Trang chủBlogs MarketingSEO Google Maps là gì? Bí kíp SEO Google Maps lên TOP 2024

SEO Google Maps là gì? Bí kíp SEO Google Maps lên TOP 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng Ba 03, 2024
Thu Hằng
Thu Hằng
347 Đã xem

SEO Google Maps là một công cụ tiếp thị quan trọng, giúp doanh nghiệp tìm ra được khách hàng mới và trông nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Đây là một phương thức Marketing miễn phí tuyệt vời giúp xây dựng thương hiệu của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm tốt công việc SEO Google Maps. Vậy cách SEO Google Maps lên TOP hiệu quả nhất là gì? Cùng bePOS tìm hiểu ngay!

SEO Google Map là gì?

Tiếp thị trên Google Maps là quá trình tối ưu hóa sự hiện diện trực tuyến doanh nghiệp của bạn trên nền tảng Google Maps, với mục tiêu tăng khả năng hiển thị trực tuyến của thương hiệu tới khách hàng mục tiêu. SEO Google Maps phải sử dụng chiến lược và chiến thuật thật sự thông minh để giúp doanh nghiệp trở thành một trong 3 vị trí top đầu trên bản đồ địa phương.

Ví dụ: Khi tìm kiếm các quán ăn trên Google Map, bạn thường nhấn vào xem những kết quả hiện ra đầu tiên. Từ đó, bạn có thể truy cập vào website hoặc Facebook quán ăn đó để tìm được địa chỉ ăn uống phù hợp với bản thân. Những quán ăn được hiển thị ở thứ hạng cao, như rank 1, 2 hoặc 3 sẽ có khả năng tiếp cận tới nhiều khách hàng nhất, nhờ vậy quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi. Bạn có thể thấy rõ điều này trong ảnh minh họa dưới đây:

seo-google-map-la-gi
Seo Google Map là gì? – Phương pháp giúp doanh nghiệp đạt rank cao khi tìm kiếm trên Google Map

Tại sao cần SEO Google Maps?

Lý do mà mọi doanh nghiệp địa phương cần phải quan tâm đến việc xếp hạng trên Google Maps rất đơn giản – đó chính là khả năng hiển thị thương hiệu tới khách hàng tiềm năng.

Một nghiên cứu cho thấy có gần 70% người dùng smartphone nói rằng họ thường xuyên sử dụng Google Maps. Trong hơn 3,5 tỷ lượt tìm kiếm diễn ra trên Google mỗi ngày, số lượng người ưa chuộng việc tìm kiếm trên Google Map đang dần tăng lên. Theo thống kê của Google, có tới 83% người Mỹ đã ghé thăm một cửa hàng sau khi sử dụng tính năng tìm kiếm trực tuyến trên Google Map trước khi tới đó.

Tóm lại, những lợi ích mà SEO Google Maps đem lại cho doanh nghiệp là:

  • Tăng khả năng nhận diện với khách hàng: Hầu hết khách hàng hiện nay đều sử dụng Google Map khi đến địa điểm nào đó, hoặc muốn tìm các cơ sở kinh doanh đang ở gần mình. SEO Google Maps giúp doanh nghiệp của bạn lên top đầu trang kết quả khi người dùng tìm kiếm, từ đó thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Thúc đẩy phát triển các kênh khác: Thông tin trên Google Map của doanh nghiệp bao gồm email, điện thoại, website và các mạng xã hội. Nếu khách hàng quan tâm, họ sẽ click vào các đường link này, từ đó tăng tương tác cho các kênh Marketing khác của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ SEO website: SEO Google Maps giúp bạn tăng độ phủ website, tăng uy tín cho website theo thuật toán Google. Ngoài ra, nếu có dữ liệu trên Google Map, Google sẽ dễ thu thập dữ liệu hơn, từ đó tăng nhanh thứ hạng cho website.
tai-sao-can-seo-google-maps
Tại sao doanh nghiệp cần SEO Google Maps

Google đánh giá thứ hạng địa điểm như thế nào?

Để triển khai SEO Google Maps, bạn cần biết cách mà nền tảng này đánh giá thứ hạng các địa điểm, cụ thể:

  • Khoảng cách: Google sẽ trả ra kết quả có vị trí thực tế gần với người tìm kiếm nhất.
  • Mức độ liên quan: Google sẽ đánh giá mức độ liên quan nhất với cụm từ tìm kiếm của khách hàng, dựa theo những thông tin hiển thị của doanh nghiệp. Thông tin hiển thị này bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ và xếp hạng đánh giá.
  • Mức độ uy tín: Doanh nghiệp có nhiều đánh giá uy tín từ người dùng thì sẽ có vị trí cao trong trang kết quả Google Map. 
lam-sao-de-google-danh-gia-thu-hang-dia-diem
Các tiêu chí đánh giá thứ hạng địa điểm của Google

Hướng dẫn cách SEO Google Map lên TOP hiệu quả nhất

Cài đặt Google Map

Bước đầu tiên là cài đặt Google Map cho doanh nghiệp. Bạn đăng nhập vào email, truy cập Google Map, nhập địa chỉ doanh nghiệp và chọn “Thêm địa chỉ bị thiếu”. Tại đây, bạn tiếp tục cung cấp những thông tin chính xác, như tên doanh nghiệp, danh mục hoạt động, địa chỉ, số điện thoại, giờ hoạt động của doanh nghiệp. 

Sau khi điền hết thông tin, bạn click “Xác nhận doanh nghiệp này”. Bạn truy cập vào tab Google My Business, tiếp tục điền các thông tin được yêu cầu, như quốc gia, lãnh thổ, mã ZIP, link website, tóm tắt giới thiệu,… Hệ thống sẽ gửi mã xác minh quyền sở hữu doanh nghiệp địa phương cho bạn, vì vậy hãy đảm bảo mọi thông tin phải chính xác. 

cai-dat-google-maps
Cài đặt Google Maps cho doanh nghiệp là bước đầu tiên

Tối ưu hóa hình ảnh và Geo Tag

Để tối ưu Geo Tag, bạn thực hiện theo các bước như sau: 

  • Chọn các hình ảnh để SEO Google Map

Bạn chuẩn bị từ 20 – 30 bức ảnh về doanh nghiệp, như ảnh sản phẩm, dịch vụ, ảnh các thành viên,… Tiêu chí chọn ảnh là hãy tìm những bức ảnh thật đẹp, rõ ràng, không mờ nhòe, không gây hiểu lầm,… 

Ngoài ra, bạn nên chọn ảnh có đuôi jpg, hạn chế ảnh đuôi png để dễ SEO Google Maps hơn. Để đổi ảnh sang jpg, bạn có thể dùng Photoshop hoặc dùng các tool online miễn phí trên mạng, như https://png2jpg.com/vi/, hay https://www.iloveimg.com/convert-to-jpg. 

  • Đặt tên ảnh chuẩn SEO

Trước khi đăng tải ảnh, bạn phải tối ưu ảnh, cụ thể là đặt tên ảnh chuẩn SEO. Lý do là bởi, thuật toán Google sẽ đọc nội dung hình ảnh dựa trên các ký tự được đưa ra. Theo kinh nghiệm, bạn nên đặt tên ảnh theo từ khóa LSI, tức từ khóa có ngữ cảnh. 

dat-ten-anh-chuan-seo
Đặt tên hình ảnh chuẩn SEO – Cách seo Google Map lên TOP

Ví dụ, từ khóa chính là “du lịch”, thì từ khóa LSI là “địa điểm ăn uống”, “thuê phòng”, “đặt vé máy bay”,… Để đặt tên hình ảnh, bạn click chuột phải vào ảnh, chọn Properties, chọn Details, thêm nội dung đã chuẩn bị vào các mục Title, Comments, Rating, Tags và Subject.

  • Gắn Geo Tag cho hình ảnh

Geo Tag tức là gắn kinh độ và vĩ độ vào bức ảnh, giúp Google dễ nhận diện vị trí của doanh nghiệp hơn và từ đó thúc đẩy hiệu quả SEO Google Maps. Bạn có thể sử dụng một số công cụ như GeoSetter, GeoImgr, hay Kiemtradaovan để gắn Geo Tag cho ảnh. bePOS sẽ hướng dẫn bạn cách gắn Geo Tag bằng phần mềm GeoSetter:

Bước 1: Tải GeoSetter về máy qua đường link https://geosetter.de/en/download-en/ và cài đặt công cụ.

Bước 2: Vào File, chọn Open Folder, chọn hình ảnh cần gắn Geo Tag,

Bước 3: Click chuột phải vào hình, chọn Edit Data, điền vĩ độ vào ô Latitude, kinh độ vào ô Longitude theo thứ tự, tiếp tục điền tương tự vào ô Dest Latitude và Dest Longitude Ngoài ra, bạn điền các thông tin vào các ô Country, State/Province, City, Sublocation và gắn rating 5 sao cho ảnh.

gan-geotag-anh
Gắn Geo Tag ảnh bằng GeoSetter

Bước 4: Chọn Save as Template, nhấn All để chọn tất cả, chọn OK, đặt tên hình tại ô Name, tiếp tục nhấn OK, cuối cùng là nhấn tổ hợp Ctrl + S. Vì đã chọn Save as Template, bạn chỉ cần vào Edit Data, chọn Load as Template cho các ảnh sau là được. 

Đăng thông tin của doanh nghiệp lên các trang mạng xã hội

Đây là bước mà bạn đăng thông tin NAP (Name, Address, Phone) lên các mạng xã hội để thuật toán Google nhận diện và tìm được doanh nghiệp. Lý do bởi, nếu xuất hiện trên nhiều trang mạng, Google sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp của bạn có uy tín, đang hoạt động sôi nổi, cung cấp đầy đủ thông tin, nên sẽ là lựa chọn tốt cho khách hàng. 

Tiếp theo, bạn đăng tải các bức ảnh đã gắn Geo Tag lên mạng xã hội. Một số mạng mà bạn cần đăng ảnh là Google My Business, Flickr, Imgur, Pinterest, Behance, Trello, Tumblr,… Lưu ý, mọi URL trên mạng xã hội đều phải đồng nhất với tên thương hiệu, nếu buộc phải thay đổi thì không nên thay đổi quá nhiều. Ngoài ra, các mạng xã hội sau khi đã lập thì nên liên kết với nhau để Google dễ quét thông tin.

dang-tai-thong-tin-len-mang-xa-hoi
Đăng tải thông tin của doanh nghiệp lên mạng xã hội là cách SEO Google Maps hiệu quả

Tăng số lượng các bài đánh giá/review trực tuyến

Các bài đánh giá/review online là một trong những thành phần quan trọng nhất để tăng xếp hạng cho doanh nghiệp trên Google Maps. Nhưng lợi ích của việc xây dựng nhiều bài đánh giá hơn không hoàn toàn chỉ dừng lại ở mục đích SEO Map.

Các bài đánh giá góp phần nâng cao trải nghiệm khách hàng cho doanh nghiệp. Đây là những bằng chứng rõ nhất về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà khách hàng có thể tìm thấy trước khi liên hệ, ghé tới cửa hàng/doanh nghiệp của bạn. 

Theo thống kê, có hơn 82% người tiêu dùng đọc các bài đánh giá/review trực tuyến về những doanh nghiệp địa phương. Do đó, chủ doanh nghiệp cần hiểu tầm quan trọng và sức mạnh của các bài đánh giá online để tối ưu hóa chúng.

seo-google-maps-bang-review
Tăng số lượng các bài đánh giá/review trực tuyến – Cách SEO Map được áp dụng phổ biến

Google hiểu mong muốn của khách hàng là đọc những bài đánh giá trước khi họ ghé thăm cửa hàng hoặc tin tưởng một thương hiệu nào đó, vì vậy Google đã thêm nhiều thuật toán cục bộ để có thể xếp hạng các đánh giá này.

Hãy nhớ rằng “yếu tố đánh giá” không chỉ đơn giản là phép đo về số lượng xem ai có nhiều bài đánh giá nhất. Google cũng xem xét nhiều khía cạnh khác (ngoài yếu tố số lượng) có thể kể đến như:

  • Đánh giá có phần văn bản đi kèm xếp hạng sao hay không?
  • Những từ ngữ, văn phong được chọn để viết đánh giá thế nào?
  • Xếp hạng sao tổng thể cho doanh nghiệp ra sao?
  • Tính nhất quán của các đánh giá thế nào?
  • Nhận xét, cảm nhận chung của khách hàng như thế nào?
mot-so-luu-y-khi-danh-gia-google-maps
Một số lưu ý khi đánh giá Google Maps cho doanh nghiệp

Chính vì vậy, đội ngũ nhân viên tư vấn của doanh nghiệp nên gợi ý khách hàng đánh giá, nhận xét sản phẩm/dịch vụ. Điều quan trọng là bạn phải thiết lập các hệ thống và quy trình để làm cho việc tạo đánh giá trở nên thường xuyên và dễ dàng hơn.

Lưu ý: Đừng yêu cầu khách hàng đánh giá quá sớm. Chỉ sau khi khách hàng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách toàn diện nhất thì bạn mới nên yêu cầu họ đánh giá.

>> Xem thêm: Tổng hợp bí kíp SEO từ khóa lên Top 1 Google doanh nghiệp phải biết

Xây dựng hệ thống Local Link

Liên kết (Link) vẫn là một trong những yếu tố xếp hạng mạnh nhất trong thuật toán của Google (cả trong xếp hạng không phải trả tiền và xếp hạng trong Google Maps). Trên thực tế, việc xây dựng các liên kết địa phương (Local Link) đóng vai trò vô cùng quan trọng nếu bạn muốn SEO Google Maps.

Bất kỳ liên kết nào không được đánh dấu là nofollow sẽ có thể vượt qua “authority”, điều này có thể sẽ giúp bạn tăng xếp hạng. Tuy nhiên, các liên kết địa phương đặc biệt quan trọng vì chúng có xác suất thúc đẩy hoạt động kinh doanh thực tế cao hơn nhiều.

Dưới đây là một số mẹo giúp tăng số lượng local link:

  • Tìm danh sách những trang cung cấp các dịch vụ viết bài PR cho doanh nghiệp của bạn.
  • Xem xét việc liên hệ cộng tác với các công ty khác (có những sản phẩm/ dịch vụ tương tự của bạn) để phát triển hoạt động quảng bá.
xay-dung-local-link-doanh-nghiep
Xây dựng hệ thống Local Link cho doanh nghiệp là bí quyết SEO Google Maps

Ví dụ: Một doanh nghiệp bán thảm trải sàn có thể đưa ra một số lời khuyên hữu ích về cách trang trí nhà cửa và tất nhiên phải có thảm trải sàn. Trước khi viết nội dung, doanh nghiệp này có thể liên hệ với một số doanh nghiệp bán tranh treo tường hay bán sơn nội thất trong khu vực và hỏi xem những doanh nghiệp đó có thể cộng tác về nội dung hay không, và bạn có thể thêm link đến trang của họ hay không.

Loại bỏ spam Google My Business trên bản đồ

Loại bỏ spam Google My Business (GMB) trên bản đồ là một chiến thuật SEO Google Maps lên top hiệu quả cho doanh nghiệp. Không giống như các cách tối ưu hóa GMB khác, mục tiêu của bạn không phải là làm một điều gì đó nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh, mà là loại bỏ đối thủ cạnh tranh đang cố gắng gian lận để đạt được thứ hạng cao hơn.

Chiến thuật SEO Google Maps này mạnh đến mức nào? Hãy xem SERP của Google Maps dưới đây làm ví dụ:

Thoạt nhìn, tất cả các danh sách địa điểm trên có vẻ hợp pháp. Tuy nhiên, sau khoảng 2 phút điều tra, bạn có thể nhanh chóng nhận ra một trong số đó là giả mạo. Những doanh nghiệp này không có trang web và liên kết đến Nerdwallet, một số đang sử dụng các đánh giá hoặc địa chỉ giả (địa chỉ của DMV).

cach-seo-google-map
Loại bỏ spam GMB trên bản đồ

Bây giờ hãy tưởng tượng bạn là một công ty thực sự và bạn đang cố gắng xếp hạng cao hơn trên Google Maps. Nếu loại bỏ thành công 4 cái tên spam hàng đầu, thì giờ đây bạn đã đứng ở vị trí số 1 mà không cần thực hiện bất kỳ tối ưu hóa bổ sung nào.

Vậy để loại bỏ các spam trên GMB, bạn cần làm theo hướng dẫn sau:

Tạo hồ sơ chi tiết về từng danh sách GMB mà bạn tìm thấy và những chỉnh sửa nào là cần thiết. Tiếp theo, đi tới Google Maps, tìm danh sách và nhấp vào “Đề xuất chỉnh sửa”.

Tùy thuộc vào vấn đề mà bạn có thể chọn: “Thay đổi tên hoặc các chi tiết khác” hoặc “Xóa địa điểm này”. 

  • Nếu bạn đang cố gắng loại bỏ việc nhồi nhét từ khóa khỏi tên doanh nghiệp, bạn chỉ cần chọn “Thay đổi tên hoặc các chi tiết khác” và thực hiện các chỉnh sửa cần thiết.
  • Nếu bạn đang đối phó với một số loại spam, bạn sẽ cần chọn “Xóa địa điểm này”, sau đó chọn lý do chính xác cho việc xóa địa điểm.

Một vài lưu ý để SEO Google Maps thành công

Một số lưu ý để SEO Google Maps thành công là:

  • Không nhồi nhét từ khóa vào tên doanh nghiệp: Việc nhồi nhét từ khóa vào tên doanh nghiệp khá phổ biến với những SEOer ít kinh nghiệm. Điều này khiến Google từ chối tạo địa điểm cho doanh nghiệp của bạn.
  • Nghiên cứu kỹ các chính sách của Google Map: Trước khi SEO Google Maps cho doanh nghiệp, bạn nên đọc kỹ chính sách của nền tảng. Lý do bởi, nếu vi phạm chính sách, địa chỉ của bạn sẽ bị rơi vào tình trạng vô hiệu hóa. 
  • Hạn chế sử dụng đánh giá giả: Đánh giá giả là một thủ thuật SEO Google Maps được khá nhiều người áp dụng, tuy nhiên có thể đem lại nhiều rủi ro. Khi khách hàng phát hiện ra những đánh giá trên Google Map là giả, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
luu-y-khi-seo-google-maps
Một số lưu ý khi SEO Google Maps cho doanh nghiệp

>> Xem thêm: SEO Offpage là gì và hướng dẫn cách SEO Offpage hiệu quả nhất

Trên đây bePOS đã giải đáp cho bạn SEO Google Map là gì và hướng dẫn một số mẹo SEO Google Maps lên TOP hiệu quả nhất. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn đã có thêm nhiều kiến thức hơn về SEO Google Maps. Chúc các bạn thành công!

FAQ

Cách xác minh Google Map như thế nào?

Có khá nhiều cách xác minh Google Map, dưới đây bePOS xin chia sẻ cách xác minh Google Maps qua điện thoại nhanh chóng và đơn giản cho bạn. Các bước cần làm như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập Google Doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chọn doanh nghiệp muốn xác minh, sau đó ấn vào “Xác minh ngay”.
  • Bước 3: Bạn ấn vào nhận cuộc gọi hoặc tin nhắn qua điện thoại.
  • Bước 4: Sau khi nhận tin nhắn chứa mã xác minh gồm 5 chữ số, bạn hãy nhập vào ô “Nhập mã” và chọn nút “Xác minh” để hoàn tất quy trình nhé.

Lưu ý khi SEO địa điểm trên Google Map là gì?

Khi tiến hành SEO Google Maps, có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề như bắt buộc doanh nghiệp phải xác minh lại. Nhưng đừng lo, nếu bạn đã thực hiện các chỉnh sửa về địa chỉ hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, Google sẽ nhanh chóng tự động xác minh lại để đảm bảo phần địa điểm doanh nghiệp được cập nhật trên Google Map một cách chính xác nhất.