GDN là một trong những loại quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể triển khai hiệu quả, bạn cần trang bị các kiến thức cơ bản nhất về hình thức quảng cáo này. Nếu bạn chưa rõ GDN là gì? Ứng dụng loại quảng cáo này như thế nào? Vậy hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của bePOS.
GDN là gì? Quảng cáo GDN là gì?
Quảng cáo Google Display Network (GDN) là một phương thức quảng cáo trên mạng hiển thị, nơi bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình trên nhiều trang web đối tác của Google. Thay vì tiếp cận trực tiếp khách hàng thông qua tìm kiếm hoặc truyền thông, GDN cho phép bạn chọn các trang web có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để đặt quảng cáo. Khi người dùng duyệt web để đọc tin tức, giải trí, tìm kiếm thông tin hoặc mua sắm, họ có thể thấy quảng cáo của bạn xuất hiện trên giao diện trang web đó.
Quảng cáo GDN hay Google Display Network Ads hoặc Google GDN Ads là một trong những dạng quảng cáo do Google cung cấp. Thuật ngữ này thường được dùng để phân biệt với Google Search Network (Search Ads). Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng điểm qua một số đặc điểm sau của loại quảng cáo này:
- Vị trí hiển thị quảng cáo
Khác với Search Ads – quảng cáo hiển thị ngay khi người dùng tìm kiếm từ khóa, Google Display Network Ads chỉ hiển thị trên trang web đối tác của Google. Nói cách khác, nếu không truy cập vào website mà chỉ click search, bạn sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp chạy loại Ads này. Đây là một hạn chế của quảng cáo GDN so với “đàn anh” của mình. Bởi lẽ, câu chuyện người dùng click vào chính xác website chứa GDN có phần may rủi, mang tính thụ động.
- Dạng quảng cáo
GDN đánh mạnh vào tính trực quan của người dùng với các định dạng chính như hình ảnh, video hoặc bạn cũng có thể dùng banner GDN. Trong khi đó, Search Ads đơn giản chỉ là ký tự (Tiêu đề, URL, Meta) được đặt ở top đầu tìm kiếm qua công cụ Google.
- Mục tiêu quảng cáo chính
Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp, việc chạy GDN Ads có thể hướng tới mục tiêu bán hàng cũng như quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, hiện tại, loại quảng cáo này thường được dùng để nâng cao độ nhận diện cho hình ảnh, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, nhất là ở Việt Nam.
Phương thức hoạt động GDN là gì?
GDN hoạt động theo các phương thức chủ yếu sau:
Quảng cáo theo ngữ cảnh
Phương thức này dựa trên từ khóa hoặc chủ đề mà bạn chọn và tối ưu hóa hiển thị quảng cáo trên các trang web, ứng dụng và trang có nội dung liên quan. Google thực hiện việc phân tích chủ đề chính của các trang web để xác định sự phù hợp với quảng cáo của bạn. Google sẽ xem xét nội dung, ngôn ngữ, cấu trúc liên kết, và cấu trúc trang web, đồng thời kiểm tra mức độ tương tự về chủ đề giữa quảng cáo của bạn và nội dung trên trang web. Dựa vào kết quả này, Google sẽ quyết định nơi đặt quảng cáo của bạn.
Ví dụ, nếu bạn quảng cáo cho một sản phẩm thể thao, bạn có thể chọn chủ đề “Thể thao” trong GDN, và quảng cáo của bạn có thể xuất hiện trên các trang web và ứng dụng có nội dung liên quan đến thể thao, chẳng hạn như trang web về bóng đá, tennis, hoặc thể hình. Điều này giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng có sở thích trong lĩnh vực thể thao mà bạn đang quảng cáo.
Quảng cáo theo vị trí
Phương thức này liên quan đến việc xác định vị trí địa lý mục tiêu mà bạn muốn hướng đến. Bạn có thể hiển thị quảng cáo cho người dùng ở những khu vực cụ thể, quốc gia, hoặc thậm chí cả thành phố. Điều này giúp tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng trong các địa điểm quan trọng.
Phương thức quảng cáo theo vị trí trên GDN có nhiều ứng dụng thực tế, ví dụ:
- Quảng cáo địa phương: Nếu bạn là một doanh nghiệp địa phương hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ chỉ ở một số vị trí cụ thể, bạn có thể sử dụng quảng cáo theo vị trí để tiếp cận người dùng ở khu vực của bạn. Ví dụ, một cửa hàng pizza có thể quảng cáo đặc biệt cho khách hàng trong bán kính 5km từ cửa hàng.
- Quảng cáo quốc gia: Nếu bạn muốn quảng cáo cho toàn quốc hoặc theo quốc gia, bạn có thể chọn các quốc gia cụ thể để hiển thị quảng cáo. Điều này hữu ích khi bạn có mục tiêu mở rộng thị trường đối tượng ở nhiều quốc gia.
- Quảng cáo vùng miền: Nếu bạn muốn quảng cáo trong một vùng miền cụ thể, chẳng hạn như miền Tây hoặc miền Đông của một quốc gia, bạn có thể xác định vùng miền chính xác để tiếp cận đối tượng của mình.
- Quảng cáo địa điểm đặc biệt: Nếu bạn muốn quảng cáo cho một sự kiện hoặc khuyến mãi tại một địa điểm cụ thể, bạn có thể chọn địa điểm đó để đảm bảo rằng quảng cáo xuất hiện cho những người ở gần đó.
Chọn chính xác website
Trong trường hợp này, bạn chọn trực tiếp các trang web, video hoặc ứng dụng mà bạn muốn quảng cáo hiển thị. Điều này đảm bảo rằng quảng cáo của bạn xuất hiện trên những nơi mà bạn đã chọn, thay vì dựa vào lựa chọn tự động từ Google.
Remarketing
Remarketing là phương thức tái tiếp cận người dùng đã truy cập trang web của bạn trước đây. Khi người dùng truy cập trang web của bạn, Google lưu trữ thông tin về họ. Sau đó, bạn có thể hiển thị quảng cáo cho họ khi họ duyệt web trên GDN hoặc các trang web đối tác của Google. Điều này giúp bạn tái tiếp cận những người đã thể hiện quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trong quá khứ, tạo cơ hội tăng cường tỷ lệ chuyển đổi.
Ưu, nhược điểm khi lựa chọn quảng cáo GDN
Ưu điểm khi sử dụng GDN Ads
Khả năng tiếp cận người dùng Google lớn
Hiện nay, có hàng tỷ website đang tồn tại. Trong đó, có khoảng 2 triệu trang web đối tác của Google đã đăng ký GDN. Con số này có vẻ khiêm tốn nhưng trên thực tế lại đem đến hiệu quả tiếp cận vô cùng tuyệt vời. Trước hết, vì phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của Google, nhất là tỷ lệ người truy cập, nên mỗi website đã là một “kho báu tiềm năng” cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp.
Thứ hai, nếu so sánh với khả năng quảng cáo của Facebook Ads, Zalo Ads,… có thể nói Google GDN khá vượt trội về cả hiệu quả đến tính thông dụng. Đó là hai trong nhiều lý do khẳng định tiềm năng tiếp cận người dùng rất lớn của hình thức quảng cáo này.
Chi phí thấp hơn Search Ads
Nếu bạn đang có ngân sách quảng cáo khiêm tốn, Google Display Ads chắc chắn là lựa chọn phù hợp hơn so với Search Ads. Khoan nói về tính hiệu quả nhưng gánh nặng tài chính chạy quảng cáo được giảm tải đã giúp doanh nghiệp bớt đi áp lực không nhỏ.
Ngoài ra, với Google GDN, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn về cách thức trả phí hơn. Họ có thể lựa chọn PPC (Pay-per-click) hoặc CPM (Cost-per-mile). Rõ ràng, điều này cho phép doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách theo từng mục tiêu quảng cáo khác nhau.
Khả năng thu hút người dùng website cao
Như đã chia sẻ, Search Ads ưu tiên thứ tự hiển thị của “chuỗi ký tự” liên quan tới từ khóa, còn GDN Ads tập trung vào việc sử dụng hình ảnh, video, banner GDN,… Như vậy, dù là bất kỳ ai cũng sẽ yêu thích và ấn tượng hơn với tính trực quan mà Google Display Network Ads đem lại. Mặt khác, vị trí và bố cục hiển thị sản phẩm quảng cáo thường đã được các chủ website tối ưu, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Vì thế, khả năng thu hút người dùng cũng cao hơn.
Tỷ lệ chuyển đổi lớn
Khi một người dùng tìm kiếm từ khóa, họ đang còn phân vân giữa việc mua hay không, hành động hay không hoặc nên lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bên nào. Nhưng khi click vào một GDN Ads, nhu cầu mua của họ đã rõ ràng, cụ thể hơn. Do đó, tỷ lệ chuyển đổi và ra đơn hàng thường cao hơn.
Nhược điểm của GDN Ads
Ngoài ưu điểm kể trên, hình thức quảng cáo này cũng có những nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:
Khó kiểm soát hiển thị
Đối với các website đối tác đăng ký Google Display Ads, họ sẽ không biết hiển thị quảng cáo trên giao diện của mình là sản phẩm hay dịch vụ gì. Còn đối với doanh nghiệp, họ cũng chẳng rõ hình ảnh, banner GDN,… của mình được đặt chính xác ở đâu. Tất cả việc phân phối quảng cáo đều do Google thực hiện theo cơ chế ngữ cảnh. Do đó, sẽ có những trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.
Tuy nhiên, hiện nay, với Placement Targeting, doanh nghiệp đã có thể chủ động hơn trong việc lựa chọn website đối tác nào “được phép” đặt quảng cáo của mình. Tuy nhiên, mức phí thực hiện sẽ nhỉnh hơn.
Khó định hướng vào khách hàng tiềm năng
Cũng từ nhược điểm đầu tiên, doanh nghiệp thực hiện GDN dường như rơi vào tình cảnh “thả nổi” đối tượng quảng cáo. Việc xác định nhóm người dùng tiềm năng, nhóm khách hàng chính có phần khó khăn hơn nếu không thực hiện Placement Targeting.
Các dạng quảng cáo GDN hiện nay
Hiện nay, với Google Display Ads, doanh nghiệp có thể thực hiện một trong những dạng quảng cáo sau:
Quảng cáo dạng chữ
Đây là định dạng quảng cáo đơn giản với một vài dòng văn bản, một tiêu đề và một liên kết URL. Thường được sử dụng để truyền tải thông điệp ngắn gọn về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu và tạo liên kết đến trang web của bạn.
Quảng cáo dạng hình ảnh
Hình ảnh là định dạng GDN Ads rất phổ biến. Ở đó, doanh nghiệp có thể chia số liệu, trình bày hình ảnh sản phẩm,… Tuy nhiên, hãy lưu ý về kích thước GDN Ads cho phép của từng vị trí hiển thị banner để có bản thiết kế tốt nhất. Có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau để bạn có thể tạo quảng cáo hấp dẫn về mặt thị giác và thương hiệu.
Quảng cáo dạng media
Đây là một trong những định dạng quảng cáo khá mới. Song, nó lại cho thấy sức hút khi cho phép người dùng tương tác với Ads nhiều hơn. Ví dụ, với Carousel, bạn có thể lướt xem nhiều nội dung liên quan tới sản phẩm trên cùng một khung hiển thị quảng cáo.
Quảng cáo dạng video
Tính hấp dẫn của video trong quảng cáo là điều không cần bàn cãi. Thật tuyệt vời khi Google Display Ads cũng cho phép sử dụng định dạng này. Chỉ có điều, bạn cần lưu ý về kích thước GDN đối với khung video để tạo ra sản phẩm quảng cáo tối ưu nhất. Dưới đây là các kích thước GDN Ads để bạn tham khảo:
- Hình vuông và hình chữ nhật: 200×200, 240×400, 250×250, 250×360, 300×250, 336×280, 580×400.
- Hình chữ nhật đứng: 120×600, 160×600, 300×600, 300×1050.
- Hình chữ nhật dài: 468×60, 728×90, 930×180, 970×90, 970×250, 980×120.
- Mobile: 300×50, 320×50, 320×100 hoặc kích thước file nhỏ hơn hoặc bằng 150KB.
Quảng cáo tìm kiếm động
Quảng cáo tìm kiếm động sử dụng nội dung trực tiếp từ trang web của bạn. Quảng cáo tìm kiếm động thường xuất hiện theo từ khóa và giúp mục tiêu quảng cáo dựa trên từ khóa liên quan.
Quảng cáo tương tác
Loại quảng cáo này cho phép nhà quảng cáo đặt giá thầu và chỉ trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo. Tương tác có thể bao gồm nhấp vào quảng cáo, tương tác với nó, hoặc thậm chí thực hiện hành động như điền vào biểu mẫu.
Quảng cáo trong Gmail
Quảng cáo trong Gmail xuất hiện trong hộp thư đến của người dùng Gmail. Bạn có thể hiển thị quảng cáo ở các tab “Quảng cáo” hoặc “Xã hội” trong hộp thư đến của họ. Quảng cáo này có thể bao gồm hình ảnh, văn bản và liên kết tới trang web của bạn.
Tổng hợp kích thước hình ảnh quảng cáo GDN cập nhật năm 2024
Các kích thước hình ảnh quảng cáo trên Google Display Network (GDN) cập nhật năm 2024:
- Hình vuông (Square) kích thước 250 x 250 pixel: Đây là hình ảnh có hình dạng vuông, hiển thị tốt trên cả máy tính để bàn và điện thoại di động. Phù hợp để tạo quảng cáo bố trí dạng vuông.
- Hình vuông nhỏ (Small Square) kích thước 200 x 200 pixel: Kích thước hình vuông nhỏ hơn, phù hợp để tạo quảng cáo nhỏ gọn, không quá nổi bật hoặc chiếm diện tích quá lớn trên trang web.
- Hình chữ nhật trung bình (Medium Rectangle) kích thước 300 x 250 pixel: Kích thước phổ biến và tiêu chuẩn, không quá lớn cũng không quá nhỏ, thích hợp để đặt quảng cáo tại các vị trí trên trang web.
- Hình chữ nhật lớn (Large Rectangle) kích thước 336 x 280 pixel: Loại quảng cáo này lớn hơn và phù hợp cho các chiến dịch mục tiêu tập trung nhiều hơn vào quảng cáo.
- Hình dạng Full Banner kích thước 468 x 60 pixel: Kích thước này thích hợp cho các trang web dạng diễn đàn, có thể đặt ở cả bên trái và bên phải.
- Hình dạng Leaderboard kích thước 728 x 90 pixel: Kích thước này tạo hiệu quả chuyển đổi tốt với hình dạng ngang giúp người xem dễ thấy. Thường được sử dụng để thu hút khách hàng mục tiêu ngay khi họ truy cập trang web.
- Hình dạng Leaderboard lớn (Large Leaderboard) kích thước 970 x 90 pixel: Kích thước lớn hơn, thường phù hợp cho các ngành như bất động sản hơn là các ngành khác.
- Hình dạng Skyscraper kích thước 120 x 600 pixel: Loại hình ảnh này có dạng đứng và cao, nhưng không phổ biến lắm do có khả năng hiển thị nội dung ít hơn.
- Hình dạng Wide Skyscraper kích thước 160 x 600 pixel: Cũng có dạng đứng, thường sử dụng trên các trang web tin tức.
- Hình dạng nửa trang (Half Page) kích thước 300 x 600 pixel: Kích thước này rất phổ biến và hiển thị rõ ràng các nội dung như giảm giá, khuyến mãi. Thương hiệu có cơ hội trình bày hình ảnh đẹp để thu hút khách hàng mục tiêu nhanh chóng.
Các kích thước hình ảnh quảng cáo trên GDN được lựa chọn dựa trên mục tiêu của chiến dịch và cách bạn muốn thể hiện thông điệp của mình cho khách hàng tiềm năng.
>> Xem thêm: Cách chạy quảng cáo hàng ăn từ A-Z
Thiết lập chiến dịch Google Display Network
Để thiết lập chiến dịch Google Display Network, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bắt đầu chiến dịch
Để bắt đầu thiết lập chiến dịch, bạn cần lựa chọn tạo chiến dịch mới hay sử dụng một chiến dịch mẫu do Google cung cấp dựa trên mục tiêu bạn đã đặt ra. Tuy nhiên, hôm nay bePOS sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chiến dịch bằng cách thủ công. Để làm điều này, bạn chọn tùy chọn “No Marketing Objective”.
Tiếp theo, bạn sẽ phải lựa chọn các yếu tố như vị trí địa lý mà quảng cáo của bạn nên hoặc không nên xuất hiện, ngân sách cho chiến dịch, thời gian chạy quảng cáo, phương pháp đặt giá thầu, và nhiều yếu tố khác.
Bước 2: Định dạng Ads
Trong chiến dịch quảng cáo Google GDN, có nhiều loại định dạng quảng cáo khác nhau với kích thước hiển thị riêng. Để đảm bảo hiệu quả quảng cáo tốt nhất, bạn nên tạo phiên bản quảng cáo phù hợp với nhiều kích thước và định dạng sẵn bởi không thể biết được kích thước nào sẽ nhận được tương tác nhiều nhất.
Quảng cáo hình ảnh:
Đa số kích thước quảng cáo hình ảnh là 300 x 200, 336 x 280 tương ứng với banner gdn, hình vuông, skyscraper,…..
Khi bạn đã sẵn sàng để đăng tải quảng cáo, bạn có thể nhấn vào tùy chọn “+ Ad”. Danh sách các danh mục sẽ xuất hiện, bạn nên chọn “Image Ad” sau đó tải quảng cáo lên bằng cách chọn “Tải lên Quảng cáo”. Sau đó, bạn cần nhập thông tin như URL hiển thị, URL cuối cùng, có thể chọn các mẫu theo dõi, URL khác và cấu hình tùy chỉnh cho phiên bản dành cho thiết bị di động.
Nếu bạn muốn quảng cáo có các URL và thông số theo dõi giống nhau, bạn có thể tải lên nhiều loại quảng cáo có kích thước khác nhau. Tự thiết kế và tải lên quảng cáo hình ảnh sẽ giúp bạn kiểm soát chất lượng và định dạng quảng cáo theo cách tốt nhất.
Quảng cáo Responsive:
Thông thường sẽ có hai lựa chọn: tạo quảng cáo hình ảnh hoặc quảng cáo Responsive. Nếu bạn chọn Quảng cáo Responsive, bạn cần điền vào các thông tin như tiêu đề ngắn, tiêu đề dài, mô tả, tên doanh nghiệp, URL cuối cùng và tải hình ảnh cần sử dụng.
Bước 3: Thêm thông điệp
Với quảng cáo Google GDN, thông thường người dùng thường không có chủ đích tìm kiếm về sản phẩm, dịch vụ. Do đó, thông điệp quảng cáo nên tập trung vào việc xây dựng thương hiệu hơn là cố gắng bán hàng trực tiếp. Một thông điệp quảng cáo cần phải có ý nghĩa và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của người dùng. Trong trường hợp này, bạn không nên nạp quá nhiều nội dung vào một quảng cáo. Nên gói trọn nội dung ngắn gọn vào hình ảnh để không chiếm quá nhiều diện tích. Tốt nhất hãy thể hiện điểm khác biệt giữa bạn và đối thủ, điểm mạnh của thương hiệu bạn so với thị trường.
Bước 4: Landing Page
Mỗi CTA hoặc thông báo khuyến mãi cần có một trang đích (landing page) riêng biệt để tập trung vào nội dung và hình ảnh phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi hành vi của người dùng thay vì chỉ dẫn họ về trang chủ website.
Hơn nữa, có nhiều loại CTA mà bạn có thể sử dụng để tương tác với người dùng, chẳng hạn như điền vào biểu mẫu, trò chuyện trực tuyến, hoặc gọi điện thoại. Quan trọng là thông điệp trên trang đích phải rõ ràng, dễ nhận biết và phải phù hợp với nội dung quảng cáo ban đầu. Mỗi lần người dùng nhấp vào CTA, bạn phải trả tiền, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng để thúc đẩy họ tiến hành hành động tiếp theo.
Bước 5: Targeting
Với chiến dịch quảng cáo trên mạng hiển thị, bạn có thể tùy chỉnh đối tượng hóa dựa trên tiêu chí như thông tin cá nhân, từ khóa, chủ đề và kiểm soát vị trí cụ thể mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện. Hãy lựa chọn cẩn thận các trang web liên quan để tiếp cận khách hàng trong cùng ngành hoặc lĩnh vực của bạn.
Khi bạn đã tạo danh sách các vị trí cụ thể mà bạn muốn quảng cáo hiển thị, trong mục Ad Group, hãy chọn “Sử dụng phương pháp đối tượng hóa khác” (Use a different targeting method), sau đó chọn “Placements” và nhập các trang web mà bạn muốn quảng cáo của bạn xuất hiện trên đó.
Bước 6: Đừng target quá liều
Khi bạn chạy quảng cáo trên GDN, mục tiêu chính là tiếp cận nhiều người dùng nhất có thể. Tuy nhiên, nếu bạn chọn đối tượng quá cụ thể, bạn có thể mất cơ hội xuất hiện quảng cáo hoặc tương tác trực tiếp với các đối tượng khách hàng tiềm năng khác.
Thay vì bắt đầu với đối tượng cụ thể ngay từ đầu, hãy xác định rõ mục tiêu của chiến dịch và sau đó điều chỉnh đối tượng một cách hợp lý. Bạn có thể bắt đầu với việc mở rộng phạm vi đối tượng, sau đó thu thập dữ liệu và nghiên cứu để tìm ra đối tượng phù hợp nhất. Sau đó, bạn có thể dần thu hẹp phạm vi một cách thông minh.
Bước 7: Chạy chiến dịch
Trong chiến dịch GDN, bạn sẽ có danh sách các trang web nơi quảng cáo của bạn được hiển thị tự động, gọi là “Automatic Placements”. Điều này sẽ giúp bạn quyết định xem liệu bạn nên tiếp tục quảng cáo trên những trang web này hay không. Danh sách này có thể khá dài, và thường được sắp xếp theo số lần người dùng nhấn vào quảng cáo trên từng trang web.
Từ chiến dịch ban đầu, bạn sẽ thu thập được những kinh nghiệm quý báu, mà bạn có thể áp dụng cho các chiến dịch sau này. Việc tạo thủ công danh sách các trang web không phù hợp với quảng cáo có thể mất một chút thời gian, nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong các chiến dịch tiếp theo. Bạn có thể lưu trữ danh sách này trong “Negative Placement” trong thư viện chia sẻ (Shared Library).
Bước 8: Điều chỉnh Targeting
Nếu đối tượng hóa ban đầu không đem lại lượng lớn lượt truy cập hoặc hiển thị quảng cáo như bạn mong đợi, đừng lo lắng quá. Bạn có khả năng thay đổi đối tượng hóa bất cứ lúc nào. Với các vị trí quảng cáo quản lý (Managed Placement), bạn có thể thêm hoặc xóa từng vị trí một ngay lập tức.
Trong trường hợp bạn đã cài đặt nhiều tầng đối tượng hóa, bạn cũng có thể xóa bớt và xem liệu lượng truy cập có cải thiện hay không.
Bước 9: Kiểm tra kết quả chạy Ads
Vì GDN hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo, do đó tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng việc chạy một quảng cáo cho mỗi kích thước khác nhau. Sau đó, quan sát xem loại quảng cáo nào thu hút người dùng tốt nhất.
Bước 10: Cân nhắc chọn lựa Ads phù hợp
Bạn có thể dự đoán quảng cáo nào sẽ xuất hiện trên trang web nào bằng cách cấu hình các thông số tùy chỉnh trong phần URL cuối cùng (Final URLs). Bạn không cần phải sử dụng mẫu theo dõi để làm điều này, hoặc bạn có thể tìm dữ liệu này thông qua Google Analytics, cho phép bạn xem ID cụ thể của quảng cáo không phản hồi (Ads Non-Responsive).
>> Xem thêm: Cách chạy quảng cáo Spa hiệu quả, tăng nhanh doanh số
Một số lưu ý khi thiết lập chiến dịch quảng cáo GDN
Vậy làm thế nào để tối ưu chiến dịch GDN hiệu quả? Dưới đây là một số điểm quan trọng:
- Xác định mục tiêu của chiến dịch, bao gồm ngân sách chi tiêu, địa điểm hiển thị quảng cáo, thời lượng, thời gian hiển thị, và nhiều yếu tố khác.
- Chiến dịch quảng cáo GDN thường chia thành hai loại: quảng cáo hình ảnh cơ bản và quảng cáo hình ảnh động/video. Nên chia chiến dịch theo từng loại hình quảng cáo.
Với quảng cáo hình ảnh:
- Cài đặt mục tiêu giá thầu thông minh để tối ưu hóa hiệu suất.
- Không gom góp quá nhiều hình thức vào một nhóm quảng cáo để tránh hạn chế độ phủ. Thay vào đó, chia thành nhiều nhóm quảng cáo tương thích với các mục tiêu giá thầu.
- Thiết kế banner đẹp ở các kích thước tối ưu như 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600, vì chúng có thể bao phủ tới 95% mạng hiển thị.
- Hình ảnh thiết kế phải phù hợp với thông điệp và văn bản dựa trên nghiên cứu đặc điểm của khách hàng.
- Trang đích nên chứa nội dung cụ thể, không nên đưa về các trang danh mục hoặc trang chủ, để tránh làm người dùng cảm thấy bối rối.
- Hạn chế việc sử dụng quá nhiều văn bản trong banner để duy trì tính hấp dẫn.
- Nút kêu gọi hành động (CTA) cần phải hiển thị rõ ràng và nổi bật.
Với quảng cáo hiển thị video:
- Sử dụng 1 hình ảnh thumbnail cho video ở tỉ lệ 16:9 để đảm bảo quảng cáo hiển thị tốt trên mọi giao diện.
- Thường quảng cáo video có kết quả tương tác cao hơn.
Theo dõi và tối ưu hóa:
- Theo dõi và đánh giá liên tục nội dung quảng cáo để điều chỉnh giá thầu đối với các trang web có chuyển đổi tốt.
- Thử nghiệm banner để kiểm tra xem banner nào hoạt động tốt (test A/B) và tránh sự nhàm chán cho đối tượng mục tiêu.
- Nếu nhóm quảng cáo không đạt được mục tiêu, chỉnh sửa và tối ưu lại trang đích để thu hút người dùng đi tiếp.
Trên đây là những chia sẻ của bePOS về GDN là gì và các vấn đề xoay quanh loại hình quảng cáo này. Hy vọng rằng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để thực hiện chiến dịch Marketing hiệu quả.
FAQ
Quảng cáo với hình thức Google Display Ads có đắt không?
Nhìn chung, nếu so sánh với Search Ads thì Google Display Ads có phần rẻ hơn. Tuy nhiên, để đánh giá mức chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra có lớn hay không, cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: quy mô chiến dịch, mục tiêu chiến dịch,…
Những thương hiệu phù hợp với quảng cáo GDN là gì?
Google Display Network (GDN) là một công cụ mạnh mẽ cho việc xây dựng nhận thức thương hiệu và thực hiện tiếp thị lại (Remarketing). Điều này đặc biệt phù hợp cho các thương hiệu hoặc doanh nghiệp có các mục tiêu:
- Thương hiệu mới muốn giới thiệu mình để những người tiêu dùng biết đến và nhớ tên của họ.
- Thương hiệu cũ muốn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới.
- Thương hiệu hiện tại muốn tăng doanh số bán hàng cho khách hàng hiện tại hoặc thuyết phục những người quan tâm nhưng chưa từng mua hàng trước đây.
Follow bePOS: