Trang chủBlogs Spa - Beauty SalonMở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn? Tổng hợp kinh nghiệm từ A-Z

Mở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn? Tổng hợp kinh nghiệm từ A-Z

Tháng bảy 07, 2023
Thu Hằng
806 Đã xem

Kinh doanh Spa làm đẹp, tiệm nail đang là lĩnh vực thịnh hành trong vài năm trở lại đây. Trong đó, tiệm nail quy mô nhỏ là phổ biến nhất, bởi không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu tư như các mô hình spa, thẩm mỹ viện khác. Vậy mở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn, nên chuẩn bị như thế nào? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu từ A – Z vốn mở tiệm nail nhỏ, cũng như một số kinh nghiệm kinh doanh thành công nhé!

Xu hướng mở tiệm nail hiện nay

Mở tiệm nail nhỏ đang là xu hướng kinh doanh của rất nhiều người trẻ tại Việt Nam. Trước kia, hoạt động làm nail thường được kết hợp cùng dịch vụ gội đầu, massage bình dân. Số lượng tiệm nail có trình độ chuyên môn hóa, được đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ là không nhiều.

Trong vài năm trở lại đây, nail đã trở thành cơn sốt, bởi nhu cầu làm đẹp của người Việt ngày càng tăng cao. Những tiệm nail mở ra, dù là quy mô lớn hay nhỏ, đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại, thiết kế bắt mắt, cùng đội ngũ nhân sự có tay nghề đào tạo bài bản.  

mo-tiem-nail-nho-duoc-nhieu-nguoi-chon
Mở tiệm nail nhỏ là ý tưởng kinh doanh đang được nhiều người chọn

Không giống như các spa, thẩm mỹ viện lớn, chi phí mở tiệm nail nhỏ không quá lớn. Nhiều thợ nail lành nghề, sau một thời gian tích vốn, có thể hoàn toàn tự mở tiệm để làm chủ. Ngoài ra, thời gian học nghề nail khá ngắn, khóa cấp tốc chỉ 3 tháng, khóa chuyên sâu là khoảng 6 tháng, sau đó có thể bắt tay vào làm việc ngay.

Mở tiệm nail nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng là yếu tố quan trọng mà nhiều người phải lưu tâm đầu tiên. Số tiền cụ thể sẽ phụ thuộc vào địa điểm, diện tích mặt bằng, cũng như một vài yếu tố khác. Chẳng hạn, nếu bạn mở tiệm nail nhỏ ở quê, thì phí thuê mặt bằng có thể rơi vào khoảng 5 đến 7 triệu đồng.

chi-phi-thue-mat-bang-mo-tiem-nail-nho
Chi phí thuê mặt bằng mở tiệm nail nhỏ phụ thuộc vào vị trí, diện tích

Ở thành phố, với những mặt bằng ở vị trí đẹp, bạn phải trả từ 20 đến 30 triệu đồng trở lên. Trường hợp thuê nhà trong ngõ, ô tô có thể đi vào thì giá thuê là trên dưới 15 triệu. Nếu ngõ vẫn rộng rãi, nhưng ô tô không thể đi vào, thì giá thuê sẽ khoảng trên dưới 7 triệu đồng. 

Chi phí thiết kế, nội thất

Sau khi thuê mặt bằng, bước tiếp theo là bạn phải cải tạo và thiết kế nội thất. Đây là khâu vô cùng quan trọng, vì nail thuộc nhóm ngành làm đẹp, nên khách hàng rất chú tâm đến tính thẩm mỹ. 

Trường hợp bạn thuê được mặt bằng đẹp, chỉ cần chỉnh sửa đôi chút, thì số tiền cần bỏ ra là khoảng vài triệu. Trường hợp phải thiết kế lại từ đầu, bạn sẽ cần đến đội ngũ kiến trúc sư chuyên nghiệp, đơn giá tham khảo là từ 200 đến 300 nghìn đồng/m2.

co-the-thue-don-vi-thiet-ke-mo-tiem-nail-nho
Có thể thuê đơn vị thiết kế chuyên nghiệp để mở tiệm nail nhỏ

>> Xem thêm: Tổng hợp 50+ mẫu thiết kế tiệm nail đẹp ở Mỹ bạn nên tham khảo

Chi phí mua thiết bị, dụng cụ nail

Trang thiết bị là một trong những khoản chiếm nhiều ngân sách nhất khi mở tiệm nail nhỏ. Những thiết bị này bao gồm đèn chiếu sáng, bàn ghế chờ, ghế ngồi làm nail, gương, quầy thu ngân, kệ để sơn móng tay, xe đẩy đồ nghề… Tổng số tiền chi trả cho trang thiết bị có thể rơi vào khoảng 20 – 60 triệu đồng. 

Chi phí hóa chất và vật liệu làm nail

Dù là mở tiệm nail nhỏ hay lớn, thì đây chắc chắn là nội dung bạn không thể bỏ qua, cụ thể như sau:

  • Đèn sấy LED, đèn UV làm khô móng.
  • Các dụng cụ vệ sinh cho móng tay như kềm cắt móng tay, bàn chải móng, dũa móng, kềm cắt da, que gỗ, cây đẩy da, bát chậu ngâm móng,…
  • Các dụng cụ để vẽ móng như cọ râu dài, cọ bản xéo, bút tẩy sơn lem,… 
  • Các loại sơn móng tay có đủ màu, đủ dạng từ bóng cho đến lỳ,…
  • Các vật liệu để trang trí nail khác như hạt cườm, giấy foil, kim tuyến, móng giả, bột tráng gương, băng dán,…
mua-dung-cu-mo-tiem-nail-nho
Mua các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết để mở tiệm nail nhỏ

Chi phí mở tiệm nail nhỏ cho những khoản này sẽ phụ thuộc vào việc bạn kinh doanh những dịch vụ nào, dao động từ 15 đến 30 triệu đồng hoặc hơn. Ví dụ, nếu chỉ sơn móng và trang trí đơn giản, bạn sẽ không cần mua quá nhiều dụng cụ, vật liệu trang trí như những tiệm cung cấp đa dạng mẫu nail.

Chi phí quảng cáo và marketing

Marketing, quảng cáo là hoạt động quan trọng không thể thiếu với bất cứ mô hình kinh doanh nào, ngay cả tiệm nail. Trước tiên bạn phải làm biển hiệu ở cửa hàng để thu hút người nhìn, giá khoảng 6 đến 14 triệu đồng.

Trước đó, bạn có thể thuê các phòng marketing ngoài xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho Spa, giá dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/gói. Sau đó, bạn cũng có thể thuê các đơn vị này triển khai hoạt động marketing online như quản lý fanpage Facebook, Instagram, hoặc tự tuyển 1 – 3 nhân viên nội bộ đối với tiệm nail nhỏ. 

day-manh-quang-ba-online-tiem-nail-nho
Đẩy mạnh quảng bá online là bước quan trọng khi mở tiệm nail nhỏ

Chi phí nhân sự

Mở tiệm nail nhỏ thì bạn nên định lượng nhân viên theo lượng khách, tăng dần số lượng theo nhu cầu kinh doanh. Với thợ nail, mức lương bạn phải trả là từ 5 đến 10 triệu đồng/người, tùy kinh nghiệm và trình độ chuyên môn.

Những tiệm nail nhỏ cũng không đòi hỏi số lượng nhân viên lớn, hầu như chỉ cần thuê thợ nail. Bạn có thể phân công thợ nail làm thêm một số nhiệm vụ nhẹ nhàng khác như tiếp đón khách, thu ngân,… 

thue-nhan-su-co-tay-nghe-tot
Thuê nhân sự có tay nghề tốt, thái độ phục vụ chuyên nghiệp

Công việc kế toán có thể do chủ kinh doanh tự thực hiện trên phần mềm hỗ trợ, hoặc thuê phòng kế toán ngoài khi cần. Về nhân viên Marketing nội bộ, bạn có thể phải trả từ 5 – 7 triệu đồng/người, đối với nhân viên part time thì khoảng 2,5 – 3 triệu đồng/người.

Chi phí khác

Ngoài ra, bạn còn cần chuẩn bị vốn để chi trả cho những mục đích khác, cụ thể:

  • Tiền điện, nước, wifi, tiền rác, tiền camera để duy trì hoạt động hàng ngày của tiệm nail, có thể rơi vào khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Tiện dự trù, tránh rủi ro khi mở tiệm spa nhỏ giai đoạn đầu chưa nhiều khách, có thể chiếm khoảng 5% – 10% ngân sách.
  • Các loại thuế, chi phí pháp lý như lệ phí đăng ký kinh doanh.
  • Tiền mua phần mềm quản lý tiệm nail nếu có.

Các chi phí trên cũng sẽ phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động kinh doanh của từng tiệm, tuy nhiên thường không chiếm quá nhiều. Tóm lại, để mở một tiệm nail nhỏ, bạn có thể phải bỏ ra từ 100 đến 200 triệu. 

tong-chi-phi-von-mo-tiem-nail-nho
Cần ước lượng tổng chi phí vốn mở tiệm nail nhỏ để chuẩn bị

Kinh nghiệm mở tiệm nail nhỏ từ A-Z

Nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên khi bạn muốn mở tiệm nail nhỏ. Ở góc độ lớn, bạn nên tìm hiểu xem ngành Nails đang phát triển như thế nào, tìm hiểu thêm các yếu tố xã hội, kinh tế, luật pháp.

Tiếp đó, bạn đi nghiên cứu các đối thủ trong cùng lĩnh vực và ở trong khu vực. Ví dụ, ở thành phố bạn có những tiệm nail nào, đang kinh doanh những dịch vụ gì, ưu nhược điểm ra sao. Khách hàng tại đây thích những mẫu nail nào nhất, cách họ chọn tiệm nail là gì,… 

nghien-cuu-doi-thu-mo-tiem-nail
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trước khi quyết định mở tiệm nail

Sau khi đã có đầy đủ thông tin, bạn bắt đầu lập bảng kế hoạch mở tiệm nail nhỏ. Bảng này có thể bao gồm tóm tắt nghiên cứu đối thủ, vẽ chân dung khách hàng, định hướng phát triển tiệm nail, kế hoạch phân bổ tài chính, kế hoạch nhân sự,… 

>> Xem thêm: Video hướng dẫn 5 bước xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu 

Lựa chọn mặt bằng

Sau khi đã có kế hoạch kinh doanh, bạn tìm mặt bằng để mở tiệm nail nhỏ. Mặt bằng tiệm nail nhỏ thì không yêu cầu quá rộng, có thể chỉ rơi vào khoảng 25 đến 30m2. Để chọn mặt bằng phù hợp, thì bạn cần dựa vào nhu cầu kinh doanh và khách hàng mục tiêu. 

Ví dụ, nếu bạn mở tiệm nail nhỏ giá bình dân, phục vụ tệp khách thu nhập trung bình, thì không cần thuê mặt bằng đẹp khu vực đắc địa. Tuy nhiên, dù thế nào thì vị trí vẫn phải đáp ứng một số điều kiện như dễ tìm, thuận tiện đi lại, nên có chỗ để xe. 

mat-bang-mo-tiem-nail-can-dap-ung-tieu-chi
Mặt bằng mở tiệm nail nên đảm bảo tiêu chí dễ tìm, dễ đi lại

Thiết kế, trang trí tiệm nail đẹp

Như đã nói, mở tiệm nail nhỏ thì bạn cũng nên chú ý đến tính thẩm mỹ. Bạn có thể không cần đổ quá nhiều vốn để thiết kế quán, mà hãy bắt đầu từ việc sắp xếp, bài trí sao cho thật gọn gàng, sạch sẽ và hài hòa. 

Là một cơ sở làm đẹp, chắc chắn bạn không muốn tiệm nail của mình bừa bãi, lộn xộn, bẩn thỉu, khiến khách hàng không muốn quay lại lần hai. Ngoài ra, khi trang trí, bạn nên đảm bảo sự đồng nhất trong phong cách hướng đến, tránh tình trạng không ăn nhập.

thiet-ke-tiem-nail-mang-tinh-tham-my-cao
Thiết kế tiệm nail mang tính thẩm mỹ cao để thu hút khách hàng

Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ làm nail

Nếu là thợ nail lành nghề, chắc chắn bạn sẽ có am hiểu về những loại dụng cụ nào tốt và giá thị trường là khoảng bao nhiêu. Một số thiết bị cơ bản cần có để mở tiệm nail nhỏ là:

  • Bộ dụng cụ vệ sinh móng: Bát ngâm tay, kềm nhặt da, giấy lau gel sơn, bông cotton, các dụng cụ bảo hộ móng,…
  • Bộ dụng cụ vẽ móng: Chổi vẽ móng các loại, sơn móng tay, móng giả, băng dán, đèn led, máy mài móng, dưỡng móng,…
  • Bộ dụng cụ trang trí móng: Giấy dán trang trí, hạt cườm, kim tuyến, bột tráng gương cho móng,…
  • Các trang thiết bị khác để thực hiện dịch vụ: Gương, ghế ngồi, bàn chờ cho khách, ghế kê chân làm nail,…

Tuy nhiên, do ít kinh nghiệm quản lý, nhiều người không biết lên kế hoạch mua hàng sao cho hợp lý. Bạn chỉ nên mua thiết bị phù hợp nhu cầu kinh doanh, không quá lớn gây lãng phí, không quá nhỏ làm ảnh hưởng dịch vụ. Đối với các hóa chất thì phải kiểm tra tem mác vào bảo quản đúng cách. 

len-ke-hoach-mua-hang-mo-tiem-nail-nho
Cần lên kế hoạch mua hàng để mở tiệm nail nhỏ hiệu quả

>> Xem thêm: Tất tần tật về vật dụng nail chủ tiệm không thể thiếu

Tuyển dụng, lên kế hoạch đào tạo nhân sự

Nhân sự là yếu tố không thể bỏ qua khi mở tiệm nail nhỏ, vì đây sẽ là những người trực tiếp thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Bạn nên tuyển thợ làm nail đã có bằng cấp và kinh nghiệm hành nghề để cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp. Nếu tiệm chưa có nhiều việc, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê nhân viên học việc, vừa học vừa làm.

Trong quá trình làm việc, bạn cũng nên có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề nhân sự. Lý do là bởi, làm đẹp là lĩnh vực có tốc độ thay đổi khá nhanh. Nếu không chịu cập nhật, chắc chắn bạn sẽ bị lạc hậu so với đối thủ và đánh mất khách hàng.

dao-tao-nang-cao-tay-nghe-cho-tho-nail-cua-tiem
Có kế hoạch đào tạo, nâng cao tay nghề cho thợ nail của tiệm

Marketing, truyền thông cho tiệm nail

Marketing online là lĩnh vực bạn nên đặc biệt để tâm nếu muốn mở tiệm nail nhỏ thành công. Một số mạng xã hội phổ biến để quảng bá tiệm nail hiện nay là Facebook, Instagram, TikTok. Bạn có thể xây dựng hình ảnh tiệm nail trên mạng bằng cách đăng những mẫu nails thật bắt mắt, thu hút người xem, đặc biệt là tệp khách hàng trẻ.

Ở giai đoạn đầu, bạn cần tìm cách tạo sự nhận biết của khách hàng với tiệm nail, có thể sử dụng kỹ thuật chạy Facebook Ads, Instagram Ads để tăng sự hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê KOL review quảng cáo tiệm nail, nhưng tốt nhất nên đảm bảo nội dung hữu ích và chân thực, tránh gây cảm giác lừa dối khách hàng. 

thiet-ke-quang-ba-tiem-nail
Thiết kế các hình ảnh đẹp để triển khai quảng bá cho tiệm nail

Vận hành và quản lý tiệm nail

Mở tiệm nail nhỏ hay lớn thì khối lượng công việc mà người chủ phải đảm nhận là không hề ít. Bạn phải tìm hiểu ngay cả những lĩnh vực không phải chuyên môn của mình, như kế toán, mua hàng, quản lý kho, tổ chức nhân sự,… 

Với những người ít kinh nghiệm, thì đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, có thể phải mắc nhiều sai lầm trước khi thành công. Để giảm thiểu những rủi ro trong cách vận hành, nhiều người chủ đã nhờ đến phần mềm quản lý tiệm nail.

chu-tiem-nail-rat-nhieu-nhiem-vu
Chủ tiệm nail phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, dễ xảy ra sai sót

Để hiểu rõ hơn phần mềm quản lý tiệm nail là gì, bạn hãy tham khảo bePOS – Siêu App bán hàng uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay. Với bePOS, chủ tiệm nail sẽ được trải nghiệm những tính năng sau:

  • Đặt lịch hẹn làm nail online trên beConnect, nhân viên dễ dàng quản lý, kiểm tra, cập nhật tình trạng lịch hẹn, tránh bỏ sót thông tin.
  • Thanh toán nhanh bằng công nghệ Share Bill in hóa đơn online, khách hàng không cần chờ lâu.
  • Ghi nhận thông tin xuất nhập tồn của kho nguyên vật liệu làm nail, tránh tình trạng thất thoát, hàng hết hạn, hoặc hết hàng mà không kịp mua. 
  • Lên báo cáo tài chính, ghi chép doanh thu và biểu đồ hóa để chủ tiệm dễ đánh giá.
  • Phân quyền, chấm công, tính hoa hồng, tính lương nhân viên tiệm nail.
  • Ghi nhận thông tin khách hàng để lên kế hoạch marketing, chăm sóc khách hàng thân thiết.
sieu-app-quan-ly-ban-hang-bepos-nhieu-tinh-nang-vuot-troi
Siêu App quản lý bán hàng bePOS có nhiều tính năng vượt trội

Đặc biệt, những người mới mở tiệm nail nhỏ có thể sử dụng Gói Khởi Nghiệp MIỄN PHÍ TRỌN ĐỜI, đảm bảo những tính năng cơ bản, quan trọng nhất. Để được tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ ngay đến hotline 0247 771 6889 hoặc điền vào form này nhé!

[maxbutton id=”1″ url=”https://share.hsforms.com/1yZjSIRZIRquFzw37r9TTgA2n1gz” text=”DÙNG THỬ MIỄN PHÍ” ]

Một số lưu ý khi mở tiệm nail nhỏ

Mở tiệm nail nhỏ là mô hình kinh doanh dịch vụ làm đẹp đơn giản hơn khá nhiều so với các quy mô lớn khác như Spa, thẩm mỹ viện,… Tuy nhiên, đạt thành công là điều không hề dễ dàng, bạn cần chú ý một số điểm sau:

  • Đồng nhất trong hình ảnh thương hiệu: Xu hướng hiện nay là người dùng thích những thương hiệu có cá tính riêng. Ví dụ, tiệm nail của bạn phong cách thiên nhiên, thư giãn, nhẹ nhàng, thì cũng nên đồng nhất hình ảnh thiết kế và hình ảnh trên fanpage. 
  • Đề cao tính thẩm mỹ: Mở tiệm nail nhỏ cũng là việc bạn đang đi làm đẹp cho mọi người. Nếu hình ảnh xây dựng nên quá cẩu thả, thiếu tinh tế, liệu khách hàng có tin tưởng gu thẩm mỹ của bạn hay không? 
  • Cập nhật xu hướng: Như đã nói ở trên, làm đẹp là lĩnh vực có tốc độ thay đổi khá nhanh. Bạn nên biết cách cập nhật những trend mới nhất và thêm vào menu dịch vụ của mình. Đặc biệt, nếu đi trước đối thủ, bạn có thể thu hút thêm rất nhiều khách mới. 
  • Không bỏ quên vấn đề pháp lý: Việc bỏ quên yếu tố pháp lý đem lại nhiều hậu quả tai hại, làm giảm mức độ uy tín trong mắt khách hàng. Vì vậy, trước khi mở tiệm nail nhỏ, bạn phải đăng ký kinh doanh đúng thủ tục và đáp ứng tất cả yêu cầu đặt ra với ngành này. 
mot-vai-luu-y-mo-tiem-nail-thanh-cong
Một vài lưu ý mở tiệm nail nhỏ thành công

Trên đây, bePOS đã tổng hợp tất cả những kinh nghiệm quan trọng nhất để mở tiệm nail nhỏ hiệu quả. Spa, thẩm mỹ viện, làm nail đang là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn, độ cạnh tranh cao. Vì vậy, muốn đạt thành công, bạn phải trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết và không ngừng học hỏi. 

FAQ

Mở tiệm nail nhỏ có cần chứng chỉ hành nghề hay không?

Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm khi tìm hiểu quy trình mở tiệm nail nhỏ. Theo quy định luật pháp, các chủ tiệm nail phải có Chứng chỉ hành nghề thì mới đảm bảo chất lượng dịch vụ. Điều này quy định cho mọi tiệm nail, bất kể quy mô nhỏ hay lớn, nên bạn phải tuân thủ chính xác.

Có nên mở tiệm nail nhỏ ở nông thôn không?

Không có đáp án chính xác cho câu hỏi này, mà phụ thuộc vào điều kiện và định hướng của bạn. Ưu điểm của việc mở tiệm nail nhỏ ở nông thôn là chi phí vốn thấp, có thể tận dụng đất sẵn có của gia đình. Nhược điểm là lợi nhuận không cao, ít cơ hội phát triển hơn trên thành phố do nhu cầu làm nail ở đây còn thấp. 

Nếu bạn không có nhiều vốn, muốn phục vụ tệp khách hàng thu nhập thấp, thì mở tiệm nail ở quê là lựa chọn nên tham khảo. Cũng là mở tiệm nail nhỏ, nhưng theo phong cách hiện đại, trẻ trung, hướng đến giới trẻ, thì môi trường thành phố sẽ là lựa chọn hợp lý hơn.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/mo-tiem-nail-nho/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]