Trang chủBlogs Marketing[MỚI NHẤT] Từ A-Z về mô hình kim tự tháp trong Marketing

[MỚI NHẤT] Từ A-Z về mô hình kim tự tháp trong Marketing

Cập nhật lần cuối: Tháng sáu 06, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
1476 Đã xem

Tam giác kim tự tháp được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, như kim tự tháp quản trị doanh nghiệp, kim tự tháp tâm lý học, kim tự tháp xây dựng thương hiệu,… Hôm nay, bePOS sẽ giới thiệu một ứng dụng mới của mô hình kim tự tháp trong Marketing, đó là phân tích ý tưởng. Hãy theo dõi cùng bePOS nhé!

Mô hình kim tự tháp là gì?

Khi thực hiện một chiến dịch Marketing, xây dựng ý tưởng chính là tiền đề đầu tiên mà doanh nghiệp cần đặt nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng, bởi để ra quyết định cuối cùng, nhà quản trị phải xem xét rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau.  

Mô hình kim tự tháp trong Marketing được sử dụng để giải quyết vấn đề này. Thông qua mô hình này, doanh nghiệp có khả năng lắng nghe ý kiến mọi thành viên, không làm lãng phí sức mạnh nhân sự, đồng thời sàng lọc ra phương án tối ưu nhất.

Mô hình kim tự tháp có tên Tiếng Anh là Pyramid Scheme, hoặc Pyramid Scams. Phương pháp này được gọi như vậy bởi có cấu trúc giống hình kim tự tháp, với một điểm duy nhất trên đỉnh, và mở rộng về bên dưới. Mỗi phần mở rộng tương ứng với một cấp độ mà doanh nghiệp sử dụng để phân tích ý tưởng. 

mo-hinh-kim-tu-thap-trong-marketing-mo-rong-theo-cac-cap-do
Mô hình kim tự tháp trong Marketing mở rộng theo các cấp độ

Các bước ứng dụng mô hình kim tự tháp hiệu quả

Như đã nói, mô hình kim tự tháp trong Marketing bao gồm nhiều cấp độ, thường mở rộng đến con số ba hoặc bốn. Dưới đây, bePOS sẽ giới thiệu đến bạn ba cấp độ cơ bản nhất khi phân tích ý tưởng theo phương pháp này. 

Đưa ra ý tưởng, kế hoạch mục tiêu 

Đây là cấp độ đầu tiên, cũng là đỉnh của mô hình kim tự tháp Marketing. Cụ thể, bạn cần đưa ra một ý tưởng chính, hay còn gọi là kế hoạch mục tiêu của chiến dịch tiếp thị. Những mục tiêu này có thể là cải tiến KPI, tăng tỷ lệ truy cập trang Web, tổ chức chương trình khuyến mãi kích thích doanh thu, hoặc chuyển đổi người dùng,… 

Trong kinh doanh nói chung và Marketing nói riêng, mục tiêu phải thực tế và có thể đo lường. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu tại sao ý tưởng đó lại quan trọng và làm thế nào để để đạt được. Một số mẹo nhỏ giúp doanh nghiệp khi đặt kế hoạch mục tiêu là:

  • Xác định một cách rõ ràng những người chịu trách nhiệm thiết lập ý tưởng chính và theo dõi tiến độ.
  • Nên có các mục tiêu ngắn và nhỏ bên cạnh các mục tiêu lớn và dài hạn, đồng thời đảm bảo chúng phù hợp với tầm nhìn, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Đặt mục tiêu có thể đo lường được, giúp doanh nghiệp xác định xem chiến dịch Marketing của mình có thành công không.
xac-dinh-ke-hoach-muc-tieu-la-dinh-kim-tu-thap
Xác định kế hoạch mục tiêu là đỉnh kim tự tháp

>> Xem thêm: Nguyên tắc SMART giúp nhà quản trị đặt mục tiêu kinh doanh hiệu quả

Phân tích từng phương án để thực hiện ý tưởng chính

Cấp độ thứ hai của mô hình kim tự tháp trong Marketing là phân tích phương án. Để đạt mục tiêu đã đề ra, doanh nghiệp có thể thực hiện theo rất nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số kỹ thuật phân tích phương án trong Marketing, giúp bạn ra quyết định chính xác nhất:

  • Các nguồn lực cần thiết để thực hiện: Ví dụ, để thực hiện chiến dịch quảng cáo qua Youtube, bạn cần đội ngũ nhân viên có kỹ năng làm việc trên nền tảng này, như MC, diễn viên, quay phim, người dựng Video,….
  • Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp: Điểm mạnh của doanh nghiệp chính là lợi thế trên thị trường như danh tiếng, kinh nghiệm, hoặc là những nguồn lực hiện có mà doanh nghiệp có thể đưa vào sử dụng ngay. Ngược lại, nhược điểm là những rào cản khiến doanh nghiệp khó đạt mục tiêu hơn, như ngân sách ít, trình độ nhân viên thấp,…
  • Các yếu tố ngoại cảnh: Yếu tố ngoại cảnh thường mang tính vĩ mô hơn, nhưng có thể đem lại ưu thế hoặc bất lợi cho doanh nghiệp, như tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, quy định pháp luật. Ví dụ, với một số ngành nghề, pháp luật có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ ngân sách,… 
cac-phuong-an-can-phan-tich-theo-nhieu-tieu-chi
Các phương án cần được phân tích theo nhiều tiêu chí

Ví dụ, doanh nghiệp có mục tiêu là tổ chức chương trình tri ân khách hàng, thực hiện theo hai cách là trực tuyến và ngoại tuyến. Đối với chương trình trực tiếp tại cửa hàng, doanh nghiệp cần đội ngũ tổ chức sự kiện. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể mở Show ca nhạc Online, chơi Game trúng thưởng,… Nếu lựa chọn cả hai phương án trên, doanh nghiệp cũng có thể phân bổ nguồn lực theo nhiều tỷ lệ khác nhau. 

>> Xem thêm: Phân tích SWOT là gì? Tổng hợp kiến thức về phân tích SWOT trong Marketing

Chọn phương án phù hợp nhất

Trong quá trình trên, tất cả mọi người đều được đưa ra ý tưởng riêng và có thời gian suy nghĩ về chúng. Lúc này, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất với những yếu tố đã nêu trên, đảm bảo đạt đúng mục tiêu đã đề ra. Cũng nên lưu ý rằng, khi triển khai kế hoạch, bạn cần thường xuyên đo lường hiệu quả và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

Như vậy, bài viết trên đã tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất về mô hình kim tự tháp trong Marketing. Thời gian tới, bePOS sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn các công thức, mô hình tiếp thị hiệu quả nhất dành cho chủ doanh nghiệp. Hãy theo dõi thường xuyên nhé!

FAQ

Mô hình kim tự tháp Marketing có mấy cấp độ?

Điều này tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh nghiệp, cũng như đặc thù kinh doanh. Tuy nhiên, mô hình kim tự tháp cơ bản nhất sẽ bao gồm ba cấp độ. 

Có những kỹ thuật phân tích phương án kinh doanh nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp phân tích phương án kinh doanh như phân tích SWOT, phân tích MOST, phân tích PESTLE, sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu, sử dụng bản đồ tư duy, Brainstorming,…. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng, song bạn nên lựa chọn sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình