Trong thế giới ngày nay, Marketing trực tiếp là một trong những phương thức tiếp thị phổ biến nhất. Hình thức quảng bá này được nhiều người sử dụng cho mục đích bán hàng. Vậy Marketing trực tiếp là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing trực tiếp như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng bePOS khám phá tất tần tật về phương thức Marketing này.
Marketing trực tiếp là gì?
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là hệ thống các tương tác sử dụng một hay nhiều phương tiện quảng cáo nhằm mục đích tác động trực tiếp đến một bộ phận khách hàng và có thể đo lường được.
Khái niệm về Direct Marketing lần đầu tiên xuất hiện trong một bài diễn văn của Lester Wunderman – người tiên phong dùng Marketing trực tiếp cho các thương hiệu nổi tiếng như American Express hay Columbia Records vào những năm 1967.
Mục đích của phương thức quảng bá này là thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp, bằng cách sử dụng thông tin, dữ liệu khách hàng có sẵn như email, số điện thoại và địa chỉ.
Những lợi ích của Marketing trực tiếp là gì?
Marketing trực tiếp thu hút rất nhiều Marketer bởi phương thức này mang về những hiệu quả tích cực và có thể được đo lường một cách trực tiếp. Sau đây là một số lợi ích của Marketing trực tiếp mang đến cho doanh nghiệp và những người làm quảng cáo:
- Doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với khách hàng mà không cần trung gian.
- Thu thập thông tin người dùng như email hoặc số điện thoại để phục vụ các hoạt động chăm sóc khách hàng.
- Thiết lập một cơ sở dữ liệu của khách hàng. Các Marketer sẽ thu thập thông tin khách hàng để phân tích, đánh giá và lập kế hoạch cho những chương trình quảng bá mới.
- Các hoạt động Marketing trực tiếp thường dễ dàng tương tác với khách hàng hơn. Nhờ đó người làm Marketing sẽ dễ nhận biết khách hàng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ nào của doanh nghiệp.
- Hoạt động Marketing trực tiếp được thể hiện ở tất cả mọi nơi. Doanh nghiệp và người tiêu dùng dễ dàng tương tác với nhau qua các hội nhóm, Fanpage, Zalo page, Messenger, Email hoặc số điện thoại.
Các hình thức Marketing trực tiếp phổ biến nhất
Dưới đây là các hình thức Marketing trực tiếp mà nhiều doanh nghiệp đang sử dụng:
Bán hàng qua Email Marketing
Hình thức này giúp doanh nghiệp gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng một cách nhanh chóng nhất. Đây là một phần không thể thiếu của một chiến dịch Marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, việc gửi mail cho khách hàng cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt phản ứng của khách hàng trong chiến dịch quảng cáo đó.
Gọi điện thoại bán hàng (Tele-marketing)
Đây là hình thức Marketing trực tiếp được doanh nghiệp thường xuyên sử dụng. Hoạt động này giúp doanh nghiệp được nói chuyện trực tiếp với khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời, doanh nghiệp có thể lưu lại số điện thoại của khách hàng nhằm phục vụ cho hoạt động gửi tin nhắn tiếp thị sản phẩm hay chăm sóc khách hàng sau này.
Chương trình giảm giá
Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông để chạy những chương trình quảng cáo bán hàng, đồng thời tích hợp thêm việc thu thập thông tin từ người tiêu dùng. Khách hàng sẽ nhận được phiếu giảm giá trực tiếp hoặc phiếu miễn phí vận chuyển.
Bán hàng trực tiếp
Người mua sẽ đến trực tiếp cửa hàng hoặc đại lý phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để tìm hiểu, trải nghiệm và giao dịch trực tiếp với nhân viên bán hàng. Doanh nghiệp cần chạy những chương trình quảng cáo đa nền tảng để tiếp cận và thu hút khách tới cửa hàng.
Marketing tại điểm bán/sự kiện
Marketing tại điểm bán, hay còn gọi Trade Marketing, là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing, triển khai mọi hoạt động liên quan đến kênh phân phối tại điểm bán. Nhiệm vụ chính của Trade Marketing là nghiên cứu và thực hiện các giải pháp để đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng tại các điểm bán lẻ, siêu thị, đại lý,…
Marketing trực tiếp trên tivi, truyền hình
Đây là một kiểu Marketing trực tiếp đã xuất hiện từ rất lâu, còn được gọi là quảng cáo trên truyền hình. Thông qua các quảng cáo này, doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới lượng khách hàng đông đảo. Ưu điểm của phương pháp Marketing trực tiếp trên truyền hình là nâng cao sự uy tín trong mắt cộng đồng, giúp chuyển tải thông điệp một cách sinh động nhất với âm thanh, ánh, sáng, hình ảnh chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, quảng cáo trên TV truyền hình chỉ phù hợp với những doanh nghiệp lớn, đòi hỏi ngân sách cao. Hơn nữa, loại quảng cáo này không dễ để thay đổi, update thông tin mới liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, ví dụ như thay đổi về giá, khuyến mãi,… Ngoài ra, không phải đối tượng khách hàng nào cũng phù hợp để áp dụng quảng cáo truyền hình.
Marketing trực tiếp qua radio, báo in, tạp chí
Hình thức Marketing trực tiếp trên Radio đã có mặt trên thế giới từ rất lâu, hiện tại vẫn được áp dụng dù đang trong thời kỳ Internet lên ngôi. Quảng cáo Radio là hình thức quảng cáo chủ yếu dùng kịch bản và giọng đọc hay để giới thiệu thương hiệu. Không sử dụng hình ảnh, doanh nghiệp vẫn phải giúp người nghe hình dung ra sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp và khuyến khích họ mua hàng.
Quảng cáo trên tạp chí, báo in cũng là một trong những hình thức Marketing trực tiếp mà bạn không thể bỏ qua. Quảng cáo của doanh nghiệp thường đặt ở trang bìa, những vị trí đáng chú ý trên báo, hoặc ở trang phân loại. Với tạp chí, báo in, bạn có thể sử dụng hình ảnh hoặc các bài viết hấp dẫn để thu hút sự chú ý người đọc.
Lưu ý, để lựa chọn Marketing trên radio hay tạp chí, bạn cần dựa vào đặc điểm tệp khách hàng mình hướng tới. Đối tượng sử dụng báo in, radio chủ yếu là người già, người lao động không có nhiều điều kiện sử dụng Internet, hoặc những người nghe đài khi lái xe ô tô. Ví dụ, nếu bán thực phẩm chức năng cho người cao tuổi, bạn có thể đăng tin quảng cáo trên radio.
Các tạp chí thời trang có đối tượng chính là nữ giới, tạp chí công nghệ phổ biến với nam giới, tạp chí chuyên môn phục vụ tệp khách hàng quan tâm lĩnh vực đó,… Marketing qua tạp chí là cách mà nhiều thương hiệu lớn áp dụng, có khả năng đem đến hình ảnh và văn bản chất lượng cao, có chiều sâu và tập trung vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn tất tần tật cách viết Email Marketing giúp doanh nghiệp bùng nổ doanh số
4 yếu tố tạo nên thành công của chiến lược Marketing trực tiếp
Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu là yếu tố cực quan trọng để triển khai chiến lược Marketing trực tiếp. Dữ liệu trong Marketing là tất cả thông tin về khách hàng tiềm năng, cũng như điểm chạm và tương tác giữa họ và doanh nghiệp. Nếu sở hữu cơ sở dữ liệu chất lượng, doanh nghiệp sẽ nhắm quảng cáo đến đúng khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa ngân sách và thu về kết quả tích cực.
Phương tiện truyền thông
Tùy vào đặc điểm của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp lựa chọn phương tiện truyền thông sao cho phù hợp. Những phương tiện truyền thông trong Marketing trực tiếp là TV truyền hình, báo chí, điện thoại di động,… Ví dụ, nếu bán sản phẩm dành cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh, bạn có thể đặt quảng cáo trên các tờ tạp chí chuyên dành cho phụ nữ, mẹ bỉm sữa,…
Tổ chức triển khai
Việc triển khai Marketing trực tiếp phải có kế hoạch chi tiết, rõ ràng, thì mới đảm bảo tỷ lệ thành công cao. Kế hoạch Marketing trực tiếp bao gồm một số nội dung như:
- Nghiên cứu khách hàng, xác định các mục tiêu cụ thể cho chiến dịch Marketing trực tiếp.
- Xác định ngân sách có thể bỏ ra cho chiến dịch Marketing đó, phân bộ ngân sách cho các hoạt động.
- Tìm ra thông điệp quan trọng nhất của chiến dịch, để thu hút khách hàng và làm họ có cái nhìn tích cực hơn về thương hiệu.
- Triển khai kế hoạch, đo lường, so sánh, đánh giá và lập báo cáo chi tiết để đánh giá đã đạt mục tiêu chưa, rút ra bài học cho các chiến dịch sau.
Dịch vụ khách hàng
Marketing trực tiếp hay Digital Marketing thì đều hướng đến mục đích cuối cùng là khách hàng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Dịch vụ bán hàng có chất lượng, thì người tiêu dùng mới có cái nhìn thiện cảm về thương hiệu, ra quyết định mua sắm và quay lại vào lần sau. Ví dụ, khi khách hàng gọi điện thì phải luôn có nhân viên trực máy, sẵn sàng giải quyết mọi thắc mắc,…
Hướng dẫn chi tiết các bước xây dựng chiến dịch Marketing trực tiếp
Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing trực tiếp một cách rõ ràng
- Với mục tiêu Marketing trực tiếp là nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu và phân tích phản ứng của khách hàng cho phép doanh nghiệp nắm bắt thị trường, định vị được khách hàng mục tiêu, thấu hiểu nhu cầu của người tiêu dùng,… Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ mua hàng và hành vi tiêu dùng của khách hàng.
- Với mục tiêu Marketing trực tiếp là xây dựng mối quan hệ khách hàng
Duy trì mối quan hệ gắn bó với khách hàng là yếu tố quan trọng để tăng trưởng lợi nhuận hiệu quả. Việc thực hiện Marketing trực tiếp với mục đích xây dựng mối quan hệ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng thiện cảm với khách hàng và dần trở thành khách hàng trung thành.
- Với mục tiêu Marketing trực tiếp là bán hàng
Marketing trực tiếp là một phương pháp hữu hiệu giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Với nội dung giới thiệu sản phẩm hay lời chào bán hấp dẫn được cung cấp trực tiếp tới khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể bán hàng hoặc thúc đẩy mua hàng với các ưu đãi hấp dẫn thông qua phương pháp Marketing này.
Bước 2: Xây dựng dữ liệu
Dữ liệu là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của toàn bộ chiến lược Marketing trực tiếp. Vậy làm cách nào để có những data chất lượng? Dưới đây là một số gợi ý về cách thu thập Data khách hàng:
- Sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội được xem là kênh thu thập thông tin khách hàng hiệu quả bởi số lượng người dùng mạng xã hội hiện nay đang ngày một tăng lên không ngừng. Bạn có thể tổ chức các minigame hoặc sử dụng công cụ lưu trữ dữ liệu CRM để tăng tính hiệu quả trong việc thu thập thông tin khách hàng trên các Fanpage Facebook hoặc Website.
- Sử dụng quảng cáo
Để có thể thu thập một lượng lớn thông tin khách hàng cùng một lúc, bạn có thể chạy quảng cáo. Bạn cần xây dựng nội dung và thông điệp quảng cáo phù hợp với mục tiêu. Bên cạnh đó, bạn có thể lặp đi lặp lại quảng cáo đó để tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các hình thức thu thập Data khách hàng khác thông quan những cuộc thi, chương trình khuyến mãi hoặc thông qua các lượt truy cập website của doanh nghiệp. Bạn có thể xây dựng các cửa sổ Pop-up trên trang web để thu thập thông tin của khách hàng về nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Bước 3: Lựa chọn công cụ
Một số phương tiện Marketing trực tiếp phổ biến hiện nay có thể kể đến như Catalog, Tele Marketing, Google, mạng xã hội, sự kiện,… Trong đó, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều tới những hình thức sau:
- Telesales tư vấn, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ.
- Chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội lớn hiện nay (Youtube, Facebook, Tiktok, Instagram,…) hoặc trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…).
- Gửi email quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ hoặc cung cấp thông tin sự kiện ưu đãi, giảm giá của doanh nghiệp.
- Quảng bá sản phẩm ngay tại trung tâm thương mại hoặc hội chợ. Những hình thức này phù hợp với các mặt hàng như quần áo, đồ điện tử, mỹ phẩm,…
Bước 4: Đo lường và điều chỉnh
Mỗi một chiến dịch Marketing trực tiếp luôn cần phải đạt được kết quả nhất định. Muốn đánh giá được mức độ hiệu quả, chúng ta cần đo lường kết quả. Mỗi hoạt động mà doanh nghiệp làm đều cần ghi lại kết quả, thu thập số liệu thông qua công cụ phụ trợ.
Ví dụ khi chạy quảng cáo, các Marketer cần đo lường xem có bao nhiêu khách hàng ấn xem, có bao nhiêu khách nhắn tin và có bao nhiêu khách hàng thật sự mua hàng. Từ đó, người làm Marketing sẽ dựa vào kết quả để điều chỉnh những điểm chưa đạt được cho những chiến dịch Marketing tiếp theo.
Ví dụ về Marketing trực tiếp
Chiến lược Marketing trực tiếp của Vinamilk – hãng sữa số 1 Việt Nam
Chiến lược Marketing trực tiếp của Vinamilk là tăng độ nhận diện và thu hút thêm khách hàng tiềm năng. Để có thể tăng độ nhận diện thương hiệu, Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm đa kênh như chạy quảng cáo trên Fanpage, quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên những tấm biển ngoài trời, phát triển kênh Youtube,…
Bên cạnh đó, hãng sữa này thường xuyên thay đổi, làm mới nội dung và hình thức quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý từ người dùng. Cùng với những chiến dịch quảng bá rầm rộ, Vinamilk cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại như: tăng dung tích sản phẩm nhưng giá không đổi, tặng đồ chơi đi kèm cho trẻ nhỏ, giảm giá sản phẩm khi mua 03 lốc sữa,…
>> Xem thêm: A-Z kinh nghiệm quảng cáo ngoài trời đạt hiệu quả cho doanh nghiệp
Chiến lược Marketing trực tiếp của Pepsi
Ví dụ Marketing trực tiếp mà bePOS muốn giới thiệu tiếp theo là chiến dịch của thương hiệu Pepsi. Chiến lược Marketing trực tiếp của Pepsi là tập trung vào tiếp thị kỹ thuật số (Marketing Online). Theo truyền thống, Pepsi luôn đầu tư mạnh vào hoạt động Marketing để phát triển trên thị trường và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, theo báo cáo hàng năm của hãng sản xuất đồ uống này, họ đã tăng ngân sách tiếp thị và quảng cáo toàn cầu lên hơn 12%.
Với sự phát triển của mạng xã hội và các phương tiện kỹ thuật số, Pepsi đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng bá sử dụng Social Media. Một số chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội nổi bật nhất của Pepsi có thể được kể đến như: “Pepsi #Summergram”, “ Khui hè hết nấc” hay mới đây nhất là chiến dịch kết hợp cùng siêu mẫu Kendall Jenner 2022.
Kể từ khi các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Tiktok trở thành xu hướng, Pepsi đã bắt đầu kết nối với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo theo thời gian thực. Điều này giúp Pepsi kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Trên đây bePOS đã hướng dẫn bạn cách xây dựng một chiến dịch Marketing trực tiếp và lấy một số ví dụ về Marketing trực tiếp để bạn tham khảo. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về loại hình Marketing này.
FAQ
Marketing trực tiếp có nhược điểm gì?
Do ngày nay có quá nhiều công ty sử dụng phương thức Marketing trực tiếp như gửi Email Marketing hay Tele-Marketing nên khách hàng có xu hướng bỏ qua hoặc từ chối nhận vì cho rằng chúng phiền toái và mất thời gian. Chính vì thế, những cuộc điện thoại tư vấn từ phía doanh nghiệp đang dần trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp cận khách hàng.
Tại sao nên sử dụng Marketing trực tiếp?
Tiếp thị trực tiếp là một công cụ mạnh mẽ giúp các công ty có thể tăng doanh thu bán hàng một cách nhanh chóng. Bằng cách giao tiếp với những người mua tiềm năng thông qua những kênh Marketing Online, các nhà tiếp thị có thể nắm được nhu cầu của khách hàng, tạo thiện cảm để nâng cao lòng trung thành với thương hiệu. Ngoài ra, các Marketer còn có thể thu thập được dữ liệu khách hàng có giá trị để sử dụng cho những chiến dịch tiếp theo.
Follow bePOS: