Blog Tháng Hai 02, 2022

Hướng dẫn cài đặt, sử dụng Google Tag Manager đầy đủ nhất

Thanh Ngoan
Thanh Ngoan

Google Tag Manager là cái tên không còn xa lạ với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các tính năng và cách sử dụng công cụ này. Để giúp bạn có cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về Google Tag Manager, bePOS xin chia sẻ bài viết sau đây. 

Google Tag Manager là gì?

Cuối năm 2012, Google cho ra mắt công cụ mới của mình mang tên Google Tag Manager và nhanh chóng gây được sức hút lớn với cộng đồng. Vậy Google Tag Manager là gì?

Google Tag Manager (GTM) là một công cụ giúp người dùng quản lý các thẻ HTML hoặc JavaScript trên website của mình. Công cụ được xây dựng và phát triển nhằm hỗ trợ các phòng ban trong doanh nghiệp có thể thực hiện theo dõi, quản lý chiến dịch Marketing được thuận lợi hơn.

Để hiểu rõ Google Tag Manager là gì, bạn hãy hình dung việc quản lý một website cần có sự phối hợp giữa bộ phận Marketing và kỹ thuật (thiết kế web). Trong quá trình triển khai một chiến dịch tiếp thị, marketer luôn cần đến các công cụ thống kê, phân tích số liệu về web để đánh giá người dùng. Khi đó, kỹ thuật viên phải thao tác code, chỉnh sửa mã nguồn (tập trung vào các thẻ HTML hoặc JavaScript). Điều này có thể tốn nhiều thời gian hoàn thành.

google-tag-manager

Google Tag Manager là gì?

Tuy nhiên, với GTM, mọi thứ đã nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các marketers cũng có thể trực tiếp tạo, điều chỉnh, quản lý các thẻ HTML hoặc JavaScript mà không cần sự hỗ trợ quá lớn từ đội ngũ thiết kế web.

Công dụng của Google Tag Manager

Vậy công dụng của GTM là gì? Dưới đây là một số lợi ích mà công cụ này mang lại:

  • Đối với doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, họ có thể phát triển nhanh hơn do phần nào bớt phụ thuộc vào các kỹ thuật viên web, những chiến dịch Marketing sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả, sự phối hợp giữa các phòng ban trở nên thuận lợi hơn. Mặt khác, vì GTM là một công cụ miễn phí nên doanh nghiệp không cần bỏ ra bất cứ khoản tiền nào để sử dụng, duy trì.

  • Đối với Marketing

Đầu tiên, bộ phận Marketing có thể chủ động tạo, quản lý các thẻ HTML mà không phụ thuộc vào đội ngũ kỹ thuật web. Tiếp đó, việc quản lý các công cụ hỗ trợ phân tích, đánh giá chỉ số như Google Analytics, Google Adwords,… đã quá thuận tiện và dễ dàng. Thậm chí, bạn có thể sử dụng GTM để quản lý nhiều thẻ của những bên thứ ba ngoài Google, ví dụ Twitter, Bing Ads, Crazy Egg. 

Mặt khác, công cụ này còn cho phép thực hiện một số bài test để phát hiện lỗi nhanh chóng trên các thẻ theo dõi web mà nó quản lý. Nhờ đó tiết kiệm đáng kể thời gian và nâng cao tính chính xác của dữ liệu nhận về.

cong-dung-cua-google-tag-manager

Google Tag Manager mang lại gì cho bạn?

  • Đối với website

Việc trực tiếp sử dụng các công cụ thống kê, phân tích số liệu có thể gây ra tình trạng chậm, lag cho website. Nhưng với GTM, điều này đã được cải thiện đáng kể. Tiếp theo, Google Tag Manager với những tính năng mở rộng của mình còn cho phép chèn schema vào website một cách tự động hoặc tùy chỉnh. Vì thế, quá trình SEO được hỗ trợ rất nhiều.

Tuy nhiên, công cụ này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, dù đã đơn giản hóa việc thao tác, thực hiện nhưng Google Tag Manager vẫn đòi hỏi người dùng có kiến thức nhất định về kỹ thuật web. Hoặc tối thiểu là họ được hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager ra sao. Tiếp theo, đối với những doanh nghiệp lớn sở hữu nhiều website, có lượng thẻ HTML khổng lồ, việc quản lý sẽ thực sự khó khăn và cần thời gian đầu tư, nghiên cứu.

>> Xem thêm: GOOGLE ADSENSE LÀ GÌ? “BÍ KÍP” KIẾM TIỀN CỰC DỄ VỚI GOOGLE ADSENSE

Cách cài đặt Google Tag Manager nhanh chóng

Cách cài đặt Google Tag Manager được thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Tạo tài khoản Trình quản lý thẻ Google Tag Manager

Đầu tiên, bạn truy cập vào trang chủ của Google Tag Manager và tạo tài khoản Trình quản lý thẻ GTM theo các yêu cầu. Quá trình này khá đơn giản. Tuy nhiên, tại mục tên tài khoản, bạn nên sử dụng tên công ty hoặc tên website để việc quản lý về sau được thuận tiện hơn.

Kế tiếp, bạn sẽ được chuyển đến giao diện “Thiết lập vùng chứa”. Hãy điền tên vùng chứa cũng như nền tảng bạn muốn sử dụng (Web, IOS, Android hay AMP) và nhấn “Tạo”.

  • Bước 2: Thêm mã vùng chứa vào mọi trang trên trang web của bạn

Ở bước này, bạn sẽ được cung cấp các thông tin liên quan tới điều khoản sử dụng và chính sách của Google Tag Manager. Nếu thấy phù hợp, hãy click “Có” để tiếp tục. Ngay lập tức, hai mã code của vùng chứa vừa tạo hiện ra. Bạn thực hiện theo hướng dẫn có sẵn và kết thúc quá trình. 

cach-cai-dat-google-tag-manager

Cài đặt Google Tag Manager dành nhanh chóng

  • Bước 3: Tạo thẻ đầu tiên của bạn

Cuối cùng, bạn có thể tiến hành tạo các thẻ và quản lý chúng theo mong muốn.

Một gợi ý trong cách cài đặt Google Tag Manager là sử dụng tiện ích Google Tag Assistant để kiểm tra kết quả cài đặt của bạn. Sau khi thêm tiện ích, bạn truy cập vào website của mình và nhấp biểu tượng Google Tag Assistant. Nếu thẻ Tag Manager có màu vàng hoặc màu xanh, việc cài đặt đã thành công. Nếu màu đỏ, bạn cần kiểm tra và thực hiện lại.

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager dễ hiểu nhất

Các yếu tố quan trọng trong Google Tag Manager

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng Google Tag Manager, bạn cần biết về những yếu tố quan trọng của công cụ này, bao gồm: Container Snippet (Đoạn mã vùng chứa), Tags (Thẻ), Triggers (Hành động/ Kích hoạt), Variables (Biến), Values (Giá trị), Operators (Mở rộng).

  • Container Snippet: Đây là nơi lưu giữ các thẻ HTML và cho phép bạn tùy chỉnh, cập nhật tự động..
  • Tags: Có vai trò theo dõi một hành động trên website, chẳng hạn như tìm kiếm sản phẩm, mua hàng và gửi dữ liệu đó đến bên thứ ba do bạn quản lý (Google Analytics,…).
  • Triggers: Mô tả hành động trên website, ví dụ như mua hàng. Chúng sẽ khởi chạy tương ứng với một tag nào đó. Với Triggers, bạn cho Trình quản lý thẻ Google Tag Manager biết khi nào các thẻ của bạn nên thu thập và gửi dữ liệu đến các ứng dụng khác nhau.
  • Variables: Là trình giữ chỗ được dùng để đặt tên cho một giá trị sẽ thay đổi như tên sản phẩm, giá sản phẩm, hạn dùng,…
  • Values: Có vai trò mô tả giá trị tĩnh và do người dùng xác định. Ví dụ như URL trang.
  • Operators: Cho thấy mối quan hệ bắt buộc giữa một biến và một giá trị.

Khi biến và giá trị đáp ứng các yêu cầu, trình Triggers có thể hoạt động. Từ đó, Tags có thể thu thập và gửi dữ liệu tương ứng đến nền tảng bên thứ 3 được chỉ định, chẳng hạn Google Analytics hay Google Adwords. Tùy vào nhu cầu quản lý mà bạn có những thiết lập khác nhau với từng yếu tố. Trong đó, Tags và Triggers sẽ là trọng tâm.

Cách sử dụng Google Tag Manager

Đến với cách sử dụng Google Tag Manager, bạn cần thực hiện 4 bước cơ bản sau:

  • Tạo ra thẻ (Tag) mới
  • Định dạng cấu trúc thẻ đã chọn
  • Xác định trình kích hoạt triggers phù hợp
  • Thiết lập và đặt tên cho thẻ (Tag) theo mong muốn

Để cụ thể hơn, chúng ta hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager khi muốn tạo Tags cho công cụ Google Analytics nhằm theo dõi Lượt xem trang (Page views). Các bước thực hiện như sau:

  • Trên giao diện của GTM, chọn Tags (Thẻ), chọn New (Mới) ở góc trên bên phải

huong-dan-su-dung-google-tag-manager

Hướng dẫn sử dụng Google Tag Manager đơn giản, dễ hiểu

  • Chọn loại thẻ (Ở đây là Google Analytics)

cach-su-dung-google-tag-manager

Cách sử dụng Google Tag Manager đơn giản, dễ hiểu nhất

  • Bảng cấu trúc thẻ hiện ra, bạn thiết lập “Loại theo dõi” là Lượt xem trang

Trong trường hợp muốn thay đổi trình kích hoạt, bạn chọn “All Page”, rồi chọn “Create tag” và cài đặt như mong muốn.

  • Đặt tên cho thẻ, ví dụ GA-Page views

>> Xem thêm: TỪ A-Z NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁCH KIẾM TIỀN TỪ YOUTUBE MỚI NHẤT

Với những giá trị to lớn, Google Tag Manager đã và đang trở thành cánh tay đắc lực cho các doanh nghiệp, nhất là trong quá trình thực hiện chiến dịch Marketing. Vậy, bạn đánh giá sao về công cụ quản lý thẻ này của Google? Đừng quên theo dõi blog bePOS để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn về Marketing, kinh doanh và đầu tư. Chúc bạn thành công!

FAQ

Có nên sử dụng Google Tag Manager cùng với Google Analytics không?

Câu trả lời là có.

Một cách dễ hiểu, bạn sử dụng Google Tag Manager để cung cấp các trình và thẻ giúp theo dõi chỉ số của website. Sau đó, Google Analytics sẽ thống kê những số liệu đó và hệ thống hóa để bạn theo dõi, đánh giá được thuận tiện hơn. Vì thế, tuy khác nhau như GTM và GA có sự bổ trợ lẫn nhau để mang đến hiệu quả thống kê, đánh giá tốt nhất.

Hiện nay, sử dụng Google Tag Manager có mất phí gì không?

Hiện nay, Google Tag Manager là một công cụ miễn phí của Google. Bạn có thể sử dụng mọi tính năng của GTM mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào. 

Cài đặt Google Tag Manager có khó không?

Việc cài đặt Google Tag Manager vô cùng dễ dàng. Bạn chỉ cần truy cập vào trang chủ của công cụ, tạo tài khoản và thực hiện theo yêu cầu có sẵn. Để kiểm tra kết quả cài đặt Google Tag Manager, bạn đừng quên sử dụng tiện ích Google Tag Assistant.