Crawl data được biết đến là một trong những quá trình quan trọng nhất của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… Không những vậy, đối với doanh nghiệp công việc này cũng mang đến rất nhiều lợi ích. Vậy Crawl data là gì? Hãy cùng bePOS tìm hiểu từ A-Z những thông tin về Crawl dữ liệu trong bài viết dưới đây.
Crawl data là gì?
Crawl data hay còn gọi là cào dữ liệu, là quá trình thu thập dữ liệu và thông tin website nhằm phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau. Theo đó, các bot của công cụ tìm kiếm (Search Engine) như Google, Bing,… sẽ lần lượt truy cập vào tất cả trang trên website cũng như liên kết liên quan để thống kê dữ liệu.
Dữ liệu thu về trong từng lần Crawl data sẽ gửi tới máy chủ tìm kiếm kèm theo thời gian hoàn tất Crawl trước đó để tổng hợp, phân tích trước khi đưa ra quyết định Index. Dành cho những ai chưa biết, Index (lập chỉ mục) là quá trình thêm, chính xác hơn là xếp hạng thứ bậc tìm kiếm của website theo từng nội dung tìm kiếm.
Quay trở lại với Crawl dữ liệu, đây là một quá trình quan trọng đối với Search Engine cũng như SEO, bởi quá trình này mang đến những đánh giá đúng nhất về chất lượng của website. Qua đó, thứ hạng tìm kiếm được tối ưu và quyết định chính xác hơn.
Web Crawler là gì?
Để thực hiện công việc Crawl dữ liệu, Search Engine cần đến các công cụ hỗ trợ đặc thù, được gọi chung là Web Crawler. Đối với Google, Web Crawler của họ mang tên Googlebot hay Spider, cho phép khám phá, thu thập thông tin của tất cả các trang công khai trên mạng World Wide Web (WWW).
Cách Crawl dữ liệu trang web
Quá trình “Crawl data from website” của Google được thực hiện như sau:
- Người dùng submit một trang web/sơ đồ trang web (sitemap) trên công cụ Google Search Console hoặc từ danh sách các website từ lần thu thập dữ liệu trước.
- Công cụ Spider tiến hành thu thập thông tin trên trang web/sơ đồ trang web (sitemap) đã được submit.
Nếu có liên kết trên trang web/sơ đồ trang web (sitemap) này, Web Crawler của Google sẽ dò theo và thống kê tất cả dữ liệu tương ứng. Như vậy, từ một trang hay website đã submit ban đầu, lượng trang web được tổng hợp có thể lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm, tùy thuộc vào hệ thống link.
Đặc biệt, các Web Crawler rất “nhạy cảm” với trang web mới hoặc những thay đổi của trang web có độ uy tín cao. Bên cạnh đó, các liên kết không còn hoạt động cũng được những công cụ này quản lý chặt. Vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của website liên quan.
Hiện nay, Crawl dữ liệu là thường được các công cụ tìm kiếm thực hiện một cách tự động và có tính độc lập cao. Nghĩa là, khó có người dùng hay doanh nghiệp nào can thiệp được vào hoạt động thu thập dữ liệu của Google, Bing,…
Tuy nhiên, xuất phát từ những giá trị tuyệt vời có thể nhận, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn cố gắng thực hiện bằng phương pháp riêng như Crawl data Python, Crawl data JavaScript,… Câu hỏi đặt ra, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới quá trình thu thập dữ liệu website kể trên? Đó là:
- Backlink: Càng nhiều backlink chất lượng, độ tin cậy và uy tín của website càng cao. Nếu website có thứ hạng tốt nhưng hạn chế lượng backlink, công cụ tìm kiếm có thể đánh giá nội dung trên trang có chất lượng thấp.
- Liên kết nội bộ của website: Liên kết nội bộ có thể mang đến hiệu quả SEO và giá trị sử dụng tốt. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính mạch lạc, thống nhất với một mật độ phù hợp.
- Sitemap XML: Sitemap XML vừa giúp tạo sơ đồ trang web tự động, vừa là tín hiệu cho Google biết website đã sẵn sàng để được Crawl dữ liệu.
- Các nội dung bị trùng lặp trên website: Mức độ trùng lặp càng lớn càng khiến trang web bị đánh giá thấp. Do đó, hãy cố gắng tạo nên tính độc đáo, mới lạ cho từng nội dung đăng tải.
- URL: URL cần có sự thân thiện với SEO.
- Tag Meta của trang: Tag Meta của trang cần độc nhất và không mang tính cạnh tranh.
- Ping: Hãy nhớ rằng, bạn cần thêm tất cả các site ping chính vào trang website WordPress.
Vai trò của Crawl data từ website
Đối với công cụ tìm kiếm
Bạn có thể tưởng tượng, các Search Engine đang cố gắng tạo ra một “trung tâm thương mại trên không gian mạng”. Trong đó, mỗi website là một gian hàng, mỗi cá nhân truy cập web là một người tiêu dùng. Thành công của trung tâm thương mại đặc biệt này không chỉ đến từ số lượng các bên tham gia mà còn được quyết định ở khả năng quản trị của Google, Bing,… Cụ thể, đó là việc tối ưu hóa không gian, hỗ trợ người dùng dễ dàng tiếp cận website phù hợp với từ khóa được tìm kiếm hay loại bỏ những “gian hàng cấm”.
Rõ ràng, để hoàn thành mục tiêu ấy, một trong những công việc không thể thiếu là thu thập dữ liệu và đánh giá website thông qua Crawl dữ liệu. Ngược lại, nếu công cụ tìm kiếm không chứng tỏ được vai trò của mình trong vấn đề quản trị không gian WWW, họ sẽ bị đánh bại bởi đối thủ cạnh tranh và rơi vào lãng quên. Trong lịch sử, chúng ta đã chứng kiến điều tương tự xảy ra với Yahoo.
Đối người dùng truy cập web nói chung
Khi Search Engine thực hiện tốt quá trình Crawl data from website sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm được những bài viết, trang web có nội dung phù hợp với keyword của mình. Trong bối cảnh hàng tỷ website đang tồn tại trên WWW, nếu như không có sự tối ưu của Google, Bing, Edge,… rõ ràng bạn sẽ như lạc vào hoang mạc chứa đầy thông tin. Người dùng sẽ cần rất nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm và lựa chọn dữ liệu chất lượng và phù hợp nhất cho mình.
Đối với doanh nghiệp
Thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu đặc biệt như: Crawl data Python hay JavaScript,… doanh nghiệp có thể sử dụng chúng vào nhiều mục đích khác nhau trong Marketing bao gồm:
- Nắm bắt được thông tin từ các đối thủ cạnh tranh.
- Tối ưu SEO từ việc tìm kiếm được các nội dung hay, hấp dẫn.
- Tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí trong các chiến dịch tiếp thị.
- Điều chỉnh kế hoạch Marketing, xa hơn là chiến lược kinh doanh cho phù hợp,…
Tóm lại, mỗi doanh nghiệp sẽ có những mục tiêu riêng khi triển khai Crawl dữ liệu. Song, họ chỉ dừng lại ở việc thống kê một phần thông tin, dữ liệu của các website khác mà không thể thu thập 100% data hay trực tiếp thay đổi thứ hạng SEO.
Một lưu ý khác trong hướng dẫn Crawl data, đó là các công cụ hỗ trợ từ bên thứ ba thường tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bởi lẽ, mỗi khi website thay đổi cấu trúc html thì chương trình Crawl cần phải update để “thích nghi”.
>> Xem thêm: Entity là gì? Cách tạo lập Entity Building mới nhất
Hướng dẫn Crawl data dành cho người mới
Có nhiều phương pháp để cá nhân, doanh nghiệp thực hiện thu thập dữ liệu website. Dưới đây, bePOS xin chia sẻ hướng dẫn Crawl data Python từ một trang báo để bạn tham khảo các bước thực hiện, cụ thể:
Bước 1: Cài đặt Module
- Lệnh cài đặt Requests: “pip install requests”.
- Lệnh cài đặt Pillow: “pip install Pillow”.
Bước 2: Thực hiện thu thập dữ liệu
Lấy dữ liệu từ trang web
Truy cập trình duyệt gõ codelearn.io và enter để nhận được giao diện trang web hoặc một dạng dữ liệu khác. Bạn sử dụng một module hỗ trợ và Request để lấy được dữ liệu trả về.
- Lệnh 1: “requests.method(url, params, data, json, headers, cookies, files, auth, timeout, allow_redirects, proxies, verify, stream, cert)”
- Lệnh 2: “import requests
response = requests.get(“https://tuoitre.vn/tin-moi-nhat.htm”)
print(response)”
- Kết quả nhận về: “<Response [200]>”
- Lệnh gọi thuộc tính: “print(response.content)”
Sau khi thực hiện, bạn sẽ nhận được kết quả trả về.
Thực hiện tách dữ liệu qua module beautifulSoup4
- Thực hiện cài đặt: “pip install beautifulsoup4.”
- Thực hiện lệnh:
“import requests
from bs4 import BeautifulSoup
response = requests.get(“https://tuoitre.vn/tin-moi-nhat.htm”)
soup = BeautifulSoup(response.content, “html.parser”)
print(soup)”
Như vậy bạn đã hoàn thành các bước trong hướng dẫn Crawl data để thu thập dữ liệu trên website.
>> Tham khảo: Sitemap là gì? Cách tạo Sitemap và 6 lưu ý quan trọng khi sử dụng
Cách tối ưu quá trình crawl dữ liệu
Thực hiện tối ưu quá trình Crawl data cho website sẽ giúp nâng cao được hiệu suất thu thập dữ liệu của Web crawler, tạo điều kiện để các công cụ tìm kiếm Search Engine có thể hiểu được nội dung tốt hơn. Bên cạnh đó, tối ưu được Crawl dữ liệu cũng sẽ giúp công cụ tìm kiếm Search Engine đánh giá chất lượng nội dung và thực hiện quá trình lập chỉ mục tốt hơn.
Tùy vào thực trạng của mỗi website mà có những cách tối ưu quá trình Crawl dữ liệu phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Nâng cao chất lượng Internal Link
Điều đầu tiên là bạn không lãng phí bất kỳ liên kết nào trên website. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh tất cả những Internal Link trên website để đảm bảo những liên kết này có mã phản hồi 2xx. Mã phản hồi 2xx là mã cho biết liên kết có thể được lập chỉ mục. Nhờ đó mà Web crawler sẽ liên tục nhân đôi để thu thập dữ liệu cho website.
Xử lý lỗi điều hướng mã code 3xx
Mã code 3xx là mã thông báo cho bạn biết quá trình thu thập dữ liệu sẽ bị điều hướng sang một trang khác. Các mã phản hồi 3xx thường thấy đó là: 301, 302, 304 và 307.
Nếu nhận được các mã phản hồi 3xx, bạn cần xử lý các lỗi này ngay. Các liên kết 3xx bạn cần quan tâm bao gồm internal link và cả backlink. Đối với internal link, bạn cần chỉnh sửa toàn bộ về mã code 2xx. Còn với backlink, bạn cần chỉnh sửa thành điều hướng 301.
Xử lý các sự cố liên quan đến truy cập như 4xx và 5xx
4xx là mã phản hồi thông báo rằng trình thu thập không thể truy cập do máy của người dùng. Lỗi 4xx thường thấy là Error 404 not found. 5xx là mã phản hồi thông báo rằng crawler không truy cập được do máy chủ (server).
Những lỗi này có thể ảnh hưởng đến quá trình Crawl Data của các công cụ tìm kiếm. Vì thế, bạn cần phải xử lý các liên kết bị lỗi 4xx và 5xx.
Tương tự với cách xử lý lỗi 3xx, đối với các liên kết nội bộ, bạn cần chỉnh sửa về mã code 2xx. Đối với backlink, nếu có thể điều chỉnh hãy đổi thành mã 2xx. Nếu không thể điều chỉnh thì hãy tạo điều hướng 301 từ liên kết gây lỗi sang liên kết chính xác.
Chặn các tài nguyên không nên Crawl dữ liệu
Nếu như 3 phương pháp trên giúp bạn tránh lãng phí những lượt thu thập dữ liệu, thì việc chặn các tài nguyên không cần thiết Crawl dữ liệu sẽ giúp kiểm soát lượng dữ liệu mà Web crawler được và không được phép Crawl data.
Bạn có thể lựa chọn thực hiện chặn cào dữ liệu với robots.txt, meta robots, sitemap, thuộc tính rel=”nofollow”.
Trên đây là những chia sẻ của bePOS về Crawl data là gì cũng như hướng dẫn cách Crawl dữ liệu. Hy vọng rằng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích dành cho bạn. Đừng quên ghé qua blog của bePOS mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết hơn nữa.
FAQ
Những yếu tố ảnh hưởng tới Crawl data from website là gì?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quá trình Crawl dữ liệu website, trong đó chủ yếu là: Backlink, liên kết nội bộ, Sitemap XML, URL,…
Ngoài các bot của công cụ tìm kiếm, có những phương pháp Crawl dữ liệu phổ biến nào?
Bên cạnh các bot của công cụ tìm kiếm, một số phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến là Crawl data Python hay JavaScript,…
Follow bePOS: