Blog Tháng Bảy 07, 2022

Trade marketing là gì? Tất tần tật về Trade Marketing trong kinh doanh

Avatar
bePOS

Trade marketing đang là cụm từ được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn marketing. Vậy trade marketing là gì? Làm trade marketing là làm gì? Hãy cùng bePOS tìm hiểu định nghĩa này ngay dưới bài viết này nhé!

Trade marketing là gì?

Mặc dù là cụm từ được nhắc tới nhiều trong ngành Marketing, nhưng Trade marketing là gì vẫn là câu hỏi mà nhiều người còn thắc mắc. Trade marketing được hiểu là lấy người dùng và điểm bán làm trung tâm với mục tiêu tối ưu mọi trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán, từ đó đem về doanh số cho công ty. Trade marketing thường được gọi là truyền thông tại điểm bán hay marketing tại điểm bán, đây là bộ phận có nhiệm vụ kết nối giữa hai phòng ban Sales và Marketing. 

Trade marketing là làm gì? Nhiệm vụ của Trade marketing là nghiên cứu, lên chiến lược và thực hiện các biện pháp để khách hàng có thể nhận biết, tiếp xúc và có phản hồi tốt về nhãn hiệu sau quá trình mua hàng tại các điểm bán như: cửa hàng đại lý, siêu thị, hay các trung tâm mua sắm lớn. Nói một cách dễ hiểu theo lý thuyết marketing tại điểm bán thì trade marketing có nhiệm vụ tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.

Có thể nói, công việc Trade marketing đòi hỏi khả năng nắm bắt tình huống và xử lý khôn khéo bởi đây là công việc trung gian, kết nối giữa các bên mua hàng, bán hàng.

trade-marketing-la-gi

Trade marketing là làm gì?

Trade marketing và Brand marketing khác gì nhau?

Về lý thuyết, sự khác biệt lớn nhất giữa marketing tại điểm bán và marketing branding đó là về đối tượng mục tiêu.

  • Đối tượng mục tiêu của Brand marketing: người tiêu dùng cuối cùng
  • Đối tượng mục tiêu của Trade marketing: nhà phân phối sỉ/lẻ

Ngoài ra, hai vị trí này cũng có những hoạt động marketing khác nhau:

  • Trade marketing: xây dựng chiến lược giá, chiết khấu,…
  • Brand marketing: xây dựng chiến lược branding như quảng cáo TVC, tổ chức sự kiện,…

trade-marketing-va-brand-marketing

Trade marketing và Brand marketing khác gì nhau?

>> Xem thêm: VIRAL CONTENT MARKETING LÀ GÌ? 5 BÍ QUYẾT KHIẾN CONTENT VIRAL NHẤT 

Nhiệm vụ của Trade marketing 4C

Nhìn chung, nhiệm vụ của Trade marketing được sắp xếp theo mô hình 4C. Vậy Trade marketing 4C là gì? Hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây:

C1 – Customer Development (Phát triển khách hàng)

Phát triển khách hàng là nhiệm vụ mở rộng quy mô của doanh nghiệp bằng cách tìm kiếm và mở bán những đại lý, điểm bán mới ở các khu vực, tỉnh thành khác nhau để thu hút nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, để phát triển khách hàng, doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược chiết khấu, giảm giá cho các bên đại lý trung thành, hợp tác lâu dài.

C2 – Category Development (Phát triển ngành hàng)

Đây là nhiệm vụ phát triển ngành hàng. Category development sẽ bao gồm nhiều chiến lược khác nhau như: 

  • Chiến lược bao phủ thị trường: Mục tiêu nhằm thâm nhập vào thị trường trong thời gian càng nhanh càng tốt và giúp sản phẩm có mặt trên khắp khu vực. 
  • Chiến lược danh mục sản phẩm: Đánh giá, phân tích doanh thu để đưa ra top sản phẩm có doanh số bán chạy nhất hay những sản phẩm còn tồn kho nhiều, từ đó đề ra giải pháp và cách khắc phục cho từng danh mục sản phẩm. 
  • Chiến lược giá: Lựa chọn việc đặt giá ở mức cao, thấp hay trung bình chính là nhiệm vụ của chiến lược giá. Những chiến lược này cần phù hợp với từng khu vực địa lý, nhân khẩu học,… để định giá một cách phù hợp nhất.

C3 – Consumer Engagement (Tiếp cận người tiêu dùng)

Đây là hoạt động nhằm thúc đẩy việc mua hàng trực tiếp của người tiêu dùng thông qua một số hoạt động sau:

  • Khuyến mãi
  • Áp dụng kỹ thuật trưng bày sản phẩm bắt mắt 
  • Sử dụng các POSM – trưng bày tại điểm bán
  • Tổ chức sự kiện, kích hoạt tại điểm bán

C4 – Company Engagement (Gia tăng tương tác nội bộ)

Để trade marketing thành công, doanh nghiệp không chỉ cần tập trung vào khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mà còn phải tập trung vào nguồn nhân lực nội bộ của mình. Những hoạt động dưới đây sẽ làm nội bộ đoàn kết, cùng hướng về một mục tiêu và đạt được thành công:

  • Tổ chức những sự kiện kick-off sản phẩm, dự án mới.
  • Tổ chức những cuộc thi nội bộ nhằm tạo sân chơi cho nhân viên sáng tạo, bày tỏ ý kiến.
  • Dự báo, cùng đặt mục tiêu doanh số.

4c-trong-trade-marketing

Trade marketing 4C 

Những tố chất để làm Trade marketing

Người làm trade marketing cần có hai yếu tố nổi bật chính sau đây:

  • Khả năng bao quát và tư duy tại điểm bán

Mục tiêu cuối của Trade marketing chính là lôi kéo khách hàng bỏ hầu bao và mua hàng trực tiếp ngay tại điểm bán. Vì vậy người đảm nhiệm vị trí này cần có khả năng tư duy về điểm bán hàng và biết các quy tắc đặt hàng tại điểm bán trong mỗi trường hợp khác nhau.

Việc đặt sản phẩm tại đúng nơi, đúng chỗ hay đúng tầm nhìn của khách hàng tưởng chừng như không có gì khó khăn, nhưng để khách hàng chịu mua ngay lập tức cũng sẽ là một thách thức lớn với trade marketers.

  • Có khả năng về thu thập và nghiên cứu số liệu

Mọi marketers đều cần có khả năng nghiên cứu, khảo sát hay thu thập số liệu và trade marketing cũng yêu cầu về kỹ năng này. Người làm vị trí này cần chịu trách nhiệm về báo cáo tài chính, lợi nhuận thu về tại điểm bán. 

to-chat-lam-trade-marketing

Những tố chất để làm Trade marketing

>> Xem thêm: SỨC MẠNH CỦA MARKETING TRUYỀN MIỆNG 

Một số khóa học/tài liệu Trade marketing

Hiện nay có rất nhiều các khóa học Trade marketing hay tài liệu trade marketing giúp cho những người mới bắt đầu với vị trí này. Dưới đây là một số khóa học chất lượng mà bePOS đã tổng hợp để bạn đọc tham khảo:

  • Học Trade marketing cùng Tomorrow marketers
  • Khóa học Trade marketing của Brand Camp Asia
  • Khóa học Trade marketing của FPT Skilling

Trên đây là ba địa chỉ uy tín để những người mới bắt đầu với Trade marketing có thể tham khảo. 

Vậy là bài viết phía trên bePOS đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về Trade marketing. Để có thể thành công trong lĩnh vực này, bạn cần trau dồi kiến thức liên tục và thực chiến tại nhiều điểm bán. Chúc các bạn thành công!

FAQ

Trade marketing là gì?

Trade marketing được hiểu là lấy người dùng và điểm bán làm trung tâm với mục tiêu tối ưu mọi trải nghiệm của khách hàng tại điểm bán, từ đó đem về doanh số cho công ty. Trade marketing thường được gọi là tiếp thị tại điểm bán hay marketing tại điểm bán, đây là bộ phận có nhiệm vụ kết nối giữa hai phòng ban Sales và Marketing. 

Trade marketing và Brand marketing khác gì nhau?

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa Trade marketing và Brand marketing đó là: đối tượng mục tiêu. Brand marketing hướng tới người tiêu dùng cuối cùng (customer) còn Trade marketing hướng tới nhà phân phối sỉ/lẻ.