Content là một phần không thể thiếu trong Marketing. Tuy nhiên để content phát huy hết hiệu quả trong mỗi chiến dịch marketing bạn sẽ cần tới Content Direction. Hãy tìm hiểu về định nghĩa này chi tiết hơn trong bài viết dưới đây cùng bePOS nhé!
Content Direction là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Content Direction là gì thì trước tiên bạn cần hiểu khái niệm Content là gì? Content là tất cả những nội dung chứa thông tin dưới các hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, phim, âm nhạc, đĩa CD,…
Vậy Content Direction là gì? Content Direction hay còn gọi là định hướng nội dung, là một trong những bước rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nội dung. Cụ thể, Content Direction là cách hoạch định nội dung nhằm mục đích triển khai nội dung theo đúng kế hoạch tổng thể cho một chiến dịch Marketing.
Hiện nay, Content Direction bao gồm các đầu mục:
- Xác định đối tượng/khách hàng mục tiêu
- Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
- Nghiên cứu và phân bổ các định dạng nội dung (văn bản, hình ảnh, video,…)
- Đưa ra nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu và chiến lược marketing
- Xây dựng ý tưởng và thực thi
Vai trò của Content Direction trong Marketing
Vậy vai trò của Content Direction có quan trọng không? Thực tế có nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua định nghĩa này, dẫn đến việc thực thi không hiệu quả khi chưa nghiên cứu và xây dựng chiến lược nội dung phù hợp.
Vì vậy, vai trò của Content Direction là rất quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing. Content Direction sẽ giúp Marketer sáng tạo đúng hướng, đem lại hiệu quả cao hơn khi chạy truyền thông sau khi đã nghiên cứu và tìm hiểu rõ về đối tượng mục tiêu.
Content Direction có giá trị sử dụng bao lâu?
Giá trị sử dụng của Content Direction sẽ phụ thuộc vào định hướng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không phải thay đổi định hướng, thì Content Direction được sử dụng dài hạn, có thể lên tới vài năm. Ngược lại, nếu muốn đổi cách sản xuất nội dung hoặc tái định vị thương hiệu, thì doanh nghiệp cần lên Content Direction mới phù hợp hơn.
Thời điểm nào cần xây dựng Content Direction?
Khi bắt đầu một thương hiệu mới
Đối với những thương hiệu mới, đang trong giai đoạn launching, thì việc lập Content Direction là vô cùng cần thiết. Marketer của thương hiệu phải xác định phương hướng sản xuất nội dung trong tương lai. Ví dụ, mục tiêu của giai đoạn này là tăng độ nhận diện thương hiệu, thì Content Direction phải được xây dựng xoay quanh mục đích này.
Khi đổi mới thương hiệu/tái định vị thương hiệu
Những thương hiệu có sự thay đổi trong hình ảnh, thông điệp truyền tải cũng cần xây dựng Content Direction mới. Nội dung sản xuất phải phù hợp với đường hướng phát triển mới và những điều chỉnh đề ra trong Content Direction. Tùy theo ngân sách và kế hoạch chi tiết, việc điều chỉnh này có thể diễn ra nhanh hoặc chậm.
Khi cần truyền thông ngắn hạn
Các chiến dịch ngắn hạn cũng cần xây dựng Content Direction, ví dụ Ngày Siêu Sale 11/11, 12/12 của các sàn thương mại điện tử. Điều này giúp doanh số của doanh nghiệp được đẩy lên cao vô cùng hiệu quả. Lưu ý, nếu có chiến dịch trên nhiều nền tảng, thì Content Direction trên các nền tảng này phải có sự thống nhất và liên quan chặt chẽ.
Khi cần chuẩn hóa quy cách cho nhân sự mới/phối hợp với dịch vụ Marketing thuê ngoài
Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nhân sự, nhất là những vị trí chủ chốt như Manager/Leader, thì Content Direction cũng cần chỉnh sửa. Bởi lẽ, đây là người chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển chiến dịch Marketing dài hạn, sau đó mới chuyển xuống các bộ phận bên dưới. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp bắt đầu hợp tác với một phòng Marketing thuê ngoài, thì cũng cần xây dựng định hướng sản xuất nội dung mới để dễ dàng làm việc.
Những yếu tố cần xác định khi xây Content Direction
Một mẫu Content Direction cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Định vị thương hiệu: Xác định giá trị mà thương hiệu đem đến cho người dùng, dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và phong cách của thương hiệu.
- Mục tiêu truyền thông: Phải được đặt lên vị trí hàng đầu, vì bản Content Direction sẽ được xây dựng phù hợp với mục tiêu đề ra. Ví dụ, với thương hiệu đang launching thì mục tiêu là tăng độ nhận diện trong tâm trí khách hàng.
- Đối tượng mục tiêu: Tìm ra đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu, từ đó sản xuất nội dung cho tệp khách hàng đó.
- USP sản phẩm: Unique Selling Point, là điểm đặc biệt của sản phẩm, là lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường.
- Insight khách hàng: Là nỗi đau, vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và cần tìm giải pháp. Xác định Insight tốt giúp bạn sản xuất nội dung đánh trúng tâm lý khách hàng, từ đó thu hút nhiều người xem hơn.
- Key Message: Là thông điệp chính cần truyền tải đến khách hàng, cần đảm bảo sự thu hút, đặc sắc để khiến khách hàng ghi nhớ.
- Tone & Mood: Là văn phong, tinh thần và cảm xúc được truyền tải đến người xem, cần đảm bảo sự đồng nhất trong cách thể hiện bản thân thương hiệu.
- Pillar/Angle/Content: Là nhóm các chủ đề nội dung sẽ khai thác, đảm bảo đem đến cho khách hàng thông tin đầy đủ và có giá trị nhất.
- Định dạng nội dung: Một số định dạng nội dung là Video, GIF, Album, TVC, bài viết,…
- Art Direction: Định hướng nghệ thuật về mặt hình ảnh, đảm bảo sự thống nhất để tăng độ nhận diện cho thương hiệu.
6 bước xây dựng Content Direction hiệu quả
Bước 1: Xác định, phân tích khách hàng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Trước khi bắt tay vào xây dựng nội dung, bạn cần nắm được khách hàng, người đọc thông tin mà bạn đang truyền đạt là ai? Họ có nhu cầu gì? Họ có quan tâm tới sản phẩm của bạn hay không?
Một trong những cách cơ bản nhất để xác định khách hàng mục tiêu đó là phân tích nhân khẩu học với các yếu tố như: độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý,… Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu về sở thích, thói quen tiêu dùng của họ là gì? Mức độ sẵn sàng chi trả sản phẩm là bao nhiêu?
Bước 2: Tìm ra USP của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
Sau khi nghiên cứu về khách hàng thì nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụ của công ty chính là bước tiếp theo trong quy trình xây dựng Content Direction. Bạn cần tìm ra USP (unique selling point) hay điểm bán hàng khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của bạn. Phân tích rõ USP của sản phẩm là bước rất quan trọng để từ đó sẽ truyền thông sản phẩm gắn liền với USP này.
Bước 3: Xây dựng chiến lược nội dung
Sau khi kết thúc các bước nghiên cứu, bạn sẽ bắt đầu xây dựng kế hoạch nội dung dựa trên số liệu, kết quả có được từ bước 1 và bước 2. Bạn cần lên chiến lược chi tiết về nội dung mà mình sẽ triển khai như: giọng điệu, phong cách, quy tắc viết bài,…
Ngoài ra, hình ảnh và video cũng là những hình thức content không thể thiếu giúp nội dung của bạn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Hãy lên kế hoạch nội dung phù hợp và tận dụng mọi hình thức thể hiện để thu hút người đọc, đem lại chuyển đổi tốt nhất.
Bước 4: Xác định các Content Angle
Content Angle là cách xây dựng góc nhìn về một chủ đề trước khi lên nội dung về một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Xác định các content angle sẽ giúp nội dung của bạn nổi bật hơn so với những bài viết hay chiến dịch truyền thông khác. Chính vì vậy, cần xây dựng content angle phù hợp với khách hàng và thông điệp của sản phẩm.
Bước 5: Tìm kiếm, chọn lọc và triển khai ý tưởng
Tới đây, chắc chắn sẽ có vô số các ý tưởng nảy ra và lúc này bạn sẽ cần chọn lọc những ý tưởng hay, độc đáo, có khả năng triển khai được. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý tưởng tại các trang mạng, báo hay chính từ các đối thủ cạnh tranh để tìm định hướng Content.
Bước 6: Quản lý, đo lường hiệu quả
Cuối cùng, bạn cần ước tính và đưa ra một chi phí phù hợp cho nội dung cũng như toàn bộ chiến dịch truyền thông. Bên cạnh đó là yếu tố nhân lực, hãy phân bổ nguồn lực hợp lý để đảm bảo có thể triển khai chiến dịch với hiệu suất tối đa. Ngoài ra, mỗi kế hoạch cần có KPIs cụ thể để có thể đo lường, đánh giá kịp thời theo mỗi giai đoạn triển khai.
Content Direction và Content Plan khác nhau thế nào?
Content Direction và Content Plan là hai thuật ngữ dễ gây nhầm lẫn với nhau. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn phân biệt hai thuật ngữ này, hãy theo dõi nhé!
So sánh | Content Direction | Content Plan |
Bản chất | Content Direction là nền tảng định hướng nội dung cho Content Plan. | Là kế hoạch nội dung, có thời gian, nhiệm vụ, phân công người phụ trách cụ thể để triển khai. |
Thời hạn | Không có thời hạn cụ thể, có thể sử dụng liên tục trong nhiều năm nếu thương hiệu không thay đổi về định hướng. | Áp dụng trong một khoảng thời gian cụ thể, ví dụ Content Plan theo ngày, tuần, tháng,… |
Nội dung | Bao gồm việc xác định mục đích, mục tiêu, đối tượng mục tiêu, thông điệp chính, đảm bảo tính gắn kết cho nội dung sản xuất. | Chia thành các mốc thời gian cụ thể, bao gồm các chủ đề, tiêu đề cụ thể, định dạng nội dung, ngày thực hiện, người chịu trách nhiệm,… |
Cách tìm kiếm ý tưởng để phát triển Content Direction
Một số cách tìm kiếm ý tưởng phát triển Content Direction là:
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để tìm ra những khía cạnh họ chưa phát triển, từ đó xây dựng Content Direction có nhiều điểm nổi bật cho thương hiệu.
- Nghiên cứu qua Google: Tìm kiếm thông tin trên Google và xem kết quả đề xuất là một cách xây dựng Content Direction. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo sử dụng keyword trên Google sao cho hợp lý, nên tận dụng từ khóa chi tiết hơn là từ khóa chung chung.
- Theo dõi các mạng xã hội: Mạng xã hội là kho tàng thông tin về các xu hướng hiện tại, giúp bạn nắm bắt Insight khách hàng nhanh chóng để lên Content Direction.
- Các trang báo mạng: Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các trang báo mạng, báo chuyên mục, tạp chí để nghiên cứu cái mới, khác biệt và đem vào Content Direction của mình.
Một số lưu ý khi xây dựng định hướng nội dung
Để xây dựng định hướng nội dung thành công, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
- Xác định khách hàng mục tiêu: Xác định khách hàng mục tiêu là một bước rất quan trọng khi định hướng Content Direction. Bạn có thể dựa vào yếu tố nhân khẩu học, độ tuổi, sở thích, giới tính để xác định tệp khách hàng phù hợp mà mình hướng đến. Ngoài ra, bạn hãy phân biệt rõ khách hàng mục tiêu và người tiêu dùng, bởi trong một số trường hợp thì người tiêu dùng không phải là đối tượng bạn cần hướng đến.
- Chọn lọc ý tưởng: Khi xây dựng định hướng nội dung, bạn cần nghiên cứu ý tưởng trên các kênh như báo online, mạng xã hội, hoặc đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải ý tưởng nào cũng phù hợp cho Content Direction, mà bạn chỉ nên chọn lọc những ý tưởng thể hiện rõ giá trị riêng biệt của thương hiệu.
- Đo lường và quản lý: Bạn phải có kế hoạch đo lường chi phí, ước tính các khoản đầu tư cho chiến dịch Marketing, giúp quá trình triển khai diễn ra trơn tru và đạt hiệu quả tối đa.
>> Xem thêm: Tổng hợp 11 cách viết Content Marketing cực hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
Có thể thấy, Content Direction hay định hướng nội dung đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi chiến dịch truyền thông của một doanh nghiệp. Việc hoạch định nội dung sẽ giúp các hoạt động truyền thông đi đúng hướng, dễ dàng kiểm soát và đánh giá, từ đó đem lại hiệu suất cao và kết quả chất lượng hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về Content Direction, chúc bạn áp dụng thành công!
FAQ
Content Direction và Content Angle khác gì nhau?
Content Direction và Content Angle có mối quan hệ mật thiết với nhau: Content Angle nằm trong một kế hoạch xây dựng Content Direction. Content Direction hay còn gọi là định hướng nội dung, là một trong những bước rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược nội dung, còn Content Angle là cách xây dựng góc nhìn về một chủ đề trước khi lên nội dung về một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Content angle giúp bạn xác định được mạch nội dung, từ đó điều hướng người đọc dễ dàng và hiệu quả hơn. Một số Content Angle phổ biến như: góc chuyên gia, hỏi đáp, bài so sánh, bài trích dẫn,…
Có Content Direction mẫu không?
Thực tế phụ thuộc vào mỗi sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cần truyền thông sẽ có các kế hoạch, chiến lược Content Direction khác nhau. Sẽ không có Content Direction mẫu, tuy nhiên bạn có thể tham khảo một số case study nổi tiếng về marketing để học hỏi các Content Direction của các thương hiệu như Bitis Hunter với câu chuyện tái định vị thương hiệu, Haidilao với câu chuyện dịch vụ khách hàng 5 sao,…
Follow bePOS: