Trang chủBlogs MarketingEntity là gì? Cách tạo lập Entity Building mới nhất

Entity là gì? Cách tạo lập Entity Building mới nhất

Tháng Một 01, 2024
Thanh Ngoan
1380 Đã xem

Entity SEO là một lĩnh vực mới và tiềm năng dành cho những ai muốn phát triển website lâu dài, bền vững. Sau đây bePOS sẽ gửi tới bạn những thông tin chi tiết về Entity và một số kỹ thuật, công cụ giúp bạn thực hiện SEO hiệu quả nhất.

Entity là gì?

Nói chung, một Entity (thực thể) chỉ định một sự vật hoặc khái niệm duy nhất, được xác định rõ ràng và có thể được liên kết với một biểu đồ tri thức. Không giống như một từ khóa (một tập hợp các chữ cái cụ thể cho một ngôn ngữ), một Entity có ý nghĩa, có tính độc lập với ngôn ngữ và các từ khóa đồng nghĩa chỉ định nó.

Chính xác hơn, trong thế giới SEO, một Entity liên quan đến bất kỳ chủ đề nào có thể được liên kết với các sơ đồ tri thức của các công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Sơ đồ tri thức của Google. Ví dụ: Wikipedia hoạt động như một tập hợp đáng tin cậy cho Sơ đồ tri thức. Để đơn giản, chúng ta có thể gọi một Entity là bất kỳ chủ đề nào có thể được gắn vào trang bài viết Wikipedia (trừ những trang phân loại).

Google có thể phân biệt được các thực thể là gì nên công cụ này sẽ tìm kiếm và sử dụng những thông tin thu thập được để cung cấp kết quả tìm kiếm tốt hơn dành cho người dùng.

Khái niệm Entity là gì?
Khái niệm Entity là gì?

Entity có quan trọng không? Ưu điểm

Trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), việc sử dụng Entity không thể thiếu. Đây là một yếu tố quan trọng giúp Google dễ dàng hiểu và xác định mối liên kết giữa các Entity. Dưới đây là những lợi ích mà việc sử dụng thực thể mang lại cho chiến lược SEO:

  • Xây dựng uy tín cho domain của trang web, tạo nền tảng vững chắc cho chiến lược truy cập.
  • Hỗ trợ việc đánh giá từ khóa, giúp từ khóa của trang web dễ dàng đạt được vị trí cao trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
  • Đối phó nhanh chóng khi trang web gặp vấn đề, nhờ vào tính nhất quán và đáng tin cậy của thực thể.
  • Tăng cường tính bền vững của chiến lược SEO, giúp duy trì vị trí cao trên thời gian dài.
  • Thúc đẩy hiệu suất của chiến dịch SEO, đạt được kết quả nhanh chóng và hiệu quả.

Tóm lại, thực thể có vai trò quan trọng như là một đầu mối quan trọng, giúp trang web tổng thể và chiến lược SEO cụ thể có vị thế, uy tín và đặc quyền tốt hơn trong mắt Google. Vì lý do này, các chuyên gia SEO luôn nỗ lực xây dựng thực thể mạnh mẽ cho kênh trực tuyến của họ, đặc biệt là trang web.

Ưu điểm của Entity là gì?
Ưu điểm của Entity là gì?

Ưu điểm của Entity: 

  • Tăng cường thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng: Entity đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng từ khóa của trang web. Những trang đã được tối ưu hóa với entity sẽ có hiệu suất tốt hơn, đặc biệt là trong việc leo lên vị trí cao trên các trang kết quả tìm kiếm.
  • Góp phần làm tăng tốc thời gian triển khai: Việc triển khai Entity giúp quá trình tối ưu hóa diễn ra nhanh hơn so với các phương pháp thông thường. Hiệu quả này thường duy trì trong khoảng thời gian từ 15 đến 45 ngày, tăng cường sự linh hoạt và hiệu suất của chiến lược SEO.
  • Xây dựng độ tin cậy cho domain trên Google: Entity đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ tin cậy của domain trên Google. Điều này giúp trang web xây dựng sự uy tín và đặc quyền trong cộng đồng trực tuyến.
  • Tạo giá trị bền vững và lâu dài cho trang web: Sự kết hợp của Entity mang lại giá trị không chỉ trong thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai, giúp duy trì vị trí cao và ổn định trên các trang kết quả tìm kiếm.
  • Hỗ trợ nhanh chóng trong việc phục hồi website: Trong trường hợp website gặp sự cố hoặc bị tấn công, Entity giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng nhờ vào sự tin cậy và độ liên quan đã được xác định từ trước.

Đặc biệt, theo công bố của Google vào năm 2015, xếp hạng tìm kiếm của Entity dựa trên các yếu tố như sự liên quan, sự đóng góp và các giải thưởng đã nhận được. Đó là những yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá và đo lường giá trị của một thực thể trên internet.

Vai trò Entity trong Search

SEO Entity là gì? Vai trò của SEO Entity trong tìm kiếm web là quan trọng vì nó cung cấp thông tin chính xác và có tổ chức, giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về ý định tìm kiếm của người dùng. Dưới đây là  3 yếu tố xếp hạng mà Google xem xét:

  • Nội dung: SEO Entity giúp tối ưu hóa nội dung trang web để chứa thông tin đầy đủ về các thực thể liên quan đến ngành công nghiệp hoặc chủ đề cụ thể. Cung cấp nội dung có chất lượng và liên quan, giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung trang web và làm cho trang đó trở nên giá trị hơn đối với người dùng.
  • Liên kết: Entity trong SEO có thể được kết hợp với chiến lược xây dựng liên kết để tăng cường mối quan hệ giữa các thực thể trên trang web và trang web khác. Các liên kết chất lượng từ các nguồn uy tín giúp tăng cường độ tin cậy của trang web, làm tăng khả năng xếp hạng trên các kết quả tìm kiếm.
  • Rankbrain: SEO Entity đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa trang web cho Rankbrain, một hệ thống học máy của Google. Rankbrain sử dụng thông tin từ các thực thể để hiểu và dự đoán ý định tìm kiếm của người dùng, giúp cải thiện chất lượng của kết quả tìm kiếm.

Tóm lại, Entity trong SEO không chỉ đóng vai trò trong việc làm cho thông tin trang web dễ hiểu hơn cho công cụ tìm kiếm, mà còn ảnh hưởng đến các yếu tố quan trọng như nội dung, liên kết, Rankbrain để cải thiện xếp hạng trang web trên kết quả tìm kiếm.

Vai trò của Entity là gì?
Vai trò của Entity là gì?

Xếp hạng kết quả tìm kiếm trên Google dựa trên số liệu Entity

“Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên chỉ số thực thể Entity” là tiêu đề bằng sáng chế của Google mà họ đã được cấp vào năm 2015. Theo bằng sáng chế, việc xếp hạng các thực thể dựa trên 4 yếu tố sau:

Sự liên quan

Mức độ liên quan được xác định dựa trên các thực thể cùng xuất hiện. Về cơ bản, nếu hai thực thể Entity được tham chiếu thường xuyên trên web (ví dụ: “Joseph R. Biden” và “President”), bạn sẽ nhận được một kết quả như sau:

Hai thực thể được tham chiếu thường xuyên trên web
Hai thực thể được tham chiếu thường xuyên trên web

Sự đối lập

Google sử dụng một công thức khá đơn giản để xác định mức độ đáng chú ý của một thực thể. Về cơ bản công thức này phân tích rằng một Entity càng có giá trị (được xác định bởi liên kết, đánh giá và mức độ liên quan) thì giá trị của danh mục hoặc chủ đề mà nó đang cạnh tranh càng thấp, nhưng ngược lại độ nổi tiếng càng cao.

Nhìn bên ngoài thì điều này nghe có vẻ không hoàn toàn hợp lý, nhưng xét về cơ bản, ý nghĩa của yếu tố này có thể hiêu như sau: nếu bạn là một con cá lớn trong một cái hồ, bạn sẽ có độ nổi tiếng cao hơn nếu bạn ở trong một đại dương.

Sự đóng góp

Sự đóng góp được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài (liên kết, review đánh giá) và về cơ bản là thước đo đóng góp của một thực thể cho một chủ đề. Ví dụ: Một bài đánh giá từ một chuyên gia ẩm thực về nhà hàng chả cá tại Việt Nam là một thước đo để tăng giá trị của Entity hơn là những review đến từ các website về top 10 nhà hàng chả cá Việt Nam.

Đóng góp được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài
Đóng góp được xác định bởi các tín hiệu bên ngoài

Giải thưởng

Chỉ số giải thưởng sẽ là thước đo các giải thưởng có liên quan khác nhau mà một tổ chức đã nhận được. Đây có thể là giải thưởng Nobel, giải Oscar hay bất cứ giải thưởng nào. Loại giải thưởng xác định độ uy tín của đơn vị và giải thưởng càng lớn thì giá trị gắn với đối tượng được đề cập càng cao.

Sau đó, Google chạy quy trình theo thứ tự sau:

  • Xác định mức độ liên quan của các Entity khác và gán giá trị.
  • Xác định tính đáng chú ý của các Entity đó và gán giá trị cho mỗi Entity.
  • Xác định chỉ số đóng góp của các Entity này và chỉ định một giá trị cụ thể.
  • Xác định một giải thưởng bất kỳ được trao cho các đơn vị.
  • Xác định trọng số mà mỗi loại phải có dựa trên loại truy vấn.
  • Xác định điểm cuối cùng cho mỗi thực thể.
  • Và cuối cùng là tạo ra một SERP.

Tiềm năng lớn của việc xây dựng Entity

Tại sao các doanh nghiệp có thể thiết lập một chiến lược SEO bền vững dựa trên Entity? Tại sao những thực thể Entity có thể được sử dụng để cải thiện hiệu suất trang web? Cùng xem những tiềm năng mà Entity đem lại là gì trong phần dưới đây.

Nếu là một SEOer, bạn sẽ hưởng những lợi ích tuyệt vời nếu áp dụng các chiến thuật mới và độc đáo đầu tiên. Và đối với thực thể cũng vậy, bạn sẽ có được sự nổi trội vì:

  • Entity được ít người biết dù đã được công bố cách đây 5 năm.
  • Từ khóa tổng thể được thúc đẩy trên toàn bộ trang web, đặc biệt là với URL được triển khai trên Entity Building (Xây dựng thực thể).
  • Thời gian triển khai ít hơn nhưng hiệu quả nhanh hơn (chỉ từ 15 – 45 ngày) so với phương thức link liên kết thông thường.
  • Xây dựng lòng tin với Google trên toàn miền, tránh bị Google phạt và hạn chế trường hợp Website bị đối thủ chơi xấu (link bẩn).
  • Giúp Website có thể phục hồi nhanh chóng trong trường hợp bị đánh giá thủ công (Manual Review). Bên cạnh đó là vị trí xếp hạng sau khi nhận án phạt từ Google.
Tiềm năng khi xây dựng Entity là gì?
Tiềm năng khi xây dựng Entity là gì?

Cách tạo lập Entity Building

Quy trình xây dựng một hệ thống Entity cơ bản gồm có 6 bước:

Bước 1: Sử dụng hệ thống liên kết Social Property

Việc này được hiểu đơn giản là sử dụng các trang mạng xã hội uy tín trên thế giới để xây dựng thương hiệu của công ty, hoặc sản phẩm mà bạn muốn SEO và liên kết các mạng xã hội đó lại với nhau để chứng thực uy tín với Google.

Bước 2: Sử dụng hệ thống Liên kết của Google (Google Interlink systems)

Kết nối các tài nguyên của Google và Web 2.0 thành một mô hình thống nhất giúp xác thực đối tượng. Bên cạnh đó, bước này hỗ trợ Googlebot nhận diện tên thương hiệu thống nhất trên Internet một cách dễ dàng.

Sử dụng hệ thống Liên kết của Google
Sử dụng hệ thống Liên kết của Google là cách làm Entity

Bước 3: Sử dụng dịch vụ mà Google Maps cung cấp

Tối ưu hóa và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo các tiêu chuẩn của Entity Building.

Bước 4: Sử dụng kỹ thuật viết Content (Semantic và Thematic)

Tạo nội dung hấp dẫn theo chiến lược phát triển thương hiệu của khách hàng. Việc tối ưu hóa nội dung bài viết đã đồng hành cùng những người làm content.

Bước 5: Đánh giá Social Entity

Đánh giá các sản phẩm và dịch vụ đã được tối ưu hóa cho SEO. Từ đó đảm bảo tăng độ trust cho thương hiệu của bạn trong mắt Google và người dùng.

Đánh giá Social Entity
Đánh giá Social Entity là một trong những cách làm Entity

Bước 6: Social Guide

Sử dụng các công cụ đánh giá có uy tín để xác nhận thương hiệu về mặt địa lý nhằm tăng độ trust cho web, đồng thời nâng cao thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Các bước SEO Onpage cho website của bạn 

Website nào cần làm Entity?

Entity có vai trò quan trọng đối với mọi trang web, đặc biệt là một số website sau:

  • Các trang web kinh doanh

Đối với các trang web có mục đích kinh doanh, việc có entity là hết sức quan trọng để tăng độ uy tín và đáng tin cậy. Tính nhất quán và đồng nhất trong thông tin về các sản phẩm, dịch vụ, và thương hiệu giúp nâng cao vị thế trên thị trường. Giống như khi bạn thành lập công ty và cần có giấy phép kinh doanh để đảm bảo tính hợp pháp và đáng tin cậy cho doanh nghiệp của mình.

  • Các trang web chuyên ngành cần lên top nhanh chóng

Các trang web như du lịch, bất động sản, nhà hàng, mỹ phẩm, nơi cạnh tranh cao, đặc biệt cần entity để nhanh chóng nổi bật và thăng hạng trên Google. Việc tối ưu hóa entity giúp cải thiện thứ hạng từ khóa, tăng cường lưu lượng tìm kiếm và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ trong ngành.

  • Các trang web cung cấp thông tin đa dạng và chất lượng

Những trang web có nhiệt độ thông tin tuyên truyền lớn, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho người đọc cũng cần entity để tạo ra một hệ thống thông tin có tổ chức và dễ hiểu. Entity giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ về nội dung của trang web, từ đó cải thiện khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm và thu hút độc giả.

  • Các trang web muốn nhanh chóng thăng hạng trên Google

Bất kỳ trang web nào muốn nhanh chóng xuất hiện ở top kết quả tìm kiếm cũng cần sử dụng entity một cách hiệu quả để tối ưu hóa nội dung và cải thiện độ liên quan đối với các thuật ngữ tìm kiếm quan trọng.

Các website đang cần lên top Google rất cần Entity
Các website đang cần lên top Google rất cần Entity

Một số lưu ý giúp triển khai Entity Building đạt hiệu quả cao

Xây dựng Entity đồng thời với xây dựng thương hiệu

Quá trình xây dựng thương hiệu không chỉ bao gồm việc tạo website mà còn liên quan đến việc duy trì sự đồng nhất trong logo, tên, địa chỉ và các chi tiết khác của doanh nghiệp. Một cách nhanh chóng và hiệu quả để Google nhận biết doanh nghiệp của bạn và hiển thị thông tin chính xác cho người tìm kiếm là thông qua việc tạo một trang trên Google My Business. Trong trang này, bạn có thể mô tả rõ lĩnh vực hoạt động và cung cấp các thông tin liên quan, giúp củng cố hình ảnh thương hiệu của bạn trên nền tảng tìm kiếm.

Đồng nhất hóa thông tin trên Google My Business giữa logo, tên và các chi tiết khác của doanh nghiệp giúp xây dựng sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ. Bạn có thể cung cấp thông tin như địa chỉ, số điện thoại, đánh giá khách hàng và giờ làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tìm kiếm và liên hệ với doanh nghiệp của bạn.

Thường xuyên update Google My Business

Sau khi đã tạo nguồn cấp dữ liệu doanh nghiệp trên Google My Business, bạn nên thường xuyên cập nhật nó. Để đảm bảo rằng nguồn cấp dữ liệu doanh nghiệp luôn chứa thông tin mới nhất, bạn có thể sử dụng tính năng tự động lên lịch cập nhật. Bạn có thể lên lịch tự động để hệ thống tự động kiểm tra và cập nhật thông tin từ nguồn cấp dữ liệu doanh nghiệp theo chu kỳ xác định.

Thường xuyên update Google My Business
Thường xuyên update Google My Business

Kết nối và cộng hưởng các Entity với nhau

Sự liên kết và tương tác giữa các thực thể được thể hiện thông qua việc chúng có liên quan và đề cập đến nhau trên không gian internet, kết nối qua các nền tảng social, website, thường rõ ràng hơn thông qua việc sử dụng liên kết. Để thực hiện điều này, bạn có thể sử dụng kỹ thuật Link Stacking, được hiểu như việc tạo ra một mạng liên kết chồng chéo giữa các Entity qua lại với nhau.

Một trang web của bạn có thể bao gồm nhiều Entity khác nhau như doanh nghiệp, nhà sáng lập, CEO, tác giả bài viết, đội ngũ nhân sự. Việc kết nối và tương tác giữa chúng trên internet giúp cả Google và người dùng dễ dàng hiểu rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa các thực thể này. Đồng thời, việc này cũng giúp Google dễ dàng xây dựng Entity Network xoay quanh những thực thể này.

>> Xem thêm: Crawl data là gì? Hướng dẫn cách làm chi tiết

Trên đây là những thông tin chi tiết về Entity (thực thể) mà bePOS đã gửi tới bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích, phục vụ việc Entity SEO cho doanh nghiệp của mình hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!

FAQ

Các Entity đã được sử dụng trong thuật toán Google từ khi nào?

Các chuyên gia đã thấy bằng sáng chế về các thực thể Entity xuất hiện trong vòng hơn 10 năm và hầu hết tin rằng những thực thể đóng một vai trò quan trọng trong thuật toán tìm kiếm một thời gian khá dài. Câu hỏi đặt ra là khi nào thì các thực thể trở thành điểm cốt lõi trong lập chỉ mục?

Cindy Crum của Mobile Moxie đã chứng minh rằng các thực thể đã trở thành một tín hiệu xếp hạng mạnh mẽ khi Google triển khai tính năng Lập chỉ mục trên thiết bị di động. 

Làm sao để tối ưu hóa nội dung cho các Entity?

Tối ưu hóa nội dung cho Entity là thực sự cần thiết để xây dựng website thương hiệu, thiết lập domain và tất cả các loại nỗ lực trực tuyến khác. Phải nói rằng, thực thể có rất nhiều tác động đối với nội dung Content của trang web. Để tối ưu hóa nội dung cho các Entity, bạn cần:

  • Chọn và nghiên cứu kỹ một chủ đề.
  • Sử dụng bản API NLP của Google để phân tích tính cạnh tranh.
  • Tiến hành cập nhật cho nội dung (nếu cần).
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/entity-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]