Trang chủBlogs MarketingCampaign là gì? 6 bước xây dựng một Campaign hiệu quả

Campaign là gì? 6 bước xây dựng một Campaign hiệu quả

Cập nhật lần cuối: Tháng Năm 05, 2023
Avatar
bePOS
292 Đã xem

Thị trường kinh doanh ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững. Để đạt được điều đó, những doanh nghiệp này cần xây dựng những chiến dịch Marketing, quảng cáo,… cực kỳ chi tiết. Một chiến dịch tốt sẽ giúp doanh nghiệp chiếm được lòng tin của khách hàng và khẳng định được giá trị thương hiệu. Vậy Campaign là gì? Làm thế nào để xây dựng một Campaign hiệu quả? Cùng bePOS tìm hiểu ngay nhé!

Khái niệm Campaign là gì? 

Campaign theo nghĩa Tiếng Việt sẽ là chiến dịch. Có thể nói rằng đây là một tập hợp của nhiều công việc được thực hiện để doanh nghiệp giải quyết một vấn đề nào đó, trong một khoảng thời gian cụ thể. 

Không phải chỉ cần bỏ ra chi phí lớn là sẽ có một Campaign thành công. Điều cần nhất của một chiến dịch tiếp thị đó là doanh nghiệp phải lựa chọn và sử dụng kênh truyền thông chính xác, từ đó có thể truyền tải thông điệp tới người tiêu dùng hiệu quả nhất.

campaign-la-gi

Campaign là gì?

Những loại Campaign phổ biến

Có rất nhiều loại Campaign được sử dụng hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn chiến dịch phù hợp. Nhưng nhìn chung sẽ có những loại chiến dịch sau: 

Marketing Campaign

Một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp đó là Marketing. Chiến dịch này Marketing sẽ giúp thương hiệu quảng bá hình ảnh của mình tới người tiêu dùng. Để hoàn thiện một Marketing Campaign, doanh nghiệp cần trải qua bốn hoạt động sau:

  • Hoạt động tiếp thị sản phẩm tới người tiêu dùng.
  •  Chào giá sản phẩm.
  • Tìm kiếm các kênh phân phối chất lượng.
  • Đẩy mạnh công cuộc bán hàng.

Advertising Campaign

Các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong việc truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng về sản phẩm với người tiêu dùng. Mỗi một chiến dịch quảng cáo sẽ được quyết định bởi ngân sách, kênh bán, cách thức đo lường hiệu quả và doanh thu mang về.

advertising-campaign

Advertising Campaign

Creative Campaign 

Thông thường, Creative Campaign sẽ được thực hiện bởi những đơn vị bên ngoài gọi là Agency. Sáng tạo là một yếu tố không thể thiếu trong bất cứ chiến dịch nào. Và một Creative Campaign sẽ là công cụ để bạn có thể xem được quy trình thực hiện, đo lường về mức độ hiệu quả của sản phẩm hay thương hiệu đối với khách hàng. Tùy vào nhu cầu, sản phẩm hay thương hiệu mà các chiến dịch sáng tạo sẽ có nội dung khác nhau.

Viral Campaign

Viral Campaign là một chiến dịch truyền thông mang tính cộng đồng và có sự lan tỏa cao. Mục tiêu của chiến dịch này là đó là khi xem những hoạt động trong Viral Campaign, khách hàng sẽ có sự đồng cảm và mong muốn chia sẻ tới mọi người xung quanh hoặc mua hàng của thương hiệu.

viral-campaign

Viral Campaign

>> Xem thêm: VIRAL CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 BÍ QUYẾT KHIẾN CONTENT VIRAL NHẤT

SEM Campaign

SEM Campaign có nghĩa là Search Engine Marketing Campaign, đây là một chiến dịch giúp doanh nghiệp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội. Hiểu một cách đơn giản thì SEM Campaign là những hoạt động giúp doanh nghiệp thay đổi vị trí Website của mình trên các trang công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Coccoc.

Mục tiêu của Campaign này là đẩy top cao nhất cho Website thông qua những bài viết chuẩn SEO, phủ sóng từ khóa ngành, sản phẩm để gây ấn tượng với khách hàng khiến họ truy cập vào trang thông tin.

IMC Campaign

IMC là một chiến lược quảng bá tích hợp, khi áp dụng chiến lược này bạn sẽ lựa chọn cho doanh nghiệp của mình những kênh truyền thông phù hợp nhất, từ đó thực hiện quảng bá để phủ sóng thương hiệu đến với người tiêu dùng. 

Vai trò của các Campaign đối với doanh nghiệp

Dưới đây là những vai trò chính mà các Campaign mang lại cho doanh nghiệp:

  • Giúp thương hiệu khẳng định và nâng cao giá trị của mình, đồng thời đem lại sự khác biệt cho thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
  • Tiếp cận, thu hút và tìm kiếm thêm nhiều nguồn khách hàng mới cũng như giữ mối quan hệ với nguồn khách hàng cũ.
  • Giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, mang đến sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
  • Phát hiện sai sót và chỉnh sửa những thông tin tiêu cực, không chính xác về doanh nghiệp trên thị trường.
  • Giúp doanh nghiệp có thể đo lường, đánh giá các chiến dịch chính xác, hiệu quả và đơn giản hơn.

campaign-giup-doanh-nghiep-thu-hut-khach-hang-moi

Campaign giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng mới

6 bước xây dựng một Campaign thành công cho doanh nghiệp

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhắm tới

Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng mục tiêu và đưa ra những kế hoạch cụ thể cho chiến dịch sắp tới. Nếu hoạt động này không được thực hiện chính xác, doanh nghiệp sẽ khó đo lường được những vấn đề như: hiệu quả chiến dịch, đối thủ cạnh tranh, sự quan tâm của khách hàng,… và làm giảm sự thành công của toàn bộ Campaign.

Để việc nắm bắt được thị trường mục tiêu chính xác nhất bạn sẽ cần phải trả lời những câu hỏi sau:

  • Sản phẩm cần phải tiếp thị là gì?
  • Thị trường tiêu thụ đang diễn ra như thế nào?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai? Những Campaign họ đã và đang thực hiện có hiệu quả hay không?
  • Khách hàng mục tiêu của sản phẩm là gì? Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?

Khi những câu hỏi càng chi tiết thì việc xác định ra thị trường cho doanh nghiệp của bạn càng rõ ràng và hiệu quả thành công của Campaign sẽ càng cao hơn.

Bước 2: Đưa ra mục tiêu của Campaign

Khi đã xác định được thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới, bạn cần tìm ra mục đích thực hiện Campaign lần này là gì. Bạn muốn giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh thu cho sản phẩm cũ, quảng bá thương hiệu…? Hãy tìm ra đáp án thật cụ thể và xác định mục tiêu càng rõ ràng càng tốt.

cac-buoc-tao-ra-chien-dich-marketing

Các bước tạo ra chiến dịch Marketing

Bước 3: Đưa ra ngân sách của chiến dịch

Ngân sách sẽ là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công hay thất bại của chiến dịch. Việc bạn cần làm là tính toán chi phí một cách cụ thể nhất, đưa ra những tình huống có thể phát sinh để có thêm chi phí dự phòng. Như vậy mới có thể nắm chắc phần thành công trong dự án.

Bước 4: Lựa chọn các hoạt động trong Campaign

Ở giai đoạn này, toàn team sẽ cùng ngồi và bàn bạc về các hoạt động sẽ diễn ra trong Campaign. Lưu ý rằng những hoạt động này cần phải gắn liền với mục tiêu mà Campaign hướng tới. Đây là giai đoạn cần phải có rất nhiều sự sáng tạo vì nếu các hoạt động có sự thu hút cao sẽ tạo được ấn tượng với khách hàng nhiều hơn.

Bước 5: Lựa chọn khoảng thời gian thực hiện Campaign

Xác định khoảng thời gian thực hiện Campaign sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát mọi giai đoạn của chiến dịch. Đồng thời khi chia khoảng thời gian cho từng hoạt động sẽ giúp việc đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch được dễ dàng hơn.

chon-thoi-gian-cho-tung-giai-doan-cua-marketing-campaign

Chọn thời gian cho từng giai đoạn của Campaign

Bước 6: Đo lường chiến dịch

Đo lường chiến dịch thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được những lỗi sai trong quá trình thực hiện các hoạt động quảng bá và tìm ra phương án điều chỉnh phù hợp. Hơn nữa, việc này cũng sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm trong việc xây dựng các Campaign sau này.

>> Xem thêm: NHỮNG CHIẾN LƯỢC MARKETING 0 ĐỒNG HIỆU QUẢ NHẤT 2022

Lưu ý khi xây dựng và thực hiện Campaign

Mặc dù có kế hoạch, đo lường và thực hiện đúng các bước theo quy trình nhưng một số Campaign vẫn không thành công. Để hạn chế tình trạng đó, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Lên chiến lược một cách cụ thể, chính xác.
  • Nghiên cứu và phân tích thật kỹ tâm lý khách hàng mục tiêu.
  • Campaign cần có lời kêu gọi hành động của người tham gia để tăng chuyển đổi.
  • Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với khách hàng trong Campaign.
  • Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. 
  • Không phải Campaign nào cũng thấy được kết quả ngay nên cần phải kiên nhẫn đo lường và phân tích.

nhung-luu-y-giup-mot-campaign-thanh-cong

Những lưu ý giúp một Campaign thành công

Một số Campaign thành công ở Việt Nam

Không kể là chiến dịch Online hay Offline, các thương hiệu tại Việt Nam đã xây dựng được rất nhiều các Campaign thành công, đặc biệt là những Marketing Campaign. Dưới đây là một số chiến dịch Marketing thành công ở Việt Nam tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo.

Chiến dịch Marketing của Shopee sử dụng Influencer

Shopee Việt Nam đã thực hiện khá nhiều Campaign thành công. Các chiến dịch của Shopee hầu hết được xây dựng với mục đích đẩy mạnh độ phủ sóng của thương hiệu trên thị trường, cũng như trong lòng người tiêu dùng. 

Không giống những thương hiệu khác, chiến lược sử dụng Influencer của Shopee chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn từ 2-3 tháng. Khi có những nhân vật có sức ảnh hưởng mới thì Shopee sẽ thuê họ để làm người đại diện cho thương hiệu mình ngay tại khoảng thời gian đó. 

Ví dụ điển hình đó là khi đội tuyển U23 Việt Nam vô địch Seagame, Shopee đã hợp tác với một số cầu thủ bóng đá của đội tuyển để quảng bá hình ảnh cho thương hiệu mình. Hay hoa hậu Việt Nam cũng là một trong những người có sức ảnh hưởng đã trở thành gương mặt đại diện của Shopee trong một khoảng thời gian ngắn.

chien-dich-marketing-cua-shopee

Chiến dịch Marketing của Shopee

Chiến dịch Marketing của Biti’s “Đi để trở về”

Biti’s đã từng làm khảo sát về chủ đề “Đi hay Về” trên mạng xã hội và thu hút được hơn 87.000 người tham gia thảo luận. Đặc biệt, vào những dịp Tết đến xuân về, câu chuyện đi du lịch hay trở về với gia đình lại khiến người tiêu dùng quan tâm và tranh luận nhiều hơn.

Biti’s là một thương hiệu trong nước với ngân sách khiêm tốn, sau nhiều năm yên ắng thương hiệu đã mang đến một tinh thần “Đi và trải nghiệm” của người trẻ. Biti’s Hunter đã lắng nghe người tiêu dùng và thay các bạn trẻ phủ sóng thông điệp: “Đi là để trở về” vô cùng mạnh mẽ. 

Mặc dù thương hiệu đã rất nhiều năm không tham gia vào các Campaign truyền thông nhưng vẫn dũng cảm xây dựng một chiến dịch truyền thông Tết mạnh mẽ. Đây là khoảng thời gian khiến Biti’s gặp nhiều thử thách cũng như đặt ra các mục tiêu cụ thể và tạo nên sự đột phá cho thương hiệu.

chien-dich-marketing-cua-bitis

Chiến dịch Marketing của Biti’s “Đi để trở về”

Mùa 1 của Campaign, Biti’s đưa ra mục tiêu giúp người tiêu dùng nâng cao nhận biết về thương hiệu. Quyết định tham gia vào truyền thông Tết của Biti’s mang ý nghĩa muốn tạo ra sự chú ý lớn với cộng đồng và tạo một cú đẩy để thương hiệu trỗi dậy.

Tới mùa 2 của Campaign, Biti’s không chỉ dừng thông điệp ở việc “Đi và trải nghiệm” mà đem theo thông điệp “Đi để trở về”, hình ảnh gắn liền với thương hiệu trong mùa đầu tiên. Từ đó, Biti’s biến thông điệp “Đi để trở về” thành biểu tượng của thương hiệu mỗi dịp Tết về trong lòng giới trẻ Việt Nam.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu Campaign là gì cũng như nắm rõ cách xây dựng một Campaign hiệu quả. Chúc các bạn sẽ áp dụng thành công.

FAQ

Thuật ngữ Campaign chỉ được dừng trong các chiến dịch Marketing phải không?

Campaign không chỉ được sử dụng trong chuyên ngành Marketing. Ngoài lĩnh vực này, bạn sẽ còn bắt gặp thuật ngữ trong các ngành như Sale, Pr, Poster,…

Thế nào là Digital Marketing Campaign?

Digital Marketing Campaign có thể coi là một chiến dịch Marketing online, được doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tiếp thị trên tất cả các kênh kỹ thuật số mà có thể tương tác với người tiêu dùng. Chiến dịch này thường sẽ được xây dựng với mục tiêu cải thiện tỷ lệ chuyển đổi khách hàng của các doanh nghiệp.