Trang chủBlogs Marketing[Mới 2024] Marketing có phải là quảng cáo không?

[Mới 2024] Marketing có phải là quảng cáo không?

Cập nhật lần cuối: Tháng sáu 06, 2024
Thu Hằng
1232 Đã xem

Marketing có phải là quảng cáo không là câu hỏi khá phổ biến đối với những người mới tìm hiểu. Nếu không nắm rõ bản chất, các chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp có thể trở nên thiếu hiệu quả và gây lãng phí nguồn lực. Dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. 

Marketing là gì?

Để trả lời câu hỏi Marketing có phải là quảng cáo không, bạn cần tìm định nghĩa hai thuật ngữ này. Theo Philip Kotler, Marketing là những hoạt động có mục đích hướng tới khách hàng và thỏa mãn nhu cầu của họ, thông qua quá trình tương tác thông tin. 

Theo Adcoketal, Marketing là việc một sản phẩm tốt, được bán cho đúng người, ở nơi thuận tiện với mức giá hợp lý. Tổ chức American Marketing Association lại nhận định đây là tập hợp các thể chế và quy trình để giao tiếp, phân phối và trao đổi giá trị cho khách hàng, đem lại lợi ích cho tổ chức và các cổ đông.

Hiểu đơn giản nhất, Marketing chính là tất cả hoạt động trong quá trình đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường, nhằm đạt doanh thu tốt nhất. Để thực hiện điều này, bạn phải hiểu mong muốn khách hàng và tìm cách tương tác, trao đổi và đáp ứng nhu cầu của họ, ví dụ như nhu cầu về giá, nhu cầu sử dụng, nhu cầu đi mua sắm,… 

Định nghĩ Marketing
Marketing có thể hiểu là đưa sản phẩm thâm nhập vào thị trường

Một số hình thức Marketing nhiều doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay là: 

  • Search Engine Marketing (SEM): Đây là việc đảm bảo các sản phẩm, dịch vụ của bạn xuất hiện khi người tiêu dùng sử dụng công cụ tìm kiếm như Google. SEM bao gồm SEO, tức hiển thị không trả tiền, và PPC, tức tài trợ tiền để xuất hiện trên trang đầu. 
  • Content Marketing: Content Marketing là yếu tố quan trọng trong Inbound và Digital Marketing. Hiểu đơn giản, đây là hình thức truyền tải những nội dung có ích đến khách hàng một cách tự nhiên, giúp họ giải quyết vấn đề của mình.
  • Social Media Marketing: Social Media là thực hiện các hoạt động tiếp thị trên môi trường mạng xã hội, như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube, Twitter,…
  • Email Marketing: Email Marketing là phương pháp gửi nội dung hữu ích đến khách hàng thông qua Email, ví dụ như gửi chúc mừng sinh nhật, Email quảng cáo trực tiếp sản phẩm, hoặc Newsettler về những nội dung mà người dùng quan tâm,…
  • Influencer Marketing: Đây là phương pháp Marketing có sự kết hợp với những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng đến cộng đồng trong lĩnh vực nào đó. 
  • Affiliate Marketing: Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị thông qua hợp tác với các kênh phân phối Online. Cụ thể, người tham gia Marketing Affiliate sẽ được trả tiền khi giới thiệu thành công người khác mua hàng. 
  • Product Development: Đây là quá trình xác định nhu cầu và phân tích thị trường để phát triển các sản phẩm mới.
  • Brand Management: Brand Management là sự cố gắng tăng độ nhận diện cho thương hiệu, đồng thời tạo sự gắn bó với khách hàng, thông qua việc thiết kế Logo, bao bì, sáng tạo linh vật,…. 
SEM là một hình thức Marketing
SEM là một trong những hình thức Marketing thời 4.0

Có một số khía cạnh quan trọng cần xem xét khi phát triển chiến lược Marketing đó là:

  • Định hướng: Đề cập đến các nguyên tắc chỉ đạo của doanh nghiệp, thường được gọi là triết lý kinh doanh hoặc văn hóa doanh nghiệp. Các tổ chức thường xác định định hướng xung quanh sản phẩm, bán hàng, sản xuất hoặc tiếp thị.
  • Mix: Marketing Mix như một hướng dẫn đưa ra quyết định cho các nỗ lực tiếp thị của công ty. Một hỗn hợp tiếp thị hiện đại thường tập trung vào 3C: khách hàng, chi phí, sự thuận tiện và giao tiếp.
  • Môi trường: Đề cập đến mọi yếu tố có thể tác động đến công ty trong việc thực hiện chiến lược marketing hoặc đưa ra quyết định. Công ty cần xem xét môi trường nội bộ và những yếu tố bên ngoài như môi trường vĩ mô và vi mô.
  • Thị trường: Đề cập đến các đặc điểm của trường hợp khách hàng lý tưởng của công ty. Nghiên cứu và phân khúc có thể giúp tách biệt các yếu tố địa lý và nhân khẩu học để hỗ trợ công ty tiếp thị và bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Sau khi đánh giá cẩn thận về định hướng, hỗn hợp, môi trường và thị trường, việc đánh giá chi phí và lợi ích của các phương pháp và chiến lược tiếp thị khác nhau trở nên quan trọng.

>> Xem thêm: Giải thích khái niệm Insight và cách nghiên cứu Insight khách hàng

Quảng cáo là gì? 

Quảng cáo là hình thức trả tiền cho các phương tiện truyền thông để truyền tải thông tin đến người tiêu dùng. Nếu sử dụng hiệu quả, quảng cáo có thể giúp thương hiệu trở nên phổ biến hơn và thúc đẩy doanh thu. Một số hình thức quảng cáo phổ biến hiện nay là:

  • Quảng cáo truyền thống: Đây là hình thức quảng cáo trên những phương tiện truyền thông in ấn và các kênh phát sóng trên Tivi, hoặc đài phát thanh. Những hoạt động này thường chỉ phổ biến tại các doanh nghiệp có quy mô, ngân sách lớn. 
  • Quảng cáo bán lẻ: Quảng cáo bán lẻ là quảng cáo ngay tại cửa hàng vật lý như trưng bày, đặt sản phẩm tại vị trí nổi bật, sử dụng xe đẩy,… 
  • Quảng cáo ngoài trời: Đây cũng là một trong những hình thức quảng cáo truyền thống. Theo đó, thương hiệu sử dụng đèn hiệu, Banner đặt tại các khu vực nhiều người qua lại để thu hút sự chú ý. 
  • Quảng cáo trực tuyến: Đây là hình thức quảng cáo trên môi trường Internet, rất phổ biến tại mọi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quy mô lớn nhỏ. Ví dụ, bạn trả tiền cho Facebook để bài viết quảng cáo sản phẩm được phân phối tự động đến người tiêu dùng. Ngoài ra còn có quảng cáo PPC (Pay Per Click), giúp hướng lượt truy cập đến Website của bạn. Với mỗi lượt truy cập, bạn sẽ phải trả tiền cho công cụ tìm kiếm. 
Quảng cáo biển hiệu ngoài trời
Quảng cáo biển hiệu tại những nơi nhiều người qua lại

>> Xem thêm: Tổng hợp các hình thức quảng cáo trên Facebook mới nhất hiện nay

Marketing có phải là quảng cáo không?

Hai thuật ngữ này khác nhau và quảng cáo chỉ là một bộ phận của Marketing. Cụ thể, Marketing là quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường, lên chiến lược, phân bổ ngân sách, tối ưu hóa và triển khai nhiều hoạt động khác nhau để đạt mục tiêu. Còn quảng cáo chính là một trong những hoạt động được triển khai theo kế hoạch Marketing, giúp thương hiệu tiếp cận với người tiêu dùng.

Để làm rõ hơn Marketing có phải là quảng cáo không, ta có thể hình dung như sau:

  • Marketing là như một bức tranh toàn cảnh với nhiều chi tiết khác nhau, mỗi chi tiết đại diện cho một khía cạnh của chiến lược tổng thể: nghiên cứu sản phẩm, thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến lược bán hàng, giá cả, chăm sóc khách hàng, và quan hệ cộng đồng…
  • Trong bức tranh đó, quảng cáo chỉ là một bức tranh nhỏ, một phần tử quan trọng nhưng không tự lập. Thực tế, nó cần phải tương tác và hỗ trợ từ các khía cạnh khác để tạo nên một chiến dịch marketing hiệu quả nhất.

Do đó, người làm quảng cáo không thể hoạt động độc lập mà cần liên tục trao đổi thông tin và hợp tác chặt chẽ với người quản lý Marketing. Nếu không có sự hòa nhập này, chiến dịch sẽ khó có thể đạt được hiệu suất tối đa. Vấn đề này thường gặp trong nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam.

Sự khác nhau giữa Marketing và quảng cáo 

Để giúp bạn hiểu rõ hơn Marketing có phải là quảng cáo không, bePOS sẽ so sánh sự khác nhau giữa Marketing và quảng cáo trong bảng dưới đây:

Tiêu chí Quảng cáo Marketing
Hoạt động Đội ngũ quảng cáo sẽ:

  • Thiết kế, lên kịch bản quảng cáo sao cho thu hút và hợp nhu cầu khách hàng.
  • Trả tiền cho phương tiện truyền thông để truyền tải quảng cáo đã thiết kế.
Đội ngũ Marketing sẽ:

  • Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
  • Quản trị thương hiệu.
  • Quản trị quan hệ với khách hàng, hay còn gọi CRM. 
  • Lên chiến lược Marketing.
  • Phân tích ngân sách, đánh giá hiệu quả hoạt động. 
Mục đích Các quảng cáo thường có mục đích chủ yếu là kích thích khách hàng mua sản phẩm. Marketing có mục đích rộng hơn, bao gồm giữ vững hình ảnh thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường, xây dựng quan hệ khách hàng và thúc đẩy doanh số. 
Các kỹ thuật sử dụng Quảng cáo thường sử dụng hình ảnh, Video, hoặc bài viết để truyền tải trên các phương tiện đã trả phí. Nội dung quảng cáo thường ngắn gọn nhưng sáng tạo, thu hút khách hàng ngay lập tức.  Marketing sử dụng rất nhiều kỹ thuật khác nhau như Inbound Marketing, tiếp thị nội dung, SEO/SEM, Email Marketing,… Nội dung được truyền tải có thể nhanh gọn, trực tiếp như quảng cáo, hoặc gián tiếp và thu hút khách hàng một cách tự nhiên hơn. 
Đánh giá hiệu quả Hiệu quả quảng cáo thường đánh giá qua chỉ số ROAS (Return on Ad Spend), số lượng khách hàng liên lạc sau khi xem, tỷ lệ chuyển đổi,… Hiệu quả chiến dịch Marketing được đánh giá qua rất nhiều yếu tố như chỉ số hài lòng khách hàng (Net Promoter Score), giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value), doanh thu và thị phần,…
Một số vị trí công việc Một số vị trí công việc cụ thể liên quan đến quảng cáo là nhân viên PR, thiết kế quảng cáo, đạo diễn sản xuất quảng cáo,…  Lĩnh vực Marketing bao gồm rất nhiều đầu việc khác nhau, ví dụ chuyên viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên định giá, phụ trách quản trị thương hiệu và bao gồm cả công việc quảng cáo. 

Marketing hay Quảng cáo có giá trị hơn?

Nhiều doanh nghiệp đã đạt được thành công nhờ sự kết hợp linh hoạt giữa các chiến lược quảng cáo và Marketing trong kế hoạch tổng thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp quốc tế, nơi mà chiến lược tiếp thị và vị trí quảng cáo phải đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, mô hình này cũng áp dụng cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là khi sử dụng chi phí quảng cáo kỹ thuật số thông qua các công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông xã hội.

Tuy nhiên, vẫn có những tình huống đặc biệt khi Marketing có thể đem lại giá trị cao hơn so với quảng cáo. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, việc ưu tiên xây dựng một kế hoạch Marketing rất quan trọng. Nếu tổ chức này chi tiêu quá mức vào quảng cáo ngay từ đầu mà không có kế hoạch Marketing cơ bản, đó có thể là một sai lầm nghiêm trọng.

Khi bắt đầu hình thành vị thế của doanh nghiệp, việc xác định và triển khai một kế hoạch Marketing được coi là quan trọng nhất. Bằng cách này, mọi nỗ lực tiếp thị và quảng cáo trong tương lai có thể được triển khai một cách có hệ thống, chính xác, dựa trên hiểu biết vững về mong muốn và nhu cầu của khách hàng. Điều này có thể tạo ra cơ hội thành công cao hơn trong tương lai.

Marketing nên kết hợp cùng quảng cáo
Marketing và quảng cáo nên được kết hợp linh hoạt để đạt hiệu quả cao

Trên đây, bePOS đã giúp bạn trả lời câu hỏi Marketing có phải là quảng cáo không và tìm điểm khác biệt giữa hai thuật ngữ này. Tóm lại, quảng cáo chỉ là một phần trong tổng thể Marketing. Chủ doanh nghiệp nên nắm rõ những kiến thức này, nhằm thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường một cách thành công và hiệu quả hơn. 

FAQ

Làm thế nào để xây dựng quy trình Marketing chuyên nghiệp?

Không có câu trả lời chính xác cho thắc mắc này mà đáp án sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quy mô, cũng như đặc thù kinh doanh và định hướng của mỗi doanh nghiệp. bePOS gợi ý, trước khi bắt đầu, bạn cần hiểu rõ hình ảnh và câu chuyện thương hiệu muốn hướng tới. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng tốt các kênh Marketing 0 đồng, ví dụ tự điều hành Blog, hoặc tài khoản mạng xã hội. Sau khi đã tận dụng các nguồn trên, bạn mới chạy quảng cáo để thúc đẩy doanh thu mạnh mẽ. 

Có nên bỏ tiền để chạy quảng cáo không?

Chạy quảng cáo là công cụ tiếp thị rất hiệu quả, giúp bạn truyền tải nội dung trực tiếp đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực hiện, bạn cần có kế hoạch cụ thể, như tìm hiểu tâm lý người dùng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, định giá tốt, triển khai đa kênh,… Bởi lẽ, không ít trường hợp doanh nghiệp mất tiền chạy quảng cáo nhưng không ra đơn hàng, gây lãng phí ngân sách.  

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/marketing-co-phai-la-quang-cao-khong/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]