Trang chủBlogs bePOS vs Chuyên gia5 cách cắt giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng hiệu quả 2024

5 cách cắt giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng hiệu quả 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
556 Đã xem

Giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng là bài toán mà nhiều người vẫn đang tìm cách giải quyết. Trong bài viết dưới, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn 5 cách giảm giá vốn rất hiệu quả mà chủ nhà hàng nên áp dụng. Theo dõi cùng bePOS nhé!

cach-cat-giam-chi-phi-gia-von-trong-nha-hang

Chi phí giá vốn trong nhà hàng là gì? Có quan trọng không?

Trong kế toán, chi phí giá vốn được gọi bằng thuật ngữ giá vốn hàng bán, hay Cost Of Good Sold (COGS). Hiểu đơn giản, đây chính là tổng chi phí của tất cả nguyên vật liệu để nhà hàng làm ra thức ăn, đồ uống, nhưng không bao gồm tiền trả nhân công, điện nước,… Công thức tính giá vốn bán hàng cụ thể như sau:

Giá vốn bán hàng = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + P (Chi phí mua trong kỳ) – Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Chi phí giá vốn nhà hàng có vai trò rất quan trọng đối với chủ quản lý, cụ thể như sau:

  • Là cơ sở để nhà hàng định giá: Các món ăn được bán ra với giá thấp hay cao phụ thuộc khá nhiều vào chi phí nguyên vật liệu đầu vào. 
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận: Chi phí giá vốn được sử dụng để tính lợi nhuận gộp. Nếu muốn có lợi nhuận mà giá vốn bỏ ra lớn, thì nhà hàng phải điều chỉnh giá bán cao. Điều này gây mất lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ có chiến lược giá vốn tối ưu. Nếu để doanh thu nhỏ hơn giá vốn, nhà hàng sẽ không có lợi nhuận. 
  • Quản lý chi tiêu nhà hàng: Giá vốn là một trong những khoản chi quan trọng nhất của nhà hàng. Người chủ phải có kế hoạch quản lý giá vốn rõ ràng, thì cơ sở kinh doanh mới hoạt động bền vững và tạo ra nhiều giá trị. 
chi-phi-gia-von-nguyen-vat-lieu-tao-ra-san-pham
Chi phí giá vốn tính đến các nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm

>> Xem thêm: Cách tính giá cost đồ uống, đồ ăn nhanh đơn giản nhất

Tại sao phải quản lý chi phí giá vốn trong nhà hàng?

Như đã nói, chi phí giá vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà hàng. Cụ thể, nếu giá vốn lớn hơn tổng doanh thu, nhà hàng của bạn không kiếm được lợi nhuận và cần phải điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh. Nếu giá vốn nhỏ hơn tổng doanh thu, bạn có lợi nhuận và đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động nhà hàng đang hiệu quả.

Tùy theo từng quy mô và lĩnh vực kinh doanh mà giá vốn bán hàng cũng sẽ thay đổi. Ví dụ, mức trung bình chi phí giá vốn trong nhà hàng là từ 30% đến 35%, thậm chí 40% đối với nhà hàng cao cấp. Con số này sẽ giảm xuống 20% đến 25% đối với quán Cafe, 28% đến 32% đối với quán đồ ăn nhanh và mô hình Buffet. Nếu chi phí giá vốn trong nhà hàng thấp hơn mức trung bình này, tức là chiến lược kinh doanh của bạn đang hoạt động hiệu quả. 

toi-uu-gia-von-nha-hang-tang-loi-nhuan
Tối ưu giá vốn giúp nhà hàng tăng lợi nhuận

5 cách giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng hiệu quả nhất

Vậy làm thế nào để tối ưu chi phí giá vốn nhà hàng, đem lại lợi nhuận cao nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ? Dưới đây, bePOS sẽ giới thiệu 5 cách giảm giá vốn bán hàng có thể áp dụng cho tất cả các ngành thuộc lĩnh vực F&B: 

Ghi nhận và kiểm tồn kho đầu ngày, cuối ngày

Kho hàng được coi như mạch máu giúp hoạt động kinh doanh diễn ra trơn tru và hiệu quả. Nếu không kiểm soát tốt, nhà hàng sẽ dễ rơi vào một trong các tình trạng như:

  • Nguyên liệu, hàng hóa trong kho hết và không thể phục vụ khách hàng.
  • Nhân viên có thể làm thất thoát hàng hóa, thậm chí xảy ra không ít trường hợp gian lận tài sản nhà hàng. 
  • Chất lượng hàng trong kho giảm sút, như hết hạn, ôi thiu, không còn tươi ngon khiến sản phẩm đầu ra bị ảnh hưởng.

Để quản lý kho hàng hiệu quả, nhà hàng phải ghi chép lại tất cả các nghiệp vụ phát sinh và so sánh số liệu thực tế và trên sổ sách. Ngoài việc cân đo, đong, đếm số lượng, bạn cần quan tâm đến chất lượng của hiện vật, tránh trường hợp hàng hóa hư hỏng.

kiem-tra-kho-tranh-that-thoat-hang-hoa
Kiểm tra kho thường xuyên để tránh thất thoát hàng hóa

Nhập đủ hàng theo nhu cầu

Nguyên vật liệu nếu nhập quá ít sẽ gây tình trạng thiếu nguyên vật liệu, không đủ phục vụ người tiêu dùng. Ngược lại, nếu nhập quá nhiều, hàng hóa để trong kho lâu ngày rất dễ bị ôi thiu, giảm chất lượng. Vậy làm thế nào để nhập hàng đủ nhu cầu? 

Điều đầu tiên là bạn chỉ nên nhập hàng hóa cân đối với nhu cầu kinh doanh và hạn sử dụng, đồng thời kiểm soát tình trạng hàng ngày. Ví dụ, thịt bò hạn sử dụng 3 ngày, bạn chỉ nên nhập số lượng đủ trong khoảng 2 ngày và theo dõi cảnh bảo hàng tồn kho thường xuyên. Điều này giúp đảm bảo độ tươi ngon của các món ăn và tránh trường hợp nguyên liệu bị ôi thiu do để lâu.  

nhap-du-nhu-cau-giu-nguyen-do-tuoi-thuc-pham
Nhập đủ nhu cầu giúp giữ nguyên độ tươi của thực phẩm

Nếu bán chậm và nguyên liệu có nguy cơ bị tồn kho dài ngày, thì bạn có thể tham khảo những phương pháp của các siêu thị. Các siêu thị luôn ưu tiên bán hàng tươi, ngon cho người tiêu dùng. Đối với nguyên liệu bớt tươi hơn, họ sẽ sơ chế sẵn để bán cho người tiêu dùng hoặc bán cho nhà hàng. Ngoài ra, các siêu thị cũng có thể nấu thành món ăn và bán cho khách hàng, kết hợp với chương trình khuyến mại, giảm giá, thúc đẩy tiêu dùng và tránh lãng phí.  

>> Nhấn vào để xem: Phương pháp quản lý chi phí nguyên liệu trong nhà hàng hiệu quả

Đa dạng nhà cung cấp

Lệ thuộc vào số ít nhà cung cấp có thể khiến nhà hàng rơi vào thế bị động, đặc biệt khi thị trường xảy ra biến động. bePOS gợi ý bạn nên có một nhà cung cấp chính để được ưu đãi giá tốt, đồng thời hợp tác thêm với các tổ chức khác, nhưng mua với số lượng ít hơn. 

Tóm lại, nhà hàng của bạn nên đảm bảo luôn có ít nhất ba nhà cung cấp. Khi nhập nguyên vật liệu, bạn cần đưa ra mô tả chính xác về chất lượng và định lượng sản phẩm. Ngoài ra, cam kết giữ giá với nhà cung cấp cũng là điều cần quan tâm.

nha-hang-hop-tac-nhieu-ben-cung-cap-khac-nhau
Nhà hàng nên hợp tác với nhiều bên cung cấp khác nhau

Setup định lượng của các món và giám sát thường xuyên

Setup định lượng là quy trình không thể thiếu đối với mọi cơ sở kinh doanh F&B, nhằm tránh lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu chi phí đầu vào. Một số đầu việc bạn cần thực hiện đó là:

  • Đo lường cụ thể lượng hao hụt qua chế biến: Ví dụ, khi nhập nguyên liệu để làm món ăn, bạn cần đo lường một khối lượng thịt nhất định có thể làm được bao nhiêu thành phẩm, để từ đó lên kế hoạch chi tiết.  
  • Chuẩn hóa công thức và điều chỉnh định kỳ: Việc chuẩn hóa công thức để triển khai là điều cần thiết. Đồng thời, bạn cần theo dõi định kỳ, đánh giá hiệu quả công thức và điều chỉnh sao cho hợp lý.
  • Set dư định lượng: Khi định lượng sản phẩm, bạn nên đặt một khoảng dư để đảm bảo chất lượng thành quả đầu ra. Bởi lẽ, trong ngành nhà hàng sẽ luôn luôn có sai số nhất định về nguyên liệu sản phẩm từ 2% đến 5%. 
  • Nên bảo quản tốt: Nguyên liệu để lâu sẽ bị hao hụt theo thời gian, ví dụ thịt cá mất nước,… Chính vì vậy, bạn phải tìm phương pháp bảo quản tốt, phù hợp với từng loại thực phẩm. 
dinh-luong-tot-tranh-lang-phi-nguyen-lieu
Định lượng tốt nhằm tránh lãng phí nguyên liệu

Giám sát, điều chỉnh việc chế biến, pha chế

Như đã nói, ngành nhà hàng luôn có mức sai số nhất định về nguyên vật liệu sử dụng để chế biến sản phẩm. Tuy nhiên, con số này chỉ nên nằm ở mức cho phép. Muốn đạt điều đó, bạn cần lên tiêu chuẩn định lượng trong chế biến, pha chế, đồng thời theo dõi thường xuyên để nắm bắt tính hình. 

>> Xem ngay video giải thích và lấy ví dụ chi tiết 5 cách giảm giá vốn bán hàng, áp dụng cho tất cả các ngành trong lĩnh vực F&B: 

Làm thế nào để quản lý, tối ưu chi phí giá vốn hiệu quả?

Giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhưng không hề đơn giản. Nhà hàng thường là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ và người chủ phải ôm đồm rất nhiều công việc không thuộc chuyên môn như kế toán, kiểm kho,… Lúc này, giải pháp tối ưu nhất chính là áp dụng công nghệ 4.0 vào quản lý vận hành nhà hàng, quán ăn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm phát triển bởi các công ty công nghệ uy tín, hỗ trợ chủ nhà hàng quản lý công việc kinh doanh. Nổi bật trong đó có thể kể đến Siêu App quản lý bán hàng bePOS. bePOS ra mắt vào năm 2016, bởi hai kỹ sư máy tính người Việt tại Úc. Từ đó đến nay, phần mềm đã và đang được nhiều chủ nhà hàng tin dùng trong quản lý và vận hành nhà hàng/chuỗi nhà hàng tại các quốc gia Mỹ, Úc, Việt Nam,… 

nha-hang-toi-uu-gia-von-bang-sieu-app-bepos
Nhà hàng tối ưu giá vốn bằng Siêu App bePOS

Với phần mềm quản lý bán hàng hiệu quả bePOS, nhiệm vụ tối ưu chi phí giá vốn trong nhà hàng trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, cụ thể:

  • Kiểm tra số liệu đầu ngày, cuối ngày: Phần mềm giúp so sánh số tồn kho thực tế và trên lý thuyết, kiểm tra tiền mặt trong tài khoản, đối chiếu với doanh thu bán hàng, nắm bắt ngay khi hàng hóa bị thất thoát. Tất cả các số liệu này sẽ được thu thập tự động trên hệ thống thông minh, giúp chủ nhà hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian. 
  • Điều chỉnh công thức định lượng: Chủ nhà hàng có thể Setup công thức chế biến để nhân viên thực hành và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
  • Cảnh báo hàng tồn kho: bePOS có chức năng cảnh báo hàng tồn kho, dự báo nhu cầu sử dụng, ví dụ những nguyên vật liệu sắp hết, hoặc gần hết hạn sử dụng. Nhờ đó, chủ nhà hàng sẽ lên kế hoạch nhập hàng hóa theo nhu cầu.

>> Để đăng ký sử dụng bePOS và nhận tư vấn chi tiết, bạn hãy điền vào form dưới đây

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ

Như vậy, bePOS đã hướng dẫn 5 cách giảm chi phí giá vốn trong nhà hàng đem lại nhiều hiệu quả. Trong thời gian sắp tới, bePOS sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc các công thức kinh doanh, quy trình chuyển đổi số tối ưu cho doanh nghiệp. Hãy thường xuyên truy cập Website để không bỏ lỡ nhé!

FAQ

Chi phí giá vốn nhà hàng có bao gồm chi phí nhân sự không?

Chi phí giá vốn trong nhà hàng chỉ tính đến tiền mua nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm, không bao gồm chi phí về nhân sự, điện nước,…

Làm thế nào để tìm nhà cung cấp có mức giá tốt?

Đối với hầu hết chủ nhà hàng, đây công việc khó, cần nhiều thời gian nghiên cứu. Về cơ bản, bạn cần đi khảo giá tại nhiều nơi, đọc thông tin từ các hội nhóm kinh doanh,… Ngoài ra, khi thương lượng với nhà cung cấp, bạn không nên ép giá, bởi nguyên liệu đầu vào giá thấp cũng đồng nghĩa với chất lượng có thể kém hơn.