Dịch vụ spa chịu những thuế gì, có phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt không? Trước khi đưa spa vào vận hành, bạn phải hiểu rõ các quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, cũng như mức thuế áp dụng. Trong bài viết này, bePOS sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật về nội dung này, hãy theo dõi ngay nhé!
Dịch vụ spa chịu những thuế gì?
Dịch vụ spa sẽ chịu các loại thuế sau:
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
Sau đây, hãy cùng bePOS tìm hiểu chi tiết về từng loại thuế và cách tính đối với spa để nắm rõ dịch vụ spa chịu những thuế gì, giúp bạn tránh vi phạm pháp luật nhé!
Thuế môn bài
Thuế môn bài là đáp án đầu tiên cho câu hỏi dịch vụ spa chịu những thuế gì. Thuế môn bài là thuế kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh thường xuyên phải nộp hàng năm cho Nhà nước, nhằm duy trì giấy phép đăng ký kinh doanh.
Đây là nghĩa vụ bắt buộc với cả spa đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, nhưng có cách tính khác nhau, cụ thể:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, đóng 3 triệu đồng/năm; vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng, đóng 2 triệu đồng/năm; các chi nhánh, địa điểm kinh doanh đóng 1 triệu đồng/năm.
- Đối với hộ kinh doanh spa: Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm, đóng 1 triệu đồng/năm; doanh thu từ 300 – 500 triệu đồng/năm, đóng 500 ngàn đồng/năm; doanh thu 100 – 300 triệu đồng/năm, đóng 300 ngàn đồng/năm.
Thuế thu nhập cá nhân
Với hộ kinh doanh dịch vụ spa, thuế áp dụng là thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN), được tính theo công thức như sau:
Thuế TNCN spa phải nộp = Doanh thu chịu thuế TNCN x Mức thuế suất áp dụng
- Doanh thu chịu thuế bao gồm tiền bán hàng, cung ứng dịch vụ, tiền hoa hồng, các khoản phụ thu của spa và những khoản doanh thu khác, tính cả những khoản thu được.
- Theo quy định, mức thuế suất áp dụng với các ngành spa như massage, tắm hơi, gội đầu, làm nail,… đều là 2%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) áp dụng với các spa đăng ký theo hình thức doanh nghiệp, công thức là:
Thuế TNDN spa phải nộp = Thu nhập chịu thuế TNDN x Phần trích lập quỹ Khoa học Công nghệ (nếu có) x Mức thuế suất áp dụng
- Thu nhập chịu thuế TNDN = Doanh thu – Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác
- Cũng như hộ kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm tiền thu được từ việc bán hàng, cung ứng dịch vụ, các khoản trợ giá, phụ thu, tiền hoa hồng,…
- Chi phí được trừ là các khoản chi mua nguyên liệu, hàng hóa, thường áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất hơn là spa.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ spa chịu mức thuế TNDN là 20%.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) còn được gọi VAT, là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ khi lưu thông đến người tiêu dùng. Cách tính thuế GTGT mà chủ doanh nghiệp spa cần nắm là:
Thuế GTGT spa phải nộp = Giá sản phẩm/dịch vụ tính thuế GTGT x Mức thuế suất áp dụng
- Giá tính thuế GTGT là giá bán hàng hóa/cung cấp dịch vụ spa mà chưa bao gồm thuế.
- Với hộ kinh doanh thì thuế GTGT là 5%, với doanh nghiệp spa là 10%.
Dịch vụ spa có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không?
Dịch vụ spa có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không là thắc mắc của rất nhiều người. Câu trả lời là có, nhưng sẽ tùy vào một số trường hợp. Theo điểm B, Khoản 2, Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, kinh doanh massage phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB). Vì vậy, nếu spa kinh doanh dịch vụ massage thì phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định.
Công thức tính thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho spa massage là:
Tiền thuế TTĐB spa massage phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Mức thuế suất áp dụng
- Giá tính thuế TTĐB = [Giá bán chưa thuế GTGT – Thuế BVMT (nếu có)] / [1+ Thuế suất TTĐB).
- Mức thuế suất TTĐB áp dụng với dịch vụ massage là 30%.
Một số lưu ý cho spa về việc nộp thuế
Sau khi đã tìm hiểu dịch vụ spa chịu những thuế gì, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Đóng thuế đúng hạn: Spa cần kiểm tra kỹ thời hạn nộp thuế áp dụng với mình, tránh bị chậm. Nếu không, spa sẽ bị xử phạt và có thể tạo danh tiếng xấu trong cộng đồng. Trường hợp muốn gia hạn thời gian nộp thuế, spa cũng phải chuẩn bị từ trước.
- Theo dõi tài chính, làm báo cáo thuế: Ngoài nghĩa vụ đóng thuế, spa còn có nghĩa vụ làm báo cáo thuế để nộp lên cơ quan quản lý. Ngay cả khi không làm ra doanh thu, thì đây vẫn là nghĩa vụ bắt buộc, nếu không chấp hành sẽ bị phạt.
- Tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia: Các quy định về thuế khá rắc rối đối với những người không có chuyên môn. Vì vậy, chủ spa có thể thuê kế toán viên làm thuế, hoặc dùng dịch vụ của phòng kế toán ngoài.
Để có thể tính thuế, bạn phải quản lý mọi hoạt động tài chính như doanh thu, chi phí,… Nhiều chủ spa đã nhờ đến sự giúp đỡ của phần mềm quản lý kinh doanh, tích hợp tính năng quản lý thuế – báo cáo tài chính. Phần mềm bePOS được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng, kết hợp với phần mềm kế toán đa năng giúp giải quyết vấn đề cho chủ spa.
Bạn có thể tham khảo phần mềm quản lý spa bePOS, với nhiều tính năng tiện lợi khác như:
- Quản lý đặt lịch hẹn khách hàng, thanh toán hóa đơn điện tử, dùng công nghệ share bill không cần in hóa đơn giấy.
- Quản lý nhân viên, chấm công, tính lương thưởng, hoa hồng,…
- Quản lý tài chính, doanh thu, chi phí, báo cáo doanh thu theo tháng/quý/năm,…
- Quản lý kho nguyên liệu, tình trạng xuất nhập tồn của mỹ phẩm, dược liệu trong kho.
- Lưu trữ thông tin khách hàng để marketing, tặng voucher, thẻ khách hàng thân thiết,…
bePOS đang có chương trình MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI với Gói Khởi Nghiệp, phù hợp với những spa quy mô nhỏ, mới mở. Bạn hãy gọi ngay đến hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây để được tư vấn chi tiết!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]
Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi dịch vụ spa chịu những thuế gì, cách tính như thế nào,… Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn và hãy tiếp tục theo dõi trang thông tin bePOS để cập nhật kiến thức mới trên thị trường nhé!
FAQ
Luật quy định dịch vụ spa có được giảm thuế GTGT không?
Dịch vụ spa có được giảm thuế GTGT không là thắc mắc phổ biến. Mới đây, cơ quan nhà nước đã quyết định giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%, áp dụng từ 1/7/2023 đến 31/12/2023.
Tuy nhiên, quy định này không áp dụng với ngành hàng áp dụng thuế TTĐB. Tức, spa của bạn kinh doanh dịch vụ massage, thì không được giảm thuế GTGT. Ngoài ra, luật quy định trường hợp cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống, thì không phải đóng thuế TNCN, thuế GTGT.
Spa có thể nộp thuế online không, nộp ở đâu?
Hộ kinh doanh, doanh nghiệp spa có thể đăng ký nộp thuế online để tiết kiệm thời gian, có thể nộp 24/7 tính cả ngày nghỉ lễ. Để thực hiện thì spa cần mã số thuế, chữ ký điện tử. Với hộ kinh doanh spa, bạn truy cập website https://canhan.gdt.gov.vn/, còn với doanh nghiệp thì truy cập https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Follow bePOS: