Trang chủBlogs MarketingSEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ A-Z (cập nhật 2024)

SEO Onpage là gì? Hướng dẫn SEO Onpage từ A-Z (cập nhật 2024)

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Thanh Ngoan
423 Đã xem

Cho dù bạn là một SEOer lâu năm hay là người mới bắt đầu, công việc này luôn cần sự kỹ lưỡng và không ngừng học hỏi bởi các thuật toán của Google luôn cập nhật, luôn nâng cấp không ngừng. Nếu bạn đang quan tâm tới các thủ thuật SEO Onpage và cách tối ưu SEO Onpage cập nhật mới nhất 2024, hãy cùng bePOS tham khảo ngay bài viết dưới đây!

SEO On page là gì?

SEO Onpage (hay còn được gọi là SEO On-site) là việc tối ưu hóa các cấu trúc, nội dung, và bất kỳ thứ gì nằm trên website để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm và kiếm được một lượng truy cập không phải trả tiền.

Ngoài việc xuất bản content chất lượng cao, SEO Onpage cũng bao gồm việc tối ưu hóa tiêu đề, thẻ HTML (tiêu đề, header, meta) và hình ảnh. Điều đó có nghĩa đây là công việc đảm bảo trang web của bạn trông chuyên nghiệp và đáng tin cậy.

seo-on-page-la-gi
Seo On page là gì?

Tại sao SEO Onpage quan trọng?

SEO Onpage rất quan trọng vì nó giúp các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…) hiểu nội dung trang web của bạn cũng như xác định xem xét rằng liệu trang web có liên quan đến những gì mà người dùng đang tìm kiếm hay không.

Từ khi các công cụ tìm kiếm trên Internet ngày càng trở nên phức tạp, các SEOer đã tập trung nhiều hơn vào kỹ thuật SEO Onpage. Để thích ứng với sự thay đổi của thuật toán Google, bạn phải tối ưu hóa những yếu tố như: nội dung văn bản, hình ảnh, video hay các thẻ HTML trên website của mình theo các phương pháp mới nhất.

tai-sao-seo-onpage-quan-trong
Vai trò quan trọng của SEO Onpage

>> Xem thêm: TÌM HIỂU VỀ SEO ENTITY – CÁCH TẠO LẬP ENTITY BUILDING MỚI NHẤT

3 công cụ đo lường SEO Onpage phổ biến

Sau đây là 3 công cụ đo lường SEO Onpage phổ biến hiện nay, giúp bạn phân tích và tối ưu một số yếu tố quan trọng.

Công cụ Title and Description Optimization

Title and Description Optimization Tool là công cụ phân tích Onpage tối ưu Tiêu đề và thẻ Meta Description mà bất kỳ SEOer nào cũng không nên bỏ qua. Bạn có thể sử dụng Title and Description Optimization Tool kết hợp cùng các công cụ khác để cải thiện thứ hạng trang web một cách hiệu quả nhất.

cong-cu-seo-onpage-1
Công cụ tối ưu Tiêu đề và thẻ Meta Description

Công cụ Anchor Text Over Optimization

Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng vì thuật toán Penguin của Google có thể gây nhiều khó khăn trong việc tối ưu hóa Anchor Text thì công cụ Anchor Text Over Optimization Tool chính là một giải pháp tốt dành cho bạn. Chỉ cần nhập đầy đủ URL, công cụ này sẽ giúp bạn tối ưu các từ khóa Anchor Text và đưa ra những nội dung không trùng lặp. Các từ khóa được tối ưu hơn và đánh dấu bằng tay.

cong-cu-seo-onpage-2
Công cụ tối ưu hóa Anchor Text

Công cụ Structured Data Testing

Structured Data Testing là công cụ phân tích và tối ưu Onpage, được ra đời với chức năng kiểm tra cấu trúc website. Công cụ này giúp các lập trình viên phát hiện ra lỗi và tối ưu hóa đoạn mã Code để có thể thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm Google.

Khi các dữ liệu trên website được cấu trúc hóa theo một mẫu cố định, Google hoàn toàn có thể hiểu được nội dung mà trang web đang nói đến. Nhờ đó mà việc đánh giá và xếp hạng website trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn bao giờ hết.

cong-cu-seo-onpage-3
Công cụ giúp kiểm tra cấu trúc Website

Hướng dẫn kỹ thuật SEO Onpage từ A-Z (cập nhật 2022)

Để tối ưu SEO Onpage một cách tốt nhất, bạn nên tập trung vào các yếu tố phù hợp thay vì tốn nhiều thời gian xây dựng backlink. Sau đây là hướng dẫn SEO Onpage với các yếu tố xếp hạng được chuyên gia đánh giá là quan trọng nhất mà bạn cần nắm chắc. 

Tối ưu yếu tố EAT

EAT, là viết tắt của 3 từ: Expertise (Chuyên môn), Authoritativeness (Tính xác thực) và Trustworthiness (Độ tin cậy). EAT là tiêu chuẩn Google sử dụng để đánh giá doanh nghiệp tạo nội dung và các trang web nói chung.

Google luôn đánh giá cao những nội dung chất lượng. Công cụ tìm kiếm này muốn đảm bảo rằng các trang web có nội dung chất lượng cao sẽ được thưởng thứ hạng tốt và trang web tạo ra nội dung chất lượng thấp sẽ ít được hiển thị tới người dùng hơn. Chúng ta có thể thấy đây là một mối quan hệ giữa nội dung được Google đánh giá cao và những gì xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của người dùng.

eat-trong-seo-onpage
Tối ưu yếu tố EAT

Một số cách nâng cao EAT cho trang web của bạn:

  • Cải thiện chất lượng Content trên trang.
  • Thêm tên tác giả và tiểu sử cho tất cả bài Content.
  • Đầu tư nhiều hơn vào việc tăng nhận diện thương hiệu.
  • Chỉnh sửa những nội dung, bài content có chất lượng thấp.
  • Tối ưu trang để dễ dàng truy cập và sử dụng.

Tối ưu Title: Tiêu đề trang

Title (hay còn gọi là tiêu đề trang), thường được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) và cực kỳ quan trọng đối với SEO, bởi đây là thông tin đầu tiên người dùng có thể nhìn thấy. 

Lưu ý khi đặt Title:

  • Title phải mô tả thông tin quan trọng nhất của trang web.
  • Nên chứa từ khóa ngay phần đầu Title.
  • Nội dung không trùng lặp.
  • Độ dài chỉ nằm trong khoảng 35 – 65 ký tự (không quá ngắn hay quá dài).
toi-uu-onpage-title
Tối ưu Title

Người tìm kiếm click vào trang của bạn hay không phụ thuộc vào cách thức bạn đặt tiêu đề có hấp dẫn và gây sự tò mò cho họ không. Nếu thẻ tiêu đề bị trùng lặp và không thu hút sẽ tác động tiêu cực đến kết quả SEO của bạn. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang tối ưu hóa cho yếu tố này.

Tối ưu Meta Description

Meta Description là một điểm tối ưu hóa quan trọng trong SEO. Thẻ meta giúp mô tả về nội dung của trang, thường được hiển thị trong SERP ở ngay bên dưới tiêu đề trang. Chỉ với một đoạn mô tả ngắn (120 – 150 từ) gây tò mò và thích thú, bạn có thể kích thích người dùng click vào trang web của bạn, từ đó tăng tỷ lệ nhấp (CTR).

Tối ưu các thẻ Heading

Các thẻ Heading là một trong những yếu tố quan trọng làm nên thứ hạng SEO, đặc biệt là các thẻ Heading 1 và Heading 2. Thẻ Heading giúp phân cấp nội dung trên trang, khiến chúng trở nên rõ ràng, thân thiện hơn với cả người dùng lẫn Search Engine.

toi-uu-onpage-heading
Tối ưu các thẻ Heading rất quan trọng

Đối với thẻ Heading (H1, H2, H3,…) trong tối ưu Onpage bạn cần phải:

  • Đối với H1: thường có nội dung giống như trong Title, có chứa từ khóa ngay đoạn đầu và chỉ sử dụng duy nhất một thẻ H1 cho mỗi trang.
  • Đối với H2: nội dung tổ chức thành các mục. Mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết. H2 phải chứa từ khóa ít nhất một lần hoặc chứa các biến thể của từ khóa.
  • Đối với H3 – H6: dùng để phân cấp những phần Content nhỏ hơn nữa.

Tối ưu hình ảnh

Sử dụng hình ảnh là một cách hay để làm cho trang web trông hấp dẫn hơn. Tuy nhiên không phải tất cả các hình ảnh đều có tác dụng giống nhau. Một số hình ảnh thậm chí có thể làm tốc độ tải trang web chậm đi rất nhiều. Do đó, tối ưu hóa hình ảnh đúng cách sẽ giúp bạn SEO tốt hơn.

toi-uu-onpage-hinh-anh
Tối ưu hình ảnh trên trang của bạn

Tối ưu hóa hình ảnh có nhiều ưu điểm như:

  • Tăng cơ hội xếp hạng bổ sung (hiển thị trên Tìm kiếm bằng Hình ảnh của Google).
  • Tăng trải nghiệm cho người dùng trên trang web của bạn.
  • Thời gian tải trang nhanh hơn.

Một hình ảnh ấn tượng có giá trị hơn trăm lời nói, vì thế hình ảnh rất quan trọng trong bài viết của bạn. Dưới đây là những cách tối ưu hình ảnh trên trang được khuyên dùng:

  • Mỗi bài viết nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở phần nội dung liên quan để truyền đạt ý tưởng một cách trực quan hơn tới tới người đọc.
  • Tối ưu kích thước và dung lượng hình ảnh trước khi đăng (Dung lượng không nên quá 100KB)
  • Định dạng file ảnh là một trong 3 dạng: GIF, JPG, PNG.
  • Sử dụng đúng tên ảnh, thuộc tính ALT để mô tả ảnh cho Google hiểu.
  • Đặt ALT không dấu và phân tách bởi các ký tự gạch ngang, ví dụ: noi-mua-ban-hang-tet.

Tối ưu Internal link (link nội bộ)

Liên kết nội bộ (Internal link) là các liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của website. Nếu Internal link được tối ưu hóa, bạn có thể giữ chân khách truy cập lâu hơn trên website, từ đó giảm tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).

toi-uu-onpage-internal-link
Tối ưu Internal link giúp giữ chân khách ở lại trang lâu hơn

Nếu trang trang web của bạn có nội dung phong phú, bạn nên đặt tối thiểu 2 link và tối đa 10 link liên kết nội bộ trong một trang, tùy thuộc độ dài content. Điều quan trọng là bạn cần dẫn link theo ngữ cảnh tới các trang liên quan. Một số lưu ý khi đặt Internal link:

  • Không liên kết tới một trang quá hai lần vì Google chỉ tính lần đầu tiên, do đó link thứ hai là lãng phí.
  • Link liên kết nội bộ phải được đặt theo ngữ cảnh một cách tự nhiên trong nội dung bài viết, tránh tình trạng nhồi nhét link khiến web phải chịu hình phạt của Google.

Tối ưu Outbound link

Outbound link là những liên kết ra ngoài trang của bạn. Điều cần lưu ý đó là bạn chỉ được dẫn link tới những trang uy tín và có độ tin cậy cao thì mới có hiệu quả. Một số cách để tối ưu Onpage khi liên quan tới Outbound link như sau:

  • Dẫn link sang các bài viết khác có liên quan đến ngữ cảnh.
  • Dẫn link tới các nguồn tham khảo có tin cậy và có chỉ số DA, PA cao giúp tăng độ trust với các công cụ tìm kiếm.
  • Số lượng link liên kết ra ngoài khoảng 2 – 3 link cho mỗi bài viết tùy thuộc độ dài của bài.
  • Nên để Nofollow cho link outbound.
toi-uu-onpage-outbound-link
Tối ưu Outbound link

>> Xem thêm: TÌM HIỂU VỀ SEO OFFPAGE – CÁC KỸ THUẬT SEO OFFPAGE MẠNH NHẤT

Trên đây bePOS đã hướng dẫn bạn một số cách tối ưu SEO Onpage cập nhật mới nhất. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn cải thiện trang web cho doanh nghiệp hiệu quả. Ngoài ra, để có được thứ hạng cao, bạn cũng cần truyền tải được thông tin tốt hơn, hấp dẫn và hữu ích cho người đọc. 

FAQ

Công cụ Onpage SEO Checker có tốt không?

Công cụ Onpage SEO Checker được khá nhiều anh em SEOer sử dụng và trở nên phổ biến hiện nay. Một số tính năng khiến công cụ này trở nên hữu ích có thể kể đến như:

  • Phát hiện các vấn đề làm chậm trang web của bạn.
  • Kiểm tra các yếu tố SEO trên trang web.
  • Kiểm tra mức độ thân thiện với thiết bị di động của trang web và điểm SEO trên trang.
  • Thực hiện quét tất cả các liên kết bên ngoài và bên trong được tìm thấy trên trang.
  • Kiểm tra lỗi kỹ thuật SEO.

Nhờ những điểm nổi bật trên, công cụ này là một cánh tay phải đắc lực dành cho những ai đang SEO website nói chung và làm SEO Onpage nói riêng.

SEO Onpage có thực sự quan trọng không?

SEO Onpage rất quan trọng vì nó giúp các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…) hiểu nội dung trang web của bạn cũng như xác định xem xét rằng liệu trang web có liên quan đến những gì mà người dùng đang tìm kiếm hay không. Để thích ứng với sự thay đổi của thuật toán Google, bạn phải tối ưu hóa những yếu tố trên trang như: nội dung, hình ảnh, video hay thẻ HTML theo các phương pháp mới nhất mà bePOS đã trình bày bên trên.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/seo-onpage/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]