Đối với mọi kế hoạch tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là công việc có vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến toàn bộ kết quả của chiến dịch. Do đó, bạn cần thực sự hiểu rõ, hiểu chính xác về quá trình này. Trong nội dung bài viết dưới đây, bePOS sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật về cách nghiên cứu và lựa chọn từ khóa hiệu quả.
Hiểu chính xác về nghiên cứu từ khóa
Trước hết, từ khóa (keyword) là từ hoặc cụm từ ngắn gọn, súc tích và tiệm cận với những nhu cầu, mong muốn thực sự của người dùng, còn gọi là “insight” khách hàng. Vì thế, chúng ta đều dễ nhận thấy rằng, việc nghiên cứu, lựa chọn từ khóa hợp lý sẽ giúp chiến dịch SEO tiếp cận chính xác và khai thác hiệu quả hơn nhóm đối tượng mục tiêu. Từ đó, về cả mặt thời gian, chi phí quảng cáo, truyền thông hay công sức thực hiện đều được giảm tải đáng kể.
Nhưng trên thực tế, rất nhiều website đang sử dụng những bộ từ khóa chưa thực sự phù hợp. Hệ quả tất yếu là kết quả thu về chưa được tối ưu dù đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để chạy SEO. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới điều này. Trong đó, cơ bản nhất là việc người thực hiện Search Engine Optimization chưa hiểu rõ và đầy đủ bản chất của việc nghiên cứu cũng như tìm từ khóa SEO.
Nghiên cứu từ khóa
Trước khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, bạn cần nắm chắc những vấn đề sau:
Mỗi từ khóa đều chứa đựng một ý định, mong muốn tìm kiếm
Cùng một sản phẩm, mỗi khách hàng sẽ có những ý định tìm kiếm khác nhau như: tìm hiểu thông tin, so sánh phân tích, mua bán,… Vì thế, keyword không chỉ là sự đề cập tới đối tượng mà còn chỉ ra mong muốn của người tìm kiếm.
Điều này đồng nghĩa, khi chọn lựa đúng các từ khóa chứa ý định xoay quanh sản phẩm, dịch vụ, bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Ví dụ, nếu kinh doanh điện thoại Xiaomi, từ khóa nên tập trung là “mua điện thoại Xiaomi”, “mua điện thoại Xiaomi giá rẻ” thay vì “thương hiệu Xiaomi của nước nào”.
Tất nhiên, chúng ta cần kết hợp chúng với nhau nhưng nên nhớ việc phân bổ cần có sự cân đối và trọng tâm là từ khóa chứa ý định tìm kiếm của người truy cập và có tỷ lệ chuyển đổi tốt. Để tìm từ khóa SEO được chính xác như vậy, bạn nên đặt mình vào vị trí của khách hàng thay vì chỉ cố gắng kiến thiết một “đội quân” keyword quanh lĩnh vực mình kinh doanh.
Từ khóa thể hiện ý định tìm kiếm của khách hàng
Không được bỏ qua Keyword Modifier (Cấu trúc từ khóa)
Không ít các SEO Agency đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về từ khóa và cách thức tối ưu chúng. Họ nhận ra rằng: Mọi từ khóa đều có chung một cấu trúc. Cụ thể, chúng được thể hiện qua sơ đồ phân tích từ khóa – Keyword Modifier.
Theo đó, một từ khóa sẽ bao gồm 2 thành phần cơ bản:
- Phần Head (phần gốc): phần này còn được gọi là Seed Keyword (từ khóa hạt giống), là từ chính, tập trung diễn đạt toàn bộ tiêu điểm/ đối tượng tìm kiếm của người truy cập web.
- Phần Modifier (phần bổ nghĩa): Modifier của từ khóa đóng vai trò bổ nghĩa, làm sáng tỏ hơn Head. Vì thế, khi thay đổi chúng bằng những từ/cụm từ khác, ý nghĩa tổng quan của keyword vẫn được giữ nguyên nhưng ý định của khách hàng sẽ thay đổi rõ rệt.
Ví dụ, với từ khóa “Giày bóng rổ chính hãng” thì phần Head là “Giày bóng rổ” và Modifier là “chính hãng”.
Nếu bạn thay “chính hãng” bằng “Nike” thì rõ ràng, ý định tìm kiếm sẽ cụ thể hơn, gồm cả thương hiệu và tính “Legit”, mặc dù đều xoay quanh sản phẩm giày trong bộ môn bóng rổ.
Cấu trúc từ khóa
Search Intent và Modifier Keyword có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
“Search Intent” hay User Intent (hoặc Keyword Intent) là ý định, mục tiêu cuối cùng của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm từ khóa. Trong khi ấy, “Modifier Keyword” lại là phần bổ trợ, giúp làm rõ từ khóa. Vì vậy, đây là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo đó, Modifier Keyword sẽ được chia thành từng nhóm riêng biệt và phù hợp với mục đích tìm kiếm tương ứng.
Ví dụ, với Head “giày bóng rổ”, nếu mục đích tìm kiếm là thu thập thông tin thì ta có từ khóa “cách chọn giày bóng rổ”, “giày bóng rổ cho PG”,… Nếu mục đích tìm kiếm là mua sản phẩm thì từ khóa có thể là “nơi mua giày bóng rổ uy tín”, “mua giày bóng rổ uy tín”,…
Nếu như vận dụng tốt việc khai này cũng như hiểu rõ ý định của khách hàng, bạn sẽ tối ưu được content phù hợp nhất với “insight” và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi của website.
Lựa chọn từ khóa thông qua ý định tìm kiếm
>> Xem thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT CONTENT MARKETING THU HÚT VỚI 11 CHIẾN THUẬT ĐỘT PHÁ
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa từ A tới Z
Xác định lĩnh vực chiến dịch SEO đang hướng tới
Đây là công đoạn đầu tiên khi bạn triển khai bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Việc xác định đúng lĩnh vực sẽ giúp các bước kế tiếp được thực hiện mạch lạc, thống nhất và tối ưu hiệu quả.
Ở đây, bạn cần tập trung vào đối tượng khách hàng muốn hướng đến để chọn ra những từ khóa tiềm năng, dễ “leo hạng” cũng như đáp ứng tốt nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
Nên nhớ, hai nội dung này cần đồng hành với nhau. Bởi lẽ, nếu từ khóa được đứng top đầu tìm kiếm Google nhưng không tạo ra đơn hàng, doanh thu thì đó là “SEO rỗng”. Và ngược lại, chạm được insight nhưng thứ hạng tìm kiếm quá thấp, lượng traffic và khả năng tiếp cận người tiêu dùng sẽ gần như bằng 0.
Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa từ A tới Z
Xác định từ khóa gốc (Parent Keyword)
Dù bạn đang nghiên cứu từ khóa Google, Bing hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào thì từ khóa gốc (Parent Keyword) đều không thể thiếu. Đây là những keyword chất lượng nhất về cả SEO lẫn giá trị chuyển đổi thành đơn, được xác định từ việc phân tích đồng thời lĩnh vực, sản phẩm và khách hàng tiềm năng.
Ví dụ, bạn kinh doanh điện thoại Xiaomi tại Hà Nội thì các Parent Keyword không nên bỏ qua gồm: mua điện thoại Xiaomi Hà Nội, mua điện thoại Xiaomi uy tín tại Hà Nội, điện thoại Xiaomi chất lượng nhất Hà Nội,…
Khi đã có danh sách từ khóa gốc, hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa SEO như Ahrefs, SEMrush, Google suggestion, Kwfinder,… để truy tìm thêm nhiều từ khóa liên quan, mở rộng phạm vi tiếp cận người dùng.
Kiểm tra và đánh giá độ khó của từ khóa, bộ từ khóa
Kiểm tra và đánh giá độ khó của từ khóa, bộ từ khóa (Keyword Difficulty) là hoạt động xem xét, phân tích chỉ số về khả năng lên top cao của từ khóa trên kết quả truy vấn của công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Keyword Difficulty (KD) phụ thuộc vào yếu tố như lĩnh vực SEO, lượng tìm kiếm của từ khóa và có sự khác nhau giữa mỗi công cụ hỗ trợ Search Engine Optimization.
Thông thường, những keyword ngắn, có tính bao quát thì độ khó càng cao; từ khóa dài (Long-tail keyword) với đặc điểm chứa tối thiểu 3 từ, nội dung cụ thể, chi tiết thì độ khó và khả năng cạnh tranh khiêm tốn hơn.
Đánh giá độ khó từ khóa
Với Ahrefs, cách tính KD thông qua việc lấy số lượng tên miền (Domain) trung bình trỏ đến top 10 website hiện tại; sau đó xếp hạng từ khóa được xét và chấm trên thang điểm từ 0 đến 100. Với SEMrush, cách tính không như vậy.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng chỉ số Keyword Difficulty không phải là tuyệt đối. Vì vậy, bạn chỉ nên đánh giá độ khó từ khóa dưới góc độ tham khảo và hỗ trợ phân tích. Dẫu vậy, đây vẫn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu từ khóa SEO.
Phân nhóm từ khóa theo những tiêu chí cụ thể
Tất nhiên, bạn có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác nhau để sắp xếp bộ từ khóa thành các nhóm hợp lý. Tuy nhiên, một cách phân loại bạn nên tham khảo đó là phân loại từ khóa theo phễu mua hàng. Theo cách này, chúng ta có thể chia từ khóa thành:
- Buyer Keyword: những cụm từ mà khi sử dụng khi tìm kiếm sản phẩm hay dịch vụ, người dùng đã tỏ rõ ý định mua hàng, thậm chí là biết mình mua gì, mua ở đâu.
- Information Keyword: những cụm từ chứa các thông tin liên quan tới sản phẩm, dịch vụ như mẹo, bí quyết,… và người dùng đơn thuần tìm kiếm để biết mà chưa có ý định chuyển đổi.
Phân nhóm từ khóa theo những tiêu chí cụ thể
- Tire Kicker Keyword: là những lượt tìm kiếm không thể tạo ra khả năng chuyển đổi tức thì, thường chứa các “từ dấu hiệu” như free, torrent, for free,…
- Navigational Keyword: là những từ khóa chỉ đích danh thương hiệu liên quan tới một sản phẩm, dịch vụ nào đó. Ví dụ: “Instagram”, “Nike”,…
Khi tìm từ khóa SEO này, người truy cập thường đã biết mục tiêu và đích đến là đâu.
Các bước nghiên cứu từ khóa chi tiết dành cho newbie
Trong phần hướng dẫn nghiên cứu từ khóa này, chúng ta sẽ sử dụng công cụ Ahrefs và thực hiện các bước như sau:
- Bước 1: Truy cập Ahrefs và nhập từ khóa gốc vào thanh “Keyword Explorer”.
- Bước 2: Chọn “Matching terms”, sau đó chọn “Phrase match” và “Export” để xuất ra danh sách keyword.
- Bước 3: Sau khi xuất ra danh sách từ khóa, hãy mở file và giữ lại các cột “Keywords”, cột “Volume”. Đồng thời, hãy thêm 3 cột mới: Phân loại, chuyển đổi và funnel.
- Bước 4: Thực hiện phân loại bộ từ khóa dựa trên Modifier Keyword.
- Bước 5: Copy – paste toàn bộ các từ khoá vừa phân loại vào trong thanh tìm kiếm “Keyword Explorer” để tiếp tục nghiên cứu từ khóa SEO theo nhu cầu.
Một số tips để nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn
Cùng với hướng dẫn nghiên cứu từ khóa bên trên, bạn cũng cần biết thêm một số tips để có cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn. Đó là:
- Kiểm tra và theo dõi danh sách từ khóa đã xếp hạng
Về cơ bản, đây là công đoạn bạn nhìn lại những kết quả SEO đã thực hiện để biết mình đã làm được gì, chưa làm được gì và tiếp tục hoàn thiện chiến dịch trong tương lai. Việc nắm bắt được lưu lượng những từ khóa đã xếp hạng còn giúp chúng ta nhận định được phần nào xu hướng tìm kiếm của người tiêu dùng và tối ưu hóa các chiến dịch SEO kế tiếp.
Kiểm tra hiệu quả SEO từ khóa
- Tham khảo từ đối thủ cạnh tranh
Một trong những cách nghiên cứu từ khóa mang lại hiệu quả nhiều hơn là phân tích chính đối thủ cạnh tranh. Ngoài việc tìm ra được những keyword tìm năng, bạn còn có thể khai thác được những ưu điểm mà đối thủ của mình đạt được, vận dụng chúng linh hoạt để tối ưu hóa SEO.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO và nghiên cứu bộ từ khóa
Hiện nay, có nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí như: Google Keyword Planner, Google Trend,… hay một số trả phí như Ahref, LSI Graph,… Tùy vào nhu cầu và ngân sách, bạn có thể lựa chọn những công cụ phù hợp giúp quá trình SEO đạt hiệu quả cao hơn và tối ưu được thời gian, nguồn lực.
>> Xem thêm: BLOG LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN CÁCH TẠO BLOG CHUYÊN NGHIỆP
Trên đây là kinh nghiệm nghiên cứu từ khóa từ A-Z mà các SEOer không thể bỏ qua. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để áp dụng trong thực tế. Chúc các bạn thực hiện thành công và đạt hiệu quả tốt nhất!
FAQ
Tại sao cần nghiên cứu keyword?
Việc nghiên cứu, xây dựng từ khóa có vai trò quan trọng và không nên bỏ qua, vì:
- Giúp tiếp cận chính xác hơn khách hàng, nhất là khách hàng mục tiêu.
- Giúp tối ưu hóa thời gian, chi phí SEO.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của website, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng.
Những công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí nào nên dùng?
Hiện nay, có rất nhiều công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí trên thị trường. Trong đó không nên bỏ qua những cái tên như Google Keyword Planner, Google Trend, Google search box, Ahrefs,…
Follow bePOS: