Trang chủBlogs MarketingSchema là gì? Top 5 loại Schema phổ biến nhất (2023)

Schema là gì? Top 5 loại Schema phổ biến nhất (2023)

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
655 Đã xem

Trong thời gian gần đây, cấu trúc Schema đã trở thành chủ đề bàn tán cực “hot” của cộng đồng các SEOer. Vậy Schema là gì? Có bao nhiêu loại Schema và làm sao để kiểm tra Schema trên công cụ tìm kiếm? Hãy cùng bePOS khám phá trong bài viết này.

Schema là gì?

Schema.org thường được gọi tắt là Schema – dịch ra tiếng Việt là lược đồ. Đây là một đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc mà bạn có thể thêm vào HTML của mình, giúp cải thiện cách các công cụ tìm kiếm đọc và hiển thị trang của bạn trong SERPs.

schema-la-gi
Lược đồ nhằm chỉ đoạn code dùng để đánh dấu dữ liệu

Ví dụ về đoạn mã Schema:

<div itemscope itemtype=”https://schema.org/Book”>  

<span itemprop=”name”> bePOS: Marketing on Blog</span>  

<span itemprop=”author”>bePOS</span></div>

Lược đồ là kết quả của sự hợp tác giữa Google, Bing, Yandex và Yahoo! để bạn cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm. Từ đó, chúng có thể hiểu nội dung của bạn và cung cấp kết quả tìm kiếm tốt nhất tại thời điểm đó cho người dùng. Việc thêm lược đồ vào HTML của bạn sẽ cải thiện cách trang web hiển thị trong SERPs bằng việc nâng cao các đoạn mã snippet được hiển thị bên dưới tiêu đề trang.

Schema Markup là gì?

Schema Markup (đánh dấu lược đồ) là một loại ngôn ngữ để định dạng dữ liệu có cấu trúc (structured data). Bạn có thể tìm thấy những markup tại Schema.org.

schema-markup
Đánh dấu lược đồ

Bên dưới đây là danh sách một số loại đánh dấu lược đồ được các SEOer sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Đoạn trích nổi bật.
  • Sitelinks.
  • Schema Article.
  • Review Schema.
  • Lược đồ Local Business.
  • Recipe Schema.
  • Product Schema.
  • Lược đồ Event.
  • Lược đồ Person Markup.
  • Lược đồ Organization.
  • Lược đồ Course.
  • Lược đồ Service.
  • Lược đồ Book.

>> Xem thêm: YOAST SEO LÀ GÌ? CÁCH CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG YOAST SEO MỚI NHẤT

5 loại Schema phổ biến nhất hiện nay

Product Schema

Loại Schema này giúp Google cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm cho người dùng trong kết quả Tìm kiếm ở nhiều định dạng bao gồm cả trên Google Hình ảnh. Người dùng có thể xem giá sản phẩm, lượng hàng có sẵn, đánh giá cũng như xếp hạng sản phẩm ngay trong kết quả Tìm kiếm.

Product Schema giúp đánh dấu thông tin sản phẩm để Google Tìm kiếm có thể hiển thị kết quả ở nhiều định dạng trong phần kết quả tìm kiếm. Khi thêm mã code đánh dấu Product, các mặt hàng của bạn cũng sẽ đủ điều kiện hiển thị kèm theo một huy hiệu trong phần Google Hình ảnh. Huy hiệu này có thể thu hút người dùng bấm vào nội dung của bạn.

product-schema
Product schema

Bạn cần thêm cả các thuộc tính bắt buộc để phần nội dung đủ điều kiện hiển thị dưới dạng kết quả trên nhiều định dạng. Kết quả định dạng của sản phẩm giúp cung cấp cho người dùng thông tin về loại sản phẩm cụ thể đó, chẳng hạn như mức giá, lượng hàng và xếp hạng sao của người đánh giá để khách hàng dễ dàng so sánh. 

Product Schema phải tuân theo nguyên tắc: Chỉ sử dụng mã markup cho một sản phẩm cụ thể, chứ không phải danh mục hoặc danh sách gồm nhiều sản phẩm. 

Schema FAQ – Hỏi đáp

Schema FAQ – Hỏi đáp là các website chứa dữ liệu ở định dạng câu hỏi thường gặp và câu trả lời tương ứng, cụ thể là một câu hỏi được đính kèm theo câu trả lời luôn. Bạn có thể đánh dấu dữ liệu nội dung câu hỏi và câu trả lời bằng các loại Question và Answer.

Các trang được đánh dấu đúng cách sẽ hiển thị kết quả dưới nhiều định dạng trên trang kết quả tìm kiếm, giúp website tiếp cận đúng tệp người dùng mà bạn target. Sau đây là một ví dụ về kết quả mà bạn có thể thấy cho cụm từ tìm kiếm “what is api?” nếu trang của bạn được đánh dấu là chứa câu trả lời cho câu hỏi này:

schema-faq
Dữ liệu ở định dạng câu hỏi thường gặp và câu trả lời tương ứng

Ngoài việc giúp nội dung được hiển thị dưới nhiều định dạng kết quả như trên, việc đánh dấu trang FAQ sẽ giúp Google tạo một đoạn trích phù hợp nhất cho trang của bạn. 

Schema Article 

Đánh dấu Schema Article thường được sử dụng cho các bài đăng trên blog và tin tức, giúp công cụ tìm kiếm dễ hiểu nội dung hơn. Những trang AMP có dữ liệu cấu trúc (structured data) sẽ xuất hiện trong phần Tin bài hàng đầu, định dạng theo nhiều loại nội dung. Các trang bài viết không phải AMP chứa dữ liệu cấu trúc cũng có thể tăng khả năng xuất hiện trong phần kết quả tìm kiếm kèm theo một số tính năng kết hợp nhiều định dạng.

schema-article
Schema Article thường dùng cho các bài đăng trên blog và tin tức

Schema Recipe

Schema Recipe giúp người dùng tìm thấy công thức chế biến món ăn của bạn bằng cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc để cho Google biết về những công thức đó. Khi bạn cung cấp thông tin như điểm đánh giá của người dùng, thời gian nấu và chuẩn bị nguyên liệu cũng như thông tin dinh dưỡng, Google sẽ hiểu rõ hơn về công thức nấu ăn đó và hiển thị cho người dùng theo những cách thú vị khác nhau. Công thức có thể xuất hiện trong phần kết quả Google Tìm kiếm và cả Google Hình ảnh.

schema-recipe
Schema Recipe giúp người dùng tìm thấy công thức chế biến món ăn

Schema Breadcrumb

Schema Breadcrumb sẽ chỉ ra đường dẫn trên một trang để người dùng có thể biết vị trí của trang trong hệ thống phân cấp website. Ngoài ra, loại Schema này còn có thể giúp người dùng hiểu và khám phá website của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Họ có thể di chuyển mỗi lần lên một cấp cho tới khi lên tới cấp trên cùng trong hệ thống phân cấp website bằng cách bắt đầu từ breadcrumb cuối cùng trong đường dẫn.

Cách thêm plugin Kiểm tra Schema

Google cung cấp một công cụ có thể được sử dụng để kiểm tra lược đồ được áp dụng trên một trang web cụ thể hoặc trong một đoạn mã. Bạn có thể truy cập công cụ Schema Pro, nhập URL/đoạn mã và kiểm tra giản đồ.

Sử dụng plugin Schema Pro, bạn nhấp vào “Test Schema” để liên kết với công cụ kiểm tra của Google từ trang tổng quan. Nó cũng được áp dụng cho bất kỳ trang hoặc bài đăng nào chỉ trong một cú nhấp chuột. Bạn sẽ cần cài plugin này vào Schema WordPress để có thể sử dụng thường xuyên hơn.

Với Schema Pro, bạn sẽ có tùy chọn Test Schema trong thanh quản trị. Để bật tùy chọn này, hãy truy cập Cài đặt => Schema Pro => Cài đặt plugin => Bật liên kết “Test Schema” trong Thanh công cụ.

plugin-schema
Thao tác trong plugin setting

Khi bật tùy chọn, liên kết Kiểm tra Schema sẽ được thêm trong thanh quản trị. Lưu ý rằng liên kết này sẽ chỉ có sẵn trên giao diện người dùng.

cach-them-plugin-schema
Plugin đã xuất hiện

Một khi đã được bật hoàn toàn, bất cứ khi nào bạn nhấp vào liên kết, chúng sẽ chuyển hướng bạn đến Công cụ kiểm tra Schema của Google, nơi bạn có thể kiểm tra nội dung giản đồ của trang hoặc bài đăng hiện tại.

them-plugin-schema-thanh-cong
Kiểm tra thành công

>> Xem thêm: WEB NAVIGATION LÀ GÌ? PHÂN LOẠI VÀ VÍ DỤ WEB NAVIGATION CỤ THỂ

Trên đây bePOS đã tổng hợp một số loại Schema phổ biến áp dụng cho SEO và hướng dẫn bạn cách thêm Schema WordPress để việc sử dụng trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn. Hy vọng những thông tin bePOS mang tới đã giúp bạn có thêm kiến thức về lược đồ. Chúc bạn áp dụng thành công vào quá trình SEO của mình!

FAQ

Schema SEO có ảnh hưởng tới quá trình SEO như thế nào?

Nhiều chuyên gia về SEO nói rằng lược đồ không có ảnh hưởng nhiều đến xếp hạng trang web. Bạn vẫn nên ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến trang và SEO trước khi sử dụng lược đồ. 

Hãy đảm bảo những yếu tố quan trọng trong SEO như nghiên cứu từ khóa và tối ưu nội dung, tối ưu SEO Onpage. Và chúng cần được hoàn thiện trước khi thêm plugin Schema SEO vào trang. Google đã từng cho biết họ có thể hiểu nội dung cần thiết để hiện snippet (đoạn trích) phù hợp cho người dùng dù cho trang web của bạn có lược đồ hay không.

Schema Google có quan trọng không?

Schema Google vẫn mang một tầm quan trọng riêng theo một khía cạnh nào đó trong SEO. Lược đồ có công dụng giúp các công cụ tìm kiếm (như Google, Bing,…) đọc và hiểu website của bạn dễ dàng hơn. Với cùng một nội dung tìm kiếm, đôi khi Google Search Engine có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau dẫn đến kết quả tìm kiếm trả về có thể không như người dùng mong muốn, do đó cần có lược đồ để Google có thể hiểu đúng cách bạn muốn.