Chúng ta thường nghe thấy nhiều những cụm từ như PR cá nhân, PR Facebook,… nhưng thực chất vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ khái niệm này. Vậy PR là gì và cách áp dụng công cụ này thế nào, hãy cùng bePOS tìm hiểu khái niệm này trong bài viết dưới đây.
PR là gì? Ví dụ về quan hệ công chúng
PR là gì? PR là viết tắt của cụm từ “Public Relations” có nghĩa là quan hệ công chúng. Đây là công cụ không thể thiếu trong Marketing. PR giúp một đơn vị tạo mối quan hệ bền chặt với những đối tượng khác (cá nhân, doanh nghiệp) nhằm mục đích hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
PR không phải là quảng cáo. Nhiều người lầm tưởng PR chính là quảng cáo, nhưng thực chất đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau với hai mục đích khác nhau.
- Quảng cáo nhằm tạo tiềm thức về sản phẩm trong tâm trí của khách hàng, từ đó giúp họ nhớ tới thương hiệu của mình và tạo ra hành vi mua hàng.
- PR là hoạt động thúc đẩy mối quan hệ giữa doanh nghiệp với một cá nhân, tổ chức, chính phủ nhằm tạo mối quan hệ bền chặt, khăng khít với bên thứ ba.
PR là gì?
Ví dụ về quan hệ công chúng và truyền thông (PR)
Nếu hiểu biết và có kỹ năng tốt về chiến lược quan hệ công chúng trong marketing, doanh nghiệp sẽ có được những lợi thế nhất định trong quá trình kinh doanh của mình. Để hiểu hơn về PR, hãy theo dõi ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1: Khi công ty A có những tin đồn bỗng bị thồi phồng lên, làm ảnh hưởng tới danh tiếng của họ. Nếu công ty không có hoạt động PR hay PR kèm, thì việc khách hàng quay lưng và tẩy chay thương hiệu là điều có thể xảy ra. Ngược lại, một công ty có nhiều mối quan hệ và xây dựng một chiến lược PR tốt, tỷ lệ khách hàng tin tưởng và tiếp tục ủng hộ sản phẩm là rất cao.
Ví dụ về PR (quan hệ công chúng)
Ví dụ 2: Những năm trước đã rất nhiều người cảm thấy khó chịu khi nghe câu hát của Điện Máy Xanh. Tuy nhiên, câu hát này đã khắc rất sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Cho đến nay, Điện Máy Xanh đã trở thành “thương hiệu quốc dân” ai cũng biết đến. Sau chiến dịch đó, Điện Máy Xanh vẫn tiếp tục duy trì chiến lược này cho đến mấy năm về sau.
>> Xem thêm: KOC – XU HƯỚNG MARKETING MỚI CHO CÁC DOANH NGHIỆP?
Những vai trò của quan hệ công chúng
Xây dựng chiến lược quan hệ công chúng và truyền thông là một hoạt động không thể thiếu trong marketing. Dưới đây là 3 vai trò của quan hệ công chúng mà bạn cần lưu ý:
- Xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng bằng hình ảnh, thông điệp ý nghĩa qua hình thức PR marketing.
- Thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền đẹp với những bên thứ ba.
- Củng cố thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Vai trò quan trọng của PR
Các hình thức PR phổ biến
Tại Việt Nam, một số hình thức PR dưới đây được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và đạt được những hiệu quả nhất định:
- Tổ chức sự kiện
Đây là cách giúp doanh nghiệp có thể thu hút công chúng bằng những hoạt động vui chơi và trong đó phần thưởng có thể là chính sản phẩm của công ty. Mục đích của hình thức PR này chính là giới thiệu sản phẩm bằng các hoạt động lớn thu hút nhiều người.
- Quan hệ truyền thông
Đây là một trong những hoạt động phổ biến khi thực hiện PR cho doanh nghiệp. Quan hệ truyền thông hiểu đơn giản đó là tạo mối quan hệ với các đối tác truyền thông như nhà báo, truyền hình,… để các đơn vị đối tác này đưa tin tức tốt về doanh nghiệp của bạn.
Các hình thức PR phổ biến
- Quan hệ cộng đồng
Đây là hình thức tạo mối quan hệ tốt với cộng đồng thông qua những hoạt động xã hội như giúp đỡ, từ thiện nhằm mục đích xây dựng một hình ảnh tốt trong mắt công chúng, chiếm thiện cảm của họ.
- PR trên mạng xã hội
Chắc hẳn PR Facebook, Youtube,… là những cụm từ bạn đã từng nghe thấy nhiều. Đây cũng chính là một trong các hình thức PR phổ biến hiện nay. Bằng cách sử dụng hình thức truyền thông trên mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng tiếp cận và chia sẻ thông điệp tới đúng khách hàng mục tiêu của mình.
>> Xem thêm: TỪ A-Z CÁCH NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG TRONG MARKETING
Vị trí PR cần làm những gì?
Tại Việt Nam, vị trí PR là một trong những công việc đang được nhiều người săn đón nhất. Vậy nhiệm vụ của một người làm PR sẽ bao gồm một số công việc chính dưới đây:
- Tìm kiếm, liên lạc và duy trì những mối quan hệ truyền thông nhằm quản lý, xây dựng danh tiếng của công ty.
- Chịu trách nhiệm về thông điệp của công ty trước khi truyền đạt với bên thứ ba.
- Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, thông cáo báo chí và làm việc với báo chí.
- Tìm nguồn tài trợ cho các sự kiện của công ty.
- Quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông nếu có.
- Là đầu mối trả lời với các đối tác truyền thông.
- Xây dựng nội dung cho những hoạt động nội bộ của doanh nghiệp.
- Quản lý nội dung trên đa nền tảng của công ty.
Nhiệm vụ của một người PR
Học quan hệ công chúng ở đâu?
Thông thường nếu bạn theo học chuyên ngành Marketing, quan hệ công chúng sẽ là một môn học bắt buộc và quan trọng, bạn có thể củng cố được những kiến thức cơ bản ngay từ khi đi học. Nhưng nếu bạn vẫn đang xem học quan hệ công chúng ở đâu thì có thể tham khảo một số trường đại học uy tín trong việc đào tạo ngành quan hệ công chúng dưới đây:
- Đại học Báo chí Tuyên truyền
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Văn Lang
- Đại học Kinh tế Quốc Dân
Có thể nói, PR hay quan hệ công chúng trong marketing là một công cụ không thể thiếu. PR đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, bên thứ ba, từ đó giúp củng cố niềm tin thương hiệu trong lòng khán giả. Hy vọng bài viết của bePOS đã giúp bạn đọc hiểu hơn về PR.
FAQ
PR là gì?
PR tên đầy đủ là Public Relations, là hoạt động quan hệ công chúng. Một cách dễ hiểu, PR là những hoạt động mà một cá nhân, tổ chức sử dụng lợi thế của mình để xây dựng mối quan hệ tích cực đối với các đối tượng khác.
Công cụ PR bao gồm những gì?
Có 6 công cụ PR phổ biến đó là:
- Thông cáo báo chí
- Tổ chức sự kiện
- Ấn phẩm truyền thông
- Tài trợ
- Banner nhận diện thương hiệu
- Website
Follow bePOS: