Trang chủBlogs Marketing[MỚI] 6 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất

[MỚI] 6 bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả nhất

Tháng mười 10, 2023
Thanh Ngoan
1838 Đã xem

Chiến lược Marketing là một kế hoạch tổng thể, được doanh nghiệp thực hiện với mong muốn đạt mục tiêu kinh doanh theo kỳ vọng đề ra. Bằng cách xây dựng một chiến lược cụ thể, chính xác, doanh nghiệp sẽ có cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. Cùng bePOS tìm hiểu thật kỹ về những khái niệm cũng như cách lên chiến lược Marketing hiệu quả ở bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một kế hoạch tiếp thị tổng thể được doanh nghiệp xây dựng nhằm tiếp cận tới nhiều người tiêu dùng hơn, từ đó giúp gia tăng doanh thu bán hàng. Nếu có chiến lược làm Marketing hiệu quả, doanh nghiệp sẽ tạo lợi thế cạnh tranh nổi bật so với các đối thủ, chiếm chỗ đứng vững chắc trên thị trường và được khách hàng yêu mến. 

Chiến lược Marketing tổng thể của doanh nghiệp thường sẽ bao gồm các mục như:

  • Cung cấp giá trị mà doanh nghiệp mang lại.
  • Mang thông điệp thương hiệu muốn truyền tải tới người dùng.
  • Tìm hiểu những thông tin về khách hàng mục tiêu.
  • Đưa ra phương pháp, giải pháp để thực hiện.
chien-luoc-marketing-tong-the
Chủ kinh doanh cần hiểu bản chất chiến lược Marketing là gì

Các chiến lược Marketing cơ bản cần nắm

Chiến lược Marketing mix

Marketing mix, còn gọi Marketing hỗn hợp, là chiến lược Marketing sử dụng nhiều cách thức tiếp cận khách hàng, dựa theo mô hình 4P (Product, Price, Place và Promotion). Thông qua việc ghi nhớ 4P, các nhà tiếp thị có thể tập trung nguồn lực vào những yếu tố thực sự quan trọng, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng.

Theo thời gian, mô hình 4P này được phát triển và mở rộng 7P, trong đó có thêm yếu tố People, Process và Physical Evidence. Phúc Long là một ví dụ tiêu biểu đã áp dụng thành công chiến lược Marketing 7P, như đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, tạo chương trình khuyến mãi, mở rộng nhiều chi nhánh, Customer Service tốt, có quy trình làm việc rõ ràng,…

chien-luoc-marketing-mix
Marketing mix 4P là một trong các chiến lược marketing cơ bản

Chiến lược Marketing phân khúc 

Marketing phân khúc, hay còn gọi phân biệt, là loại hình chiến lược tập trung cao vào việc phân khúc thị trường và nghiên cứu từng phân khúc. 

Khi đã chọn áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp sẽ cần tập trung chi phí vào việc nghiên cứu thị trường. Trong quá trình nghiên cứu, thị trường sẽ liên tục biến động với những giai đoạn khác nhau và với mỗi giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ cần phải áp dụng các loại hình chiến lược cụ thể, riêng biệt.

Doanh nghiệp sẽ đưa ra thị trường đa dạng các loại sản phẩm/dịch vụ phù hợp với từng giai đoạn riêng biệt. Khi thực hiện chương trình ưu đãi, giá bán sản phẩm cần phải thay đổi liên tục theo từng chương trình. Mỗi sản phẩm tung ra thị trường sẽ có một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.

marketing-dua-vao-phan-khuc
Triển khai Marketing tập trung vào từng phân khúc khách hàng

Chiến lược Digital Marketing 

Trong thời đại 4.0 này, doanh nghiệp không thể không nhắc đến Digital Marketing. Đây là loại chiến lược Marketing tập trung vào các hoạt động trên Internet và phương tiện điện tử để thu hút và thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Digital Marketing gồm một số dạng chính như sau:

  • Owned Media: Là chiến lược Marketing sử dụng chính những kênh mà doanh nghiệp đang sở hữu, như trang web, trang mạng xã hội, trang blog,… Ưu điểm của hình thức này là dễ kiểm soát, tồn tại lâu và tiết kiệm chi phí.
  • Paid Media: Là chiến lược Marketing trả phí, như chạy Google Ads, thuê KOLs,… Chiến lược Marketing dùng Paid Media phù hợp với doanh nghiệp cần kết quả nhanh chóng, cần độ bao phủ rộng.
  • Earned Media: Đây là dạng Marketing do khách hàng, công chúng tự lan truyền về thương hiệu, do đã trải nghiệm qua sản phẩm, dịch vụ. Ưu điểm của hình thức này là tăng độ tin cậy cho thương hiệu, nhưng cũng có mặt trái là bao gồm cả thông tin tích cực, doanh nghiệp khó kiểm soát.
chien-luoc-digital-marketing
Chiến lược Digital Marketing không thể thiếu trong thời đại 4.0

Chiến lược Marketing cạnh tranh

Chiến lược cạnh tranh, hay còn gọi Competitive Strategy, là chiến lược Marketing với mục đích chính là tạo lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp có được vị trí vững chắc trên thị trường, vượt trội hơn so với các đối thủ khác. 

Chiến lược Marketing cạnh tranh bao gồm một số hình thức như sau:

  • Cạnh tranh về giá: Đây là chiến lược mà doanh nghiệp cố gắng tìm ra một mức giá thấp nhất cho khách hàng, từ đó tạo lợi thế so với đối thủ. Muốn làm được điều này, doanh nghiệp cần biết cách tối ưu chi phí sản xuất, kinh doanh.
  • Tập trung phân biệt: Đây là chiến lược mà doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc khách hàng nhỏ, đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của khách hàng đó. Ví dụ, cửa hàng quần áo chuyên kinh doanh sản phẩm big size cho người mập, size giày nữ cỡ lớn từ 40 trở lên,…
  • Sự khác biệt hóa: Với chiến lược này, doanh nghiệp luôn tìm cách tạo ra điểm khác biệt, sở hữu những đặc điểm nhận biết riêng khiến khách hàng nhớ đến. Người dùng luôn luôn tìm thấy sự mới mẻ trong sản phẩm, dịch vụ, từ đó gây ấn tượng mạnh hơn so với các đối thủ trên thị trường.
tao-loi-the-canh-tranh
Doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ

Chiến lược Content Marketing 

Một trong những chiến lược Marketing nổi bật nhất hiện nay là Content Marketing, hay còn gọi tiếp thị nội dung. Đây là việc doanh nghiệp tập trung sản xuất và phân phối nội dung có giá trị với khách hàng, từ đó thúc đẩy họ mua sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ, shop bán giày thường xuyên đăng các mẹo làm sạch giày, giúp khách hàng update trend mới,… 

Content Marketing không chỉ xuất hiện dưới dạng bài viết, mà còn qua nhiều hình thức như video, blog, ebook, hình ảnh, email,… Nhìn chung, doanh nghiệp thường làm Content Marketing với nhiều cách khác nhau, chẳng hạn viết bài post chia sẻ thông tin mới kết hợp tạo video ngắn hài hước trên TikTok.

chien-luoc-content-marketing
Content Marketing là một trong những các chiến lược Marketing hiệu quả nhất hiện nay

>> Xem thêm: Marketing 0 đồng là gì và những chiến lược Marketing 0 đồng cực hiệu quả

Các bước xây dựng chiến lược Marketing

Dưới đây là các bước trong cách lên chiến lược Marketing hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp phát triển doanh thu và xây dựng được dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.

Bước 1: Nghiên cứu, tìm hiểu về khách hàng mục tiêu

Để xây dựng chiến lược Marketing toàn diện cho doanh nghiệp, bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng tới. Các khoản lợi nhuận sẽ về với doanh nghiệp của bạn nếu chiến lược Marketing tập trung vào đúng khách hàng.

Để làm được điều này, bạn phải xây dựng được thói quen tiêu dùng của người mua. Bằng cách xây dựng thói quen cho họ, bạn sẽ tiếp thị được đến những khách hàng có sự quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

Hãy vẽ phác thảo chân dung khách hàng mục tiêu thông qua thói quen nhân khẩu học bằng cách trả lời những câu hỏi liên quan tới:

  • Nơi ở, làm việc.
  • Độ tuổi, giới tính khách hàng.
  • Thói quen mua sắm: các mặt hàng hay mua, sở thích.
  • Trình độ học vấn như thế nào?
  • Khách hàng đang làm trong lĩnh vực gì? Vị trí trong công ty?
  • Mức thu nhập trung bình mà tệp khách hàng doanh nghiệp hướng tới.
  • Động lực mua và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là gì? 
tim-hieu-ve-khach-hang-muc-tieu
Tìm hiểu về hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu

Bước 2: Nghiên cứu, phân tích về các đối thủ

Trừ khi doanh nghiệp của bạn là một thương hiệu duy nhất trong thị trường ngách đặc biệt, còn không thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có đối thủ cạnh tranh. Và chắc chắn rằng đối thủ của bạn sẽ không ngừng cho ra mắt những ý tưởng ưu đãi để thu hút khách hàng.

Đó chính là lý do bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình để đưa ra chiến lược Marketing phù hợp. Bạn không thể sao chép hoàn toàn chiến dịch của đối thủ, nhưng có thể:

  • Tìm hiểu cách thức mà đối thủ làm sau đó đưa ra những giải pháp tốt hơn.
  • Khai thác cơ hội mà đối thủ cạnh tranh chưa thực hiện.
nghien-cuu-va-phan-tich-doi-thu-trong-chien-luoc-marketing
Nghiên cứu và phân tích đối thủ trong chiến lược Marketing

Bước 3: Lựa chọn kênh Marketing phù hợp

Hiện nay có rất nhiều cách để bạn mang thông điệp truyền tải tới khách hàng của doanh nghiệp mình. Lựa chọn cách thức nào đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải tìm ra kênh Marketing phù hợp nhằm dễ dàng thu hút khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực sự.

Lời khuyên dành cho bạn đó là đừng tập trung đầu tư vào một kênh duy nhất chỉ vì bạn thấy nên sử dụng hình thức đó. Mặc dù bạn sẽ mất thời gian để tìm ra những kênh Marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình nhưng đừng bỏ cuộc nhé.

lua-chon-kenh-marketing-phu-hop
Tìm ra kênh Marketing phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp

Bước 4: Chia nhỏ phễu bán hàng của doanh nghiệp

Việc chia nhỏ phễu bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những chiến lược Marketing đánh đúng tâm lý khách hàng mục tiêu. Hầu hết mọi phễu bán hàng đều đi theo format AIDA, đó là: Thu hút, sở thích, mong muốn và thực hiện hành động.

Bước này cũng giúp bạn vạch ra được hành trình mua của khách hàng, đồng thời thấy được những điểm yếu trong phễu, từ đó chỉnh sửa và dẫn dắt khách đến hành động mua hàng.

chia-nho-pheu-ban-hang
Chia nhỏ phễu bán hàng để thực hiện Marketing hiệu quả

Bước 5: Thiết kế chiến lược Marketing phù hợp

Chiến lược Marketing tổng hợp của một doanh nghiệp được xây dựng từ những chiến lược nhỏ xoay quanh các vấn đề như:

  • Chiến lược giá của sản phẩm.
  • Chiến lược truyền thông.
  • Chiến lược về con người.
  • Chiến lược về hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chiến lược về định hướng phát triển chuỗi giá trị doanh nghiệp.
  • Chiến lược trong việc xây dựng thương hiệu.
  • Chiến lược mang giá trị tới cho khách hàng.
  • Chiến lược xoay quanh sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược kho, hậu cần, vận chuyển.
  • Chiến lược tài nguyên.
chien-luoc-marketing-tong-hop-cho-doanh-nghiep
Tìm ra các chiến lược Marketing hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

Bước 6: Theo dõi kế hoạch và thực hiện theo từng giai đoạn

Bạn cần xây dựng những bảng quy chuẩn đánh giá về tiến độ, sự thành công và điểm yếu của chiến lược Marketing để sửa đổi cho các chiến dịch khác trong tương lai. Một vài chỉ số đánh giá và kết quả bạn cần phải quan tâm gồm: 

  • Chỉ tiêu cần đạt được.
  • Mục tiêu trong từng giai đoạn.
  • Điều tra phản hồi của khách hàng và phân tích.
theo-doi-chien-luoc-marketing
Theo dõi, đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing qua từng giai đoạn

>> Xem thêm: Marketing mix là gì và các chiến lược Marketing mix phổ biến nhất

Ví dụ về chiến lược Marketing của các thương hiệu nổi tiếng

Dưới đây là một số chiến lược Marketing cực hiệu quả của các thương hiệu lớn bePOS đã tổng hợp mà bạn có thể tham khảo. 

Phân tích cách xây dựng chiến lược Marketing của Vinamilk

Chiến lược Marketing điển hình mà Vinamilk sử dụng chính là chiến lược 4P (Product, Price, Place và Promotion), cụ thể:

Product – Sản phẩm của thương hiệu Vinamilk

Cho tới thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã gồm 5 danh mục chính: các sản phẩm sữa, sản phẩm từ sữa, nước ép, cà phê và trà. Tất cả sản phẩm đều được Vinamilk cam kết về chất lượng cho người sử dụng. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất được doanh nghiệp nâng cấp để nâng cao chất lượng sữa, đảm bảo sức khỏe và đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng hơn của người dùng. 

Price – Giá thành sản phẩm thấp hơn so với đối thủ 

Việc lựa chọn và duy trì mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là một trong những chiến lược vô cùng thành công của thương hiệu này. Sản phẩm của Vinamilk là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá thành lại rẻ hơn so với các thương hiệu sữa ngoại nhập. 

vi-du-ve-chien-luoc-marketing-cua-vinamilk
Giá thành sản phẩm Vinamilk thấp hơn so với đối thủ

Việc tăng giá sản phẩm có thể khiến doanh thu của hãng bị giảm một cách đáng kể. Vinamilk có một lợi thế đó là chủ động trong nguồn nguyên liệu, đảm bảo chất lượng thay vì lấy nguyên liệu từ nước ngoài. Do đó, sản phẩm của Vinamilk luôn được điều chỉnh với mức giá hợp lý và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Place – Hệ thống phân phối rộng khắp cả nước

Vinamilk sở hữu một hệ thống phân phối nội địa với 240.000 điểm bán lẻ cùng 575 cửa hàng phân phối trực tiếp. Các sản phẩm của thương hiệu này cũng được bày bán tại hơn 1.500 siêu thị lớn nhỏ và 600 cửa hàng tiện lợi.

Phạm vi phân phối của Vinamilk đã giúp thương hiệu tăng khả năng tiếp cận tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ đó giúp cho doanh nghiệp phát triển thương hiệu của mình hơn. Bên cạnh một hệ thống phân phối rộng lớn, Vinamilk cũng luôn mong muốn giành thêm các thị phần tại vùng nông thôn và đô thị nhỏ.

chien-luoc-marketing-tai-nha-ban-le-cua-vinamilk
Chiến lược marketing tại nhà bán lẻ của Vinamilk

Promotion – Sử dụng nhiều hình thức Marketing khác nhau

Vinamilk sử dụng rất nhiều hình thức Marketing để nâng tầm thương hiệu của mình, điển hình là một số chiến lược sau:

  • Quảng cáo sản phẩm trên đa phương tiện

Vinamilk linh hoạt sử dụng rất nhiều kênh quảng cáo như: TVC, Video, tiếp thị trực tuyến,… Trong các sản phẩm quảng cáo, Vinamilk luôn để sự sáng tạo của mình vô cùng thoải mái. Hãng nhấn mạnh vào nguồn gốc của sản phẩm bằng việc sử dụng hình ảnh chú bò vui nhộn ca hát và nhảy múa trong quảng cáo.

  • Trở thành nhà tài trợ cho nhiều chương trình, cuộc thi và học bổng

Vinamilk đã thực hiện chiến dịch “Vinamilk 40 năm – Vươn cao Việt Nam” vào năm 2016 và tiếp tục trong những năm sau. Đây là một chương trình hướng đến hạnh phúc cho trẻ em và nuôi dưỡng tài năng tương lai bằng những sản phẩm sữa tươi nguyên chất. Thương hiệu này đã truyền tải thông điệp trẻ em Việt Nam sẽ lớn lên hạnh phúc nhờ các sản phẩm cao cấp từ thương hiệu một cách thành công.

vinamilk-tai-tro-vi-cong-dong
Vinamilk trở thành nhà tài trợ cho các chương trình vì cộng đồng

Phân tích cách xây dựng chiến lược Marketing của Starbucks

Điểm đặc biệt trong chiến lược Marketing của Starbucks đó là thương hiệu sử dụng nền tảng Social Media vô cùng thành công. Thông qua phương tiện này, thương hiệu đã cho người dùng tương tác trực tiếp tạo sự gần gũi với doanh nghiệp để dễ dàng gây dựng mối quan hệ đối với người tiêu dùng.

Thông qua các mạng xã hội như Twitter, Instagram, Facebook,… Starbuck đã mang về cho mình một lượng lớn người hâm mộ cũng như khách hàng tiềm năng. Những lý do mang đến thành công cho thương hiệu này trong chiến lược sử dụng Social Media đó là:

  • Chia sẻ tới khách hàng về các chiến dịch của mình.
  • Tổ chức những sự kiện có nghệ sĩ nổi tiếng tham gia.
  • Quảng cáo các sản phẩm đang được khuyến mại.
  • Tương tác với khách hàng.
  • Sử dụng sản phẩm với những nội dung tinh tế, thông minh.

Bằng việc nắm rõ vai trò và tầm quan trọng của Social Media, Starbucks đã tận dụng rất tốt những nền tảng mạng xã hội để tạo dựng mối quan hệ đối với người tiêu dùng và thương hiệu, mang đến sự trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Một số chiến thuật Marketing hiệu quả mà Starbucks đã sử dụng là tạo thử thách thú vị trên mạng xã hội, hay cho phép barista tự tạo hương vị mới vào cuối tuần,…

chien-luoc-marketing-cua-starbuck-tren-mang-xa-hoi
Tạo nhiều hoạt động thú vị là chiến thuật Marketing hiệu quả của Starbucks

Phân tích cách xây dựng chiến lược Marketing của Samsung

Tương tự như với Vinamilk, các nhà quản lý cũng xây dựng chiến dịch Marketing của Samsung theo phương pháp 4P. Dưới đây là phân tích chiến lược Marketing của thương hiệu này.

Product – Chiến lược sản phẩm của Samsung

Khi nói tới sản phẩm của Samsung, ta có thể thấy thương hiệu này đã dành rất nhiều chi phí, thời gian và tâm huyết trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, từ đó mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Thương hiệu này đã chia sản phẩm của mình thành rất nhiều danh mục khác nhau gồm:

  • Điện thoại di động.
  • Sản phẩm công nghệ.
  • Sản phẩm gia dụng điện tử.
  • Máy ảnh, máy quay.
  • Laptop, máy tính bảng.

Price – Giá sản phẩm của Samsung

Không giống như những thương hiệu khác chỉ tập trung vào một vài phân khúc giá cụ thể, Samsung đã tạo ra cho mình đa dạng sản phẩm với mức giá trải dài từ giá rẻ, trung bình cho tới cao cấp. Điều này khiến thương hiệu mở rộng được thị trường của mình hơn khi tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng khác nhau.

vi-du-ve-chien-luoc-marketing-cua-samsung
Samsung có nhiều mức giá đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Place – Chiến lược phân phối của Samsung

Hệ thống phân phối của Samsung được phủ rộng khắp nơi với nhiều kênh khác nhau trên thị trường. Về cơ bản, các kênh chính sẽ gồm: 

  • Các công ty bán lẻ.
  • Siêu thị điện máy lớn. 
  • Samsum Brand Shop.

Samsung đã lựa chọn những công ty bán lẻ uy tín và nhiều kinh nghiệm như: Thế giới di động, Viettel Store, CellphoneS,… Ngoài ra, mạng lưới cửa hàng kinh doanh điện thoại và những hệ thống điện máy mà Samsung chọn lựa cũng cung cấp các loại linh kiện cho khách hàng.

brand-shop-chien-luoc-marketing-cua-samsung
Samsung xây dựng hệ thống cửa hàng đạt tiêu chuẩn trên toàn cầu

Bên cạnh đó, Samsum đã xây dựng một hệ thống Brand Shop mang tên Samsung Plaza, địa điểm chỉ bán những thương hiệu của Samsung. Với cách thức như vậy, thương hiệu đã tự mình nâng cao được vị thế của bản thân và giúp khách hàng có thêm sự tin tưởng khi mua sản phẩm chính hãng.

Promotion – Chiến lược khuyến mãi của Samsung

Samsung đã sử dụng 4 hình thức chính để đẩy mạnh việc truyền tải thông tin tới khách hàng đó là quảng cáo, bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng và khuyến mãi.

Chiến dịch quảng cáo

Samsung tập trung vào việc thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Doanh nghiệp hướng tới việc gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, đặc biệt là với tệp khách hàng trẻ tuổi. 

chien-luoc-marketing-cua-samsung-su-dung-guong-mat-dai-dien-idol
Sử dụng gương mặt đại diện có sức hút lớn là chiến lược của Samsung

Chiến lược bán hàng cá nhân

Samsung coi việc chào hàng sẽ là các hoạt động tiếp thị thông qua con người. Hoạt động chào hàng của Samsung sẽ có những hoạt động chính như sau:

  • Cung cấp thông tin sản phẩm tới khách hàng.
  • Nhân viên bán hàng luôn tìm cách cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
  • Nhân viên thường xuyên cung cấp những thông tin có ích về chương trình khuyến mại và quảng cáo.

Chiến lược khuyến mãi

Samsung luôn xây dựng nhiều chương trình khuyến mại khác nhau nhằm mục đích hấp dẫn và thu hút sự chú ý của khách hàng. 

Điển hình khi vừa mới ra sản phẩm Galaxy Note 10, thương hiệu đã tung ra một chương trình tặng quà có giá trị lên tới 6 triệu đồng nếu khách hàng đặt trước. Hay chương trình “Thu cũ đổi mới” mang theo thông điệp tiết kiệm lên đến 12,5 triệu đồng. Theo đó, Samsung sẽ đứng lên thu mua các sản phẩm cũ của thương hiệu với một số điều kiện của chương trình và khách hàng sẽ nhận được Galaxy Note 10 mới hoàn toàn cùng chương trình trả góp 0%.

cach-xay-dung-chien-luoc-marketing-cua-samsung
Chiến lược khuyến mãi của Samsung tạo nhiều kết quả tích cực

Chiến lược quan hệ công chúng

Samsung coi việc xây dựng quan hệ công chúng là cơ hội để mang hình ảnh tốt đẹp của mình đến với người tiêu dùng thông qua báo chí mà không cần phải tốn nhiều chi phí. Khi chuẩn bị cho ra mặt các dòng sản phẩm Galaxy Note, Samsung đã tổ chức sự kiện dành cho những Fan chính hiệu của thương hiệu này. Đây là một hoạt động mà cộng đồng hâm mộ dòng sản phẩm này được tương tác và giao lưu với dàn sao Việt – khách mời của chương trình.

Tại sao cần sử dụng chiến lược Marketing tổng thể?

Việc xây dựng chiến dịch Marketing tổng thể hoạt động không thể thiếu với mỗi doanh nghiệp, bất kể quy mô như thế nào cũng vẫn cần phải có các chiến lược cụ thể. Dưới đây là 6 lý do giải đáp câu hỏi của bạn:

  • Giúp tăng doanh số bán hàng: Chiến lược Marketing là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quá trình phân phối hàng hóa, mang về lợi nhuận cao trong kinh doanh.
  • Doanh nghiệp hiểu rõ hơn khách hàng: Việc tạo ra các chiến lược Marketing sẽ cần có quá trình nghiên cứu, tìm tòi về những hành vi, sở thích, thói quen của khách hàng giúp doanh nghiệp phát triển thị trường của mình.
  • Đáp ứng được khách hàng: Việc nghiên cứu, phân tích và thực hiện vượt xa những mong muốn, nhu cầu của khách sẽ giúp doanh nghiệp lấy được niềm tin và phát triển khách hàng trung thành, đồng thời xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
  • Giúp doanh nghiệp duy trì sự phát triển: Một số chiến lược được đề xuất với mục tiêu duy trì cơ cấu hoạt động và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
  • Củng cố thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường giúp doanh nghiệp đảm bảo được giá trị của mình đối với khách hàng mục tiêu và thị trường đang hướng tới.
  • Định vị thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu xây dựng chính là giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần tạo ra những hoạt động với tiêu chí định vị thương hiệu của mình với khách hàng.
tai-sao-can-chien-luoc-marketing-tong-the
Marketing tổng thể giúp doanh nghiệp thấu hiểu và tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất

Chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing có gì khác nhau?

Có rất nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn giữa hai khái niệm về chiến lược Marketing và chiến thuật Marketing. Dưới đây bePOS sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này một cách cụ thể hơn.

Nội dung so sánh Chiếc lược Marketing Chiến thuật Marketing
Mục đích Giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu rộng hơn, rõ ràng hơn. Sử dụng các nguồn lực cụ thể nhằm đạt được mục tiêu nhỏ hơn trong nhiệm vụ chính. 
Vai trò Các cá nhân có ảnh hưởng trong doanh nghiệp đều có sức ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai. Họ hiểu được cách tổng hợp các chiến thuật khác nhau để thành công. Lãnh đạo của từng bộ phận sẽ là người điều động nhân sự của mình trong quyền hạn cho phép để thực hiện những hành động nhằm đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Trách nhiệm giải trình Được doanh nghiệp chịu trách nhiệm về năng lực tổng thể của tổ chức. Được doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với các nguồn lực cụ thể được chỉ định.
Phạm vi Tất cả nguồn lực của doanh nghiệp đều tham gia, bao gồm cả những yếu tố ngoại cảnh như đối thủ cạnh tranh, nền kinh tế, khách hàng,… Là tập hợp các nguồn lực được sử dụng trong một kế hoạch, quy trình cụ thể.
Thời lượng Thời gian diễn ra lâu dài và không thực hiện thường xuyên. Ngắn hạn nhưng linh hoạt với những điều kiện cụ thể.
Phương pháp Sử dụng những kinh nghiệm tích lũy, nghiên cứu, phân tích, suy nghĩ và sự giao tiếp. Dựa vào sự trải nghiệm, phương pháp hay nhất, kế hoạch, quy trình và nhóm.
Đầu ra Tạo ra những mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp. Từ đó xây dựng những kế hoạch cụ thể, guidepost và có thể đo được hiệu suất mang lại. Sản xuất phân phối và đầu ra thể hiện rõ ràng bằng việc sử dụng con người, công cụ và thời gian.
chien-luoc-va-chien-thuat-marketing
Nắm rõ sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật Marketing

Nhìn chung, chiến lược Marketing là một trong những phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng qua những thông tin của bài viết trên bạn đã hiểu rõ hơn về cách xây dựng một chiến lược Marketing thật tốt cho doanh nghiệp mình.

FAQ

Chiến lược Marketing có ảnh hưởng nhiều đến ngân sách không?

Câu trả lời là có, chiến lược Marketing ảnh hưởng đến ngân sách của doanh nghiệp. Bởi, có những chiến lược phải dùng nhiều ngân sách để thực thi, ví dụ như Paid Media. Có những chiến lược lại không tốn quá nhiều ngân sách, chẳng hạn chủ cửa hàng tự viết bài, đăng ảnh trên Facebook không tốn phí.

Các chiến lược Marketing có thể vận hành cùng lúc không?

Có, các chiến lược Marketing hoàn toàn có thể vận hành cùng lúc, giúp doanh nghiệp tối đa hóa hiệu quả tiếp thị. Ví dụ, cửa hàng quần áo sử dụng một số chiến lược Marketing, như bán sản phẩm đặc biệt, độc đáo (chiến lược cạnh tranh), tạo video hài hước (Content Marketing) và sử dụng các Facebook Ads để quảng bá (Digital Marketing).

Ai là người xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp?

Ở doanh nghiệp, người chịu trách nhiệm cao về Marketing là CMO (Giám đốc Marketing) và Marketing Manager (Quản lý Marketing). Trong đó, CMO đóng vai trò lên chiến lược tổng thể, định hình hướng đi và mục tiêu. Còn Marketing Manager thì trực tiếp quản lý các hoạt động hàng ngày của bộ phận, triển khai chiến lược mà CMO đưa ra. 

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/chien-luoc-marketing/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]