Những người làm trong lĩnh vực Marketing chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với thuật ngữ Content Angle bởi đây là “xương sống” của chiến dịch Marketing Content. Vậy chính xác Content Angle là gì? Cách tạo nội dung thu hút như thế nào và ví dụ cụ thể ra sao? Sự khác nhau giữa Content Angle, Content Pillar và Content Marketing là gì? Hôm nay bePOS sẽ giúp bạn làm rõ kiến thức này trong bài viết dưới đây.
Content Angle là gì?
Content Angle là cách tiếp cận độc đáo của mỗi người về một chủ đề nào đó trước khi bắt tay vào việc viết bài cũng như thể hiện quan điểm, ý tưởng quảng bá cho thương hiệu.
Content Angle giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng cốt truyện của tác giả và là yếu tố quan trọng giúp cho bài viết trở nên nổi bật và độc đáo hơn so với những bài viết cùng chủ đề. Chính vì thế, Content Angle được coi là “xương sống” vững chắc cho toàn bộ nội dung của chiến dịch quảng bá và các bài viết bổ trợ liên quan.
Content Angle không phải là một loại Content Marketing mà là một thuật ngữ được sử dụng để nói về yếu tố cốt lõi của Content. Với Content Angle lôi cuốn và nhắm thẳng vào một phân khúc khách hàng nhất định, bạn đang giúp cho doanh nghiệp thu về lượng khách hàng tiềm năng không hề nhỏ.
Bạn có thể tham khảo ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn Content Angle là gì. Với khóa học Tiếng Anh cho trẻ em cho trẻ em, bạn viết bài xoay quanh chủ đề “độ tuổi hợp lý nhất để dạy Tiếng Anh cho trẻ em”. Chủ đề này có thể thu hút sự bàn luận của các bậc phụ huynh, như kinh nghiệm dạy Tiếng Anh cho con, review các khóa học Tiếng Anh trẻ em chất lượng, giới thiệu các đầu sách ngoại ngữ cho trẻ nhỏ,…
Những yếu tố tạo nên Content Angle chất lượng
Vậy những yếu tố để tạo nên chất lượng của một Content Angle là gì? Để có thể xây dựng một Content Angle hấp dẫn, trước hết bạn phải nắm rõ được 05 yếu tố quan trọng dưới đây.
Liên quan đến khách hàng
Sự đồng điệu và liên quan tới khách hàng là điều cần thiết đầu tiên của một Content Angle. Phản ứng của họ đối với chiến dịch Marketing sẽ quyết định độ hiệu quả của Content. Và đương nhiên, những vấn đề liên quan tới khách hàng sẽ không thể giải quyết nếu nội dung đó không liên quan hay khiến họ cảm thấy không thú vị, hoặc thậm chí là mất thiện cảm.
Vì vậy, để truyền tải thông điệp hiệu quả, bạn cần diễn đạt nội dung theo cách dễ hiểu và quan trọng hơn cả là phải liên quan tới tệp khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Điều này được gọi là “nhắm trúng Insight”, bạn không thể biết cách xây dựng Content Angle là gì nếu không biết về Insight khách hàng.
Giải quyết vấn đề
Nắm được Insight khách hàng thôi là chưa đủ, điều quan trọng nhất trong việc xây dựng một Content Angle chất lượng chính là phải hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ đang gặp phải. Khi người dùng gặp khó khăn, bạn phải cung cấp được những giá trị hữu ích, đồng thời có thể nhấn mạnh tính ưu việt của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp như một giải pháp tối ưu dành người dùng.
Tính độc nhất
Sự độc đáo là yếu tố không thể bỏ qua nếu muốn biết cách làm Content Angle là gì. Là một người sáng tạo nội dung, bạn phải luôn tìm kiếm ý tưởng mới để có thể thu hút người dùng và mang đến cho họ nhiều giá trị. Góc độ Content sẽ quyết định phong cách của toàn bộ chiến dịch Digital Marketing, đồng thời làm cho doanh nghiệp của bạn trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Có thể tìm kiếm
Sẽ thật vô nghĩa khi bạn đã xây dựng được tính hấp dẫn cho Content nhưng nội dung đó lại không thể đến được với bất kỳ người dùng nào. Việc nội dung của bạn được tìm thấy trên các công cụ tìm kiếm hay những trang mạng xã hội không chỉ giúp Content được lan tỏa mà còn giúp tăng độ phủ cho thương hiệu.
Có thể chia sẻ
Content Angle phải là nội dung khiến cho khách hàng muốn chia sẻ với những người khác. Bởi giữa vô vàn các nội dung trong cùng lĩnh vực, người dùng sẽ chỉ lựa chọn nội dung tạo được ấn tượng mạnh với họ. Một Content hấp dẫn bắt buộc phải có Content Angle mạnh mẽ và kết hợp cùng với hình ảnh minh họa để thu hút người dùng.
Phân biệt Content Angle với Content Marketing và Content Pillar
Phân biệt Content Angle với Content Marketing
Hiện nay, sự phổ biến của việc kết hợp giữa Content Marketing và Content Angle đã khiến cho nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm này giống nhau. Vậy điểm khác biệt giữa Content Marketing và Content Angle là gì?
Những người làm Content Angle phải thâm nhập vào những vấn đề trong bộ phận nghiên cứu sản phẩm, bộ phận sản xuất, bộ phận phát triển hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng để có góc nhìn đa chiều về doanh nghiệp. Từ đó tạo ra Content Angle chất lượng, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngược lại, những người làm Content Marketing chỉ làm việc với các bộ phận bên ngoài với mục đích tạo ra những chiến dịch quảng cáo cũng như Marketing sản phẩm. Content Marketing được thiết kế trực tiếp cho mục đích tiếp thị chứ không phải là mở rộng quy mô kinh doanh.
Phân biệt Content Angle với Content Pillar
Để tìm hiểu sự khác biệt giữa Content Pillar và Content Angle, trước tiên chúng ta cần hiểu Content Pillar là gì. Content Pillar gồm tất cả nội dung của Website hay Social Media mà bạn sẽ triển khai. Có thể nói, Content Pillar chính là “cái sườn” của nội dung chính được phát triển từ big idea.
Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, Content Pillar là cách bạn đang nói về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp là gì (What). Còn Content Angle thể hiện việc bạn đang nói về sản phẩm/dịch vụ của doanh ngiệp như thế nào (How).
Ví dụ, tất cả các hãng đang hoạt động trong lĩnh vực F&B có thể cùng phát triển Content Pillar giống nhau theo một vài chủ đề nhất định (giới thiệu doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, đăng feedback khách hàng,…). Trong khi đó, Content Angle là ý tưởng nội dung mới giúp thương hiệu trở nên khác biệt và độc nhất.
Do đó, Content Pillar chính là khung sườn để phát triển nội dung trên Website, Fanpage doanh nghiệp đúng theo định hướng ban đầu. Từ đó nội dung được triển khai đồng bộ và khoa học, giúp doanh nghiệp tiếp cận tới nhiều khách hàng tiềm năng.
Còn Content Angle đóng vai trò tạo ra những ý tưởng đột phá với mục đích tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Từ đó tạo được thiện cảm và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, Content Angle giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
>> Xem thêm: [MỚI] Hướng dẫn các bước xây dựng Content Pillar hiệu quả và chuyên nghiệp
Top 5 loại Content Angle ấn tượng, thu hút khách hàng
Content Angle thể hiện lợi ích của khách hàng
Khách hàng khi mua bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào đều quan tâm nhất tới lợi ích, nên bạn cần làm nổi bật điều này khi xây dựng nội dung quảng cáo. Lợi ích của sản phẩm được chia làm 2 loại chính như sau:
- Lợi ích lý tính: Đây là những lợi ích trực tiếp liên quan đến tính năng của sản phẩm, dịch vụ, dễ nhận biết và có thể được thể hiện dưới dạng số liệu. Ví dụ, phần mềm quản lý bán hàng bePOS đã được nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng, giúp các chuỗi này giảm tới 30% thời gian quản lý và tăng 50% doanh thu.
- Lợi ích cảm tính: Lợi ích cảm tính thường liên quan đến tình cảm, tâm lý bên trong của khách hàng. Vì thế, muốn biết cách làm Content Angle là gì, bạn phải nắm được Insight khách hàng. Ví dụ, khi đeo đồng hồ “xịn”, cánh mày râu cảm thấy nam tính, sang trọng và đẳng cấp hơn, từ đó làm tăng sự tự tin khi giao tiếp xã hội.
Content Angle trả lời câu hỏi “làm thế nào” với hướng dẫn chi tiết
Các cụm từ như “Làm thế nào”, “Hướng dẫn cách” luôn nằm trong top những keyword được tìm kiếm thường xuyên trên các công cụ tìm kiếm. Để đáp ứng nhu cầu người đọc, các thương hiệu đã sản xuất chuỗi bài hướng dẫn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn cách thực hiện một công việc hữu ích nào đó.
Ví dụ, các công ty Marketing viết bài “Content Angle là gì và hướng dẫn cách xây dựng Content Angle”. Các cửa hàng thời trang viết bài hướng dẫn cách phối đồ đẹp, cửa hàng bán điện thoại viết bài hướng dẫn các tính năng của sản phẩm,…
Content Angle câu chuyện thương hiệu (Brand story)
Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ, mà còn muốn biết câu chuyện hậu trường. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp ngày nay dần hạn chế các mẫu quảng cáo khô cứng, bắt đầu tìm hiểu Content Angle là gì để đem đến nội dung giá trị nhất cho người dùng. Ví dụ, brand story của Apple tập trung vào sự đổi mới, đột phá và dám nghĩ khác biệt.
Nhiều sản phẩm, dịch vụ trên thị trường gây ấn tượng với khách hàng nhờ câu chuyện truyền cảm hứng về sự ra đời của thương hiệu, về nhà sáng lập, hay về chính văn hóa nội bộ của doanh nghiệp. Không chỉ thu hút người xem, dạng Content này còn giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều nhân tài, hữu ích cho quá trình tuyển dụng.
Content Angle dạng chia sẻ từ các chuyên gia đáng tin cậy
Khi lựa chọn hình thức viết bài hướng tới một nhân vật đầu ngành có tên tuổi, doanh nghiệp có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng. Thông qua những bài đăng lôi cuốn và hữu ích, nhiều người dùng sẽ không ngần ngại click vào website của bạn để có thể tìm kiếm nhiều thông tin giá trị hơn nữa.
Ngoài ra, việc khôn khéo xen kẽ những thông điệp ý nghĩa của thương hiệu vào trong Content Angle sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Content Angle dạng so sánh
Một trong những cách làm Content Angle chất lượng và lôi cuốn người đọc chính là việc so sánh và chỉ ra những điểm nổi bật của thương hiệu hay sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó giúp cho người tiêu dùng có thể phân biệt rõ hơn, khiến họ ghi nhớ sản phẩm/dịch vụ và tìm đến sử dụng mỗi khi có nhu cầu.
Bạn chỉ cần nhìn nhận khách quan và công minh những mẫu sản phẩm/dịch vụ mà không cần phải cố ý tâng bốc hay PR quá đà. Nếu không, điều này sẽ khiến mức độ tin cậy của thương hiệu bị giảm sút nghiêm trọng.
Gợi ý triển khai Content Angle cho từng lĩnh vực cụ thể
F&B – Ngành kinh doanh ăn uống
Nếu đang kinh doanh F&B, bạn nên tìm hiểu khái niệm Content Angle là gì và cách triển khai. Bởi lẽ, đối tượng phục vụ của F&B ngày nay chủ yếu là người trẻ, thích khám phá và thích sự đa dạng trong nội dung tiếp cận.
Cách triển khai Content Angle lĩnh vực F&B cụ thể như sau:
- So sánh giữa các sản phẩm: Content Angle hiệu quả là so sánh, đánh giá giữa các sản phẩm, từ đó nêu bật về lợi ích mà chúng đem lại. Ví dụ, Highlands Coffee so sánh Phin sữa đá và Phindi hạnh nhân để khách hàng dễ lựa chọn.
- Lồng ghép câu chuyện: Lồng ghép câu chuyện về sản phẩm, về thương hiệu là những cách triển khai Content Angle cực hiệu quả cho nhà hàng. Chẳng hạn, thương hiệu Pizza 4P’s kể về ý nghĩa đằng sau thiết kế không gian quán, lấy gam màu chàm xanh tượng trưng cho năng lượng tích cực, đó cũng là giá trị mà thương hiệu hướng đến.
- Sử dụng trích dẫn: Sử dụng trích dẫn là Content Angle được nhiều quán cafe sử dụng. Qua đó, bạn có thể gợi liên tưởng đến giá trị mà thương hiệu của mình đem lại cho khách hàng, gợi cho họ nhiều suy tưởng sâu sắc về cuộc sống.
Bán lẻ
Nếu đang hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, bạn có thể áp dụng một số Content Angle như sau:
- Ngành mỹ phẩm: Các brand mỹ phẩm thường xây dựng bài viết dạng “hỏi đáp”, trả lời thắc mắc khách hàng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm hiệu quả. Dạng bài này không đòi hỏi lời văn quá sâu sắc, bay bổng, mà tập trung vào sự dễ hiểu, giúp khách hàng cảm thấy yên tâm khi mua sản phẩm.
- Ngành thời trang: Các cửa hàng quần áo xây dựng chuỗi bài gợi ý cách mix đồ đẹp, hoặc update trend mới nhất. Những brand lớn thường lồng ghép câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm. Ví dụ, các thương hiệu thời trang ngày này xây dựng nội dung liên quan đến phong trào body positivity hay body neutrality, thiết kế mẫu quần áo phù hợp với nhiều vóc dáng khác nhau.
Một số case study về Content Angle
Content Angle của Điện Máy Xanh
Minh chứng điển hình nhất cho hướng tiếp cận Content Angle mới lạ và hiệu quả chính là ý tưởng quảng cáo của Điện Máy Xanh. Với hình thức Marketing độc đáo thông qua việc xây dựng hình ảnh một “binh đoàn” áo xanh chưa từng có trước đây, video quảng cáo của Điện Máy Xanh đã gây ấn tượng mạnh mẽ và thu hút hơn 3.4 triệu lượt tương tác cùng hơn 300 nghìn lượt chia sẻ. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo này của Điện Máy Xanh cũng đã nhận về hơn 400 nghìn bài viết và cuộc thảo luận liên quan.
Quảng cáo của hãng cũng chiếm trọn “spotlight” trong các khung giờ vàng với tần suất dày đặc. Điều này không những trở thành nỗi “ám ảnh” trong tiềm thức khách hàng mà còn đánh đúng tâm lý kích thích nhu cầu. Chỉ với thông điệp đơn giản: “Bạn muốn mua TV, tủ lạnh, hãy đến Điện Máy Xanh”, thương hiệu này đã tạo nên một làn sóng mới trong ngành quảng cáo.
Content Angle của Lifebuoy
Lifebuoy cũng là một trong những case study rất thành công giúp bạn hiểu rõ hơn Content Angle là gì. Thương hiệu đã rất thành công khi ra mắt sản phẩm xà phòng rửa tay diệt khuẩn chỉ trong 10 giây. Đây là một góc độ Content giúp giải quyết nỗi đau của khách hàng (Pain Point) rất hiệu quả. Vì thực tế, cả trẻ con và người lớn thường rửa tay rất qua loa và không đảm bảo vệ sinh.
Để làm sạch hiệu quả cũng như phòng ngừa dịch bệnh, nước rửa tay cần phải được ma sát kỹ càng với bàn tay trong 10 giây rồi mới được rửa qua nước. Có thể nói, nước rửa tay Lifebuoy đã đánh trúng “điểm yếu” này của người tiêu dùng. Ngay sau đó, sản phẩm được bán rất chạy, đặc biệt được sử dụng nhiều trong những gia đình có con nhỏ, các nhà hàng, khách sạn, quán cafe,…
>> Xem thêm: Viral Content Marketing – 5 bí quyết giúp nội dung của bạn nhanh viral
Trên đây bePOS đã giải đáp cho bạn Content Angle là gì cũng như đưa ra cho bạn một số gợi ý về Content Angle mẫu chất lượng và ví dụ cụ thể. Chúc bạn ứng dụng góc độ Content thành công, giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới nhiều người dùng hơn nữa.
FAQ
Có thể tiếp cận Content Angle đa chiều không?
Câu trả lời là Có. Hãy xem một ví dụ đơn giản sau: Tết Trung thu không chỉ được biết đến là ngày Tết dành cho thiếu nhi mà còn là Tết Đoàn Viên. Khi triển khai chiến dịch quảng cáo cho Tết Trung thu, trong khi một số thương hiệu sử dụng hình ảnh của những chiếc bánh nướng, bánh dẻo để quảng cáo thì Kinh Đô lại lựa chọn hình ảnh gia đình quây quần dưới ánh trăng rằm cùng nhau phá cỗ.
“Giọng điệu” Content cần được xây như thế nào?
Tone & Mood, hay còn gọi giọng điệu, là kiến thức bạn không nên bỏ qua khi nghiên cứu Content Angle là gì. Nếu đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu là giới trẻ thuộc nhóm tuổi từ 12 – 18, bạn cần sử dụng giọng điệu hài hước và bắt trend một cách thông minh. Đồng thời, trong Content cũng cần thể hiện sự trong sáng, tích cực, luôn hướng đến những điều mới lạ và độc đáo.
Ngược lại với nhóm khách hàng trẻ, đối với tệp khách hàng là doanh nhân hay người thành đạt, giọng điệu Content cần nghiêm túc, thể hiện sự đẳng cấp cũng như cung cấp những kiến thức thực sự hữu ích.
Follow bePOS: