Hình thức thanh toán quảng cáo là công cụ Marketing được nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng, bao gồm CPS, CPM, CPC, CPO,… Trong bài viết dưới, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về một trong những nội dung trên, đó là hình thức CPS. CPS là gì, nên sử dụng khi nào? Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!
CPS là gì?
CPS, viết tắt của Cost Per Sale, là việc thanh toán chi phí quảng cáo dựa trên doanh thu bán hàng thực tế. Quá trình này diễn ra từ lúc khách hàng nhấp vào đường Link dẫn đến quảng cáo, điền thông tin mua hàng, nhận hàng và thanh toán. Nhà bán hàng sẽ trả tiền cho một đơn hàng được chuyển đổi qua quá trình như trên.
Cũng nên nhớ rằng, nhà bán hàng chỉ thanh toán quảng cáo khi có người mua và đã hoàn tất thanh toán. Vì đặc điểm này mà Cost Per Sale có tính đảm bảo, nhưng chi phí phải trả cho bên quảng cáo cao hơn so với các hình thức khác như CPM, CPC,…

>> Xem thêm: Giải thích CPM là gì và hướng dẫn cách áp dụng CPM hiệu quả
Ưu điểm và nhược điểm của CPS
Về ưu điểm, hình thức CPS được đánh giá là mang lại lợi nhuận khá cao, đồng thời có tính đảm bảo, mang ít rủi ro hơn. Bởi lẽ, nhà bán hàng chỉ thanh toán khi đã phát sinh đơn hàng thành công.
Tuy nhiên, CPS đòi hỏi nhà bán hàng phải có một hệ thống đo lường chính xác và hiệu quả. Nếu không đáp ứng được tiêu chí này, nhà bán hàng sẽ dễ vấp phải những sai sót khi tính toán và thanh toán chi phí cho bên quảng cáo.

Phân biệt CPS với một số khái niệm
Để hiểu rõ hơn CPS là gì, bạn cần phân biệt nó với các khái niệm khác như CPM, CPA, CPC,… Bảng dưới đây sẽ giúp bạn so sánh CPS với các hình thức quảng cáo trả tiền còn lại.
Tiêu chí | Cách trả tiền quảng cáo | Ưu điểm | Nhược điểm | Mục đích |
CPS | Trả tiền dựa trên đơn hàng đã bán. | Tính đảm bảo vì có đơn hàng mới phải trả phí, lợi nhuận cao. | Đòi hỏi công cụ tính toán chính xác. | Sử dụng đối với ngân sách Marketing hạn chế |
CPA | Trả tiền dựa trên hành động như gọi điện, đăng ký,… | Đem lại hiệu quả phù hợp với mục đích riêng. | Đòi hỏi cao hơn từ người dùng, đo lường hiệu quả khắt khe hơn và chi phí cao. | Áp dụng khi sở hữu dữ liệu khách hàng có khả năng chuyển đổi cao. |
CPM | Trả tiền theo lượt hiển thị, ngay cả khi không nhấp. | Đơn giản, dễ áp dụng, có thể đặt trên nhiều trang Web, Blog,… | Website phải có lượt View đủ nhiều thì mới hiệu quả. | Áp dụng để tăng độ phủ sóng thương hiệu. |
CPC | Trả tiền theo lượt nhấp chuột. | Tối ưu ngân sách, có thể lựa chọn hiển thị theo từ khóa. | Với các từ khóa được tìm nhiều thì chi phí bỏ ra cao. Ngoài ra có thể bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng bằng cách tạo lượt Click ảo. | Được áp dụng khi có nguồn ngân sách hạn chế. |
CPD | Đặt quảng cáo trả tiền theo thời lượng. | Luôn hiển thị trong khoảng thời gian nhà bán hàng đã bỏ tiền, hiệu quả cao. | Khó đo lường hiệu quả, bởi nhiều bên đặt liệu người dùng. Banner quảng cáo không cung cấp dữ | Áp dụng bởi thương hiệu lớn khi ra mắt sản phẩm, hoặc tổ chức sự kiện. |
CPI | Trả tiền dựa trên hành động tải App, hoặc một số nội dung khác. | Đem lại hiệu quả cao với các nhà bán hàng, thương hiệu có App riêng. | Hầu hết chỉ áp dụng với các thương hiệu có phát triển ứng dụng riêng. | Chi phí hợp lý, thúc đẩy lượt cài đặt ứng dụng rất hiệu quả. |
Khi nào nên sử dụng CPS?
Như đã nói, CPS có ưu điểm là phù hợp với những nhà bán hàng có ngân sách Marketing hạn chế. Bên cạnh đó, chỉ khi người tiêu dùng đã mua sắm và thanh toán, bạn mới phải thanh toán chi phí cho bên quảng cáo, đảm bảo số tiền bỏ ra đem lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, khi sử dụng hình thức CPS, nhà bán hàng có thể so sánh doanh thu và chi phí quảng cáo. Quá trình mua sắm sẽ được theo dõi từ khi nhấp vào đường Link quảng cáo cho đến khi thanh toán và nhà bán hàng sẽ căn cứ vào đó để tính chi phí quảng cáo. Điều này tạo ra sự chính xác rất cao, thay vì phải ước lượng như nhiều chiến dịch Marketing khác.

CPS trong Affiliate Marketing
CPS được sử dụng rất nhiều trong Affiliate Marketing, hay tiếp thị liên kết. Hiểu đơn giản, một người thứ ba quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhà bán hàng và nhận tiền hoa hồng khi có đơn hàng thành công. Điều đó có nghĩa, nhà bán hàng sử dụng một bên trung gian để kết nối với người tiêu dùng. Đây cũng là nguồn thu nhập của rất nhiều nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.
Để triển khai chiến dịch CPS thành công, bạn cần đảm bảo một số yếu tố sau:
- Hiểu rõ nhu cầu khách hàng: Bạn cần nghiên cứu về đối tượng khách hàng mục tiêu, nhằm tìm ra đâu là nơi có thể triển khai chiến dịch CPS một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, cửa hàng của bạn kinh doanh quần áo nữ trong độ tuổi từ 20 đến 30. Đối tượng này thường thích theo dõi những người có gu ăn mặc đẹp trên mạng xã hội để học hỏi, hoặc xem Video dạng Review, Shopping Haul, “khui” hộp của các Youtuber.
- Xác định rõ ràng về cách tính toán hoa hồng: Trước khi hợp tác, bạn cần làm rõ cách phân chia hoa hồng, tránh những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
- Tìm kiếm đối tác thực hiện chiến dịch CPS: Đối tác thực hiện CPS rất đa dạng, như KOL, KOC, Website, Blogger,… Bạn có thể tìm kiếm những nội dung liên quan đến lĩnh vực kinh doanh trên Google, mạng xã hội, để xem những cái tên hay xuất hiện trong Top 10 phổ biến là ai. Sau đó, bạn tìm kiếm thông tin của những người này, gửi Email đề nghị hợp tác, hoặc tặng sản phẩm dùng thử để họ đánh giá. Ngoài ra, bạn cũng có thể xây dựng mạng lưới cộng tác viên để thực hiện CPS.

>> Xem thêm: Bách khoa toàn thư về Affiliate Marketing – Hướng dẫn chi tiết cho người mới bắt đầu
Trên đây, bePOS đã trả lời câu hỏi CPS là gì, điểm riêng biệt so với các hình thức trả tiền quảng cáo khác và làm thế nào để áp dụng CPS trong Affiliate Marketing. Phương pháp này đang rất phát triển hiện nay, cùng sự phổ biến của các nhân vật KOL, KOC trên mạng xã hội. Tuy nhiên, nhà bán hàng cần thực tế và có kế hoạch hợp lý khi triển khai CPS, tránh tình trạng mất thời gian mà không đem lại hiệu quả.
FAQ
CPS và Affiliate Marketing có phải là một không?
CPS và Affiliate Marketing không phải là một. Cụ thể, Affiliate có thể áp dụng nhiều hình thức trả tiền quảng cáo khác nhau như CPC, CPS,… Trong đó, CPC tính chi phí dựa trên lượt Click, còn CPS tính chi phí dựa trên đơn bán hàng đã thanh toán thành công.
Nên chọn hình thức quảng cáo trả tiền nào?
Việc lựa chọn hình thức quảng cáo trả tiền phụ thuộc nhiều vào quy mô, đặc thù kinh doanh và mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu đang muốn quảng cáo sự kiện nào đó, bạn có thể đặt quảng cáo trên Website theo thời lượng CPD, hợp tác với KOL để khách hàng điền Form đăng ký tham gia theo CPA,… Trong đó, CPD thường phù hợp với các thương hiệu lớn. Còn CPA phù hợp với những nhà bán hàng đã sở hữu tệp khách hàng có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Follow bePOS: