Trang chủBlogs MarketingTừ A-Z chạy quảng cáo Shopee hiệu quả 2024 [MỚI NHẤT]

Từ A-Z chạy quảng cáo Shopee hiệu quả 2024 [MỚI NHẤT]

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Avatar
Chu Hanh
1093 Đã xem

Chạy quảng cáo trên Shopee có khó không? Chạy quảng cáo Shopee bao nhiêu tiền? Làm thế nào để chạy quảng cáo Shopee hiệu quả? Trong bài viết này, bePOS sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn và hướng dẫn quảng cáo Shopee mới nhất.

Quảng cáo Shopee là gì?

Shopee là ứng dụng mua sắm online và sàn giao dịch thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam. Shopee được Forrest Li thành lập vào năm 2009 với trụ sở đặt tại Singapore và đã có mặt tại nhiều quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,…

Hiện tại, đây là sàn thương mại điện tử có số lượng người dùng lớn nhất tại Việt Nam (khoảng hơn 160 triệu người dùng, 6 triệu người bán). Sản phẩm trên sàn thương mại điện tử này rất đa dạng như: quần áo, đồ gia dụng, thiết bị điện tử, đồ chơi,… đáp ứng nhu mọi nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. 

Quảng cáo Shopee là một công cụ giúp người bán có thể đặt sản phẩm của mình tại những vị trí nổi bật nhằm quảng bá, thu hút người dùng truy cập shop và mua hàng (trên cả nền tảng website và mobile). Các sản phẩm quảng cáo sẽ được gắn dòng chữ “Tài trợ”. 

quang-cao-shopee-la-gi
Quảng cáo Shopee là gì?

Quảng cáo Shopee hiển thị ở đâu?

Quảng cáo Shopee xuất hiện ở nhiều vị trí trên nền tảng Shopee để tạo hiệu ứng tối ưu và thu hút sự chú ý của người dùng. Quảng cáo các sản phẩm riêng lẻ có thể xuất hiện ở các vị trí như:

  • Trang chủ Shopee: Quảng cáo Shopee có thể xuất hiện trên trang chủ của ứng dụng Shopee, nơi người dùng thường xem những sản phẩm và ưu đãi mới nhất.
  • Trang kết quả tìm kiếm: Khi người dùng tìm kiếm sản phẩm hoặc từ khóa cụ thể, quảng cáo Shopee có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của họ, đặc biệt là khi có sự tương quan giữa quảng cáo và từ khóa tìm kiếm.
  • Trang chi tiết sản phẩm: Quảng cáo có thể hiển thị trên trang chi tiết của một sản phẩm cụ thể. Điều này giúp tăng khả năng người dùng chuyển đổi và mua sản phẩm sau khi xem thông tin chi tiết.
  • Các trang liên quan đến đặt mua hàng: Quảng cáo có thể xuất hiện trên các trang liên quan đến quá trình đặt hàng, chẳng hạn như trang giỏ hàng, trang thanh toán, và trang xác nhận đơn hàng.
  • Các trang liên quan đến đơn hàng: Sau khi đặt hàng, quảng cáo có thể hiển thị trên các trang liên quan đến việc theo dõi và quản lý đơn hàng, như trang lịch sử đơn hàng và trang thông tin giao hàng.
  • Trang Giải thưởng Shopee: Nếu có, quảng cáo có thể xuất hiện trên trang Giải thưởng Shopee, nơi người dùng thường xem danh sách các sản phẩm được đánh giá cao và được đề xuất.
quang-cao-shopee-hien-thi-o-dau
Quảng cáo Shopee hiển thị ở đâu?

Ngoài ra, quảng cáo Shopee của các gian hàng hoặc thương hiệu cụ thể cũng có thể xuất hiện trên:

  • Trang chủ Shopee: Điều này giúp thương hiệu nổi bật ngay từ trang chủ, nơi có nhiều lưu lượng truy cập.
  • Trang kết quả tìm kiếm: Để tận dụng sự tìm kiếm của người dùng và hiển thị sản phẩm của gian hàng/trương hiệu trong kết quả tìm kiếm.

Những vị trí này được chọn để đảm bảo rằng quảng cáo Shopee tiếp cận một lượng lớn người dùng và tối ưu hóa cơ hội mua sắm của họ trên nền tảng này.

Những lý do nên chạy quảng cáo Shopee 

Tại Việt Nam, Shopee là sàn thương mại điện tử có lượng truy cập hàng tháng cao nhất, lên tới hơn 60 triệu lượt. Do đó, kinh doanh online trên Shopee sẽ giúp các chủ shop tiếp cận được lượng khách hàng lớn, mở rộng thị phần để phát triển. Có thể nói, bán hàng trên Shopee đang trở thành một xu thế trong thời đại số. 

Theo thống kê của sàn thương mại điện tử này, đến nay có khoảng 80.000 shop đã và đang sử dụng các hình thức quảng cáo Shopee mới nhất và nhận được nhiều lợi ích từ công cụ này như:

  • Tăng lượng hiển thị sản phẩm, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng.
  • Tăng 30% số đơn hàng.
  • Tăng 30% lượt truy cập vào shop.
  • Chỉ tính phí quảng cáo khi có lượt click.
  • Chi phí quảng cáo không quá đắt.
  • Ngoài ra, việc chạy quảng cáo Shopee rất tiện lợi và đơn giản. 
vi-sao-nen-chay-quang-cao-shopee
Có nên chạy quảng cáo Shopee không? 

Các hình thức quảng cáo trên Shopee phổ biến

2 hình thức quảng cáo trên Shopee phổ biến nhất:

Quảng cáo tìm kiếm 

Quảng cáo tìm kiếm trên Shopee bao gồm hai loại quảng cáo chính: Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm và Quảng cáo tìm kiếm shop.

  • Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm

Quảng cáo tìm kiếm sản phẩm nhằm đẩy sản phẩm của cửa hàng lên đầu trang kết quả tìm kiếm, nơi mà người dùng thường xem các sản phẩm. Điều này giúp sản phẩm của Người bán được hiển thị nhiều hơn và tạo cơ hội tốt hơn cho việc tăng doanh số bán hàng. Khi bạn thiết lập quảng cáo này, bạn có thể chọn các từ khóa cụ thể phù hợp và liên quan với sản phẩm của mình, giúp sản phẩm hiển thị khi người mua tìm kiếm với các từ khóa đó.

  • Quảng cáo tìm kiếm shop

Quảng cáo tìm kiếm Shop xuất hiện khi người mua tìm kiếm từ khóa liên quan đến quảng cáo của bạn. Quảng cáo này sẽ hiển thị Tên, Logo, hình ảnh, khẩu hiệu quảng cáo, Mã giảm giá và các sản phẩm của cửa hàng của bạn tại vị trí hàng đầu trên trang kết quả tìm kiếm. Điều này giúp cửa hàng tăng khả năng được người dùng thấy và có thể dẫn đến tăng lượng truy cập và doanh số bán hàng.

Quảng cáo tìm kiếm Shop giúp cửa hàng tạo ấn tượng mạnh mẽ với người mua ngay từ khi họ tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến cửa hàng của bạn.

quang-cao-shopee-tim-kiem-san-pham
Quảng cáo Shopee tìm kiếm sản phẩm

Quảng cáo khám phá 

Quảng cáo khám phá là một hình thức quảng cáo trên Shopee, nơi sản phẩm của Người bán được hiển thị trong các mục có lượng truy cập cao trên nền tảng Shopee, bao gồm:

  • Mục Gợi ý hôm nay trên trang chủ Shopee

Quảng cáo Khám phá xuất hiện trong mục Gợi ý hôm nay trên trang chủ Shopee giúp các sản phẩm được hiển thị cho những người mua quan tâm đến các sản phẩm tương tự, hoặc liên quan đến những gì họ đang tìm kiếm. Các sản phẩm này thường là những sản phẩm mà người mua có thể đã xem hoặc thêm vào giỏ hàng trong vòng 30 ngày qua. Tại trang chủ có 55 vị trí đầu tiên ở mục “Gợi ý hôm nay”. Trong đó, giao diện sẽ hiển thị tối đa 26 sản phẩm quảng cáo.

  • Mục Có thể bạn cũng thích tại trang chi tiết sản phẩm

Quảng cáo khám phá cũng xuất hiện trong mục Có thể bạn cũng thích tại trang chi tiết sản phẩm. Ở đây, các sản phẩm bổ sung hoặc có liên quan đến sản phẩm mà người mua đang xem được hiển thị. Điều này giúp tăng cơ hội cho người mua tìm hiểu và mua sắm thêm các sản phẩm khác từ cửa hàng.

Trang chi tiết sản phẩm có 100 vị trí đầu tiên ở mục “Sản phẩm tương tự”. Tại đây có tối đa 21 sản phẩm quảng cáo được hiển thị. 35 vị trí đầu tiên ở mục “Có thể bạn cũng thích” sẽ hiển thị tối đa 13 sản phẩm quảng cáo. 

Quảng cáo khám phá là một cách hiệu quả để tăng khả năng hiển thị và doanh số bán hàng của cửa hàng trên Shopee, bằng cách đặt sản phẩm của bạn tại các vị trí chiến lược trong các mục có lượng truy cập cao trên nền tảng này.

quang-cao-kham-pha
Quảng cáo Shopee khám phá

Hướng dẫn chạy quảng cáo Shopee mới nhất từ A-Z

Dưới đây là 3 bước cơ bản trong cách chạy quảng cáo trên Shopee:

  • Bước 1: Truy cập vào kênh người bán của Shopee tại đây. Sau đó, bạn chọn “Kênh Marketing”, tiếp tục chọn “Quảng cáo Shopee”. 
  • Bước 2: Nạp tiền quảng cáo Shopee thông qua Kênh người bán trên trình duyệt web hoặc ứng dụng di động. Ngoài ra, bạn cũng có thể nạp tiền quảng cáo Shopee tự động khi số dư tài khoản thấp đến một mức mà bạn đã cài đặt. Nạp tiền quảng cáo Shopee giúp bạn duy trì quảng cáo liên tục mà không bị gián đoạn.
  • Bước 3: Chọn loại hình quảng cáo theo mục tiêu của shop.

Mỗi loại hình quảng cáo Shopee sẽ có cách thiết lập chi tiết khác nhau. Dưới đây, bePOS sẽ hướng dẫn bạn các bước thiết lập cụ thể đối với từng loại hình quảng cáo. 

Thiết lập đấu thầu từ khóa trên Shopee

  • Bước 1: Vào mục “Đấu thầu từ khóa Shopee” trong trang quản trị của người bán.
  • Bước 2: Bạn click vào “Đấu thầu ngay” và chọn một sản phẩm muốn quảng cáo. Hãy kiểm tra lại tên và mô tả của sản phẩm, sau đó chọn các từ khóa có liên quan đến sản phẩm đó. Bạn có thể chọn những từ khóa do Shopee gợi ý hoặc từ khóa do bạn tự nghiên cứu. Lưu ý, hệ thống cho phép bạn sử dụng tối đa 200 từ khóa cho một quảng cáo (kể cả từ khóa đã xóa).
  • Bước 3: Thiết lập giá đấu thầu cho từng loại từ khóa. Giá đấu thầu là giá mà bạn sẵn sàng chi trả cho mỗi lượt click vào sản phẩm quảng cáo. 
  • Bước 4: Cuối cùng, bạn cài đặt ngân sách và thời gian đấu thầu. Sản phẩm sẽ được hiển thị đến khi hết ngân sách hoặc thời gian đấu thầu.
thiet-lap-tu-khoa-chay-quang-cao
Thiết lập từ khóa chạy quảng cáo Shopee

Thiết lập đấu thầu từ khóa để chạy quảng cáo Shopee bao nhiêu tiền? Trên Shopee, khi có nhiều người đấu thầu cùng một loại từ khóa thì mức giá thầu sẽ tăng lên. Những từ khóa càng thông dụng thì giá càng cao do có nhiều cửa hàng cạnh tranh từ khóa đó. Nếu sản phẩm của bạn có độ liên quan với từ khóa thầu cao hơn, mức giá bạn cần trả sẽ thấp hơn các cửa hàng khác.

Ví dụ: Cửa hàng X đấu thầu từ khóa “đèn tinh dầu đuổi muỗi” với giá 2.000 đồng/lượt click. Cửa hàng Y đấu thầu từ khóa trên với giá 2.500 đồng/lượt click. Ở đây, cửa hàng Y sẽ được ưu tiên hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ “đèn tinh dầu đuổi muỗi”.

Tuy nhiên, nếu shop Y bán nhang đuổi muỗi thì dù có đấu giá “đèn tinh dầu đuổi muỗi” cao hơn cũng sẽ không được ưu tiên hiển thị bằng shop X, bởi sản phẩm của shop X liên quan đến từ khóa hơn. Do đấu thầu từ khóa tính theo lượt click CPC (cost per click), Shopee sẽ chặn những nick ảo cố tình “chơi bẩn” một shop nào đó để đảm bảo quyền lợi cho người bán hàng.

Để có thể đứng đầu vị trí tìm kiếm Shopee với một từ khóa có quá nhiều shop cạnh tranh, bạn cần phải tìm hiểu về SEO để lựa chọn ra những từ khóa phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài giá thầu, mức độ liên quan của từ khóa cũng ảnh hưởng đến vị trí thứ hạng hiển thị sản phẩm trên Shopee. 

Thiết lập quảng cáo khám phá Shopee

Cùng tìm hiểu các bước thiết lập quảng cáo khám phá Shopee:

  • Bước 1: Trong mục “Quảng cáo Shopee” bạn chọn “Tạo chiến dịch mới”.
  • Bước 2: Lựa chọn các sản phẩm chạy quảng cáo. Với loại hình này, để chạy quảng cáo Shopee hiệu quả, bạn cũng cần cập nhật đầy đủ thông tin, hình ảnh sản phẩm. Hãy ưu tiên chọn những sản phẩm có nút like màu cam, bởi đây là sản phẩm có dữ liệu doanh số và tỷ lệ chuyển đổi tốt được hệ thống gợi ý. 
  • Bước 3: Thiết lập giá thầu, ngân sách và thời gian áp dụng. Sau đó, bạn chọn “Xác nhận” để tiến hành chạy quảng cáo Shopee. Quảng cáo của bạn sẽ tự động chạy cho đến khi hết ngân sách thiết lập, hết thời gian quảng cáo hoặc hết số dư tài khoản dùng để quảng cáo. 

Lưu ý, vị trí chính xác của sản phẩm thay đổi dựa trên việc tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo liên tục. Để tối ưu thứ hạng vị trí trong thiết lập quảng cáo khám phá bạn cũng cần tác động vào giá thầu cho mỗi lượt truy cập cũng như mức độ liên quan của sản phẩm.

thiet-lap-quang-cao-kham-pha
Thiết lập quảng cáo khám phá Shopee

Thiết lập quảng cáo Shop Ads Shopee

Các bước thiết lập quảng cáo Shop Ads Shopee bao gồm:

  • Bước 1: Tại mục “Quảng cáo Shopee” của kênh người bán, bạn chọn “Quảng cáo Shop Ads”, click “Tạo ngay”. 
  • Bước 2: Đặt tên quảng cáo Shop Ads.
  • Bước 3: Cài đặt ngân sách và thời gian áp dụng.
  • Bước 4: Chọn trang liên kết mà bạn muốn điều hướng người dùng khi click vào quảng cáo tương ứng.
  • Bước 5: Chọn hình ảnh và khẩu hiệu cho chiến dịch quảng cáo.
  • Bước 6: Tùy chọn cách xem trước quảng cáo.
  • Bước 7: Thêm mới hoặc chọn các từ khóa Shopee gợi ý.
  • Bước 8: Đặt mức giá thầu, ấn “Đăng ký quảng cáo” để hoàn thành.
thiet-la-quang-cao-shop-ads
Thiết lập quảng cáo Shop Ads Shopee

Phí chạy quảng cáo shopee là bao nhiêu?

Chạy quảng cáo trên Shopee bao nhiêu tiền? Chi phí quảng cáo trên Shopee phụ thuộc vào loại hình quảng cáo bạn chọn. Hiện tại, Shopee cung cấp ba loại hình quảng cáo phổ biến và chi phí tương ứng như sau:

  • Đấu thầu từ khoá: Đây là loại quảng cáo trong đó bạn đấu giá để hiển thị sản phẩm của mình khi người dùng tìm kiếm từ khoá cụ thể. Chi phí cho đấu thầu từ khoá là 480đ cho từ khoá sản phẩm chính xác và 480đ cho từ khoá mở rộng.
  • Quảng cáo Shop Ads: Loại này cho phép bạn quảng cáo cửa hàng của mình. Chi phí quảng cáo Shop Ads là 1000đ cho từ khoá sản phẩm chính xác và 1000đ cho từ khoá mở rộng.
  • Quảng cáo khám phá: Đây là loại quảng cáo có chi phí thấp, chỉ là 480đ. Quảng cáo khám phá giúp sản phẩm của bạn xuất hiện trong các mục gợi ý và có khả năng tạo sự quan tâm từ phía người mua.

Nếu ngân sách hạn chế, bạn vẫn có thể thiết lập và chạy quảng cáo trên Shopee. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo, bạn nên ưu tiên quảng cáo cho những sản phẩm bán chạy, sản phẩm hot, sản phẩm có số lượt mua nhiều, hoặc những sản phẩm có đánh giá tích cực từ khách hàng. Đồng thời, bạn cũng có thể lên kế hoạch chạy quảng cáo trong khoảng thời gian ngắn để theo dõi và kiểm soát chi phí quảng cáo một cách hiệu quả.

phi-chay-quang-cao-shopee
Phí chạy quảng cáo shopee là bao nhiêu?

Cách chạy quảng cáo trên Shopee hiệu quả

Việc chạy quảng cáo Shopee không có chiến lược sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc và không đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, để khai thác và tận dụng tối đa lợi ích của công cụ này, bạn cần có cách chạy quảng cáo Shopee hiệu quả.

Chú trọng chất lượng sản phẩm

Sản phẩm chính là yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Quảng cáo chỉ đơn giản là một công cụ để hiển thị sản phẩm của bạn đến một lượng lớn người dùng. Tuy nhiên, việc có được doanh số bán hàng và đơn hàng không phụ thuộc hoàn toàn vào việc quảng cáo. Thay vào đó, điều quan trọng nhất là sản phẩm chất lượng.

Do đó, để thành công trong kinh doanh và quảng cáo, việc cải thiện sản phẩm và cung cấp giá trị thực sự cho khách hàng là quan trọng hơn cả việc tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo.

chu-trong-chat-luong-san-pham
Chú trọng chất lượng sản phẩm

Tối ưu sản phẩm chạy quảng cáo

Khi đăng sản phẩm, bạn nên sử dụng hình ảnh rõ ràng, sắc nét, gồm cả ảnh tổng quan và ảnh chi tiết về tính năng, đặc điểm của sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy gắn logo lên tất cả các hình ảnh trước khi đăng bán để tránh bị ăn cắp.

Bạn không nên dùng những hình không liên quan tới sản phẩm, gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như hiệu quả quảng cáo. Đối với ảnh bìa sản phẩm trên Shopee, hình ảnh về sản phẩm phải chiếm hơn 60% diện tích khung hình. Logo không được vượt quá 10% diện tích và cần để về phía góc trái của ảnh. Ngoài ra, bạn cũng cần tối ưu các yếu tố như: tên sản phẩm, mô tả, hashtag,…

Xác định bộ từ khóa 

Xác định bộ từ khóa trên Shopee là một phần quan trọng trong chiến dịch quảng cáo của bạn. Bộ từ khóa là danh sách các từ khóa mà Người bán chọn để sử dụng trong quảng cáo. Lựa chọn từ khóa đúng và hiệu quả có thể giúp nhà bán hàng tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách xác định bộ từ khóa:

  • Số lượng từ khóa: Nên lựa chọn từ 5-10 từ khóa cho bộ từ khóa của bạn để bám sát với ngành hàng của bạn và mục tiêu đối tượng mua hàng.
  • Lưu lượng truy cập: Mỗi từ khóa trong bộ từ khóa của bạn nên có ít nhất 1000 lượt truy cập/tháng để đảm bảo có sự quan tâm đủ lớn từ người mua.
  • Từ khóa phổ biến: Cẩn thận khi sử dụng những từ khóa có lượng truy cập lớn (>100,000 lượt truy cập/tháng) vì chi phí quảng cáo có thể cao hơn và cạnh tranh.
  • Tìm kiếm từ khóa: Bạn có thể nhập từ khóa gốc vào thanh tìm kiếm, và Shopee sẽ gợi ý cho bạn các từ khóa dài hơn hoặc biến thể từ từ khóa gốc đó. Điều này giúp bạn mở rộng danh sách từ khóa và nắm bắt nhiều phương án hơn.
nghien-cuu-xac-dinh-bo-tu-khoa
Nghiên cứu, xác định bộ từ khóa chạy quảng cáo Shopee

