Trang chủBlogs Spa - Beauty SalonKinh nghiệm kinh doanh phụ liệu tóc cho người mới bắt đầu từ A-Z 

Kinh nghiệm kinh doanh phụ liệu tóc cho người mới bắt đầu từ A-Z 

Tháng ba 03, 2024
Chu Hanh
423 Đã xem

Kinh doanh phụ liệu tóc là một lĩnh vực trong ngành làm đẹp đang phát triển mạnh mẽ. Con người thường xuyên có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp, ngoại hình, vì thế họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho vẻ ngoài của mình. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh phụ liệu tóc, hãy tham khảo bài viết chia sẻ kinh nghiệm của bePOS.

Tiềm năng thị trường khi kinh doanh phụ liệu tóc

Thị trường phụ liệu tóc đang trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh sôi động và tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao. Dù là những dịp lễ hay ngày thường, chị em phụ nữ luôn có nhu cầu làm tóc.

Với một số vốn nhỏ từ 5 – 10 triệu đồng, bạn đã có thể bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này. Nguồn vốn này không quá cao và dễ dàng tiếp cận, giúp bạn nhập hàng với mẫu mã đa dạng và số lượng lớn, từ đó tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cửa hàng của mình.

Thị trường phụ liệu tóc không chỉ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam mà còn là một xu hướng trên toàn thế giới, đặc biệt là tại những quốc gia có ngành công nghiệp giải trí phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,… Điều này đem lại cơ hội lớn cho việc kinh doanh và mở rộng thị trường trong tương lai.

Nhu cầu kinh doanh phụ liệu tóc
Nhu cầu kinh doanh phụ liệu tóc ngày càng tăng

Tổng hợp những kinh nghiệm kinh doanh phụ liệu tóc

Chú ý đặt tên cho cửa hàng

Đặt tên cho cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc là bước quan trọng để định vị thương hiệu của bạn trên thị trường. Một tên cửa hàng sáng tạo và dễ nhớ sẽ giúp thu hút khách hàng và tạo ra điểm nhấn cho thương hiệu của bạn trên thị trường. Khi đặt tên cho cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Tên của cửa hàng không nên trùng với các cửa hàng khác đã đăng ký kinh doanh trước đó trong khu vực quận, huyện, tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng các vấn đề pháp lý.
  • Tên của cửa hàng cần có cấu trúc đầy đủ và phản ánh đúng loại hình kinh doanh cũng như phong cách riêng của bạn. Bạn có thể sáng tạo và phá cách trong việc đặt tên bằng cách kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh, tạo nên sự độc đáo và gây ấn tượng với khách hàng.
Đặt tên cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc
Tên cửa hàng kinh doanh phụ liệu làm không nên trùng với các cửa hàng khác trong khu vực

Kinh nghiệm khi thuê cửa hàng

Để chọn được mặt bằng kinh doanh phụ liệu tóc phù hợp, có một số tiêu chí quan trọng mà bạn cần xem xét:

  • Ưu tiên mở cửa hàng ở các khu vực gần trung tâm thành phố, có giao thông thuận lợi để thu hút nhiều khách hàng.
  • Mặt bằng cần đủ diện tích để trưng bày sản phẩm cũng như có lối đi thuận tiện cho khách hàng. Đồng thời, cần xem xét mặt bằng có đông người qua lại không và dễ tìm đường từ các tuyến đường chính.
  • Chi phí thuê mặt bằng nên phù hợp với nguồn vốn và chiến lược kinh doanh của bạn. Cân nhắc giữa việc mở cửa hàng lớn hay nhỏ phù hợp với khả năng tài chính.

Đối với các mặt hàng phổ thông, bạn có thể lựa chọn các khu vực gần đông dân cư. Trong khi đó, nếu kinh doanh các mặt hàng phụ liệu tóc cao cấp, nên chọn các vị trí mặt tiền, thuận tiện giao thông và thu hút sự chú ý từ đối tượng khách hàng tiềm năng.

Khu vực mở cửa hàng
Nên chọn mở cửa hàng ở các khu vực đông dân cư

Xác định nguồn vốn để mở cửa hàng

Khi lên kế hoạch kinh doanh phụ liệu tóc, bạn cần tính toán nguồn vốn cần thiết để mở cửa hàng. Tuy nhiên, không có một con số cụ thể nào cho việc này vì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện cụ thể của từng người, quy mô cửa hàng và mức độ cạnh tranh trong thị trường địa phương.

Thực tế, để mở một tiệm phụ liệu tóc, người khởi nghiệp cần chuẩn bị một khoản vốn khá lớn, dao động từ 40 – 100 triệu đồng. Ngân sách này còn phụ thuộc vào các yếu tố như địa điểm, kích thước cửa hàng, quy mô kinh doanh và sự lựa chọn về các loại sản phẩm phụ liệu tóc.

Bạn cần thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và lập kế hoạch kinh doanh cụ thể để ước lượng được số vốn cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các khoản chi phí để bắt đầu kinh doanh và tránh được tình trạng hụt vốn, thiếu vốn trong quá trình hoạt động.

Vốn kinh doanh phụ liệu tóc
Tính toán số vốn cần thiết để kinh doanh phụ liệu tóc

>> Xem thêm: Mở tiệm làm tóc cần bao nhiêu vốn? 

Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng chi tiết

Trước khi bắt đầu kinh doanh phụ liệu tóc, bạn cần lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể. Một kế hoạch kinh doanh cụ thể và khoa học sẽ giúp bạn điều hành cửa hàng một cách hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn xác định rõ ràng những gì cần chuẩn bị trước khi mở cửa hàng, từ việc tìm nguồn hàng phụ liệu tóc đáng tin cậy đến tính toán chi phí cho cửa hàng. Bạn cần xác định các khoản chi phí cụ thể như mua dụng cụ, trang trí cửa hàng, chi phí marketing và cân nhắc việc thuê nhân viên.

Đặc biệt, việc lập kế hoạch còn giúp bạn dự trù các khoản chi phí phát sinh và có kế hoạch dự phòng trữ tiền dư trong quá trình kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề không mong muốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ và hiệu quả.

Lập kế hoạch kinh doanh phụ liệu tóc
Nghiên cứu khách hàng, lên kế hoạch kinh doanh phụ liệu tóc chi tiết

Chuẩn bị hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng

Khi mở cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc, đăng ký kinh doanh là thủ tục không thể bỏ qua. Bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ để đăng ký thủ tục kinh doanh:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đối với cơ sở mở kinh doanh
  • Bản sao CMND/CCCD của chủ cửa hàng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, bạn có thể nộp chúng lên UBND của quận/huyện nơi bạn muốn mở cửa hàng. Bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các văn phòng luật sư để được tư vấn và giúp đỡ trong quá trình này.

Chuẩn bị thủ tục kinh doanh phụ liệu tóc
Cần chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ đăng ký kinh doanh phụ liệu tóc

Chú ý đóng thuế sau khi mở cửa hàng

Khi kinh doanh phụ liệu tóc, chủ cửa hàng cần nộp các loại thuế sau:

  • Thuế GTGT (Giá trị gia tăng): Đây là loại thuế áp dụng cho các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, bạn sẽ tính và thu thuế GTGT từ khách hàng, sau đó nộp cho cơ quan thuế.
  • Thuế thu nhập cá nhân: Đối với cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho thu nhập mà bạn thu được từ hoạt động kinh doanh. Bạn cần tự tính và nộp thuế này đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
  • Thuế môn bài: Đây là loại thuế áp dụng cho các loại hình kinh doanh nhất định, bao gồm cả các tiệm phụ liệu tóc. Thuế môn bài được tính dựa trên quy mô hoạt động kinh doanh và các quy định cụ thể của từng địa phương.
Đóng thuế khi kinh doanh phụ liệu tóc
Lưu ý chủ kinh doanh phụ liệu tóc cần đóng thuế đầy đủ

Kinh nghiệm thuê nhân viên cho cửa hàng

Để hoạt động một cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc hiệu quả, bạn cần quyết định số lượng nhân viên phù hợp với quy mô kinh doanh của mình. Đội ngũ nhân viên cần thuê có thể bao gồm nhân viên thu ngân, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn và chăm sóc khách hàng và những vị trí khác tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của cửa hàng.

Tùy theo quy mô và lượng công việc, bạn có thể quyết định thuê nhân viên theo ca hoặc toàn thời gian. Chi phí thuê nhân viên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, kinh nghiệm và chuyên môn của nhân viên.

Hiện nay, chi phí thuê nhân viên thường dao động như sau:

  • Chi phí thuê 1 nhân viên toàn thời gian thường khoảng từ 5 – 10 triệu/tháng.
  • Đối với nhân viên bán thời gian, chi phí thường là từ 20.000 – 30.000 đồng/giờ.

Trước khi quyết định thuê nhân viên, bạn nên tham khảo giá cả cả thị trường cũng như tính toán ngân sách và lượng công việc của cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc.

Thuê nhân viên cửa hàng
Tính toán số nhân viên cần thuê cho cửa hàng phụ liệu tóc

>> Xem thêm: Những ý tưởng kinh doanh ở Mỹ thu lợi nhuận cao nhất 

Mở rộng kinh doanh trên các kênh online

Cùng với việc mở cửa hàng truyền thống, nhiều chủ cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc chọn mở rộng kinh doanh thông qua các kênh online.

Thay vì chỉ dựa vào cửa hàng truyền thống, các doanh nghiệp còn sử dụng website, ứng dụng di động, và các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, GoMUA, cũng như các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok Shop, Zalo để tiếp cận khách hàng.

Chính sự kết hợp giữa kinh doanh truyền thống và online không chỉ giúp mở rộng khả năng tiếp cận với khách hàng tiềm năng, mà còn tăng cường sự nhận diện thương hiệu và tăng doanh thu bán hàng.

Kinh doanh phụ liệu tóc online
Kết hợp kinh doanh phụ liệu tóc online với offline

Lên kế hoạch quản lý cửa hàng

Đơn giản hóa công việc quản lý

Trong quá trình quản lý cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc, chủ kinh doanh cần tối ưu và đơn giản hóa công việc quản lý bằng một số cách sau:

  • Tối ưu hóa quy trình làm việc bằng cách loại bỏ các bước không cần thiết và tối giản hóa các quy trình.
  • Sử dụng các công nghệ và phần mềm quản lý cửa hàng hiện đại để tự động hóa các nhiệm vụ quản lý như quản lý kho, đặt hàng, tính toán doanh thu, báo cáo số liệu,…
  • Xây dựng hệ thống tài liệu hướng dẫn công việc rõ ràng để dễ dàng đào tạo và hỗ trợ nhân viên.
Tối ưu quy trình kinh doanh
Dùng phần mềm quản lý bán hàng để tối ưu quy trình kinh doanh

Cung cấp các tính năng giúp phục vụ khách hàng chuyên nghiệp

Để phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn, các chủ kinh doanh cần:

  • Tạo ra một môi trường mua sắm thoải mái và thân thiện cho khách hàng.
  • Đào tạo nhân viên để họ có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết sâu về sản phẩm để có thể tư vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp.
  • Cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ phụ trợ như tư vấn phong cách tóc, phục vụ nước uống hoặc thậm chí là dịch vụ massage đầu.

Thu thập thông tin khách hàng để chăm sóc họ tốt hơn

Trong quá trình kinh doanh, cửa hàng nên thu thập thêm thông tin của khách hàng để hiểu thêm về nhu cầu, mong muốn của họ và có cách chăm sóc khách hàng tốt hơn. Một số cách giúp cửa hàng kinh doanh phụ liệu tóc thu thập thông tin và chăm sóc khách hàng:

  • Sử dụng các phần mềm quản lý khách hàng để ghi lại thông tin cá nhân và sở thích của khách hàng.
  • Tổ chức các chương trình khuyến mãi và ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết để tạo lòng trung thành.
  • Gửi thông báo và tin tức về sản phẩm mới và các sự kiện khuyến mãi đặc biệt tới khách hàng qua email hoặc tin nhắn SMS.
Thu thập thông tin khách hàng
Thu thập thông tin khách hàng để tối ưu trải nghiệm cho họ

Hỗ trợ thực hiện, tối ưu chiến dịch marketing

Trong quá trình thực hiện các chiến dịch marketing thu hút khách hàng, bạn cần tối ưu chiến dịch để phù hợp với khách hàng tiềm năng:

  • Xây dựng kế hoạch marketing chi tiết với các mục tiêu cụ thể và rõ ràng.
  • Sử dụng các công cụ và phần mềm tiện ích để quản lý chiến dịch marketing, từ việc lập lịch đăng bài đến theo dõi hiệu suất và đánh giá kết quả.
  • Tìm hiểu và áp dụng các phương pháp marketing trực tuyến hiệu quả như quảng cáo trên mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), email marketing.

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh phụ liệu tóc cho người mới bắt đầu mà bePOS muốn chia sẻ. Mọi sự khởi đầu đều khó khăn, tuy nhiên hãy kiên trì và lên kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết để giảm thiểu rủi ro.

FAQ 

Phụ liệu tóc gồm những sản phẩm gì? 

Các phụ liệu làm tóc có thể kinh doanh bao gồm: Dầu phục hồi, dầu gội, dầu xả, thuốc uốn nhuộm tóc, kem ủ tóc, thuốc duỗi tóc, kem cạo râu, phụ kiện làm tóc, sáp vuốt tóc, gel vuốt, xịt giữ nếp,…

Nguồn nhập hàng phụ liệu tóc ở đâu? 

Bạn có thể nhập hàng ở các chợ đầu mối hoặc các thương hiệu nước ngoài như Hàn Quốc, Trung Quốc, nguồn hàng trên các sàn TMĐT như Alibaba, Taobao,…

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/kinh-doanh-phu-lieu-toc/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]