Trang chủBlogs bePOS vs Chuyên giaTháp Maslow: Bí kíp phát triển nhân sự thành công 2024

Tháp Maslow: Bí kíp phát triển nhân sự thành công 2024

Cập nhật lần cuối: Tháng ba 03, 2024
Thanh Ngoan
703 Đã xem

bePOS hợp tác cùng chuyên gia Nguyễn Cao Trí với 25 năm kinh nghiệm tư vấn chiến lược kinh doanh chuỗi nhà hàng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, mang đến cho bạn Series “Chia sẻ kiến thức kinh doanh trong ngành F&B”. Bài viết này sẽ tổng hợp những phân tích của chuyên gia Nguyễn Cao Trí về giải pháp phát triển đội ngũ nhân sự bằng Tháp Maslow. Cùng theo dõi với bePOS nhé!

Nền tảng lý thuyết về tháp nhu cầu Maslow

Ứng dụng Tháp Maslow (hay còn được gọi là Tháp nhu cầu Maslow) trong quản trị nhân sự là giải pháp ưu việt giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tối ưu. Bởi chỉ khi nắm bắt được tâm lý cũng như nhu cầu của nhân viên thì nhà quản lý mới có thể xây dựng chiến lược phát triển dành cho nhân sự thành công.

Vậy Tháp nhu cầu Maslow là gì? Được sáng tạo bởi Abraham Maslow – một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ, tháp nhu cầu Maslow (gọi tắt là Tháp Maslow) thể hiện sự phân cấp các nhu cầu của con người từ mức thấp nhất đến mức cao nhất.

thap-maslow-1
Tháp Maslow trong quản trị nhân sự

Tháp Maslow là hệ thống lý thuyết tâm lý có tầm ảnh hưởng cực lớn và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Đây được coi như là kim chỉ nam trong hoạt động quản trị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các ứng dụng trong ngành quản trị nhân sự.

Học thuyết này cho rằng, trong mỗi con người đều tồn tại mức nhu cầu khác nhau từ thấp đến cao và được chia thành 5 cấp bậc theo thứ tự sau: 

  • (1) Nhu cầu sinh lý
  • (2) Nhu cầu an toàn
  • (3) Nhu cầu xã hội
  • (4) Nhu cầu tôn trọng
  • (5) Nhu cầu thể hiện bản thân

Nhìn chung, 5 cấp độ trên được chia làm 3 nhóm:

  • Nhóm 1: Gồm nhu cầu sinh lý và nhu cầu được an toàn. Những yếu tố này đảm bảo con người có thể tồn tại và hướng tới những nhu cầu cao hơn.
  • Nhóm 2: Gồm nhu cầu tạo ra các mối quan hệ và nhu cầu được kính trọng. Con người muốn mở rộng các mối quan hệ của mình, họ bắt đầu muốn trở thành người đứng đầu để được kính trọng.
  • Nhóm 3: Gồm nhu cầu thể hiện bản thân. Khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng, con người có xu hướng muốn thể hiện mình. Có nhiều tỷ phú vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến mặc dù mọi nhu cầu của họ đều đã được đáp ứng.

Theo Tháp Maslow, con người được thúc đẩy để đáp ứng các nhu cầu theo một trật tự thứ bậc, đơn giản là những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng. Điều này lý giải cho câu hỏi tại sao doanh nghiệp không thể tối ưu hiệu quả quản trị nhân sự nếu bỏ qua nhóm những nhu cầu cơ bản nhất hoặc chỉ tập trung vào nhóm nhu cầu mức cao.

Chính vì vậy, trong công tác quản trị nhân sự, nhà quản lý cần phải hiểu rõ nhân viên đang ở tầng nhu cầu nào, đang mong muốn điều gì, để từ đó thiết lập kế hoạch phát triển nhân sự phù hợp, tác động đúng vào nhu cầu và kỳ vọng của nhân viên. Mục tiêu của quản trị nhân sự theo mô hình Tháp Maslow là để hỗ trợ, tạo môi trường giúp nhân viên gắn bó hơn, thúc đẩy năng suất làm việc hiệu quả hơn để đạt được nhu cầu như kỳ vọng.​

Cách ứng dụng tháp Maslow vào Quản trị nhân sự

Trong quản trị doanh nghiệp, tháp nhu cầu Maslow được chia thành 5 cấp độ cụ thể như sau:

thap-maslow-bi-kip-phat-trien-nhan-su
Cách ứng dụng tháp Maslow vào việc quản lý nhân viên

Nhu cầu lương bổng

Yếu tố đầu tiên trong tháp Maslow về nhu cầu của nhân viên đó chính là những yếu tố hết sức cơ bản – nhu cầu sinh lý: lương bổng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe,… tùy thuộc theo thiết kế và định hình của doanh nghiệp sẽ là yếu tố đầu tiên khiến nhân sự cảm thấy thoải mái khi vào làm việc.

Các doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu lương bổng của nhân viên bằng cách đưa ra một mức lương đủ để nhân viên có thể chi trả cho những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như: tiền thuê nhà, phí sinh hoạt, ăn uống, đi lại,…

Ngoài lương, nhân viên cũng có nhu cầu về thời gian nghỉ ngơi. Doanh nghiệp phải quy định về thời gian làm việc, hạn chế làm quá giờ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể lực và tinh thần.

Nhu cầu đảm bảo an toàn

Yếu tố thứ hai là sự an toàn – Nhu cầu đảm bảo an toàn tại môi trường làm việc: Doanh nghiệp cần tạo ra một nơi an toàn để nhân sự có thể an tâm công tác. Đó sẽ là nơi mà họ không bị phân tâm bởi bất cứ thứ gì ngoài công việc và doanh nghiệp. Yếu tố an toàn cần được định hình rõ ràng trong chế độ, chính sách của công ty.

Ví dụ: Công ty nên có chế độ đãi ngộ dành riêng cho những nhân viên gắn bó trên 01 năm như đóng bảo hiểm cho toàn gia đình, trợ cấp làm việc trong môi trường không lý tưởng,…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên bảo trì, kiểm tra các thiết bị, công cụ, dụng cụ,… để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của nhân viên trong khi vận hành công việc.

moi-truong-lam-viec-an-toan
Doanh nghiệp cần tạo điều kiện để nhân sự có thể an tâm công tác

Nhu cầu được giao tiếp

Yếu tố thứ ba chính là sự giao tiếp – Nhu cầu kết nối các mối quan hệ, tình cảm: Đây chính là mong muốn có cơ hội giao tiếp, học hỏi và nâng cao bản thân. Chỉ cần đội ngũ làm từ 06 tháng trở lên cho một nhà hàng, trong đầu họ sẽ bắt đầu định hình một suy nghĩ là: Tôi làm ở đây thì tôi sẽ học hỏi được những điều gì? Tôi là ai vào ngày mai? 

Nhu cầu được ghi nhận

Tiếp theo chính là nhu cầu được ghi nhận công sức làm việc – Nhu cầu được kính trọng: Đó là sự ghi nhận từ những thành quả nhỏ bé cho tới những thành quả to lớn. Hay có thể đó là sự ghi nhận thông qua vai trò, vị trí của họ trong tổ chức. Đó là con đường thăng tiến, phát triển, là những yếu tố giúp nhân viên có động lực ở lại tổ chức. Con người luôn luôn cần động lực để sống và làm việc mỗi ngày.

nhu-cau-duoc-ghi-nhan
Nhu cầu được ghi nhận công sức lao động

Nhu cầu được cống hiến

Cuối cùng chính là tầng cao nhất của con người cũng chính là tầng cao nhất trong tháp Maslow của nhân sự trong doanh nghiệp. Tổ chức có đủ năng lực để phát triển và thúc đẩy nhân sự hay không là một câu hỏi lớn. Bởi lẽ, trong một doanh nghiệp, nếu không thể phát triển thì cũng không thể thúc đẩy nhân viên có mong muốn được thăng tiến, được cống hiến.

Chính vì thế, công ty phải có một tầm nhìn phát triển đủ xa, đủ rộng nếu muốn giữ được người. Tuy nhiên, đây là một yếu tố bị hạn chế mà không phải công ty nào cũng có khả năng làm được.

nhu-cau-duoc-cong-hien
Nhu cầu được cống hiến là tầng cao nhất trong tháp Maslow

>> Xem thêm: Tối ưu chi phí nhà hàng: Top 8 giải pháp hiệu quả nhất

Tổng kết

Trên đây là những phân tích của chuyên gia Nguyễn Cao Trí giúp bạn tối ưu việc quản trị nhân sự thông qua tháp nhu cầu Maslow. Sự hài lòng của nhân viên là một mục tiêu quan trọng của tất cả những người làm nhân sự. Có thể nói rằng, sự hài lòng của nhân viên không chỉ giúp nâng cao năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.

Trước xu hướng phát triển của nền kinh tế trong kỷ nguyên số, bên cạnh việc ứng dụng lý thuyết quản trị thì việc áp dụng giải pháp công nghệ trong hoạt động quản trị nhân sự sẽ là một bước tiến vượt bậc, giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược nhân sự thành công. Giải pháp Quản lý bán hàng bePOS được tích hợp tính năng quản lý nhân viên dành cho các nhà hàng/ quán cafe/ spa/ salon là một trong những giải pháp tối ưu nhất thị trường hiện nay, giúp đáp ứng mọi nhu cầu quản lý, vận hành, tiếp sức cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số.

Qua những chia sẻ bên trên, hy vọng các bạn đã có được thêm những khái niệm, ý tưởng mới cho công cuộc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp nhờ vào tháp Maslow. Chúc các bạn thành công!

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/thap-maslow-phat-trien-nhan-su/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]