Mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu tiền, nên lưu ý gì? Có rất nhiều yếu tố cần quan tâm như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân sự, mua trang thiết bị,… Tuy nhiên, việc lên kế hoạch chi tiêu một cách thông minh nhất thì không phải ai cũng biết. Dưới đây, bePOS sẽ giải đáp thắc mắc trên, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt, tối ưu hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mở tiệm tóc cần bao nhiêu vốn?
>> Mở tiệm tóc cần số vốn khoảng 50 – 300 triệu đồng
Việc tìm hiểu mở tiệm tóc cần bao nhiêu vốn sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
- Vị trí mở tiệm: Những salon mở ở thành phố, có vị trí đắc địa, diện tích lớn, chắc chắn cần ngân sách lớn hơn so với tiệm nhỏ, thuê mặt bằng trong ngõ hẻm,…
- Tệp khách hàng hướng đến: Nếu hướng đến tệp khách hàng thu nhập cao, dịch vụ của bạn phải thật chỉn chu, do đó cần nhiều vốn đầu tư. Nếu hướng đến học sinh, sinh viên, người thu nhập thấp, thì chi phí sẽ thấp hơn nhiều.
- Tiệm tóc nữ hay nam: Nhìn chung, dịch vụ tốt cho nữ giới đa dạng hơn, như tạo kiểu, phục hồi, trị rụng,… Vì vậy, chi phí mở tiệm cắt tóc nữ cũng lớn hơn chi phí mở tiệm cắt tóc nam.
Tóm lại, để mở tiệm tóc quy mô vừa và nhỏ, bạn cần chuẩn bị khoảng 50 – 60 triệu đồng. Còn những tiệm tóc lớn, dịch vụ cao cấp, thì có thể phải bỏ ra từ 100 – 300 triệu.
Tổng hợp các chi phí mở tiệm làm tóc nhỏ
Chi phí mặt bằng
Tùy theo ngân sách, bạn có thể lựa chọn nhiều vị trí mặt bằng khác nhau. Đương nhiên, chi phí thuê mặt bằng tại những thành phố nhỏ, vùng ngoại ô sẽ rẻ hơn tại trung tâm thành phố lớn. Nhưng bên cạnh đó, lượng khách và doanh thu thường sẽ không cao bằng. Hiện nay, ở những vùng quê, tiền thuê nhà mặt đường để kinh doanh dao động từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng/tháng.
Mở tiệm làm tóc nhỏ tóc ở thành phố lớn là một ý tưởng hấp dẫn với nhiều người, bởi có tiềm năng đem lại danh tiếng và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, tiền thuê mặt bằng tại thành phố cao gấp nhiều lần so với vùng ngoại ô. Với những con đường nổi tiếng sầm uất, lượt khách lai vãng cao, số tiền thuê có thể lên đến 10 – 20 triệu đồng một tháng.
Thuê tầng 2, tầng 3 để mở quán, thuê nhà trong ngõ, nhà chung cư,… đang là những xu hướng mới được nhiều người lựa chọn khi mở tiệm làm tóc nhỏ. Ưu điểm của các hình thức này là tiết kiệm chi phí. Nhược điểm là diện tích nhỏ, phù hợp với tiệm mới mở, lượng khách chưa quá lớn. Ngoài ra, do có vị trí không dễ tìm, nên bạn cần có các chiến lược Marketing thông minh, tạo dấu ấn riêng để thu hút khách hàng.
Chi phí làm bảng hiệu tiệm tóc
Một khoản khác cũng không kém phần quan trọng khi tìm hiểu mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn là phí làm bảng hiệu quảng cáo. Bảng hiệu quảng cáo giúp tiệm tóc thu hút sự chú ý của khách hàng, từ đó tăng doanh thu nhanh chóng.
Chi phí làm bảng hiệu thì đa dạng, tùy thuộc vào loại mà bạn chọn, cụ thể:
- Bảng hiệu chữ nổi mica, inox dao động từ 1 triệu – 3 triệu đồng/m2.
- Bảng hiệu đèn LED dao động từ 3 – 5 triệu đồng/m2.
- Bảng hiệu hiflex, alu giá từ 500 – 700 ngàn đồng/m2.
Chi phí thiết kế tiệm tóc
Thiết kế là nhiệm vụ bạn không thể bỏ qua nếu muốn mở tiệm làm tóc nhỏ thành công. Khi có am hiểu về lĩnh vực này, bạn có thể tự lên ý tưởng thiết kế nội thất và thuê một đơn vị thi công.
Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với việc mở tiệm làm tóc nhỏ tại nhà, giá bình dân. Còn với những salon chuyên nghiệp, thì cần thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp bên ngoài, giá từ 200 – 400 ngàn đồng/m2 hoặc hơn.
>> Xem thêm: 20+ mẫu thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp, đảm bảo ấn tượng khách hàng
Chi phí đầu tư nội thất tiệm tóc nhỏ
Salon tóc là nơi làm đẹp, nên việc decor cũng nên được quan tâm. Bởi, lẽ, điều này giúp thể hiện gu thẩm mỹ của người chủ, làm tăng thiện cảm với khách hàng. Khi mở tiệm làm tóc nhỏ, chi phí này thường dao động từ khoảng 10 – 30 triệu đồng.
Những người mở tiệm làm tóc nhỏ, không nhiều vốn nên chọn phong cách trang trí đơn giản, hài hòa, mà vẫn tạo được sự thuận tiện, thoải mái cho công việc.
Chi phí dụng cụ, sản phẩm làm tóc
Chi phí không thể thiếu khi bạn mở tiệm làm tóc nhỏ là tiền mua dụng cụ, sản phẩm làm tóc. Một số trang thiết bị cơ bản phải kể đến là:
Bộ ghế ngồi
Có hai loại ghế ngồi cần trang bị là ghế ngồi chờ và ghế ngồi cắt tóc. Trong đó, ghế ngồi cắt tóc cần được chú trọng nhất, bởi nó quyết định chất lượng dịch vụ. Trên thị trường có rất nhiều loại ghế, giá cả đa dạng từ vài triệu đồng, cho đến hàng chục triệu đồng một chiếc.
Ghế ngồi chờ ở tiệm tóc cũng rất phong phú, như ghế sofa, ghế gỗ, ghế băng dài, ghế bọc da cao cấp,… Mức giá ghế ngồi chờ dao động từ 2 – 5 triệu đồng hoặc hơn nếu là loại cao cấp.
Gương cắt tóc
Gương vừa là thiết bị để cắt tóc, vừa được sử dụng làm vật trang trí. Gương có giá “mềm” hơn một chút so với ghế Salon, có thể từ 800 ngàn – 3 triệu đồng hoặc hơn. Bạn có thể chọn loại gương tròn, gương chữ nhật treo tường hoặc gương đứng.
Tủ, xe đẩy đựng vật dụng
Salon cắt tóc có rất nhiều vật dụng, sản phẩm cần cất giữ, nên việc mua tủ gần như là bắt buộc. Bạn có thể mua tủ gương kết hợp, hoặc mua riêng hai sản phẩm này.
Các tủ đơn giản giá dao động từ 3 – 5 triệu đồng/chiếc. Xe đẩy cũng vật dụng salon tóc bắt buộc có, giá từ 400 – 2 triệu. Tùy vào nhu cầu sử dụng, cũng như diện tích quán mà bạn nên phân bổ số lượng cho phù hợp.
Giường gội đầu
Giường gội cũng là một thiết bị phải có trong Salon làm tóc. Thông thường, giường gội đầu có giá rơi vào khoảng từ hơn 1 triệu đồng đến vài chục triệu đồng. Theo ý kiến nhiều người, những chiếc giường có chất lượng tốt phải ở mức giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng trở lên.
Các dụng cụ cắt tóc
Nhóm dụng cụ này bao gồm bộ kéo cắt, tông đơ, máy sấy, lược,… Do bạn là thợ tóc, nên chắc chắn trước khi mở Salon đã có am hiểu nhất định về các sản phẩm trên, có nhận định riêng về giá cả, cũng như chất lượng. Để mua hoàn chỉnh các dụng cụ làm tóc cơ bản, bạn có thể phải bỏ ra cả chục triệu đồng.
Chi phí nhập các sản phẩm làm tóc, chăm sóc tóc
Mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn không thể bỏ quên chi phí nhập các sản phẩm chăm sóc tóc, làm tóc từ các nhà cung cấp. Những tiệm tóc nhỏ, dùng hãng bình dân, thì có thể phải bỏ ra từ 5 – 6 triệu để nhập hàng. Có thể chi phí này sẽ rẻ hơn nếu bạn tìm được nơi nhập có giá ưu đãi.
Tuy nhiên, đây lại là một khoản lớn trong chi phí mở tiệm cắt tóc nữ cao cấp, có thể tăng đến hàng chục triệu đồng, do các sản phẩm sử dụng đều thuộc hãng cao cấp, đắt tiền. Lưu ý, dù chọn sản phẩm bình dân, bạn cũng phải tìm hiểu nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo chất lượng, tránh ảnh hưởng sức khỏe khách hàng nhé!
Chi phí nhân sự
Khi bắt đầu mở tiệm làm tóc nhỏ, bạn cần có ít nhất 1, 2 thợ phụ để làm các nghiệp vụ đơn giản như gội đầu, sấy tóc, pha thuốc,… Đối với những thợ phụ việc thiếu kinh nghiệm, chi phí bạn bỏ ra để thuê sẽ không cao, dao động từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng 1 tháng.
Khi Salon bắt đầu vào quỹ đạo hoạt động, bạn có thể đào tạo họ lên thợ chính, hoặc tuyển thêm thợ chính. Tiền lương phải trả cho thợ chính từ khoảng 8 triệu đến hơn 10 triệu, cộng thêm tiền hoa hồng tùy trình độ của thợ và quy mô Salon.
Ngoài ra, bạn cũng cần một số nhân sự làm việc khác như thu ngân, nhân viên Marketing, chăm sóc khách hàng. Với cửa hàng mới mở, chưa đông khách, bạn chỉ cần thuê một người để làm nhiều đầu việc nhỏ, hoặc tự mình làm. Khi việc mở tiệm làm tóc nhỏ đem lại doanh thu thuận lợi hơn, bạn có thể sẽ phải thuê nhiều nhân sự mới để làm công việc riêng biệt.
Tiền quảng cáo, truyền thông
Dù bạn định mở tiệm làm tóc nhỏ hay lớn, quảng cáo vẫn là điều cần thiết, nhằm đem lại doanh thu tốt hơn. Tùy vào ngân sách, bạn có thể chạy quảng cáo trên Facebook, Instagram, Google, hoặc thuê biển hiệu ở những con phố sầm uất. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê một công ty Marketing ngoài để thực hiện việc này thay mình.
Giá dịch vụ Marketing ngoài có thể dao động từ 5 triệu với gói cơ bản, đến 10 – 20 triệu với gói tổng thể. Ngoài ra, một cách nữa để bạn PR tiệm tóc là thuê KOL review, KOL càng nổi tiếng thì giá càng đắt, có thể lên đến hàng 10 – 20 triệu cho một lần PR.
Chi phí mua phần mềm quản lý
Mở tiệm nail nhỏ hay lớn thì bạn cũng cần phần mềm quản lý kinh doanh, Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm khác nhau, phù hợp từng quy mô và giá cả hợp lý. Với tiệm nail mini, bạn nên chọn những sản phẩm có các tính năng cơ bản, cần thiết nhất để phục vụ hoạt động.
Hiện nay, phần mềm quản lý bePOS đang có Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI các tiệm tóc nhỏ, mới thành lập. Với chi phí 0 đồng, chủ Salon tóc đã có thể sử dụng những tính năng như:
- Quản lý doanh thu tiệm tóc theo ngày/tuần/tháng và so sánh theo kỳ.
- Quản lý chiết khấu/phụ thu, quản lý dòng tiền mặt hàng ngày tại tiệm.
- Quản lý kho nguyên liệu của Salon tóc, kiểm soát tình trạng xuất nhập tồn để lên kế hoạch mua hàng.
- Chấm công, phân quyền nhân viên, chủ tiệm có thể quản lý từ xa.
- Lưu trữ thông tin khách hàng để lên chương trình tích điểm, thu hút khách hàng trung thành.
Để nhận từ vấn từ A-Z về phần mềm quản lý Salon bePOS, bạn hãy liên hệ ngay hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form đăng ký dưới đây!
[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]
Một số chi phí khác khi mở cửa hàng cắt tóc, gội đầu
Trên đây là các chi phí cơ bản để mở tiệm tóc nhỏ, vừa, hoặc lớn. Tuy nhiên, những khoản tiền này chưa phải tất cả. Nhằm duy trì hoạt động của Salon, bạn cần lưu tâm một số chi phí khác như:
- Tiền thuế: Bạn cần đóng ít nhất ba loại thuế là lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Để tính toán chính xác, bạn phải có các sổ sách, bản kê khai ghi rõ thông tin tài chính của tiệm làm tóc. Tại Việt Nam, số tiền này không quá nhiều, nhưng ngay cả khi bạn chỉ mở tiệm tóc bình dân, hãy đảm bảo đóng thuế đầy đủ.
- Tiền dự trù: Khi tiệm tóc mới mở, chưa nhiều khách hàng, bạn phải có khoản dự trù để phòng rủi ro. Theo kinh nghiệm nhiều người, thì khoản dự trù thường chiếm khoảng 5% tổng ngân sách.
- Tiền duy trì hoạt động: Để duy trì tiệm tóc, bạn còn phải bỏ phí wifi, phí điện nước, phí dọn rác,… Hãy đảm bảo chu toàn hết tất cả các khoản này để không làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh nhé!
>> Xem thêm: Tìm hiểu từ A-Z mở Spa cần bao nhiêu vốn và cách tối ưu hiệu quả
Những quy định, thủ tục hành chính khi mở tiệm làm tóc nhỏ
Sau khi đã biết mở tiệm làm tóc nhỏ cần bao nhiêu vốn, bạn phải nghiên cứu về quy trình, thủ tục pháp luật cần thực hiện. Nếu không tuân thủ các quy định này, tiệm tóc của bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối, bị xử phạt và tạo danh tiếng xấu trong cộng đồng.
Một số thủ tục pháp lý cần thực hiện khi mở tiệm làm tóc nhỏ là:
- Đăng ký kinh doanh: Nếu thuê mặt bằng và nhân sự để kinh doanh thường xuyên, bạn phải đăng ký với cơ quan nhà nước. Mở tiệm làm tóc nhỏ thì có thể chọn hình thức hộ kinh doanh, còn tiệm lớn có thể đăng ký doanh nghiệp.
- Kê khai và nộp thuế môn bài: Khi chưa làm ra doanh thu thì bạn cũng phải nộp thuê môn bài theo quy định pháp luật. Ngoài ra, sau khi đã đi vào hoạt động, thì từ tháng đầu tiên bạn phải kê khai thuế.
- Các thủ tục khác theo luật: Tùy vào đặc điểm kinh doanh, chủ tiệm phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan. Chẳng hạn, các sản phẩm hóa học dùng trong tiệm phải qua kiểm duyệt của cơ quan nhà nước.
Kinh nghiệm mở quán tóc hiệu quả
Nếu bạn là người mới tập làm quản lý, việc tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước là rất quan trọng. Đặc biệt, đối tượng mở tiệm làm tóc nhỏ hiện nay lại thường là những bạn trẻ, có tay nghề về tạo mẫu tóc, nhưng chưa nhiều hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh, tài chính,…
Điều này có thể gây ra tình trạng thua lỗ, hoạt động không hiệu quả,… Dưới đây, bePOS sẽ “bật mí” một số kinh nghiệm mở quán tóc mà bạn nên biết ngay.
Tìm mặt bằng đẹp cho tiệm tóc
Mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định đến giá cả, cũng như hình ảnh của tiệm. Giả dụ, nếu muốn mở tiệm làm tóc nhỏ cho các bạn học sinh, sinh viên trẻ, bạn nên thuê mặt bằng ở gần trường đại học, khu dân cư, có thể trong hẻm ngõ để tiết kiệm chi phí.
Nếu mở salon tóc cho tệp trung niên, khách hàng thu nhập cao, bạn cần tìm những mặt bằng ở vị trí mặt đường, vỉa hè rộng rãi, nên có chỗ để xe ô tô. Ngoài ra, bạn tránh chọn mặt bằng ở đoạn đường nguy hiểm, nhiều tai nạn, hoặc quá bụi bẩn, ô nhiễm.
Chuẩn bị kế hoạch chi tiết về mặt tài chính
Sau bước định hướng, bạn phải cụ thể hóa hành động để đưa tầm nhìn vào hiện thực. Trước tiên, bạn phải tính toán nguồn vốn và chi phí bỏ ra để mở tiệm làm tóc nhỏ. Khi mở tiệm làm tóc nhỏ, số vốn còn ít, bạn cần tìm ra điều ưu tiên trong suốt quá trình. Ví dụ, nếu ưu tiên vào chất lượng dụng cụ làm tóc, bạn có thể cần cắt giảm bớt các chi phí như thuê mặt bằng, decor tiệm,…
Lên chiến lược xây dựng hình ảnh riêng cho tiệm tóc
Hiện nay, bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần quan tâm đến yếu tố Marketing, đặc biệt là Marketing trên nền tảng số. Hầu hết, các Salon tóc đều mong muốn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Tuy nhiên, để đây ấn tượng, mỗi nơi phải có sắc màu cá tính riêng.
Cũng lấy cùng ví dụ ở trên, nếu mở tiệm làm tóc nhỏ cho học sinh, sinh viên bạn nên cũng nên xây dựng hình ảnh Salon phù hợp với cá tính đó, thông qua cách decor, viết content trên Facebook,…
Chú trọng dịch vụ, thái độ của nhân viên
Mở tiệm làm tóc nhỏ cũng là bạn đang tham gia ngành dịch vụ, nên nhân sự là yếu tố cần đặc biệt quan tâm. Bởi lẽ, đây là những người sẽ trực tiếp tiếp xúc khách hàng, có thể tạo nên ấn tượng xấu hoặc tốt tùy thái độ phục vụ.
Với mỗi vị trí, bạn nên có bộ quy tắc ứng xử riêng, để nhân viên dễ dàng tuân thủ theo. Ví dụ, khi khách vào thì nhân viên chào đón thế nào, tuyệt đối tránh tình trạng khách đến mà không có người tiếp. Nhân viên làm tóc trong quá trình thực hiện dịch vụ cũng phải có thái độ đúng mực, biết cách xử lý khi bị phàn nàn.
Hợp tác mở tiệm tóc cho những người thiếu vốn
Mở tiệm làm tóc nhỏ tối thiểu phải có 1 thợ chính và từ 1 đến 2 thợ phụ. Tuy nhiên, điều này chỉ kéo dài trong thời gian hoạt động ban đầu, khi lượng khách chưa cao. Sau đó, hầu hết đều phải thuê thêm vài thợ chính mới đủ năng suất làm việc.
Nắm bắt điều này, nhiều bạn trẻ khi mở tiệm làm tóc nhỏ đã quyết định hợp tác với những người thợ tay nghề vững khác. Điều này vừa giúp mở rộng nguồn vốn, vừa tận dụng mối quan hệ của cả hai để tăng doanh thu.
Ngoài ra, nếu không có điều kiện hợp tác, bạn có thể tham khảo gói bePOS đang hợp tác triển khai với nhiều ngân hàng lớn như MSB, Vietcombank, KBank, VPBank,… Những gói vay này được thiết kế phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với lãi suất ưu đãi chỉ từ 1,5%/tháng với vay tín chấp, 9%, năm với vay thế chấp, hạn mức lớn từ 1,6 tỷ – 7 tỷ đồng. Để biết thêm chi tiết, bạn hãy điền vào form tại đây nhé!
Như vậy, bePOS đã giúp bạn tìm hiểu từ A-Z về quá trình mở tiệm làm tóc nhỏ, cũng như trả lời câu hỏi mở tiệm tóc cần bao nhiêu tiền. Để tiếp tục theo dõi những kiến thức thú vị về giải pháp kinh doanh thời kỳ 4.0, bạn hãy tiếp tục theo dõi website của bePOS nhé!
FAQ
Tôi nên mua máy tính tiền cho tiệm làm tóc hay mua phần mềm quản lý bán hàng?
Máy tính tiền chỉ có chức năng rất hạn chế. Đó là tính tiền thanh toán của khách hàng và in hóa đơn. Trong khi đó, phần mềm quản lý bán hàng có nhiều tính năng tích hợp như thanh toán tiền, lưu trữ thông tin, quản lý doanh thu, phân quyền cho nhân viên, Marketing,… Điều này giảm bớt rất nhiều chi phí phát sinh và thời gian vận hành khi bạn mở tiệm làm tóc nhỏ.
Do mọi thông tin được ghi trên nền tảng số, không có sổ sách vật lý, nên nếu phần mềm lỗi, tôi có bị mất hết dữ liệu không?
Đúng là bạn có thể bị đánh cắp dữ liệu, mất dữ liệu. Tuy nhiên, điều này hầu như chỉ xảy ra ở những phần mềm quản lý bán hàng kém chất lượng. Với bePOS, chất lượng phần mềm đã được kiểm chứng qua nhiều năm, với nhiều đối tác khác nhau.
Ngoài ra, ngay cả với những chủ kinh doanh mở tiệm làm tóc nhỏ, chúng tôi luôn có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật 24/7, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Follow bePOS: