SEO Local được biết đến là một trong những quá trình quan trọng nhất giúp website lên top tìm kiếm, xa hơn là nâng cao hiệu quả tiếp thị doanh nghiệp. Trong nội dung bài viết này, hãy cùng bePOS khám phá SEO Local là gì, ý nghĩa và cách thực hiện Local SEO đạt hiệu quả cao.
SEO Local là gì?
SEO Local hay Local SEO là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các kết quả có liên quan tới vị trí địa lý, khu vực thông qua những phương pháp, thủ thuật khác nhau. Nhờ đó, website hoặc trang web có thể được hiển thị ở top đầu tìm kiếm trong Google search, Google Map hay các “Search Engine” khác.
Như vậy, tuy có nhiều nét tương đồng nhưng Local SEO vẫn có những điểm khác biệt so với SEO thông thường. Đặc biệt là yếu tố từ khóa khi chúng đề cập tới một khu vực nhất định và thường có công thức: “sản phẩm/ dịch vụ + ở/tại + khu vực địa lý”. Ví dụ: giày bóng rổ chính hãng ở Hà Nội, sân bóng đá 7 người ở TPHCM,…
SEO Local
Bên cạnh đó, kết quả tìm kiếm top đầu thường có sự xuất hiện của công cụ Google Maps, Bing Maps với địa chỉ doanh nghiệp, cửa hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ được tìm kiếm. Việc quyết định thứ hạng này cũng được xem xét, đánh giá trên một tham chiếu khác so với SEO thông thường. Trong đó, điểm đánh giá của người truy cập là yếu tố rất quan trọng.
Các yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng SEO Local
Các yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng SEO Local là gì? Mỗi một công cụ tìm kiếm, công cụ đánh giá website sẽ sở hữu thang điểm xếp hạng riêng. Trong đó, theo Local Packing/ Finder Ranking, ta có được kết quả như sau:
- Tín hiệu về thông tin doanh nghiệp: chiếm 19%
- Tín hiệu về liên kết (Anchor text, Authority domain, Backlink): 17%
- Tín hiệu về On-Page (NAP – Name, Address, Phone): 14%
- Tín hiệu về trích dẫn: 13%
- Tín hiệu về đánh giá website: 13%
- Tín hiệu về hành vi (Tỷ lệ click): 10%
- Tín hiệu về cá nhân hóa: 10%
- Tín hiệu về mạng xã hội: 4%
Các yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng SEO Local
Ngoài các chỉ số mang tính định lượng như trên, không thể bỏ qua các yếu tố định tính như:
- Doanh nghiệp đã “xác minh” về website, thông tin sản phẩm/dịch vụ, vị trí kinh doanh khi với “Search Engine qua các chiến dịch SEO.
- Đánh giá trực tiếp của khách hàng đối với website, doanh nghiệp cả về điểm số lẫn yếu tố thông tin: scandal, nghi án,…
Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, thang điểm này hay của bất cứ “Search Engine” nào khác đều không cố định mà liên tục được cập nhật, làm mới. Ví dụ, vào tháng 7 năm 2014, Google đã giới thiệu bản cập nhật Pigeon với những thay đổi về thuật toán tìm kiếm liên quan tới vị trí địa lý và Local SEO. Điều này đồng nghĩa, quá trình SEO tổng thể nói chung và Local SEO nói riêng sẽ ngày càng trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
>> Xem thêm: TỔNG HỢP KIẾN THỨC CẦN BIẾT VỀ QUẢNG CÁO GDN MỚI NHẤT
Ý nghĩa của SEO Local đối với doanh nghiệp
Theo khảo sát Merchant Local Merchant của Street Fight, 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ thừa nhận họ rất cần đến SEO nói chung và tối ưu hóa tìm kiếm vị trí địa lý nói riêng. Điều đó phần nào cho thấy ý nghĩa của SEO Local, cụ thể:
- Góp phần nâng cao hiệu quả của chiến dịch Search Engine Optimization tổng thể
Xét cho cùng, Local SEO là một phần của quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tổng thể. Do đó, thành công của chiến dịch này sẽ góp phần mang tới thắng lợi cho chiến dịch kia, cuối cùng là hiệu quả marketing và bán hàng của doanh nghiệp.
- Giúp tiếp cận khách hàng một cách có trọng tâm
Hãy giả sử bạn đang bán đồ ăn với thị trường trọng tâm là khu vực Hà Nội. Nếu không có Local SEO hoặc quá trình này chưa đạt hiệu quả, khả năng cao sẽ có nhiều khách hàng ở xa (Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh,…) sẽ tìm kiếm và đặt đơn từ bên bạn.
Ý nghĩa của SEO Local đối với doanh nghiệp
Điều này tuy cho thấy giá trị thương hiệu có thể được nâng cao nhưng trên thực tế, kết quả kinh doanh cuối cùng lại chẳng mấy cải thiện. Lý do là bởi đặc thù sản phẩm khó vận chuyển đi xa, tiềm lực hiện tại chưa cho phép mở thêm chi nhánh,… hay bất cứ lý do nào khác mà bạn không thể đáp ứng nhóm khách này. Việc cố gắng “níu kéo” chỉ khiến cả bên mua và bên bán tốn thêm thời gian, công sức trong khi chẳng thể hoặc khó chốt đơn thành công.
Ngược lại, khi có cách SEO Local phù hợp, thị trường trọng tâm – Hà Nội sẽ được khai thác triệt để hơn thay vì dàn trải như đã chia sẻ. Thậm chí, nếu làm tốt thì cơ hội mở rộng thị trường, xây dựng thêm chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là điều hoàn toàn có thể thực hiện.
Tóm lại, Local SEO marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách có trọng tâm hơn, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tăng tỷ lệ tạo ra đơn hàng
Cần lưu ý rằng, khi một người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ và liên quan tới vị trí địa lý thì nhu cầu mua hàng đã ở mức cao hơn. Họ đã vượt qua giai đoạn tìm kiếm thông tin, so sánh sản phẩm và đang muốn định vị doanh nghiệp, xác định nơi bán những món hàng mình cần. Do đó, đối với những website top đầu tìm kiếm, tỷ lệ chốt được đơn sẽ cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh nhưng cách SEO Local thiếu hiệu quả.
Local SEO giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành đơn hàng
- Nâng cao giá trị thương hiệu
Là một phần của Search Engine Optimization, Local SEO marketing cũng là một “đòn bẩy” giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Điều này đến từ hai yếu tố:
Một là, nhiều khách hàng, người truy cập Google, Bing,… biết đến doanh nghiệp hơn khi website được xếp top đầu thứ hạng tìm kiếm.
Hai là, niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp được củng cố vì chỉ những website được đánh giá cao mới xuất hiện ở vị trí đầu các lượt search.
Hướng dẫn SEO Local đạt hiệu quả cao
Sau đây, chúng ta cùng đến với hướng dẫn SEO Local để đạt kết quả cao. Theo đó, 6 bước cơ bản bao gồm:
- Xây dựng bộ từ khóa cần SEO.
- Tối ưu hóa Onpage trong SEO Local marketing.
- Tối ưu Google My Business cho website.
- Tối ưu Google Place cho website.
- Kết hợp Social.
- Sử dụng công cụ hỗ trợ NAP Citation.
Bước 1: Xây dựng bộ từ khóa cần SEO
Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong quy trình SEO nói chung. Rõ ràng, bạn không thể chinh phục các mục tiêu đề ra nếu chưa có trong tay “insight” khách hàng, người dùng web – được cụ thể hóa qua bộ từ khóa riêng.
Để làm tốt điều này, công việc đầu tiên là xác định đối tượng khách hàng cần hướng tới, sau đó phân tích lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh,… Cuối cùng, kết hợp các công cụ hỗ trợ SEO như Ahref, Majestic SEO, SEMrush, SEO PowerSuite để lọc ra những keyword chất lượng nhất.
Xây dựng bộ từ khóa SEO
Bạn cũng cần lưu ý rằng, việc xây dựng bộ từ khóa cần SEO nên tập trung vào chất lượng, tức là càng tiệm cận nhu cầu của người tiêu dùng càng tốt, thay vì hướng tới số lượng.
Bước 2: Tối ưu hóa Onpage trong SEO Local marketing
Mọi website muốn thành công thì cần được SEO Onpage thật tốt. Ở đây, bạn cần tối ưu hóa các yếu tố chính như Local Title, Local Description, Content, thẻ Meta, Schema Markup, UI/ UX,… Hai mục tiêu chính chính là:
- Làm sao để công cụ tìm kiếm dễ dàng truy cập và đọc dữ liệu trên website. Từ đó, chúng thực hiện đánh giá, xếp hạng trang web.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: nội dung phù hợp, hình ảnh sinh động, tốc độ truyền tải nhanh, không giật lag,…
Bước 3: Tối ưu Google My Business cho website
Bước thứ ba trong hướng dẫn SEO Local marketing là tối ưu hóa “Google My Business”. Đầu tiên, bạn cần khai báo và xác minh thông tin chi tiết về doanh nghiệp, địa điểm hoạt động cho “Search Engine” gồm:
- Tên doanh nghiệp.
- Sản phẩm kinh doanh.
- Mã số thuế.
- Đại diện doanh nghiệp.
- …
Ngoài Google My Business, bạn cũng không nên bỏ qua Bing Places, Apple Maps… – các nền tảng tương tự trên công cụ tìm kiếm khác.
Tối ưu Google My Business
Bước 4: Tối ưu Google Place cho website
Những đầu việc để tối ưu Google Place cho website bao gồm:
- Khai báo và xác minh thông tin liên quan tới doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh tiếp thị hình ảnh doanh nghiệp qua Youtube Video và hình ảnh.
- Phát triển nội dung website.
- Triển khai SEO Offpage.
- …
Bước 5: Kết hợp Social
Các trang mạng xã hội như Instagram, Facebook, Zalo,… không chỉ góp phần nâng cao lượng traffic mà còn có thể tăng độ uy tín của website nếu được khai thác tốt. Vì thế, đối với SEO tổng thể và Local SEO marketing, chúng ta không nên bỏ qua việc kết hợp các kênh tiếp thị tuyệt vời này.
Bước 6: Sử dụng công cụ hỗ trợ NAP Citation
NAP Citation là một trong những công cụ giúp người dùng không cần đến Local map vẫn có thể nhận biết địa chỉ và thông tin liên hệ của doanh nghiệp. Điểm đặc biệt là, bạn có thể đưa những thông tin cơ bản của doanh nghiệp đến với người tìm kiếm, mà không cần đến các liên kết “rắc rối” thông qua NAP Citation.
Sử dụng NAP Citation
Ngoài ra, công cụ này có sự đa dạng và tùy biến để phù hợp với từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau, giúp khai thác tốt hơn nhóm khách hàng mục tiêu. Do đó, thật đáng tiếc nếu trong hướng dẫn SEO Local không nhắc tới công cụ NAP Citation.
Trên đây là chia sẻ của bePOS về SEO Local. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có những thông tin cơ bản nhất để áp dụng tối ưu hóa Local đạt hiệu quả. Bạn cũng đừng quên theo dõi blog của bePOS để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hay và hữu ích hơn nhé!
FAQ
Local SEO có đối lập SEO tổng thể không?
Local SEO là quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho các kết quả có liên quan tới vị trí địa lý, khu vực thông qua những phương pháp, thủ thuật khác nhau. Tuy có những điểm khác biệt nhất định nhưng Local SEO và SEO tổng thể không hề đối lập nhau.
Ngược lại, chúng có mối quan hệ tương tác qua lại và cùng giúp nâng cao thứ hạng website, xa hơn là cải thiện kết quả tiếp thị web.
Có những công cụ nào giúp hỗ trợ Local SEO hiệu quả?
Có rất nhiều công cụ hỗ trợ Local SEO hiện nay như: Ahref, Majestic SEO, SEMrush, NAP Citation,… Tùy vào từng giai đoạn thực hiện tối ưu hóa công cụ tìm kiếm liên quan tới vị trí địa lý mà bạn có thể linh hoạt sử dụng những công cụ này.
Follow bePOS: