  • Đẩy mạnh công cuộc bán hàng.
marketing-campaign-la-gi
Marketing Campaign là gì?

Advertising Campaign

Các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong việc truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng về sản phẩm với người tiêu dùng. Mỗi một chiến dịch quảng cáo sẽ được quyết định bởi ngân sách, kênh bán, cách thức đo lường hiệu quả và doanh thu mang về.

Creative Campaign 

Thông thường, Creative Campaign sẽ được thực hiện bởi những đơn vị bên ngoài gọi là Agency. Sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ chiến dịch nào. Và một Creative Campaign sẽ là công cụ để bạn có thể xem được quy trình thực hiện, đo lường về mức độ hiệu quả của sản phẩm hay thương hiệu đối với khách hàng. Tùy vào nhu cầu, sản phẩm hay thương hiệu mà các chiến dịch sáng tạo sẽ có nội dung khác nhau.

creative-campaign-la-gi
Creative Campaign là gì?

Viral Campaign

Viral Campaign là một chiến dịch truyền thông mang tính cộng đồng và có sự lan tỏa cao. Mục tiêu của chiến dịch này đó là khi xem những hoạt động trong Viral Campaign, khách hàng sẽ có sự đồng cảm và mong muốn chia sẻ tới mọi người xung quanh hoặc mua hàng của thương hiệu.

SEM Campaign

SEM Campaign có nghĩa là Search Engine Marketing Campaign, đây là một chiến dịch giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội. Hiểu một cách đơn giản thì SEM Campaign là những hoạt động giúp doanh nghiệp thay đổi vị trí Website của mình trên các trang công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Coccoc.

Mục tiêu của Campaign này là đẩy top cao nhất cho Website thông qua những bài viết chuẩn SEO, phủ sóng từ khóa ngành, sản phẩm để gây ấn tượng với khách hàng khiến họ truy cập vào trang thông tin.

sem-campaign-la-gi
SEM Campaign là gì?

IMC Campaign

IMC là một chiến lược quảng bá tích hợp, khi áp dụng chiến lược này bạn sẽ lựa chọn cho doanh nghiệp của mình những kênh truyền thông phù hợp nhất, từ đó thực hiện quảng bá để phủ sóng thương hiệu đến với người tiêu dùng. 

Vai trò của các Campaign đối với doanh nghiệp

Dưới đây là những vai trò chính mà các Campaign quảng cáo mang lại cho doanh nghiệp:

  • Giúp thương hiệu khẳng định và nâng cao giá trị của mình, đồng thời đem lại sự khác biệt cho thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
  • Tiếp cận, thu hút và tìm kiếm thêm nhiều nguồn khách hàng mới cũng như giữ mối quan hệ với nguồn khách hàng cũ.
  • Giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
  • Phát hiện sai sót và chỉnh sửa những thông tin tiêu cực, không chính xác về doanh nghiệp trên thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá các chiến dịch chính xác, hiệu quả và đơn giản hơn.
vai-tro-cua-campaign
Vai trò của campaign là gì với doanh nghiệp

Các bước xây dựng một Campaign thành công cho doanh nghiệp

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhắm tới

Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu và đưa ra những kế hoạch cụ thể cho chiến dịch sắp tới. Nếu hoạt động này không được thực hiện chính xác, doanh nghiệp sẽ khó đo lường được những vấn đề như: hiệu quả chiến dịch, đối thủ cạnh tranh, sự quan tâm của khách hàng,… và làm giảm sự thành công của toàn bộ Campaign.

Để việc nắm bắt được thị trường mục tiêu chính xác nhất bạn sẽ cần phải trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm cần phải tiếp thị là gì?
  • Thị trường tiêu thụ đang diễn ra như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai? Những Campaign họ đã và đang thực hiện có hiệu quả hay không?
  • Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là gì? Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?

Khi những câu hỏi càng chi tiết thì việc xác định ra thị trường cho doanh nghiệp của bạn càng rõ ràng và hiệu quả thành công của Campaign sẽ càng cao hơn.

nghien-cuu-thi-truong
Nghiên cứu thị trường trước khi lên chiến dịch

Bước 2: Đưa ra mục tiêu của Campaign

Khi đã xác định được thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới, bạn cần tìm ra mục đích thực hiện Campaign lần này là gì. Bạn muốn giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh thu cho sản phẩm cũ, quảng bá thương hiệu…? Hãy tìm ra đáp án thật cụ thể và xác định mục tiêu càng rõ ràng càng tốt.

Bước 3: Đưa ra ngân sách của chiến dịch

Ngân sách sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch. Việc bạn cần làm là tính toán chi phí một cách cụ thể nhất, đưa ra những tình huống có thể phát sinh để có thêm chi phí dự phòng. Như vậy mới có thể nắm chắc phần thành công trong dự án.

dua-ra-ngan-sach-phu-hop
Đưa ra ngân sách phù hợp

Bước 4: Lựa chọn các hoạt động trong Campaign

Ở giai đoạn này, toàn team sẽ cùng ngồi và bàn bạc về các hoạt động sẽ diễn ra trong Campaign. Lưu ý rằng những hoạt động này cần phải gắn liền với mục tiêu mà Campaign hướng tới. Đây là giai đoạn cần phải có rất nhiều sự sáng tạo vì nếu các hoạt động có sự thu hút cao sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng nhiều hơn.

Bước 5: Lựa chọn kênh truyền thông 

Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing là quyết định các kênh truyền thông và nền tảng thích hợp. Mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ yêu cầu sử dụng các phương tiện tiếp thị cụ thể để đạt được hiệu suất tốt nhất.

Theo một nghiên cứu của eMarketer, 59% những người làm Marketing cho rằng Social media marketing là công cụ truyền thông hiệu quả nhất để thu hút khách hàng tiềm năng.

Chẳng hạn, đối với đối tượng khách hàng trẻ như Gen Z, có thể sẽ thích hợp sử dụng nền tảng TikTok hoặc Instagram. Còn đối với những người có độ tuổi lớn hơn như Millennials, Gen X, quảng cáo trên truyền hình có thể là một lựa chọn đáng xem xét.

chon-kenh-truyen-thong-phu-hop
Lựa chọn kênh truyền thông cho campaign

Bước 6: Lựa chọn khoảng thời gian thực hiện Campaign

Xác định khoảng thời gian thực hiện Campaign sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát mọi giai đoạn của chiến dịch. Đồng thời khi chia khoảng thời gian cho từng hoạt động sẽ giúp việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch được dễ dàng hơn.

Bước 7: Triển khai chiến dịch

Khi thực hiện chiến dịch, bạn cần theo sát các deadline và công việc đã đặt ra để thực hiện đúng các mục tiêu. Ngoài ra, trong quá trình chạy Campaign chắc chắn sẽ gặp nhiều trường hợp khó lường. Bạn cần có tính sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề để có thể đối đầu với các trường hợp xấu nhất.

Bước 8: Đo lường chiến dịch

Đo lường chiến dịch thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được những lỗi sai trong quá trình thực hiện các hoạt động quảng bá và tìm ra phương án điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa, việc này cũng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc xây dựng Campaign sau này.

do-luong-chien-dich
Đo lường chiến dịch

Bước 9: Tùy chỉnh và lặp lại khi cần

Sau khi đã đo lường và đánh giá kết quả của một chiến dịch, bạn có thể quyết định liệu có cần tiếp tục chiến dịch hiện tại trong tương lai hay cần thực hiện điều chỉnh để tối ưu hóa hiệu suất. Rất quan trọng là bạn nên ghi lại tất cả thông tin cần thiết để có thể sử dụng những kinh nghiệm này cho các chiến dịch tương lai.

>> Xem thêm: Những ý tưởng khuyến mãi giúp tăng doanh thu hiệu quả

Ví dụ một số Campaign thành công trên thế giới và ở Việt Nam

Không kể là chiến dịch Online hay Offline, các thương hiệu tại Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều các Campaign thành công, đặc biệt là những Marketing Campaign. Dưới đây là một số chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo.

Honda – Đi về nhà

Chiến dịch “Trở về ngôi nhà” của Honda trong dịp Tết Nguyên Đán 2021 đã đem lại cho Honda Việt Nam những kết quả vượt xa sự kỳ vọng ban đầu.

Honda đã chọn một chủ đề tinh tế – “trở về nhà” – phù hợp với tâm trạng của mọi người trong dịp Tết, thời điểm quan trọng của họp gia đình. Chiến dịch đã khéo léo thể hiện tình cảm gia đình và hình ảnh của người con xa xứ quay trở về nhà bằng một chiếc xe Honda, với thông điệp rõ ràng: “Hãy trở về với gia đình trong dịp Tết, vì hạnh phúc thực sự đơn giản chỉ là ở bên nhau.”

Kết quả: Chỉ với video âm nhạc này, Honda đã đạt được một thành tựu đáng kinh ngạc, với hơn 56 triệu lượt xem chỉ sau một tháng phát hành và đứng đầu danh sách video thịnh hành trên YouTube trong nhiều ngày. Ngoài ra, chiến dịch này cũng đã giúp Honda thu được một nguồn lợi nhuận lớn thông qua quảng cáo trên YouTube và doanh số bán hàng tăng cao trong thời gian đó.

chien-dich-honda
Chiến dịch Honda – Đi về nhà

Chanel – Ngày của mẹ

Năm 2020, lấy cảm hứng từ những tác phẩm vẽ của trẻ con dành tặng cho mẹ, Chanel đã tạo nên một chiến dịch độc đáo để tưởng nhớ “Ngày của Mẹ” thông qua hình ảnh tươi sáng và sáng tạo của các đứa trẻ.

Chiến dịch “Ngày của Mẹ” của thương hiệu nước hoa Chanel lấy ý tưởng từ tất cả những nét vẽ, sáng tạo và màu sắc đều xuất phát từ trái tim của các đứa trẻ; lấy cảm hứng từ những thói quen hàng ngày của mẹ. Sau đó, Chanel đã sáng tạo và sản xuất các sản phẩm dựa trên các bản thiết kế do các em nhỏ tài năng tạo ra.

Kết quả: Chiến dịch này đã biến Chanel thành một món quà đặc biệt và ý nghĩa dành cho các mẹ trong dịp “Ngày của Mẹ”. Đây là cách thể hiện tình yêu và tôn trọng của các con dành cho người mẹ của mình. Đồng thời, chiến dịch này cũng giúp quảng bá nước hoa No5 của Chanel một cách ấm áp và thú vị.

Apple – Shot on iPhone

Dòng sản phẩm ‘Shot on iPhone’ của Apple đặc biệt nhấn mạnh khả năng chụp ảnh và quay video chất lượng cao mà người dùng có thể thực hiện bằng iPhone X. Đây là một chiến dịch ra mắt sản phẩm tập trung vào tính năng cụ thể của điện thoại thông minh mới của Apple.

Loạt chiến dịch ‘Shot trên iPhone’ của Apple tập trung vào việc sử dụng nội dung tạo bởi cộng đồng người dùng (UGC). Người dùng iPhone chia sẻ những bức ảnh họ chụp với chiếc điện thoại của mình cho Apple, và sau đó, Apple sử dụng nội dung này trên bảng quảng cáo để trưng bày những bức ảnh chất lượng cao nhất. Tương tự như việc chia sẻ hình ảnh thông thường, Apple cũng thực hiện cuộc phỏng vấn với các nghệ sĩ đứng sau những bức ảnh này và sử dụng nó như phần lồng tiếng cho các video trưng bày.

Trong phần mô tả, Apple bao gồm các trích dẫn từ các nhiếp ảnh gia về những bức ảnh nổi bật trong từng bài viết. Apple cũng khuyến khích người dùng chia sẻ ảnh chụp bằng iPhone của họ trên Instagram với hashtag #ShotoniPhone.

chien-dich-apple
Chiến dịch Apple – Shot on iPhone

Nike – Just do it

Nike ban đầu tập trung vào thị trường chạy marathon. Tuy nhiên, để đối phó với đối thủ chính là Reebok, họ đã phát triển chiến dịch “Just Do It” vào cuối thập kỷ 1980, một câu châm ngôn ngắn gọn nhưng đầy sức mạnh. Chiến dịch này đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự.

Năm 1988, Nike đạt doanh thu 800 triệu đô la; 10 năm sau, doanh thu tăng gấp 10 lần, lên đến 9,2 tỷ đô la. Câu “Just Do It” đơn giản, nhưng nó đã gói gọn toàn bộ cảm xúc khi tập thể dục và đến ngày nay, nó vẫn mang ý nghĩa tương tự.

Không muốn chạy 500m? “Just Do It”. Không muốn đạp xe 2 vòng hồ? “Just Do It”. Đó là câu khẩu hiệu mà chúng ta có thể liên tưởng đến: Hãy thách thức bản thân và vượt qua mọi rào cản.

Biti’s – Đi để trở về

Biti’s đã từng làm khảo sát về chủ đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội và thu hút được hơn 87.000 người tham gia thảo luận. Đặc biệt, vào những dịp Tết đến xuân về, câu chuyện đi du lịch hay trở về với gia đình lại khiến người tiêu dùng quan tâm và tranh luận nhiều hơn.

Biti’s là một thương hiệu trong nước với ngân sách khiêm tốn, sau nhiều năm yên ắng thương hiệu đã mang đến một tinh thần “Đi và trải nghiệm” của người trẻ. Biti’s Hunter đã lắng nghe người tiêu dùng và thay các bạn trẻ phủ sóng thông điệp: “Đi là để trở về” vô cùng mạnh mẽ. 

Mặc dù thương hiệu đã rất nhiều năm không tham gia vào các Campaign truyền thông nhưng vẫn dũng cảm xây dựng một chiến dịch truyền thông Tết mạnh mẽ. Đây là khoảng thời gian khiến Biti’s gặp nhiều thử thách cũng như đặt ra các mục tiêu cụ thể và tạo nên sự đột phá cho thương hiệu.

Mùa 1 của Campaign, Biti’s đưa ra mục tiêu giúp người tiêu dùng nâng cao nhận biết về thương hiệu. Quyết định tham gia vào truyền thông Tết của Biti’s mang ý nghĩa muốn tạo ra sự chú ý lớn với cộng đồng và tạo một cú đẩy để thương hiệu trỗi dậy.

Tới mùa 2 của Campaign, Biti’s không chỉ dừng thông điệp ở việc “Đi và trải nghiệm” mà đem theo thông điệp “Đi để trở về”, hình ảnh gắn liền với thương hiệu trong mùa đầu tiên. Từ đó, Biti’s biến thông điệp “Đi để trở về” thành biểu tượng của thương hiệu mỗi dịp Tết về trong lòng giới trẻ Việt Nam.

chien-dich-bitis-di-de-tro-ve
Chiến dịch Bitis đi để trở về

>> Xem thêm: CPAS là gì? Cách chạy quảng cáo CPAS thành công

Một số lưu ý khi xây dựng và thực hiện Campaign

Mặc dù có kế hoạch, đo lường và thực hiện đúng các bước theo quy trình nhưng một số Campaign vẫn không thành công. Để hạn chế tình trạng đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lên chiến lược một cách cụ thể, chính xác.
  • Nghiên cứu và phân tích thật kỹ tâm lý khách hàng mục tiêu.
  • Campaign cần có lời kêu gọi hành động của người tham gia để tăng chuyển đổi.
  • Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với khách hàng trong Campaign.
  • Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. 
  • Không phải Campaign nào cũng thấy được kết quả ngay nên cần phải kiên nhẫn đo lường và phân tích.
luu-y-khi-xay-dung-campaign
Lưu ý khi xây dựng campaign là gì?

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu Campaign là gì cũng như nắm rõ cách xây dựng một Campaign hiệu quả. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công.

FAQ

Thuật ngữ Campaign chỉ được dùng trong các chiến dịch Marketing phải không?

Campaign không chỉ được sử dụng trong chuyên ngành Marketing. Ngoài lĩnh vực này, bạn sẽ còn bắt gặp thuật ngữ trong các ngành như Sale, Pr, Poster,…

Digital Marketing Campaign là gì?

Digital Marketing Campaign có thể coi là một chiến dịch Marketing online, được doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tiếp thị trên tất cả các kênh kỹ thuật số có thể tương tác với người tiêu dùng. Chiến dịch này thường sẽ được xây dựng với mục tiêu cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của các doanh nghiệp.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/campaign-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]