Trang chủBlogs bePOS vs Chuyên gia08 điều phải biết khi quản lý nhân sự trong nhà hàng

08 điều phải biết khi quản lý nhân sự trong nhà hàng

Cập nhật lần cuối: Tháng hai 02, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
340 Đã xem

Nhà hàng là mô hình kinh doanh cần nhiều nhân viên tham gia vào nhiều bộ phận khác nhau như bộ phận phục vụ nhà hàng, thu ngân, kế toán, nhân viên bếp, pha chế,… Bạn mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tuyển dụng nhân viên, vì vậy việc lên kế hoạch quản lý nhân viên đóng một vai trò thực sự quan trọng. Vậy làm cách nào để quản lý nhân viên trong nhà hàng hiệu quả?

bePOS hợp tác cùng chuyên gia Nguyễn Cao Trí với 25 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh chuỗi nhà hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mang đến cho bạn Series “Chia sẻ kiến thức kinh doanh trong ngành F&B”. Bài viết này sẽ tổng hợp 08 điều phải biết khi quản lý nhân sự trong nhà hàng. Cùng theo dõi nhé!

quan-ly-nhan-su-nha-hang

Những điều cần biết khi quản lý nhân sự nhà hàng

Quản lý nhân sự luôn khó hơn quản lý máy móc bởi con người là yếu tố cần sự linh hoạt tùy theo từng hoàn cảnh. Nếu quản lý và vận hành đội ngũ nhân sự trong nhà hàng tốt thì sẽ tạo ra một quy trình vận hành nhà hàng hoàn hảo.

Dưới đây là những điều cần biết khi quản lý đội ngũ nhân sự trong nhà hàng, quán ăn nếu chủ nhà hàng muốn thành công.

Phân loại và xác định tiêu chuẩn nhân sự

Hãy bắt đầu xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng vị trí nhân sự. Bạn nên ngồi lại xây dựng ra tiêu chuẩn về năng lực của mỗi vị trí để có thể đối chiếu và đánh giá kết quả làm việc cũng như biểu hiện của từng nhân viên. 

Phân chia công việc rõ ràng

Bạn nên phân công rõ ràng công việc cho từng bộ phận cũng như từng nhân viên cụ thể, đặc biệt là bộ phận trong khu vực chế biến của nhà hàng. Nhân viên nào sẽ thực hiện việc chuẩn bị nguyên liệu, nhân viên nào nấu ăn, rửa chén bát,… Đối với nhân viên phục vụ tại bàn thì ai phụ trách nhận order, ai phụ trách mang thức ăn, dọn vệ sinh bàn, thanh toán cho khách,… Khi có sự rõ ràng từ ban đầu thì sẽ hạn chế được việc mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên.

Tính toán số lượng nhân sự

Để tính toán chính xác số lượng nhân sự cần sử dụng, chủ nhà hàng cần nắm rõ được báo cáo doanh thu hàng ngày, hàng tháng, hàng quý để tính toán lượng khách cần phục vụ. Từ đó có thể tính toán chính xác lượng nhân viên cần có trong một nhà hàng. 

Quản lý nhân sự cần tính toán số lượng
Quản lý nhân sự cần tính toán số lượng

Cân đối nhân sự

Người quản lý giỏi sẽ là người biết tính toán lượng nhân sự cần dùng trong từng ca làm việc. Ví dụ như ca sáng sẽ cần bao nhiêu nhân viên, ca tối sẽ cần bao nhiêu nhân viên để đảm bảo vận hành nhà hàng. Việc cân đối nhân sự hiệu quả sẽ giúp nhà hàng giảm thiểu được chi phí cũng như vận hành ca trơn tru hơn.

Ngoài ra bạn cũng có thể linh hoạt điều động thêm nhân viên vào giờ cao điểm hoặc giảm số lượng nhân viên vào những thời điểm quán thường xuyên vắng khách. 

>>> Xem thêm: Top 9 điều quan trọng cần thống nhất khi kinh doanh chuỗi nhà hàng

Biết cách giải quyết mâu thuẫn

Chắc chắn mâu thuẫn là thứ không thể tránh khỏi giữa các nhân viên trong mỗi nhà hàng. Là một chủ nhà hàng, bạn nên xây dựng một quy trình để giải quyết mâu thuẫn nội bộ có thể xảy ra giữa nhân viên với nhân viên, nhân viên với quản lý, quản lý với giám đốc,… để công việc kinh doanh được đảm bảo. Điều này cũng giúp nhân viên có một hướng giải quyết rõ ràng từ đầu, tránh làm cho xung đột trở nên căng thẳng hơn. 

Theo dõi hiệu quả công việc

Trong quá trình làm việc bạn có thể quan sát thái độ và cách phục vụ của các nhân viên. Kiểm tra doanh số trên từng nhân viên cũng như đọc thêm cả những đánh giá của khách hàng dành cho nhân viên đó. Bạn có thể thuê một quản lý nhà hàng để quản lý đội ngũ nhân viên về thời gian và phân công công việc. Việc theo dõi nhân viên bằng cách truyền thống thường mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, bạn có thể cân nhắc sử dụng phần mềm quản lý để tối ưu hơn.

theo-doi-hieu-qua
Quản lý nhân sự cần theo dõi hiệu quả làm việc

Đánh giá hiệu quả làm việc

Cách quản lý nhân viên nhà hàng được nhiều chuyên gia gợi ý chính là mô hình SMART. Đó có thể là mục tiêu do chính bạn giao cho nhân viên hoặc nhân viên tự thiết lập dựa trên các tiêu chí như sau:

– Specific – Cụ thể

– Measurable – Có thể đo lường

– Achievable – Tính khả thi

– Realistic – Tính liên quan

– Timely – Có thời hạn

Ví dụ: Trong quý 1 năm 2023, 100% nhân viên phục vụ sử dụng thành thạo phần mềm order

  • Cụ thể: Sử dụng thành thạo phần mềm order
  • Có thể đo lường được: 100% nhân viên phục vụ
  • Tính khả thi: Vì các nhân viên đã được làm quen và training về phần mềm nên mục tiêu hoàn toàn có thể đạt được.
  • Tính liên quan: Phần mềm order cho khách khi đến ăn là vô cùng quan trọng. Khi 100% nhân viên sử dụng thành thạo sẽ tạo ra hiệu quả tốt cho nhà hàng.
  • Có thời hạn: Hết quý 1 năm 2023 phải hoàn thành.

Khi thời hạn thực hiện mục tiêu kết thúc, việc của người quản lý chính là cho điểm nhân viên của mình theo các nấc thang dựa trên việc thực hiện mục tiêu đó. Như vậy, bạn có thể dễ dàng xếp hạng nhân viên của mình, từ đó có những chế độ phù hợp và tạo động lực giúp họ cống hiến hơn nữa cho nhà hàng.

Để học thêm nhiều kiến thức mới về quản lý nhân sự trong nhà hàng, các bạn có thể tham khảo ngay trong video này của bePOS:

Quản lý nhân viên trong nhà hàng bằng phần mềm

Đây là một giải pháp công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ quản lý nhân viên nhanh chóng. Nếu bạn đang mất một khoản chi phí để thuê nhân viên quản lý nhà hàng hàng tháng nhưng chưa chắc chắn đó là người quản lý đáng tin cậy thì Phần mềm quản lý nhà hàng bePOS là một giải pháp tối ưu dành cho bạn. 

Với 100+ tính năng hữu ích cho nhà hàng như:

– Order, bán hàng và tính tiền chính xác, nhanh chóng

– Quản lý ca kíp làm việc của nhân viên một cách chặt chẽ

– Quản lý thông tin nhân viên: ca làm, thời gian check-in,…

– Có thể phân quyền cho nhiều người cùng sử dụng phần mềm

– Xem báo cáo doanh thu, đơn hàng trên từng ca làm việc của nhân viên

Bên cạnh đó là những tính năng quản lý tổng quan nhà hàng như:

– Quản lý tồn kho, định lượng nguyên liệu theo công thức, giúp hạn chế thất thoát, khỏi lo nhân viên gian lận 

– Quản lý thông tin khách hàng và chương trình khuyến mãi

– Đồng bộ dữ liệu liên tục giữa các thiết bị điện tử (máy tính, iPad,…)

– Quản lý nhà hàng từ xa mà không phải đến quán

– Quản lý chuỗi nhà hàng trên cùng một tài khoản phần mềm

su-dung-phan-mem-bepos
Sử dụng công nghệ để quản lý nhân sự

Cách xử lý khi nhân viên thường xuyên đi trễ

Thông thường, khi gặp phải tình huống như vậy, nhà quản lý/chủ quán sẽ có hai cách phản ứng:

  • Phản ứng 1: Thể hiện sự bực bội và yêu cầu không tái diễn.
  • Phản ứng 2: Bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện với nhân viên để tìm hiểu và đưa ra giải pháp chung, thấu tình đạt lý để sự việc đó không tái diễn.

Với phương án 1 thì bạn có thể giải quyết được vấn đề nhưng mối quan hệ giữa chủ và nhân viên sẽ dễ sứt mẻ, không khí làm việc sẽ kém ôn hoà. Nếu bị trách oan, nhân viên còn oán thán, từ đó không toàn tâm toàn ý làm việc.

Phương án 2 thấu tình đạt lý, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được thấu hiểu. Phương án này có thể giải quyết vấn đề, giúp sự việc không tái diễn mà vẫn giữ được hoà khí giữa chủ và nhân viên. Cái khó là làm sao người chủ có thể vượt qua được sự bực bội, sự bí bách muốn xả cơn giận lên đầu người mắc lỗi. Có lẽ thấu cảm chính là chìa khoá giúp chủ quán nhận được sự thán phục và tôn trọng của nhân viên.

thau-cam-giua-chu-va-nhan-vien
Cần có sự thấu cảm giữa chủ quán và nhân viên

>>> Xem thêm: Tối ưu chi phí nhà hàng: Top 8 giải pháp hiệu quả nhất

Hy vọng 08 điều phải biết khi quản lý nhân sự trong nhà hàng mà bePOS đã trình bày phía trên sẽ giúp bạn có thêm một số ý tưởng mới. Đây đều là những kiến thức dựa trên kinh nghiệm và lý thuyết vận hành cá nhân của chuyên gia Nguyễn Cao Trí với 25 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh chuỗi nhà hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Chúc bạn áp dụng các nguyên lý quản lý nhân sự thành công!