Có 2 loại từ khóa:

  • Từ khóa chính xác: Quảng cáo của bạn sẽ chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm chính xác từ khóa bạn đã thiết lập, đảm bảo sự tương quan chặt chẽ.
  • Từ khóa mở rộng: Đây là cách để quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm các biến thể có liên quan đến từ khóa của bạn, ngay cả khi các cụm từ đó không chứa từ khóa bạn đã thiết lập. Để tối ưu hóa sử dụng từ khóa mở rộng, bạn cần xem xét báo cáo quảng cáo để chọn từ khóa tốt hơn và chuyển chúng sang dạng chính xác để tập trung hiển thị.

Ví dụ: Nếu bạn bán sản phẩm “áo sơ mi nữ,” bộ từ khóa của bạn có thể bao gồm:

  • Từ khóa sản phẩm chung: Áo sơ mi nữ.
  • Từ khóa chính xác mô tả đặc tính: Áo sơ mi nữ công sở, Áo sơ mi nữ công sở dài tay, Áo sơ mi nữ công sở màu đỏ, Áo sơ mi nữ dài tay,…
  • Từ khóa sản phẩm liên quan: Thời trang nữ công sở, Quần tây nữ công sở.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như: Shopee keyword tool, Keywordtool.io, Keyword Planner,… giúp tìm kiếm và lựa chọn từ khóa đấu thầu phù hợp nhất. 

Chi phí bỏ ra

Để thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Shopee, bạn cần phải nắm rõ chi phí mà bạn sẽ phải chi trả. Shopee tính phí quảng cáo dựa trên mỗi lượt nhấp chuột (click) mà quảng cáo của bạn nhận được. Thuật ngữ cho chi phí này được gọi là CPC (cost per click), và giá CPC có thể thay đổi tùy theo ngành và sản phẩm cụ thể.

Ví dụ, giá CPC cho các ngành khác nhau có thể như sau:

  • Ngành thời trang giá rẻ: Giá click dao động từ 200đ đến 400đ.
  • Ngành gia dụng: Giá click thường từ 3,000đ đến 5,000đ.
  • Ngành nhà cửa đời sống: Giá click có thể từ 2,000đ đến 3,000đ.

Do đó, khi bạn lập kế hoạch cho chiến dịch quảng cáo trên Shopee, bạn cần phải xác định rõ ngân sách của mình và tính toán chi phí dựa trên giá CPC cho ngành hoặc sản phẩm cụ thể mà bạn muốn quảng cáo. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính và xác định mức đầu tư cần thiết cho chiến dịch quảng cáo.

Về mức giá thầu, nếu là shop mới và chưa chắc chắn về hiệu quả quảng cáo, bạn nên đặt mức giá thầu thấp. Sau khi chạy được một thời gian, hãy kiểm tra tỷ lệ hoàn vốn và cân nhắc tăng mức giá thầu dần dần. 

theo-doi-chi-so-ngan-sach
Theo dõi chi phí, ngân sách và các chỉ số chạy quảng cáo Shopee

Theo dõi các chỉ số quan trọng 

Có một số chỉ số quan trọng mà bạn cần phải quan tâm khi thực hiện chiến dịch quảng cáo trên Shopee, bao gồm:

  • Giá thầu – Vị trí trung bình: Nhóm chỉ số này ảnh hưởng đến tốc độ chi tiêu ngân sách của bạn. Giá thầu cho biết giá bạn phải trả cho mỗi click và vị trí trung bình của quảng cáo. Khả năng điều chỉnh nhanh hoặc chậm chiến dịch quảng cáo của bạn phụ thuộc vào nhóm này.
  • Chi phí – GMV – ROI: Nhóm chi phí này giúp bạn biết sản phẩm của bạn có đang được quảng cáo một cách hiệu quả hay không và có tạo ra lợi nhuận hay không. Chỉ số ROI (Return on Investment) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo. Mức trung bình của ROI thường nằm trong khoảng từ 3 đến 5, và nếu bạn có ROI cao hơn thì đó là một dấu hiệu tích cực.
  • Tỉ lệ click: Nhóm chỉ số này đánh giá khả năng sản phẩm của bạn thu hút sự chú ý của người mua. Trung bình, tỷ lệ click trong nhiều ngành là từ 3% đến 5%, cho biết mức độ quan tâm của người dùng đối với sản phẩm.

Những chỉ số này khi kết hợp cùng nhau sẽ giúp bạn đánh giá hiệu suất của chiến dịch quảng cáo và điều chỉnh chiến lược phù hợp để tối ưu hóa kết quả.

>> Xem thêm: Tổng hợp về quảng cáo CPAS là gì, cách chạy CPAS 

Hiểu hành vi người dùng 

Để nắm vững hành vi của người dùng và tối ưu hóa sản phẩm của bạn trên Shopee, bạn cần hiểu rằng họ thường có những thói quen sau đây:

  • Dựa vào số lượng đánh giá và trung bình sao để click: Người mua thường sử dụng số lượng đánh giá và điểm trung bình để đánh giá sản phẩm. Họ có xu hướng tin tưởng hơn vào sản phẩm có nhiều đánh giá tích cực và điểm số cao. Do đó, quản lý và tạo đánh giá tích cực cho sản phẩm của bạn là quan trọng để thu hút sự chú ý của người mua.
  • Đọc đánh giá có hình ảnh + đánh giá xấu để mua hàng: Người mua thường đọc đánh giá có hình ảnh để thấy rõ hơn về sản phẩm và cách người khác sử dụng sản phẩm. Họ cũng có thể đọc những đánh giá xấu để đảm bảo rằng sản phẩm không có vấn đề nghiêm trọng.

Đọc báo cáo, tối ưu quảng cáo

Việc đọc báo cáo và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo là một phần quan trọng trong quảng cáo trên Shopee.

Để theo dõi hiệu quả của quảng cáo trên Shopee, có hai cách bạn có thể làm:

Sử dụng ứng dụng Shopee trên điện thoại di động:

  • Mở ứng dụng Shopee trên điện thoại của bạn.
  • Chọn mục “Tôi” ở góc dưới cùng bên phải.
  • Chọn “Shop của tôi” ở phía trên bên trái.
  • Kéo xuống và tìm mục “Quảng Cáo Shopee”.
  • Tùy thuộc vào loại quảng cáo bạn muốn xem hiệu quả, chọn “Quảng cáo Tìm Kiếm Sản Phẩm” hoặc “Quảng cáo Khám Phá” tương ứng.
  • Chọn sản phẩm quảng cáo mà bạn muốn xem số liệu thống kê chi tiết của nó. Bạn có thể tùy chỉnh khoảng thời gian để xem hiệu suất quảng cáo của bạn trong thời gian mong muốn.

Sử dụng Kênh Người Bán trên trình duyệt web:

  • Truy cập Kênh Người Bán trên trình duyệt web và đăng nhập vào tài khoản của bạn.
  • Chọn “Kênh Marketing” và sau đó chọn “Quảng cáo Shopee”.
  • Tiếp theo, chọn loại quảng cáo bạn muốn kiểm tra kết quả.
  • Bạn có thể xem thông tin chi tiết về hiệu quả của quảng cáo và điều chỉnh chúng tùy theo nhu cầu.
toi-uu-quang-cao
Tối ưu quảng cáo Shopee

Trên báo cáo chạy quảng cáo Shopee, bạn nên chú trọng tới các chỉ số như số lượt người xem, số lượt click, lượt chuyển đổi, số lượng sản phẩm đã bán, doanh số, chi phí,… để có sự điều chỉnh phù hợp.

>> Xem thêm: Cách tạo mã giảm giá trên Shopee để thu hút khách hàng

Lưu ý cần biết khi chạy quảng cáo Shopee

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cần biết để chạy ads Shopee hiệu quả: 

  • Xác định mục tiêu: Trước khi bắt đầu chiến dịch chạy ads Shopee, hãy xác định rõ mục tiêu của bạn. Bạn muốn tăng doanh số bán hàng, tạo thương hiệu, hay tối ưu hóa lợi nhuận? Mục tiêu sẽ hướng dẫn bạn trong việc xác định chiến lược quảng cáo.
  • Xây dựng đánh giá tích cực: Đánh giá tích cực và hình ảnh chất lượng có thể tạo sự tin tưởng từ khách hàng. Vì vậy hãy xây dựng nhiều đánh giá và hình ảnh tích cực, giúp khách hàng có thêm lòng tin lựa chọn sản phẩm.
  • Kiểm soát ngân sách: Xác định ngân sách hàng ngày hoặc hàng tháng cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Kiểm soát ngân sách giúp bạn tránh lãng phí tiền và quản lý tài chính hiệu quả.
  • Theo dõi và tối ưu hóa: Liên tục theo dõi hiệu suất của chiến dịch chạy ads Shopee và điều chỉnh khi cần thiết. Bạn có thể sử dụng các công cụ theo dõi và báo cáo để đánh giá tỷ lệ chuyển đổi, chi phí per click (CPC), và ROI.
  • Lựa chọn địa điểm hiển thị: Xác định các vị trí hiển thị quảng cáo của bạn trên Shopee. Cân nhắc quảng cáo trên trang chi tiết sản phẩm, trang chủ, trang kết quả tìm kiếm và các vị trí khác phù hợp với sản phẩm của bạn.
  • Thực hiện kiểm tra A/B: Thử nghiệm các biến thể của quảng cáo để xem loại nào hoạt động tốt hơn. Kiểm tra A/B giúp bạn tối ưu hóa tiêu chí quảng cáo và cải thiện hiệu suất chiến dịch.
  • Tuân thủ quy tắc và chính sách: Đảm bảo tuân thủ tất cả các quy tắc và chính sách quảng cáo của Shopee để tránh vi phạm và sự cố không mong muốn.
  • Tập trung vào trải nghiệm người dùng: Đảm bảo rằng trang sản phẩm của bạn dễ tiếp cận và tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện cho người dùng. Điều này có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi từ lượt xem sang đơn hàng.
  • Liên tục cập nhật và tối ưu hóa: Thị trường và người mua có thể thay đổi theo thời gian. Hãy liên tục cập nhật và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của bạn để theo kịp sự biến đổi này và duy trì hiệu suất tốt nhất.
luu-y-khi-chay-quang-cao-shopee
Lưu ý khi chạy quảng cáo Shopee là gì?

>> Xem ngay video “Mọi điều cần biết về quảng cáo Shopee” để “nắm lòng” cách ứng dụng hiệu quả công cụ này trong thực tế!

(Nguồn video: Shopee Uni Vietnam)

Trên đây là hướng dẫn chạy quảng cáo Shopee mới nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và cách sử dụng công cụ này. Chúc các bạn áp dụng thành công!

FAQ

Tỷ lệ chuyển đổi Shopee bao nhiêu là tốt?

Tỷ lệ chuyển đổi Shopee tốt thường là từ 2 – 3%. Tuy nhiên, nếu bạn có thể đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, thì điều đó càng tốt.

Nên chạy quảng cáo tìm kiếm hay quảng cáo khám phá Shopee? 

Việc nên chạy quảng cáo Shopee tìm kiếm hay quảng cáo khám phá phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của bạn và ngân sách tiếp thị.

  • Quảng cáo tìm kiếm (Search Advertising): Thích hợp cho việc tiếp cận mục tiêu cụ thể. Nếu bạn muốn hiển thị quảng cáo cho người dùng khi họ tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, quảng cáo tìm kiếm là lựa chọn tốt.
  • Quảng cáo khám phá (Discovery Advertising): Tạo thương hiệu và tương tác: Quảng cáo khám phá thường xuất hiện trong các trang web, ứng dụng, hoặc video mà người dùng đang tìm kiếm nội dung liên quan. Điều này có thể giúp tạo thương hiệu và tương tác với khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn muốn tập trung vào tìm kiếm và có sẵn ngân sách tiếp thị cho các từ khóa cụ thể, quảng cáo tìm kiếm có thể phù hợp hơn. Trong khi đó, nếu bạn muốn xây dựng thương hiệu hoặc tương tác với đối tượng tiềm năng thông qua nhiều kênh trực quan hơn, thì quảng cáo khám phá có thể là lựa chọn tốt.