Trang chủBlogs MarketingCopywriter là gì? Review tất tần tật nghề Copywriter 

Copywriter là gì? Review tất tần tật nghề Copywriter 

Cập nhật lần cuối: Tháng Mười Một 11, 2023
Avatar
bePOS
499 Đã xem

Những ai làm trong ngành Marketing chắc hẳn đã quá quen thuộc với chức danh Copywriter, một nghề “lắm trắc trở” nhưng cũng không kém phần thú vị. Vậy Copywriter là gì? Copywriter có giống với Content Writer không? Để làm được Copywriter thì cần phải trau dồi những kỹ năng gì? Hãy cùng bePOS đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Copywriter là gì? 

Trong ngành Marketing, Copywriter là người chịu trách nhiệm sáng tạo và sản xuất nội dung phục vụ cho các chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm,… Nói chung, Copywriter sẽ tạo ra những nội dung nhằm tăng nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Với khả năng sử dụng ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn có nhiệm vụ sáng tạo nội dung để tăng tương tác và “lấy lòng” khách hàng, khiến khách hàng có cảm tình hoặc ấn tượng sâu sắc về sản phẩm của doanh nghiệp.

copywriter-la-gi

Copywriter là người sản xuất nội dung trong Marketing

Copywriter vừa có thể làm việc độc lập như một Freelancer, vừa có thể làm việc như một nhân viên Marketing trong các công ty quảng cáo hay phòng Marketing của doanh nghiệp cũng như các nhà đài phát thanh, truyền hình, báo chí. 

Người làm Copywriter có trách nhiệm đảm bảo chất lượng về mặt ngôn từ đối với các quảng cáo, phối hợp với những thành viên khác trong team như Designer, Editor hay Artist để triển khai phần hình ảnh hoặc âm thanh giúp thu hút sự chú ý của người tiếp nhận.

Nghề Copywriter được chia làm mấy loại?

Creative/Advertising Copywriter

Creative Copywriter không cần viết nhiều mà quan trọng nhất là sự sáng tạo và độc đáo. Công việc của Copywriter này vô cùng thú vị, tuy nhiên sẽ kèm theo nhiều thách thức vì yêu cầu cần sáng tạo liên tục với các ấn phẩm khác nhau. Nếu làm trong Agency thì đối tượng khách hàng trong mỗi chiến dịch cũng sẽ khác nhau, bắt buộc những người làm sáng tạo phải thay đổi không ngừng.

SEO Copywriter

SEO Copywriter là những người làm nội dung tập trung vào các kỹ thuật SEO Website như tần suất hiển thị keyword, vị trí đặt keyword, tối ưu thẻ heading,… Nói chung, SEO Copywriter không chỉ làm về nội dung mà còn làm mọi thứ để giúp tăng thứ hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm như Google hay Cốc Cốc.

nghe-seo-copywriter

SEO Copywriter tập trung vào nội dung và kỹ thuật SEO Website

Digital copywriter

Người làm Digital Copywriter sẽ chịu trách nhiệm sáng tạo nội dung lý trên các công cụ kỹ thuật số như Display Banner hay Email. Từ đó giúp tăng lượt Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng) cho các công đoạn trong chiến dịch Marketing Online của doanh nghiệp.

Sale Letter Copywriter

Từ xa xưa, Copywriter được hiểu là người viết thư để bán hàng. Chính vì thế mà thời đó, người ta đã đặt cho những người viết thư bán hàng bằng cái tên là Sale Letter Copywriter. Copywriter dạng này thường xuyên viết nội dung bán hàng cho website hoặc những nơi yêu cầu chất lượng cao. Họ là người đảm bảo các câu chữ trong bài viết có tính thuyết phục cao từ đầu tới cuối.

Brand Copywriter

Brand Copywriter được xem là “người đại diện” của thương hiệu về mặt câu chữ. Họ còn được coi là “nhà báo của thương hiệu” vì công việc của họ chỉ là đưa tin về thương hiệu. Họ viết tất cả mọi thứ thương hiệu yêu cầu từ bài PR, quảng cáo đến thông cáo báo chí.

>> Xem thêm: KINH NGHIỆM VIẾT STORYTELLING THU HÚT NHẤT 

Sự khác biệt giữa Copywriter và Content Writer

Sự khác biệt chính giữa Copywriter và Content Writer chính là ở mục đích viết. Copywriter tập trung hướng đến việc sáng tạo nội dung để quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, PR cho doanh nghiệp và thông cáo báo chí. Còn Content Marketing không yêu cầu nội dung phải sáng tạo, chỉ cần làm sao giữ chân khách hàng trên Website, Fanpage và khiến họ tương tác nhiều hơn với thương hiệu. 

copywriter-va-content-writer

Content Writer khác gì so với Copywriter?

Người làm Copywriting sẽ triển khai dạng nội dung có giá trị cao và quảng bá trực tiếp cho thương hiệu. Mục đích dài hạn của người làm Copywriting chính là nhắm vào việc đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Content Writer tạo ra nội dung có mục đích cụ thể như giáo dục khách hàng về sản phẩm hoặc tăng tỷ lệ tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Dạng nội dung này được triển khai để thu hút sự chú ý của khách hàng, đồng thời cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu cho khách hàng. Điều này được thực hiện thông qua các kênh Digital thường gặp như Blog hay các trang mạng xã hội. 

Làm nghề Copywriter cần có kỹ năng gì?

Dưới đây sẽ là một số kỹ năng mà bất cứ ai mong muốn làm nghề Copywriter cũng cần phải biết:

  • Có khả năng tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích thông tin và dữ liệu liên quan đến Marketing và quảng cáo truyền thông.
  • Có kiến thức chuyên sâu về SEO, đặc biệt là SEO Onpage và Offpage.
  • Biết cách viết Blog và các dạng nội dung khác cho website.
  • Biết cách viết bài PR báo chí.
  • Hiểu về thiết kế đồ họa, có mắt thẩm mỹ để kết hợp cùng Designer và Editor.
  • Hiểu rõ về cách viết Email Marketing.
  • Thành thạo sử dụng những công cụ liên quan đến Social Media.

nghe-copywriter-yeu-cau-ky-nang-gi

Copywriter yêu cầu nhiều kỹ năng chuyên sâu

Ngoài những kỹ năng trên, một Copywriter cần có đầu óc thông minh, nhạy bén và sáng tạo. Để tạo ra được những nội dung hấp dẫn, Copywriter cũng cần đào sâu thông tin, hiểu rõ về giá trị cốt lõi của sản phẩm và doanh nghiệp cũng như insight khách hàng. Từ đó mới có thể xây dựng những content thu hút, đi đúng định hướng của doanh nghiệp và đánh trúng tâm lý khách hàng.

Học Copywriter ở đâu? 

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một trường Đại học nào đào tạo chuyên ngành Copywriting mà chỉ dừng lại ở việc đào tạo Marketing nói chung. Vì thế, nếu bạn muốn theo đuổi lĩnh vực này, bạn cần tìm tòi tự học hoặc tham gia vào các khóa học ngắn hạn của một số trung tâm đào tạo. Một số trung tâm uy tín dạy về Copywriting có thể kể đến như: 

  • Vinalink Media 
  • AIM Academy 
  • SEONGON 
  • Vietmoz 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu, đăng ký các khóa học được tổ chức bởi các Copywriter danh tiếng và có chuyên môn cao như Phùng Thái học hay Linh Phan. Bên cạnh việc học, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước trong các hội nhóm trên Facebook về nghề Copywriter.

hoc-copywriter-o-dau

Học kiến thức Copywriter ở đâu?

Tuy nhiên, bạn đừng nên ỷ lại vào các khóa học Copywriter mà quên đi việc tự học. Để trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn cần phải phát triển khả năng sáng tạo của bản thân và không ngừng học hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế công việc. 

Bạn nên đọc nhiều sách, tìm hiểu ý nghĩa cốt lõi của ngành Marketing, tập viết hàng ngày, đọc thêm các case study về truyền thông. Bạn cũng nên xin làm thực tập Copywriter tại những đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing để nâng cao tay nghề của mình nhé.

>> Xem thêm: BÍ QUYẾT VIẾT AFFILIATION TRONG CV “CHINH PHỤC” NHÀ TUYỂN DỤNG TỪ CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN

Trên đây bePOS đã chia sẻ với bạn cái nhìn tổng quan nhất về Copywriter. Nếu bạn có niềm đam mê mãnh liệt với lĩnh vực này, hãy bắt tay ngay vào việc trau dồi kiến thức cũng như thực chiến để có thể trở thành một Copywriter chính hiệu trong tương lai.

FAQ

Mức lương Copywriter trong doanh nghiệp là bao nhiêu? 

Nhìn chung, mức lương của Copywriter tại các doanh nghiệp Việt Nam thường rơi vào khoảng 7 – 10 triệu đồng dành cho những người có từ 1-2 năm kinh nghiệm. Tại các Agency, mức lương vị trí này có thể lên tới 8-12 triệu đồng tùy năng lực. Có thể thấy Copywriter là một vị trí chưa được coi trọng và đánh giá cao tại Việt Nam. 

Tuy nhiên ở nước ngoài, mức lương của vị trí này vào khoảng 50.000 – 70.000 USD/năm. Nếu bạn xuất sắc, mức thu nhập của bạn trong ngành này có thể lên tới 100.000 USD/năm.

Mức lương Freelance Copywriter có cao không?

Đối với Freelance Copywriter, mức thu nhập ở vị trí này có biên độ dao động cực lớn. Freelancer thường làm việc tự do và không phụ thuộc vào bất kỳ doanh nghiệp nào, chính vì thế mà thu nhập của họ cũng hoàn toàn phụ thuộc vào việc tháng đó họ có tìm được dự án Marketing nào hay không. 

Nếu không có dự án để làm, thu nhập của tháng đó có thể bằng 0. Nhưng nếu nhận được 2 – 3 dự án để chạy, bạn cũng có thể kiếm được 20 – 30 triệu/tháng tùy vào kinh nghiệm, năng lực và óc sáng tạo của bạn.