Trang chủBlogs MarketingCPAS là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo CPAS đơn giản, hiệu quả

CPAS là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo CPAS đơn giản, hiệu quả

Tháng mười hai 12, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1879 Đã xem

Đối với doanh nghiệp nói chung và các chiến dịch Marketing nói riêng, CPAS là một phần không nên thiếu. Vậy, CPAS là gì, phương thức hoạt động như thế nào và làm sao để triển khai hiệu quả CPAS? Hãy cùng bePOS tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

cpas-la-gi

Định nghĩa CPAS là gì?

CPAS, được viết tắt của cụm từ Collaborative Platform Advertising Solution (hay Collaborative Ads), mang nghĩa tiếng Việt là quảng cáo cộng tác.

Đây là loại hình quảng cáo do Facebook xây dựng, phát triển và kết hợp với các sàn thương mại điện tử (TMĐT), ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada,… nhằm thúc đẩy người dùng mua sản phẩm trên sàn thông qua quảng cáo động (Dynamics Ads) của Facebook.

Theo đó, các nhà bán lẻ sẽ sử dụng quảng cáo động, tạo ra danh mục sản phẩm bao gồm những phân khúc khác nhau của một thương hiệu. Ngược lại, thương hiệu cũng có thể dùng phân khúc danh mục này để triển khai chạy quảng cáo động, giúp hiển thị được sản phẩm có tính phù hợp với từng nhóm khách hàng quan tâm trên các nền tảng, ứng dụng hay không gian trực tuyến (Internet) nói chung.

chay-cpas-la-gi
Chạy CPAS là gì?

Mục đích của CPAS là gì? 

CPAS được sử dụng như một công cụ kết nối giữa nhà bán lẻ với thương hiệu để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng thành công. Từ đó giúp thúc đẩy doanh số của đơn vị thực hiện. Đây cũng là điều đã được Facebook nhấn mạnh khi nói về CPAS: Quảng cáo cộng tác chính là giải pháp đơn giản và an toàn để nhà bán lẻ hỗ trợ thương hiệu chạy chiến dịch CPAS Marketing dựa theo hiệu quả sản phẩm của họ.

Collaborative Ads được ra mắt lần đầu vào tháng 02/2019. Không lâu sau đó, tới cuối năm 2019, đầu năm 2020, hình thức quảng cáo này đã được áp dụng rộng rãi hơn. Dẫu vậy, đây vẫn là một hình thức quảng cáo tương đối mới lạ với đa số thương hiệu, nhãn hàng kinh doanh.

Facebook CPAS thường ít có mặt trong một kế hoạch Marketing lớn phục vụ những kỳ kinh doanh khủng trên sàn thương mại điện tử. Song, cơ hội phát triển của Collaborative Platform Advertising Solution vẫn rất rõ ràng. Nhất là khi thị trường mua bán online ngày càng bùng nổ. 

Nếu muốn khai thác tối đa tiềm lực cũng như cơ hội thì đòi hỏi sự tương tác nhiều hơn giữa thương hiệu và đơn vị bán lẻ. Và CPAS Lazada, Facebook CPAS, Facebook Shopee,… chính là công cụ đắc lực. Bạn nên đăng ký CPAS Shopee, CPAS Lazada,…. và các sàn TMĐT khác để tận dụng tiềm năng này. 

muc-dich-cua-cpas-la-gi
Mục đích của CPAS là gì?

Phương thức hoạt động của CPAS

Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu phương thức hoạt động của CPAS là gì? Như đã chia sẻ, CPAS gắn liền với “Giải pháp quảng cáo hiệu suất hợp tác”. Đồng nghĩa, các kênh TMĐT như: Lazada hay Shopee sẽ được tích hợp vào trang Facebook cùng với dữ liệu SDK (Software Development Kit).

Nhờ đó, chúng ta có thể dễ dàng theo dõi, phân tích giá trị chuyển đổi thực tế của quảng cáo đang chạy. Mặt khác, quảng cáo CPAS cũng cho phép người dùng điều chỉnh mục tiêu khách hàng dựa trên mức độ tương tác trên trang Facebook tương ứng.

Với điều này, sự kết nối giữa các thương hiệu với nhà bán lẻ được tăng cường. Quan trọng hơn, hiệu quả quảng cáo sẽ tối ưu so với trước và tạo ra đơn hàng cùng lợi nhuận thực tế. Lý do là bởi dữ liệu liên quan đến người dùng theo thời gian thực sẽ được tổng hợp có hệ thống, giúp cho các thương hiệu dễ dàng thiết lập, điều chỉnh kế hoạch tiếp thị và phân bổ ngân sách một cách chính xác hơn.

phuong-thuc-hoat-dong-cua-cpas-la-gi
Phương thức hoạt động của CPAS là gì?

Trước đây, việc triển khai chiến dịch Marketing trên Facebook và bán hàng trên sàn TMĐT tương đối độc lập, khiến doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả từ khâu quảng cáo đến khâu bán hàng. Nhưng với những đổi mới và nhất là sự xuất hiện của CPAS Facebook, vấn đề này đã được giải quyết khá triệt để. 

Một ví dụ tiêu biểu cho việc áp dụng hình thức quảng cáo này chính là thương hiệu Estee Lauder Thái Lan. Họ đã tận dụng danh mục sản phẩm do Lazada tạo ra để thiết lập chiến dịch quảng cáo động. Người dùng sẽ được dẫn trực tiếp đến các gian hàng thuộc kênh TMĐT này. Cũng tại đây, họ có thể hoàn tất giao dịch mua hàng hay tìm hiểu thêm thông tin của sản phẩm, tương tự như tương tác trên Lazada.

Có mấy hình thức quảng cáo CPAS?

Có hai dạng quảng cáo CPAS chính:

  • Quảng cáo CPAS do sàn TMĐT quản lý: Trong trường hợp này, sàn TMĐT sẽ đảm nhận việc quản lý chiến dịch quảng cáo CPAS cho nhãn hàng, dựa trên ngân sách mà họ đã xác định. Fanpage được sử dụng trong chiến dịch này là Fanpage thuộc sở hữu của các sàn TMĐT. Sau mỗi chiến dịch, sàn TMĐT sẽ cung cấp báo cáo về hiệu suất chiến dịch đó cho nhãn hàng.
  • Quảng cáo CPAS do Người bán tự quản lý: Trái ngược với hình thức trước, sàn TMĐT sẽ chia sẻ doanh mục Bán hàng cho Người bán (Seller), cho phép họ tự quảng cáo CPAS. Fanpage được sử dụng trong chiến dịch sẽ thuộc sở hữu của nhãn hàng. Trong trường hợp này, Người bán sẽ tự theo dõi và đánh giá hiệu suất của chiến dịch thông qua Trình quản lý quảng cáo trên nền tảng Facebook.
cac-hinh-thuc-chay-quang-cao-cpas
Các hình thức chạy quảng cáo CPAS là gì?

Ngoài ra, quảng cáo CPAS còn được phân loại theo các mục tiêu quảng cáo như:

  • Quảng cáo băng chuyền (Carousel Ads): Sử dụng nhiều hình ảnh hoặc video để hiển thị nhiều sản phẩm trong cùng một quảng cáo. Người xem có thể cuộn qua các sản phẩm và nhấp vào sản phẩm mong muốn để mua hàng.
  • Quảng cáo bộ sưu tập (Collection Ads): Hiển thị một bộ sưu tập sản phẩm trên Facebook, cho phép người xem chọn xem chi tiết và mua hàng trực tiếp từ trải nghiệm quảng cáo.
  • Quảng cáo video CPAS: Sử dụng video để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ, cung cấp trải nghiệm thú vị và thu hút người xem để thực hiện một hành động nhất định, chẳng hạn như mua sản phẩm.
  • Quảng cáo động (Dynamic Ads): Tự động tạo quảng cáo dựa trên hành vi trực truyến của người dùng, hiển thị sản phẩm mà họ đã xem hoặc quan tâm trước đó.
  • Quảng cáo phản hồi trực tiếp (Instant Experience Ads): Cung cấp một trải nghiệm tương tác đầy đủ màn hình khi người xem nhấp vào quảng cáo, giúp tăng cường tương tác và chuyển đổi.
  • Quảng cáo tích hợp mua hàng (Shoppable Ads): Cho phép người xem mua sản phẩm trực tiếp từ quảng cáo mà không cần rời khỏi nền tảng xã hội.
  • Quảng cáo đa kênh (Cross-Channel Ads): Tích hợp quảng cáo CPAS trên nhiều nền tảng xã hội và kênh quảng cáo khác nhau để tối ưu hóa hiệu suất.

Mỗi hình thức quảng cáo CPAS đều có ưu điểm và ứng dụng riêng, tùy thuộc vào chiến lược quảng cáo cụ thể của doanh nghiệp.

Vai trò của CPAS là gì?

Qua những thông tin chia sẻ CPAS là gì, chúng ta phần nào thấy được hình thức quảng cáo này mang đến nhiều vai trò tuyệt vời đối với cả khách hàng lẫn các thương hiệu. Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ tập trung phân tích ý nghĩa của CPAS đối với bên bán. 

Đối với thương hiệu, doanh nghiệp bán hàng

  • Target đúng và triệt để hơn tệp khách hàng

Doanh số luôn là kết quả cuối cùng mà bất cứ thương hiệu, doanh nghiệp nào hướng đến. Nhưng trước đó, họ cần xác định và khai thác tối đa tệp khách hàng. CPAS giúp retarget lại những đối tượng đã xem hoặc đã từng tương tác với sản phẩm của nhãn hàng: theo dõi, bình luận, thêm vào giỏ hàng nhưng chưa tiến hành đặt mua,…

Hình thức quảng cáo này cũng giúp retarget tệp khách hàng đã mua hàng của bạn thay vì lựa chọn những sản phẩm khác, nhằm phục vụ mục đích bán thêm (Upsell) hoặc bán chéo (Cross Sell).

Ví dụ, người dùng đã thêm vào giỏ hàng một sản phẩm 500.000 VNĐ nhưng còn đắn đo về giá nên chưa thanh toán. Sau đó, người này truy cập Facebook thì hệ thống sẽ ưu tiên hiển thị các quảng cáo về đúng sản phẩm đó kèm theo những voucher, khuyến mãi để kích thích mua hàng. 

vai-tro-cua-quang-cao-cpas
Vai trò của quảng cáo CPAS là gì?
  • Tối ưu hóa ngân sách Marketing

Một vai trò khác không thể bỏ qua mà CPAS Lazada, CPAS Facebook Shopee,… đem lại chính là hỗ trợ đo lường chỉ số ROI, Conversion Rate để tính toán ngân sách một cách chủ động, rõ ràng và chính xác nhất. Từ đây, chúng ta có thể nhanh chóng lên được kế hoạch quảng cáo dài hạn, tối ưu kinh phí dự trù với hiệu quả tốt hơn.

  • Dễ dàng kết hợp với nhiều công cụ marketing, kinh doanh khác

Bên cạnh những giá trị riêng, việc kết hợp CPAS với các tool của sàn thương mại điện tử, SEO,… chắc chắn giúp tối đa hóa tỷ lệ chuyển đổi cũng như doanh số bán hàng. Dẫu vậy, điều này cũng đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ năng nhất định ở người triển khai.

Đối với sàn hay kênh thương mại điện tử

Dễ thấy, CPAS sẽ là “vũ khí” đắc lực của các sàn thương mại điện tử. Họ rất khuyến khích nhà bán hàng thực hiện hình thức quảng cáo này thay vì sử dụng các phương thức thông thường. Bởi lẽ, chúng giúp tạo ra một lượng traffic lớn cả trong và ngoài sàn, cũng như khai thác tối đa các dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng. Do đó, nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng hơn nữa sẽ đồng ý hợp tác với sàn TMĐT để hai bên cùng có lợi.

Đối với khách hàng

CPAS cho phép Facebook và các sàn TMĐT hợp tác để cung cấp cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực quan và thuận tiện. Thông qua quảng cáo động, họ có thể xem các sản phẩm và dịch vụ trên sàn TMĐT một cách nhanh chóng và trực tiếp từ trong quảng cáo trên Facebook, tạo sự tiện lợi cho người dùng mà không cần phải tìm kiếm sản phẩm trên các sàn, từ đó tiết kiệm thời gian hơn.

CPAS thường đi kèm với các ưu đãi và khuyến mãi đặc biệt cho người dùng khi họ thực hiện mua sắm trên sàn TMĐT thông qua quảng cáo Facebook. Bao gồm các mã giảm giá, hoặc quà tặng kèm. Những động lực này thúc đẩy người dùng hoàn thành mua sắm và tạo lợi ích cho họ.

vai-tro-cua-cpas-voi-khach-hang
Vai trò của quảng cáo CPAS là gì đối với khách hàng?

Cách chạy quảng cáo CPAS

Các bước thực hiện chạy quảng cáo CPAS là gì? Để chạy CPAS bạn thực hiện 4 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Truy cập vào “Trình quản lý quảng cáo” và chọn tài khoản quảng cáo cộng tác của bạn. 
  • Bước 2: Chọn “Tạo quảng cáo” và mục tiêu “Bán hàng theo danh mục”. Sau đó, chọn phân đoạn danh mục được chia sẻ bởi nhà bán lẻ. 
  • Bước 3: Xây dựng bộ sản phẩm và bộ quảng cáo tương ứng trong phân khúc nếu cần. Thiết lập mức ngân sách, chiến lược giá thầu, đối tượng mục tiêu, vị trí đặt quảng cáo, định dạng quảng cáo như mong muốn.
  • Bước 4: Tiến hành chạy chiến dịch quảng cáo CPAS.
cach-chay-quang-cao-cpas
Cách chạy quảng cáo CPAS là gì?

Hướng dẫn chạy CPAS với Shopee

Shopee là sàn TMĐT được các doanh nghiệp tận dụng chạy quảng cáo CPAS nhiều nhất. Cùng tìm hiểu hướng dẫn chạy quảng cáo CPAS trên Shopee:

Bắt đầu

Để bắt đầu chạy CPAS với Shoppee, nhà quảng cáo cần thực hiện một số bước sau:

Bước 1: Cấp quyền truy cập tài khoản quảng cáo cho Shopee

Đầu tiên, hãy chia sẻ quyền truy cập vào tài khoản quảng cáo của bạn với Shopee. Để thực hiện điều này, bạn cần có quyền Trình quản lý Doanh nghiệp trên Facebook và phải tạo một tài khoản quảng cáo chuyên dành cho chiến dịch quảng cáo CPAS. Sau đó, chỉ định đối tác của mình để chia sẻ quyền truy cập vào tài khoản quảng cáo.

Bước 2: Xác nhận danh mục từ Shopee

Sau khi đã chia sẻ quyền truy cập, quản trị viên Trình quản lý Doanh nghiệp sẽ nhận thông báo về việc chia sẻ danh mục với thương hiệu của bạn từ Shopee. Hãy chấp nhận thông báo này và chỉ định quyền truy cập danh mục cho các thành viên trong nhóm của bạn.

Bước 3: Cấp quyền truy cập tài khoản cho người dùng 

Sau khi xác nhận danh mục, bạn sẽ nhận được yêu cầu tạo một tài khoản quảng cáo mới. Bạn có thể bỏ qua yêu cầu này và sử dụng tài khoản quảng cáo hiện tại của mình. Sau đó, cấp quyền truy cập vào tài khoản quảng cáo cho các thành viên trong nhóm của bạn.

Bước 4: Chia sẻ quyền truy cập trang Facebook với Shopee

Mặc định, quảng cáo sẽ xuất hiện dưới trang Facebook của Shopee. Hãy chỉ định đối tác của bạn để chia sẻ quyền truy cập vào trang thương hiệu của bạn với Shopee. Điều này sẽ thay thế cho việc quảng cáo xuất hiện từ trang thương hiệu của bạn. Lưu ý rằng bạn cần lấy ID đối tác từ Shopee để hoàn thành quy trình này.

cac-buoc-bat-dau-chay-cpas
Các bước bắt đầu chạy quảng cáo CPAS là gì?

Tạo Quảng cáo cộng tác CPAS Facebook với Shopee

Hướng dẫn tạo quảng cáo hợp tác Facebook CPAS với Shopee:

Bước 1: Xây dựng bộ sản phẩm

Mục tiêu ở đây là tạo ra các bộ sản phẩm để sử dụng trong chiến dịch quảng cáo sau này. Chọn danh mục đã được chia sẻ và tạo các bộ sản phẩm theo tiêu chí cụ thể. Bạn có thể lọc và chọn từng sản phẩm, thương hiệu hoặc danh mục để tạo nên bộ sản phẩm đa dạng.

Lưu ý: Facebook khuyến nghị tạo ít nhất 50 sản phẩm (SKU) trong bộ sản phẩm để tối ưu hóa hiệu suất của quảng cáo động với lượng dữ liệu đa dạng.

Bước 2: Tạo chiến dịch quảng cáo CPAS

Tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, có thể là thúc đẩy doanh số bán hàng từ khách hàng mới hoặc duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại, bạn có thể chọn “Bán hàng theo danh mục” hoặc “Chuyển đổi” làm mục tiêu chiến dịch.

Dưới đây là ví dụ, “Bán hàng theo danh mục” thích hợp cho quảng cáo động với định dạng Quảng cáo băng chuyền hoặc Bộ sưu tập. Ngược lại, bạn có thể đặt URL trang web hoặc liên kết sâu ứng dụng cho chiến dịch “Chuyển đổi”.

Bước 3: Theo dõi hiệu suất quảng cáo

Chủ yếu, mục tiêu chính của bạn khi chạy quảng cáo CPAS là theo dõi và đánh giá hiệu suất chiến dịch. Việc này bao gồm chỉ định và theo dõi các sự kiện chuyển đổi như thêm vào giỏ hàng, bắt đầu thanh toán, mua hàng, những sự kiện khác. Điều này giúp bạn đo lường lợi nhuận và chi phí quảng cáo của mình một cách chính xác.

cach-chay-quang-cao-cpas-la-gi
Cách chạy quảng cáo CPAS là gì?

Phương pháp giúp tối ưu hóa CPAS

Một số phương pháp giúp tối ưu CPAS Ads:

  • Khi tạo bộ quảng cáo, đừng quên xây dựng một bộ sản phẩm trong phân khúc danh mục và bao gồm những sản phẩm bạn muốn làm nổi bật nhất. Tất nhiên, bộ quảng cáo càng ấn tượng, càng độc đáo thì hiệu quả mang lại càng cao.
  • Nên ưu tiên mở rộng mục tiêu đối tượng để có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn đối với các dòng sản phẩm trên trang web hoặc ứng dụng của bạn. 
  • Khai thác giá trị của tính năng retarget (nhắm mục tiêu lại) của CPAS. Nhờ vậy, chúng ta sẽ liên tục tiếp cận được những người dùng có sự quan tâm hay tương tác với sản phẩm.
  • Tận dụng tất cả các vị trí có sẵn (tự động) để hiển thị quảng cáo ở càng nhiều nơi càng tốt. 
  • Lưu ý khi sử dụng bộ lọc, nên dùng tên thương hiệu hoặc tên sản phẩm thay vì ID, tránh những thay đổi từ phía đơn vị bán lẻ có thể ảnh hưởng đến các mặt hàng nằm trong bộ sản phẩm.
phuong-phap-toi-uu-cpas-ads
Phương pháp tối ưu CPAS Ads

>> Xem thêm: Tổng hợp các hình thức quảng cáo trên Facebook bạn cần biết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ CPAS là gì cũng như có thể khai thác tối đa giá trị của công cụ hữu ích này. Đừng quên theo dõi bePOS để cập nhật thêm nhiều bài viết hay và hấp dẫn hơn xoay quanh đầu tư, kinh doanh và tiếp thị.

FAQ

CPAS Shopee là gì?

Quảng cáo CPAS Shopee là một hình thức quảng cáo cộng tác trên Facebook, trong đó Nhãn hàng và Shopee hợp tác để tăng doanh số bán hàng:

  • Shopee đóng vai trò cung cấp danh mục sản phẩm từ cửa hàng của Nhãn hàng và chia sẻ danh sách này với trình Quản lý doanh nghiệp Facebook của Nhãn hàng.
  • Nhãn hàng sử dụng quảng cáo cộng tác để quảng cáo sản phẩm trên tài khoản Facebook của họ và sử dụng danh sách sản phẩm mà Shopee đã chia sẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Nhãn hàng để tiếp cận và quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp tới khách hàng trên nền tảng Facebook.

CPAS Lazada là gì? 

CPAS Lazada là một hệ thống quảng cáo chéo được sử dụng để tăng cường quảng cáo và chăm sóc khách hàng trên nền tảng Lazada. CPAS giúp các đối tác kinh doanh tối ưu hóa chiến lược quảng cáo của họ thông qua việc kết hợp và chia sẻ nguồn lực quảng cáo. Điều này có thể giúp tăng cường hiệu suất quảng cáo và tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực hơn cho người tiêu dùng trên Lazada.