Hiện nay chứng khoán là một thị trường sôi động với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích kinh tế. Trong đó các chỉ số chứng khoán là thông tin quan trọng mà nhiều nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Vậy chỉ số chứng khoán là gì mà các nhà đầu tư khi bước chân vào thị trường này đều phải nắm rõ? Trong bài viết này, bePOS sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ kiến thức cần thiết xoay quanh chỉ số chứng khoán.
Chỉ số chứng khoán là gì?
Chỉ số chứng khoán đại diện cho giá trị nhóm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán của các công ty giao dịch công khai. Những dữ liệu này tạo thành một bức tranh toàn cảnh giúp các nhà đầu tư so sánh mức giá hiện tại với mức giá trong quá khứ để tính toán hiệu quả hoạt động của thị trường.
Trên thị trường có những chỉ số tập trung vào một tập hợp ngành nghề cụ thể. Ví dụ, chỉ số Nasdaq theo dõi chặt chẽ chỉ số về lĩnh vực công nghệ. Vì vậy, nếu bạn muốn biết các công ty công nghệ đang hoạt động như thế nào, có nên đầu tư không thì bạn nên xem chỉ số chứng khoán Nasdaq.
Các chỉ số cũng khác nhau về quy mô, có một vài chỉ số theo dõi một số lượng ít cổ phiếu và những chỉ số khác thì theo dõi hàng nghìn mã cổ phiếu. Mỗi chỉ số chứng khoán phục vụ một mục đích riêng vì các nhà đầu tư khác nhau quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau.
Cách tính chỉ số chứng khoán
Mỗi cổ phiếu trong một chỉ số được ấn định một trọng số nhất định. Cổ phiếu có tỷ trọng cao hơn sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến sự thay đổi của chỉ số so với những cổ phiếu có tỷ trọng thấp hơn. Chỉ số chứng khoán viết tắt là VN-Index, được tính theo trọng số giá trị thị trường.
Công thức chung tính chỉ số VN-Index:
Dưới đây là 2 cách tính chỉ số chứng khoán thường được áp dụng trên thị trường.
- Cách 1: Các chỉ số trọng số về giá tạo lợi thế cho các công ty có giá cổ phiếu cao hơn. Ví dụ: trong một chỉ số giả định được tạo thành từ ba cổ phiếu có giá cổ phiếu lần lượt là 70$, 20$ và 10$, cổ phiếu 70% sẽ chiếm 70% tổng chỉ số, bất kể quy mô tương đối của công ty.
- Cách 2: Chỉ số giá trị vốn hóa thị trường có trọng số nhiều hơn đối với các công ty có giá trị vốn hóa thị trường cao hơn. Cả S&P 500 và Nasdaq Composite đều có tỷ trọng vốn hóa thị trường và các công ty lớn như Apple và Microsoft (NASDAQ: MSFT) có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các công ty nhỏ hơn tạo nên chỉ số.
Ngoài ra, có 2 cách tính chỉ số chứng khoán khác cũng hay dùng:
- Cách trực tiếp: ví dụ chỉ số chứng khoán bao gồm 30 cổ phiếu riêng lẻ. Với giá đơn, bạn cộng chúng lại với nhau để ra giá chỉ số chứng khoán. Ví dụ: giá cổ phiếu 1 + giá cổ phiếu 2 + …+ giá cổ phiếu 30 = giá của chỉ số chứng khoán.
- Cách gián tiếp: ví dụ chỉ số chứng khoán bao gồm 30 cổ phiếu riêng lẻ, bạn sẽ tính tổng giá của 30 cổ phiếu, sau đó chia cho 30 (số lượng cổ phiếu). Kết quả được bao nhiêu sẽ nhân với doanh thu giao dịch trung bình của từng cổ phiếu. Cuối cùng, cộng các giá trị trung bình đó lại với nhau để tạo ra giá trị giao dịch theo trọng số của chỉ số chứng khoán.
Ví dụ cụ thể tính chỉ số VN Index qua các phiên giao dịch:
Kết quả phiên giao dịch đầu tiên ngày 20 tháng 9 năm 2005 | ||||
Tên Công ty | Tên cổ phiếu | Giá thực hiện | Số lượng chứng khoán niêm yết | Giá trị thị trường |
Cơ điện lạnh | REE | 17000 | 10.000.000 | 170.000.000.000 |
Cáp VL VT | SAM | 18000 | 15.000.000 | 270.000.000.000 |
Tổng: | 440.000.000.000 |
Khi này chỉ số VN Index = 440.000.000.000 / 440.000.000.000 x 100 = 100
Các chỉ số chứng khoán cơ bản của thị trường là gì?
Chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt (MACD)
Chỉ số biến động chênh lệch trung bình động trượt được tính bằng công thức:
MACD = mức giá trung bình 12 ngày – mức giá bình quân trong tháng (26 ngày).
- Khi MACD > 0: mức giá bình quân 12 ngày cao hơn mức giá bình quân trong tháng (26 ngày). => thị trường có dấu hiệu tăng giá.
- Khi MACD < 0: mức giá bình quân 12 ngày thấp hơn mức giá bình quân trong tháng (26 ngày) => thị trường có xu hướng giảm giá.
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI)
- Chỉ số sức mạnh tương đối RSI ≤ 30 thể hiện tín hiệu mua từ thị trường
- Chỉ số sức mạnh tương đối RSI ≥ 70 thể hiện tín hiệu bán từ thị trường
Chỉ số dòng tiền (MFI)
- Nếu chỉ số dòng tiền MFI > 80 nghĩa là giá đang tăng cao. Khi MFI xuống nhỏ hơn 80 => tín hiệu bán.
- Nếu chỉ số dòng tiền MFI < 20 nghĩa là giá giảm quá thấp. Khi MFI vượt lên cao hơn 20 => tín hiệu mua.
Đường trung bình động (MA)
- Đường giá giao với đường trung bình động MA từ dưới lên => giá tăng trong ngắn hạn/trung hay dài hạn.
- Khi đường giá giao với đường trung bình động MA từ trên xuống => giá có xu hướng giảm trong tương lai.
- Khi đường MA ngắn hạn giao với đường MA dài hạn => giá trong ngắn hạn có xu hướng tăng so với giá dài hạn.
Chỉ báo theo chu kỳ
Chỉ báo theo chu kỳ hay còn gọi là Fibonacci chỉ ra mức hỗ trợ và kháng cự giúp các nhà đầu tư xác định rõ hơn mức tăng hoặc giảm giá kế tiếp. Ba tỉ số Fibonacci thường xuyên sử dụng là: 0.382, 0.5, và 0.618.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán
Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số chứng khoán bạn cần đặc biệt quan tâm.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế
Các chỉ số chứng khoán hay giá trị cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế của từng quốc gia. Giá cổ phiếu thường tỉ lệ thuận với sự tăng trưởng hay suy giảm của nền kinh tế. Có thể hiểu một cách đơn giản là giá cổ phiếu tăng khi nền kinh tế tăng trưởng và giá giảm khi kinh tế suy thoái. Và chỉ số chứng khoán cũng giống như tăng giảm giống như giá cổ phiếu.
Yếu tố Chính trị:
Tình hình chính trị quốc gia cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá của cổ phiếu, từ đó gián tiếp ảnh hưởng tới chỉ số chứng khoán. Vì khi xuất hiện sự bất ổn về chính trị, các nhà đầu tư sẽ “rón rén” hơn trong việc đầu tư nên giá cổ phiếu sẽ có xu hướng giảm. Từ đó các chỉ số chứng khoán cũng bị ảnh hưởng.
Cung – cầu thị trường:
Cung cầu là quy luật mà bất kỳ thị trường hàng hóa nào cũng bị chi phối. Thị trường chứng khoán cũng vậy, khi một cổ phiếu nào đó được nhiều người mua, giá cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại. Từ đó, chỉ số chứng khoán tính trên giá cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
>>> Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ QUỸ TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ
Lời kết
Trên đây bePOS đã giải mã tất cả những thông tin xoay quanh chỉ số chứng khoán, công thức tính chỉ số chứng khoán và những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về chứng khoán.
FAQ
Các chỉ số chứng khoán Việt Nam hay gặp là gì?
Dưới đây là 2 chỉ số chứng khoán Việt Nam phổ biến nhất mà hầu hết nhà đầu tư nào cũng đang sử dụng để đánh giá thị trường.
VN-Index
VN-Index là chỉ số chứng khoán đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HoSE (TP.HCM). Chỉ số này được tính dựa vào mức độ chi phối của từng cổ phiếu được sử dụng (phương pháp trọng số giá trị thị trường).
VN30-Index
Chỉ số này bao gồm 30 cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch HoSE (TP.HCM) có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất, tính thanh khoản cao nhất. Nhóm 30 cổ phiếu này chiếm 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch.
Các chỉ số chứng khoán thế giới là gì?
Dưới đây là 4 chỉ số chứng khoán thế giới “quyền lực nhất” mà nhà đầu tư nào cũng thường xuyên theo dõi, cập nhật.
Chỉ số Dow Jones
Là chỉ số quốc tế theo dõi 30 công ty lớn nhất, được xem là phong vũ biểu quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Dow Jones sở hữu danh sách tính theo giá không thay đổi thường xuyên.
Chỉ số S&P 500
Đây là một chỉ số về hiệu suất tổng thể của thị trường chứng khoán bao gồm 500 công ty đến từ các lĩnh vực khác nhau, tính theo vốn hóa thị trường. Chỉ số S&P 500 là một chỉ số khách quan và được quan tâm khá nhiều bởi các nhà đầu tư. Họ coi đây là một trong những thước đo tốt nhất trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số Nasdaq
Chỉ số này bao gồm khoảng 3.000 công ty, là một phần không nhỏ của sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq và chủ yếu tập trung vào ngành công nghệ.
Chỉ số Euro Stoxx 50
Chỉ số này bao gồm 50 công ty lớn nhất trong các lĩnh vực khác nhau ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Euro. Chỉ số này được tính bởi công ty Stocks Ltd, thuộc tập đoàn Deutsche Boerse Group. Euro Stocks 50 được tính theo trọng số vốn hóa của 50 công ty lớn nhất giao dịch trên sàn Eurex.
Follow bePOS: