Email là một trong những kênh marketing hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong quá trình tiếp thị, quảng cáo sản phẩm và dịch vụ. Khi đó, Mailchimp vô hình trở thành trợ thủ đắc lực. Vậy Mailchimp là gì, có vai trò, ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng bePOS tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Tổng quan về Mailchimp
Đầu tiên, chúng ta cùng khám phá Mailchimp là gì? Mailchimp hay phần mềm Mailchimp là một nền tảng tự động hóa tiếp thị đến từ Pháp, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ email, chiến dịch quảng cáo với khách hàng và các bên đối tác Mailchimp gồm 3 tính năng chính đó là: Quản lý danh sách người nhận; tạo chiến dịch email marketing tự động; thống kê và phân tích dữ liệu đã triển khai.
Đây là một ứng dụng tiện ích, hoạt động trên hầu hết các trình duyệt và nền tảng hệ điều hành hiện nay. Điều này đồng nghĩa, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Một điểm đáng tiền nữa là nhà phát triển phần mềm đã xây dựng phiên bản Mailchimp Vietnam với đầy đủ tính năng và công dụng.
Tổng quan phần mềm Mailchimp là gì?
Ngoài ra, Mailchimp đang cung cấp 4 gói sản phẩm khác nhau, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn, bao gồm:
- Gói Free Plan: Đây là gói không mất phí, mang đến những tính năng như: tiếp thị CRM, trợ lý sáng tạo, biểu mẫu và trang đích,… Tuy nhiên, người dùng chỉ có thể lưu trữ tối đa 2000 contact (địa chỉ liên hệ) và gửi 10.000 email mỗi tháng. Trong trường hợp nhu cầu vượt quá những giới hạn này, bạn nên mua gói tín dụng hoặc phải trả tiền khi gửi.
- Gói Essentials Plan: Mức phí của gói Essentials từ 9,99$/ tháng với các tính năng: mẫu thư điện tử, tùy chỉnh thương hiệu, hỗ trợ qua email và trò chuyện 24/7,… Cùng với đó, người dùng có thể lưu trữ 500 địa chỉ liên hệ và gửi 50.000 email mỗi tháng hoặc mua thêm số lượng, tối đa là 50.000 contact.
- Gói Standard Plan: Với số tiền từ 14,99$/ tháng, bạn có thể sử dụng gói Standard. Gói này cho phép lưu trữ 500 contact và gửi 120.000 email mỗi tháng hoặc mua thêm với số lượng tối đa 100.000 contact. Các tính năng đi kèm gồm: tối ưu hóa thời gian gửi, mẫu tùy chỉnh, nội dung động,…
- Gói Premium Plan: Cho phép lưu trữ 500 contact và gửi 150.000 email với mức phí từ 299$ mỗi tháng. Bạn cũng có thể mua thêm số lượng contact, số lượng tối đa 200.000 contact. Các tính năng của gói gồm: Phân đoạn nâng cao, Kiểm tra đa biến, Báo cáo so sánh,…
Điểm đặc biệt ở chỗ, bạn hoàn toàn được phép “nâng cấp” tính năng hoặc bổ sung dịch vụ của từng gói, tùy vào nhu cầu sử dụng của mình.
Các gói sản phẩm của Mailchimp
Ưu, nhược điểm của Mailchimp là gì?
Ưu điểm của Mailchimp
Chuyển thư với số lượng lớn
Một trong những ưu điểm nổi bật của Mailchimp đó là chuyển thư số lượng lớn. Chỉ với vài thao tác đơn giản, sản phẩm đã giúp bạn gửi hàng trăm email cùng lúc. Trong khi đó, đa số phần mềm tương tự hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều giới hạn số lượng email chuyển đi, tránh tình trạng spam hay gây khó chịu tới người dùng.
Khả năng “đưa thư” an toàn và hiệu quả
Mỗi email khi được gửi tới một tài khoản nào đó đều được kiểm duyệt chặt chẽ, nếu có dấu hiệu đáng nghi sẽ bị chặn lại hoặc chuyển vào mục spam. Vấn đề ở chỗ, hệ thống kiểm duyệt đôi khi không hoạt động chính xác, tức là “cách li” nhầm email.
Lúc này, Mailchimp đã giải quyết bài toán của doanh nghiệp khi muốn gửi thư với khả năng người nhận đọc được cao hơn, thông qua ISP và tên miền công ty đã được xác thực. Nhờ đó, hệ thống kiểm duyệt thư của tài khoản người nhận dễ dàng chấp thuận, cho phép email được đưa đến mục “Hộp thư đến”. Trong trường hợp có những phát sinh khiến thư không thể gửi dù đã được “resend” nhiều lần, Mailchimp sẽ thông báo lý do email bị trả lại để bạn kiểm tra nội dung đã phù hợp chưa.
Ưu điểm của Mailchimp là gì?
Tôn trọng ý kiến người nhận
Tuy là một sản phẩm hướng tới người gửi là các doanh nghiệp nhưng phần mềm Mailchimp vẫn luôn đảm bảo sự tôn trọng với người nhận. Theo đó, trong mỗi thư được gửi đi, hệ thống luôn chèn tự động một nội dung liên quan tới việc hỏi lý do hủy nhận từ khách hàng. Điều này còn giúp doanh nghiệp có những đánh giá tốt hơn về chất lượng email của mình để cải thiện và điều chỉnh cho phù hợp.
Tính thân thiện và đa dụng cao
Tiếp theo, Mailchimp rất dễ sử dụng. Phần mềm này giống với các ứng dụng tiện ích trên website hay một app hỗ trợ cả hệ điều hành Android, IOS. Bên cạnh đó, như đã chia sẻ, với phiên bản hỗ trợ đa ngôn ngữ, bạn càng dễ khám phá những tính năng mà sản phẩm đem lại với Mailchimp Vietnam.
Về phía người nhận, tức là khách hàng hoặc đối tác của doanh nghiệp, họ có thể lựa chọn đọc thư trong email hoặc qua HTML (link đính kèm). Tưởng chừng đây là điểm rất nhỏ, nhưng thực tế yếu tố này mang lại nhiều giá trị tuyệt vời, nhất là khi hơn 50% email hiện nay được mở bằng các thiết bị di động.
Chưa dừng lại ở đó, với phần mềm này, người dùng còn có thể thiết kế các mẫu email riêng, lựa chọn tích hợp trực tuyến với trang Facebook,… và nhiều hơn thế.
Mailchimp có tính đa dụng cao
Thống kê, phân tích chiến dịch email marketing
Hiểu rõ vai trò của email marketing đối với doanh nghiệp, Mailchimp không quên cung cấp dịch vụ tạo chiến dịch email marketing tự động và thống kê, phân tích dữ liệu đã triển khai. Đây là những kênh thông tin vô cùng quan trọng mà không doanh nghiệp nào có thể bỏ qua, nếu muốn hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả.
Nhược điểm của Mailchimp
Câu hỏi đặt ra, những nhược điểm của Mailchimp là gì? Đi cùng với các ưu điểm trên, phần mềm này vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
Chưa quá đa dạng các mẫu email có sẵn
Dù người dùng có thể tận dụng các mẫu email có sẵn mà Mailchimp cung cấp nhưng khách quan mà nói, bộ sưu tập của phần mềm chưa đa dạng. Do đó, một lời khuyên trong cách dùng Mailchimp là bạn nên chủ động thiết kế, xây dựng một hệ thống mẫu email riêng, mang bản sắc của chính doanh nghiệp.
Giao diện khá đơn giản
Khi được hỏi “Nhược điểm của Mailchimp là gì?”, giao diện là điều không thể bỏ qua. Nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh, phần mềm này chưa tạo được điểm nhấn và sức hút về mặt hình ảnh, trực quan đối với người dùng. Nhưng nếu bạn chỉ hướng tới hiệu quả mà nó đem lại, đây lại không phải vấn đề quá lớn.
Nhược điểm của Mailchimp
Yêu cầu tương đối cao về chất lượng email
Nếu doanh nghiệp có quá nhiều thông báo hủy đăng ký hoặc nhận được khiếu nại spam về email của mình, Mailchimp có quyền đình chỉ hoặc hủy tài khoản mà không cần báo trước. Đồng nghĩa, mỗi doanh nghiệp trước khi lựa phần mềm này cần có mẫu email chất lượng, thu hút đối với khách hàng hoặc ít nhất không khiến họ đánh giá spam. Tất nhiên, điều này sẽ tạo ra một môi trường email marketing hoàn hảo hơn cho cả bên mua và bên bán nhưng cũng là vấn đề khá nan giải với doanh nghiệp trẻ, ít kinh nghiệm.
Một số vấn đề về hệ thống
Ở đây, đó là sự hợp tác giữa Mailchimp với WordPress và Paypal chưa được “ăn ý” cho lắm. Điều này gây ra một số vấn đề mang tính hệ thống, khiến người dùng gặp khó khăn khi triển khai các kế hoạch phát triển trang web, nhất là tính năng thư trả lời tự động chưa tối ưu.
Trên đây là những đánh giá về ưu, nhược điểm của Mailchimp. Tùy vào nhu cầu và đặc thù riêng, mỗi doanh nghiệp sẽ có cách dùng Mailchimp khác nhau và hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: GOOGLE TRENDS – “VŨ KHÍ” ĐẮC LỰC KHI THỰC HIỆN SEO 2021
Một số hướng dẫn sử dụng Mailchimp cho “newbie”
Dưới đây, bePOS xin chia sẻ hướng dẫn dùng Mailchimp với những nội dung cụ thể sau: cách tạo MailChimp, thiết lập danh sách và tạo chiến dịch gửi email cho khách hàng/ đối tác.
Thiết lập tài khoản và tạo Mailchimp
Bước đầu tiên trong hướng dẫn dùng Mailchimp là thiết lập tài khoản. Để thực hiện, bạn tiến hành theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Truy cập trang chủ Mailchimp, nhấn Sign Up Free.
- Bước 2: Nhập thông tin đăng ký (gồm Email, tên tài khoản đăng nhập và mật khẩu) và nhấn “Get Started!” để nhận email kích hoạt.
- Bước 3: Kích hoạt tài khoản qua email được hệ thống gửi về.
- Bước 4: Chờ xác thực và hoàn tất cách tạo Mailchimp.
Một số hướng dẫn sử dụng Mailchimp cho người mới
Thiết lập danh sách email khách hàng/đối tác
Các bước thực hiện tạo danh sách email trên Mailchimp như sau:
- Bước 1: Truy cập tài khoản MailChimp, chọn “Audience” trên thanh Menu.
- Bước 2: Chọn “View Audience” bên góc phải giao diện.
- Bước 3: Chọn “Manage Contacts”.
- Bước 4: Chọn “Add subscriber” để thêm thông tin email của khách hàng/đối tác.
- Bước 5: Nếu có nhiều người theo dõi, chọn “Import History” rồi chọn “Start New Import”.
- Bước 6: Xuất dữ liệu khách hàng/đối tác rồi nhấn “Continue To Setup”.
Hiện có ba cách để xuất dữ liệu khách hàng, gồm: Tải lên file CSV từ máy tính; Copy/Paste dữ liệu từ file .xls/ .xlsx hoặc kết nối với Google Drive, Zendesk, Salesforce…
Tạo chiến dịch gửi email cho khách hàng/ đối tác
Tiếp theo, trong phần hướng dẫn dùng Mailchimp, chúng ta cùng đến với các bước tạo chiến dịch gửi email cho khách hàng/đối tác, cụ thể:
- Bước 1: Trên trang chủ của MailChimp, chọn “Campain” rồi nhấn “Create Campaign”.
- Bước 2: Chọn “Email” ở bên trái giao diện; điền tên chiến dịch rồi nhấn “Begin”.
- Bước 3: Bổ sung thông tin được yêu cầu.
- Bước 4: Tại góc phải phía trên giao diện, chọn “Schedule” để lên lịch gửi hoặc “Send” để gửi ngay.
>> Xem thêm: THÁP NHU CẦU MASLOW – “SỔ TAY TOÀN NĂNG” CỦA DOANH NGHIỆP
Với bài chia sẻ trên đây, bePOS mong rằng bạn đã hiểu Mailchimp là gì cũng như nắm được hướng dẫn dùng Mailchimp cơ bản nhất. Hy vọng bạn đã có thêm gợi ý về công cụ giúp tối ưu hóa chiến dịch email marketing cho doanh nghiệp và áp dụng hiệu quả trong thực tế.
FAQ
Chi phí sử dụng Mailchimp hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, tùy vào mỗi gói sản phẩm mà mức phí bạn cần trả là khác nhau. Cụ thể:
- Gói Free Plan: miễn phí.
- Gói Essentials Plan: từ 9,99$/ tháng.
- Gói Standard Plan: từ 14,99$/ tháng.
- Gói Premium Plan: từ 299$/ tháng.
Nên sử dụng Mailchimp vào mục đích nào?
Nhìn chung, Mailchimp là một phần mềm đa dụng. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng công cụ này cho việc xây dựng và tối ưu hóa chiến dịch email marketing. Ví dụ như: Quản lý danh sách khách hàng/đối tác; tạo chiến dịch email marketing tự động; thống kê, phân tích dữ liệu đã triển khai…
Follow bePOS: