Spa là một trong những mô hình kinh doanh tiềm năng lớn hiện nay, bởi nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe của khách hàng đang dần tăng cao. Ngày càng có nhiều Spa với đủ quy mô mọc lên khắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn để phục vụ lượng khách hàng đông đảo. Vậy kinh doanh Spa có lãi không? Muốn mở Spa cần bao nhiêu vốn? Làm sao để tiết kiệm chi phí khi mở Spa? Cùng bePOS giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.
Mở Spa cần bao nhiêu vốn?
Chủ kinh doanh cần tính toán mọi chi phí đầu tư trước khi mở Spa để dự trù tài chính. Vậy mở Spa cần bao nhiêu tiền? Vốn mở Spa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiền thuê mặt bằng, mua sắm máy móc thiết bị, chi phí thiết kế, tiền thuê nhân viên,…
Để trả lời cho câu hỏi muốn mở Spa cần bao nhiêu vốn, bạn sẽ cần phụ thuộc vào quy mô từng Spa. Nếu bạn chỉ hướng đến quy mô nhỏ với những dịch vụ cơ bản như chăm sóc da mặt, làm tóc, làm mi, nail, dịch vụ massage thư giãn… ở mức bình dân thì vốn mở Spa chỉ dao động trong khoảng từ 200 đến 400 triệu đồng.
Trong trường hợp bạn muốn đầu tư mở Spa quy mô lớn hơn, đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc cơ thể và làm đẹp chuyên sâu với mức giá cao hơn thì tổng chi phí bỏ ra sẽ lớn hơn, trung bình từ 500 triệu đồng trở lên.
Đặc biệt, nếu bạn muốn sở hữu một Spa hoành tráng, hướng tới khách hàng cao cấp thì cần đầu tư mọi thứ thật hoàn hảo và chuyên nghiệp cho Spa của mình. Đương nhiên vốn mở Spa cũng tăng lên nhiều, phải trên 1 tỷ đồng thậm chí còn vượt hơn mức dự trù tài chính ban đầu.
Cụ thể các khoản chi phí mở Spa cần thiết như sau:
Chi phí thuê mặt bằng
Nếu bạn có sẵn mặt bằng để mở Spa thì thật tuyệt vời, bạn không phải tốn chi phí này. Nhưng nếu chưa có, bạn phải tìm thuê mặt bằng phù hợp và chi trả số tiền thuê hàng tháng. Tùy vào vị trí, diện tích mà số tiền thuê mặt bằng có thể cao hay thấp.
Mặt bằng ngoài mặt đường lớn ở các thành phố có tiền thuê dao động trên 20 triệu đồng/tháng, còn trong ngõ hẻm sẽ có giá thuê từ 5 – 10 triệu đồng/tháng.
Chi phí setup và trang trí mặt bằng
Khách hàng tới Spa mục đích chính là để thư giãn và làm đẹp. Vì thế, bạn cần thiết kế và trang trí mặt bằng tạo không gian thoải mái và thư giãn nhất, để khách hàng có được những trải nghiệm tốt khi đến Spa của bạn.
Một số cách bố trí giúp không gian trở nên thoáng đãng đó là: trang trí những chiếc gương lớn trên tường, treo rèm trang nhã, sắp xếp giường và trang thiết bị khoa học, bật nhạc nhẹ nhàng du dương, xông tinh dầu thư giãn,…
Thông thường, Spa quy mô nhỏ cũng tiêu tốn 30 – 50 triệu đồng còn Spa quy mô lớn thì phải đến 60 – 80 triệu đồng cho việc trang trí mặt bằng.
Chi phí mua sắm trang thiết bị, máy móc
Đây có thể xem là phần chi phí tốn kém nhất khi mở tiệm Spa. Tùy vào quy mô và loại hình Spa, bạn liệt kê và tính toán kỹ lưỡng cần mua sắm những thiết bị máy móc gì. Một số thiết bị cơ bản cần có khi mở Spa bao gồm: Giường massage, áo choàng, dép, khăn, đèn spa, nồi sáp, nồi waxing, máy xông hơi, máy xông tinh dầu, máy thải độc chì, máy soi da, tinh dầu, nến thơm,…
Thông thường đối với Spa mini thì chi phí máy móc thiết bị chỉ khoảng 80 – 150 triệu đồng. Với các Spa quy mô lớn sẽ tốn kém hơn, tùy thuộc vào dịch vụ Spa và số lượng máy móc hiện đại muốn mua mà chi phí sẽ thay đổi. Bạn cần có tính toán kỹ, tránh để chi phí mua sắm máy móc thiết bị vượt quá 2/3 tổng chi phí setup Spa.
Chi phí mua mỹ phẩm chuyên dụng
Kinh doanh Spa cần bao nhiêu vốn đầu tư mua mỹ phẩm chuyên dụng? Ngoài máy móc, Spa còn cần mua sắm nguyên vật liệu, mỹ phẩm như tinh dầu, kem dưỡng, thảo dược,… phục vụ nhu cầu thư giãn và làm đẹp của khách hàng.
Số lượng và chất lượng mỹ phẩm sẽ phụ thuộc vào quy mô của Spa, có thể ít về số lượng nhưng cần phải đa dạng về loại hình và đảm bảo chất lượng tốt. Bạn nên tìm hiểu nguồn hàng mỹ phẩm an toàn, uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thông thường, vốn mở Spa đầu tư cho mỹ phẩm ban đầu sẽ vào khoảng 20 – 50 triệu đồng. Spa quy mô càng lớn thì chi phí này sẽ nhiều hơn.
Chi phí thuê nhân viên
Nếu tuyển nhân viên tay nghề thấp bạn phải tốn chi phí để đào tạo. Còn nhân viên tay nghề tốt, có kinh nghiệm làm việc sẽ yêu cầu mức lương cao hơn.
Ngoài ra, bạn cần dự tính trước số lượng nhân viên phù hợp với quy mô, nên ưu tiên cho vị trí nào. Với Spa mini từ 3 – 6 giường thì không cần quá nhiều nhân viên, chỉ 2 – 5 nhân viên xoay ca với tiền công khoảng 4 – 5 triệu/người/tháng. Các Spa quy mô lớn hơn sẽ cần khoảng 5 – 15 người với mức lương trung bình 6 – 7 triệu/người/tháng.
Chi phí marketing quảng bá Spa
Marketing quảng cáo Spa là giải pháp thu hút khách hàng nhanh chóng nhất. Đối với những Spa lớn, việc thiết kế website hay thực hiện những chiến dịch marketing quy mô là việc làm cần thiết.
Tuy nhiên, với những Spa mini nguồn vốn ít, bạn không nên đầu tư quá nhiều tiền vào hạng mục marketing. Bạn có thể mời bạn bè, người thân đến sử dụng dịch vụ và nhờ họ giới thiệu giúp mình. Hãy tận dụng lợi thế từ các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,… để quảng bá thương hiệu. Hoặc sử dụng cách truyền thống như đặt biển quảng cáo, phát tờ rơi, đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá,… để thu hút khách hàng tới Spa của mình.
Tùy theo phương thức quảng cáo mà mức chi phí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vốn mở Spa cho marketing, quảng cáo thường sẽ dao động khoảng 10 – 30 triệu đồng/cửa hàng trong một năm.
Chi phí đầu tư thiết bị bán hàng, phần mềm quản lý Spa
Muốn mở Spa cần bao nhiêu vốn đầu tư vào thiết bị bán hàng và phần mềm quản lý? Mức chi phí đầu tư cho thiết bị bán hàng chuyên nghiệp và phần mềm quản lý Spa chiếm khoảng 5% vốn mở Spa. Bạn chỉ cần bỏ ra từ 10 – 15 triệu là đã có trọn bộ máy và phần mềm bán hàng nhưng giá trị mang lại rất lớn, rất xứng đáng để đầu tư.
Các loại phí biến động hàng tháng
Bên cạnh những khoản chi phí bắt buộc, hàng tháng Spa luôn có nhiều vấn đề phát sinh như tiền điện nước, phí internet,… Do đó, bạn nên dự trù một khoản tiền dự phòng từ 10 – 20 triệu để chi trả cho những chi phí trên.
>> Xem thêm: Top 15 bí quyết kinh doanh Spa thành công, doanh thu khủng
Một số bí quyết giúp tối ưu chi phí vốn khi mở Spa
Sau khi đã tìm hiểu mở Spa cần bao nhiêu vốn, thì tiết kiệm chi phí luôn là điều mà hầu hết nhà đầu tư quan tâm khi bắt đầu kinh doanh bất cứ ngành nghề nào. Mô hình Spa cũng không ngoại lệ. Để giải quyết bài toán về chi phí, chủ Spa có thể tham khảo những kinh nghiệm dưới đây để công việc kinh doanh thuận lợi hơn.
Xác định địa điểm mở Spa phù hợp
Sau khi đã hình dung được đối tượng khách hàng tiềm năng, chủ Spa cần cân nhắc lựa chọn vị trí mở Spa phù hợp. Đấy phải là nơi có dân cư đông, đường xá đi lại thuận tiện, địa chỉ rõ ràng dễ tìm và có chỗ gửi xe. Địa điểm lý tưởng là nơi được xem xét, tính toán cân đối ở khoản tiền thuê và hợp đồng thuê cùng những điều khoản liên quan sao cho tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của bản thân.
Tối ưu chi phí mua sắm máy móc thiết bị và mỹ phẩm
Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ để hỗ trợ cho dịch vụ làm đẹp tại Spa là điều không thể không làm. Mức chi phí này chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn mà chủ đầu tư bỏ ra. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn nhập hàng chất lượng mà giá cả phải chăng, trước hết cần tìm được nhà cung cấp uy tín để cộng tác lâu dài. Sau đó, hãy tiến hành thương lượng để làm sao có được mức giá sỉ tốt nhất.
Mỹ phẩm có vô số thương hiệu và nhiều mức giá khác nhau. Câu hỏi đặt ra đó là nhập loại nào vừa đảm bảo chất lượng vừa tiết kiệm chi phí? Trên thực tế, bạn không nhất thiết phải nhập tất cả loại mỹ phẩm thương hiệu cao cấp. Mỹ phẩm gia công có chất lượng tốt, sản xuất theo chuẩn quốc tế và đạt kiểm định của Bộ Y tế cũng là một lựa chọn không tồi.
Đào tạo ý thức nhân viên
Ngoài việc đào tạo nhân viên trong việc chăm sóc khách hàng Spa chuyên nghiệp và tận tình, chủ Spa cần đào tạo họ thành những người có ý thức tốt. Cụ thể như giữ gìn cơ sở vật chất, sử dụng hợp lý, tránh lãng phí mỹ phẩm hay bất kỳ nguyên liệu nào trong quá trình sử dụng. Hãy đưa ra tỷ lệ nguyên liệu cần thiết cho từng dịch vụ và hướng dẫn nhân viên tuân thủ theo quy định.
>> Tham khảo: Tổng hợp điều kiện kinh doanh Spa, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp mới nhất
Xây dựng và duy trì mối quan hệ khách hàng
Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong kinh doanh Spa. Khách hàng trung thành không chỉ đóng vai trò như người giới thiệu giúp bạn bán hàng, mà còn giúp mở rộng mạng lưới khách hàng và tăng trưởng doanh số cho Spa. Vì vậy, việc chăm sóc và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng là một yếu tố mà tất cả các chủ Spa đều cần quan tâm và thực hiện.
Quản lý tài chính và chi phí vận hành Spa
Việc quản lý và vận hành Spa gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các biện pháp truyền thống như sổ sách, excel,… Tính toán nhầm lẫn gây thất thoát tiền bạc là không thể tránh khỏi. Hiện nay, sử dụng các phần mềm quản lý Spa chuyên nghiệp là giải pháp hữu hiệu giúp các chủ kinh doanh tối ưu chi phí quản lý Spa.
Bằng việc áp dụng kỹ thuật công nghệ, rất nhiều tính năng thông minh được tích hợp trên một phần mềm duy nhất, giúp bạn giải quyết dễ dàng mọi vấn đề trong quản lý và vận hành Spa. Thông qua thiết bị di động thông minh, chủ Spa dễ dàng nắm rõ những công việc tại Spa, từ quản lý chi phí, báo cáo lợi nhuận, xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý nhân viên,… ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào, từ đó tiết kiệm tối đa chi phí trong quản lý.
Một trong những phần mềm quản lý được nhiều chủ Spa tin dùng hiện nay đó là phần mềm quản lý Spa bePOS, với nhiều tính năng vượt trội có thể kể đến như:
- Đặt lịch online, dễ dàng theo dõi liệu trình trị liệu.
- Quản lý thông tin khách hàng, thẻ trả trước, hạng thành viên giúp đưa ra cách chăm sóc hiệu quả.
- Thiết lập các chương trình khuyến mãi như giảm giá, voucher, combo,…
- Gửi thông báo qua email, SMS nhắc lịch khách hàng thuận tiện.
- Quản lý nhân viên linh hoạt như chấm công, tính lương,…
- Quản lý xuất – nhập – tồn kho nguyên vật liệu trong cửa hàng
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau
Có thể thấy, để mở một Spa cần đầu tư nhiều khoản chi phí từ mặt bằng, thiết kế, mua sắm trang thiết bị hiện đại, thuê nhân sự,… Do đó nguồn vốn ban đầu bỏ ra là vô cùng lớn, nếu không có kế hoạch dự phòng tài chính sẽ rất khó để duy trì Spa trong những tháng đầu khi doanh thu còn chưa ổn định.
Hiện nay, nhiều ngân hàng hỗ trợ các gói vay kinh doanh cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ. Trong đó, ngân hàng KBank – top 3 ngân hàng thương mại hàng đầu tại Thái Lan đang kết hợp cùng bePOS triển khai gói vay KBank Loan phù hợp cho các chủ Spa.
Gói vay với hạn mức “khủng” lên tới 300 triệu đồng, lãi suất cực kỳ ưu đãi chỉ từ 1,59%/tháng, trả góp linh hoạt trong 12 đến 36 tháng. Thủ tục đơn giản, chỉ cần có căn cước công dân bạn đã có thể đăng ký vay trong 5 phút. Không thế chấp tài sản, không bảo hiểm khoản vay, bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng gói vay của KBank.
Tham khảo ngay TẠI ĐÂY.
Mua lại các Spa khác
Kinh doanh Spa không phải là lĩnh vực phù hợp cho tất cả mọi người, và không ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn và nguồn lực tài chính để quản lý một cơ sở Spa từ giai đoạn khởi nghiệp. Vì vậy, mua lại các Spa khác là một lựa chọn hợp lý cho những ai có niềm đam mê với lĩnh vực làm đẹp này.
Không khó để bắt gặp những cơ sở Spa đang cần sang nhượng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, khi muốn mua lại một tiệm Spa, bạn cần đặc biệt chú ý và xem xét nhiều yếu tố.
Để đảm bảo an toàn và tránh rủi ro, tốt nhất là bạn nên tìm sự hỗ trợ từ luật sư để xem xét các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh, hợp đồng thuê mặt bằng, nợ nần của chủ sở hữu trước đó, và xác định xem có bất kỳ tranh chấp pháp lý nào đang diễn ra hay không. Nếu vội vàng đưa ra quyết định có thể dẫn đến bị lỗ vốn và gánh nặng nợ nần.
Xu hướng kinh doanh Spa hiện nay
Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân được cải thiện thì nhu cầu làm đẹp, hưởng thụ cuộc sống cũng ngày càng tăng lên. Không chỉ chị em phụ nữ mà các đấng mày râu cũng bắt đầu quan tâm và sử dụng các dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Tất cả tạo điều kiện cho ngành kinh doanh Spa làm đẹp phát triển.
Có thể nói, Spa đang là mô hình kinh doanh “hái ra tiền” hiện nay. Có rất nhiều nhà đầu tư hoặc cá nhân khởi nghiệp lựa chọn lĩnh vực này để bắt đầu kinh doanh. Với lượng khách hàng đa dạng, nhu cầu làm đẹp cao, trang thiết bị máy móc dễ tìm mua, mỹ phẩm phong phú chất lượng tốt, kinh doanh Spa phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường.
Một số xu hướng Spa hiện nay có thể kể đến như: sử dụng công nghệ vào làm đẹp, ưu tiên những sản phẩm tự nhiện, lành tính và an toàn với môi trường,…. Nếu bạn có đam mê với lĩnh vực này, cùng khả năng sáng tạo và kinh nghiệm kinh doanh thì hoàn toàn có thể kinh doanh Spa, xây dựng sự nghiệp cho mình.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mở Spa cần bao nhiêu vốn? Đồng thời với những bí quyết tối ưu chi phí khi mở Spa mà bePOS đã chia sẻ, bạn đọc sẽ có được kế hoạch tài chính tiết kiệm nhất trước khi bắt đầu mở Spa của mình. Chúc các bạn gặt hái nhiều thành công!
FAQ
Xây dựng lộ trình như thế nào để mở Spa thuận lợi?
Dưới đây là lộ trình xây dựng kế hoạch mở Spa mà bạn nên biết:
- Tham gia khóa học Spa chuyên sâu và thi lấy chứng chỉ hành nghề Spa
- Tham gia khóa học quản lý Spa
- Dự trù chi phí mở Spa
- Tìm kiếm mặt bằng mở Spa phù hợp
- Đăng ký giấy phép kinh doanh
- Mua sắm các trang thiết bị – máy móc và mỹ phẩm chất lượng
- Thiết kế không gian Spa
- Tuyển nhân viên có chuyên môn và thái độ phục vụ tốt
- Tiến hành quảng bá thương hiệu
Chủ Spa cần biết những yếu tố nào để có thể kinh doanh Spa thành công?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh doanh Spa thành công. Trong đó, có những yếu tố quan trọng mà chủ cơ sở cần nắm được như:
- Phân tích và nắm rõ xu hướng làm đẹp cũng như nhu cầu của khách hàng.
- Chọn địa điểm kinh doanh, loại hình Spa và cách thiết kế phù hợp.
- Tuyển dụng nhân sự kỹ càng, đào tạo bài bản.
- Nguồn lực và đề phòng rủi ro tài chính.
- Xây dựng chiến lược marketing cụ thể.
Follow bePOS: