Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsTrader là gì? 5 yếu tố để trở thành một Trader chuyên nghiệp

Trader là gì? 5 yếu tố để trở thành một Trader chuyên nghiệp

Cập nhật lần cuối: Tháng mười một 11, 2023
Thanh Ngoan
789 Đã xem

Hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ có mong muốn trở thành một Trader. Điều này cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của công việc này. Vậy Trader là gì? Làm sao để trở thành một Trader thành công? Hãy cùng bePOS tìm hiểu qua bài viết sau.

Trader là gì?

Trader, phiên dịch tiếng Việt có nghĩa là “người thực hiện giao dịch”. Cụ thể, đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những người trực tiếp tham gia mua, bán tài sản với mục đích thu về lợi nhuận từ sự chênh lệch giá cả giữa các phiên.

Trong đó, tài sản có thể là tiền điện tử, ngoại tệ, cổ phiếu,… hay vàng, bạc, trang sức thông thường nhưng chủ yếu là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

trader-la-gi

Trader là gì?

Với đặc điểm như vậy, Trader có thể hoạt động độc lập hoặc “phục vụ” cho một doanh nghiệp, tổ chức tài chính như ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ đầu tư,… Bên cạnh đó, Trader không phải là một nghề quá khuôn mẫu về thời gian làm việc. Bạn có thể trở thành một người giao dịch full-time hoặc part-time. Đây cũng được xem là một trong những lý do tạo nên sức hút của nghề này. 

Vậy, sự khác biệt giữa Investor (nhà đầu tư) với Trader là gì? Có khá nhiều yếu tố để phân biệt hai thuật ngữ này. Trong đó, 3 điểm nổi bật cần nhắc tới là:

  • Lợi nhuận của Investor đến chủ yếu từ việc nâng cao giá trị nội tại của tài sản, chính xác hơn là sự gia tăng mức giá của tài sản trên thị trường. Trong khi đó, lợi nhuận của Trader đến từ chênh lệch mức giá hay chính là biến động giá của tài sản trên thị trường, không phân biệt theo xu hướng tăng hay giảm. 
  • Một kế hoạch đầu tư thường mang tính dài hơi hơn một quá trình giao dịch.
  • Nhà đầu tư cần có vốn ban đầu, trực tiếp nhận về lợi nhuận hoặc chịu hoàn toàn rủi ro.

Trong trường hợp làm việc cho một công ty tài chính, ngân hàng, Trader sẽ sử dụng vốn của doanh nghiệp, lợi nhuận hoặc rủi ro thuộc về doanh nghiệp.

Nghề Trader có những thuận lợi và khó khăn gì?

Để hiểu rõ hơn nghề này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thuận lợi và khó khăn của nghề Trader là gì?

Thuận lợi khi trở thành Trader

  • Đa dạng lĩnh vực và vị trí lựa chọn

Tương tự như đầu tư, một Trader có thể tham gia mua bán, thực hiện giao dịch với nhiều loại tài sản khác nhau như: cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc,… Sự xuất hiện của các loại, các dạng tài sản mới đồng nghĩa người giao dịch có thêm những lựa chọn. Ví dụ dễ thấy chính là thị trường Crypto với các đồng tiền mã hóa như BTC, ETH, XVG,… đang rất sôi động.

>>> XEM THÊM: 5 cách kiếm tiền từ Crypto dành cho người mới

trader-co-thuan-loi-gi

Nghề Trader có những thuận lợi gì?

Cũng cần nhấn mạnh một lần nữa, tuy đa dạng là vậy nhưng lĩnh vực tài chính vẫn là trọng tâm được Trader hướng đến bởi tính linh hoạt, thuận tiện so với tài sản khác. Xét theo chiều dọc, tức là vị trí công việc, khi đã có kinh nghiệm của một Trader, bạn có thể tiếp tục giao dịch kiếm lợi nhuận, trở thành tư vấn viên hoặc mở lớp đào tạo Trading,…

  • Tính linh hoạt, ít gò bó trong công việc

Bạn có thể làm nghề Trader Forex hay nghề Trader chứng khoán, lựa chọn nghề Trader chuyên nghiệp hoặc coi như nghề tay trái,… Tất cả đều không gò bó, bắt buộc. Bạn hoàn toàn chủ động về thời gian và địa điểm làm việc, có thể làm mọi lúc, mọi nơi tùy theo ý muốn.

Đặc biệt, với những tiến bộ của công nghệ 4.0, tính linh hoạt trong nghề Trader càng được phát huy nhiều hơn nữa. Một điểm tuyệt vời khác, bạn có thể lựa chọn làm người giao dịch toàn thời gian hoặc tranh thủ bên cạnh công việc chính, tương tự như CTV bán hàng online nhưng tiềm năng hơn. 

  • Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm tài chính hữu ích

Thực tế, đây vừa là đòi hỏi, vừa là lợi ích đối với một Trader. Tất nhiên, quá trình này cần thời gian để tích lũy và hình thành, không thể sở hữu trong ngày một, ngày hai. Xét rộng ra, chính những kiến thức tài chính này sẽ là công cụ vô cùng hữu ích và thiết thực trong cuộc sống, nhất là với những ai có định hướng lớn hơn như xây lập công ty, kinh doanh. 

trader-giup-nang-cao-kien-thuc-kinh-nghiem-tai-chinh

Trader giúp nâng cao kiến thức, kinh nghiệm tài chính

  • Cơ hội lợi nhuận cao

Dù là kinh doanh hay Trading thì đều hướng tới lợi nhuận. Song, thu nhập của công việc Trader có thể là những con số khổng lồ mỗi ngày nếu bạn có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Tất nhiên, điều này không phải chuyện dễ nhưng thực sự là đáng để bạn thử sức dù chỉ một lần.

Ngoài ra, có thể kể tới những thuận lợi cũng chính là một số yêu cầu khác của công việc này như: luôn cập nhật thông tin từ nhiều lĩnh vực, mở rộng mối quan hệ đối tác,…

Thách thức khi trở thành Trader

Thuận lợi như thế, vậy thách thức của Trader là gì?

  • Thị trường tài chính phức tạp, nhiều rủi ro

Tài chính là lĩnh vực khó, phức tạp hàng đầu hiện nay. Để một cá nhân hiểu và phân tích được cơ bản thị trường sẽ tốn rất nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi. Ngoài ra, lĩnh vực tài chính luôn biến động và không bao giờ có quy luật cụ thể nào. Vì thế, bản thân thị trường tài chính chứa đựng nhiều rủi ro và khó dự đoán hơn so với đa số thị trường khác.

  • Một số lĩnh vực Trading chưa được hợp pháp hóa tại Việt Nam

Forex, Crypto chưa được chính phủ Việt Nam công nhận tính hợp pháp. Điều này không có nghĩa là bạn không thể trở thành một Trader. Tuy nhiên, nếu có phát sinh, bạn sẽ không được bảo vệ. Đây là điều mà bất cứ cá nhân, tổ chức nào cũng cần phải lưu ý.

trader-co-kho-khan-gi

Nghề Trader có những khó khăn gì?

  • Tiêu tốn thời gian phân tích, nghiên cứu

Phân tích kỹ thuật, chỉ số P/B, chỉ số P/E,… tất cả đều là những kiến thức cần thiết mà người làm nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader forex phải nắm rõ. Vấn đề ở chỗ, đây là những nội dung khó hiểu, khó thuần thục và vận dụng tốt. Bạn buộc phải dành thời gian nghiên cứu, học hỏi trước khi hướng tới nghề Trader chuyên nghiệp.

>> Xem thêm: TOP 5 APP ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH UY TÍN NHẤT 2022

Phân loại Trader phổ biến nhất hiện nay

Tùy theo tiêu chí phân loại, chúng ta có thể chia Trader thành những loại sau:

Theo chủ thể quản lý

Trader theo chủ thể quản lý gồm 2 loại:

  • Trader hoạt động độc lập: Sử dụng và chịu hoàn toàn trách nhiệm với tài sản của mình.
  • Trader làm việc cho đơn vị khác: Sử dụng tài sản của đơn vị quản lý và không trực tiếp hưởng lợi nhuận hay chịu rủi ro.

Theo phong cách phân tích

Theo phong cách phân tích, Trader gồm 4 nhóm:

  • Trader phân tích cơ bản: Đưa ra quyết định giao dịch dựa vào tin tức, thông tin được công khai trên thị trường.
  • Trader phân tích kỹ thuật: Đưa ra lệnh dựa theo các kết quả phân tích trên biểu đồ giá, chỉ số phân tích.
  • Trader phân tích tổng hợp: Đưa ra quyết định sau khi kết hợp cả phân tích cơ bản với phân tích kỹ thuật.
  • Trader phân tích tự do: Đưa ra lựa chọn giao dịch dựa theo cảm tính cá nhân.

phan-loai-trader

Phân loại Trader

Các phong cách giao dịch thường được áp dụng

Mỗi loại Trader sẽ có các đặc điểm và phong cách giao dịch riêng. Trong đó, những phong cách thường thấy là Scalper Trader, Day Trader, Swing Trader,…

Scalper Trader

Scalper Trader là gì? Scalper Trader là những người áp dụng chiến thuật giao dịch lướt sóng trên thị trường. Đặc điểm của phong cách này là khai thác những sự chênh lệch nhỏ về giá của tài sản trong thời gian ngắn hoặc rất ngắn; tần suất giao dịch lớn với nhiều lệnh trong một ngày. Đây là phong cách phù hợp với người có quỹ thời gian hạn chế, ít vốn đầu tư và tính quyết đoán cao.

Day Trader

Đây là nhóm người giao dịch chỉ giữ lệnh trong duy nhất một ngày và ít quan tâm tới lãi lỗ. Vì thế, mẫu Trader này còn được biết đến như hình ảnh tiêu biểu nhất cho việc đầu cơ. Nghĩa là họ ít sử dụng các kế hoạch quản lý danh mục đầu tư, ít hướng đến giá trị nội tại.

Điều này đồng nghĩa phương pháp trading của nhóm này tương đối đơn giản so với đa số mẫu “người thực hiện giao dịch khác”. Tuy nhiên, Day Trader là phong cách thường gặp nhiều rủi ro.

Swing Trader

Đặc điểm của các Swing Trader là kết hợp phân tích kỹ thuật và cơ bản, thường xuyên theo dõi tin tức thị trường, hứng thú với thị trường không có xu hướng rõ ràng,… Họ sẽ vào và giữ lệnh trong một khoảng thời gian khá dài, đồng thời kết thúc một khoản giao dịch lớn hơn so với Scalper Trader hoặc Day Trader. Hiện nay, đây được xem là phong cách giao dịch thịnh hành nhất.

swing-trader

Swing Trader

Position Trader

Position Trader là gì? Position Trader thường là những người sở hữu kiến thức và kinh nghiệm dày dặn trong nghề. Họ có thể đưa ra những nhận định và dự đoán tỷ lệ chính xác cao. Do đó, Position Trader thường giữ lệnh trong thời gian dài, thậm chí tính bằng năm và thu lại lợi nhuận lớn.

Insider Trader

Thuật ngữ Insider Trader hay giao dịch viên nội gián chỉ những nhà giao dịch nắm trong tay nhiều thông tin quan trọng, trước cả khi nó được công bố ra thị trường. Vì thế, trong cuộc đua Trading, họ thường có lợi thế lớn so với số còn lại.

Song, nếu những Trader này sử dụng thông tin kể trên nhằm chuộc lợi, khiến giá chứng khoán “lao đao” thì hoàn toàn có thể bị xét xử, truy cứu trách nhiệm hình sự. Tháng 9 năm 2017, vụ việc Brett Kennedy – cựu nhân viên phân tích tài chính của công ty Amazon đã cho thấy tính “mạo hiểm” khi trở thành giao dịch viên nội gián.

5 yếu tố để trở thành Trader thành công

Dưới đây là 5 yếu tố quan trọng để trở thành một Trader thành công trong sự nghiệp, gồm:

Tư duy sắc bén, chính xác

Tư duy sắc bén là yêu cầu bắt buộc với mọi Trader, nhất là trong lĩnh vực tài chính đầy khó khăn và luôn biến động. Nếu muốn chinh phục nghề Trader chuyên nghiệp, bạn phải không ngừng rèn rũa khả năng tư duy của mình trước những thay đổi dù là nhỏ nhất. Đồng thời, trước mọi vấn đề, hãy cố gắng mở rộng tầm nhìn để thấy được bức tranh toàn cảnh cũng như đưa ra phương án tối ưu.

trader-can-co-tu-duy-sac-ben

Trader cần có tư duy sắc bén

Có kiến thức tài chính nhất định

Như đã chia sẻ, đây là thuận lợi và cũng là yêu cầu bắt buộc với mọi Trader. Chỉ khi nắm được những kiến thức tài chính cơ bản, bạn mới có thể phân tích, đánh giá thị trường. Nếu không, bạn sẽ khó có thể thành công trong lĩnh vực này. Bạn không nhất thiết phải theo học đúng chuyên ngành, hay tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu, nhưng hãy luôn nhớ dành thời gian để tự nghiên cứu, trau dồi chúng.

Sở hữu phong cách giao dịch phù hợp

Nên nhớ rằng, trong đầu tư và Trading, không có ranh giới giữa đúng và sai, chỉ có phong cách phù hợp tạo nên thành công. Do đó, thay vì cố gắng tìm ra chiến thuật giao dịch tốt nhất, hãy cân nhắc và lựa chọn phong cách hợp với bản thân rồi từng bước kiểm soát chúng. Đừng quên tuân theo phong cách ấy một cách nghiêm ngặt hoặc điều chỉnh nếu thấy chưa hoàn toàn phù hợp.

lua-chon-phong-cach-giao-dich-phu-hop-voi-ban-than

Lựa chọn phong cách giao dịch phù hợp với bản thân

Có tính kỷ luật cao và lý trí 

Kỷ luật và lý trí rất quan trọng trong cuộc sống và chúng càng cần thiết hơn với người giao dịch, dù trong nghề Trader chứng khoán hay nghề Trader Forex,… Nếu không có kỷ luật, lý trí, bạn sẽ dễ bị lay động bởi cảm xúc và dẫn đến những thất bại đáng tiếc. Trong bối cảnh các luồng thông tin dễ bị “thao túng” bởi một số cá nhân, tổ chức thì chính những đức tính này sẽ là vũ khí đưa bạn đến thành công.

Lựa chọn được hệ thống giao dịch chất lượng

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sàn giao dịch khác nhau. Điều này giúp cho Trader có thêm những lựa chọn mới song cũng gây “nhiễu loạn” khi phải xác định sàn nào chất lượng.

Hai tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống sàn giao dịch bạn không nên bỏ qua đó là khả năng đáp ứng trải nghiệm (thông tin đầy đủ, chính xác, có tính tiện lợi,..) và mức độ uy tín cao. Đặc biệt, bạn có thể tham khảo ý kiến từ những Trader đi trước để đưa ra lựa chọn tối ưu nhất.

5-yeu-cau-cua-trader

Lựa chọn hệ thống giao dịch chất lượng

>> Xem thêm: CẨM NANG ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ VỚI 6 NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ THÀNH CÔNG

Với những chia sẻ trên đây, bePOS hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ Trader là gì cũng như những yêu cầu để thành công với nghề. Chúc các bạn thành công trên con đường đầu tư của mình! 

FAQ

Có những phong cách Trader phổ biến nào hiện nay?

Hiện nay, một số phong cách giao dịch các Trader sử dụng phổ biến là: 

  • Scalper Trader.
  • Day Trader.
  • Swing Trader.
  • Position Trader.
  • Insider Trader.

Trader có thể tham gia giao dịch trên những thị trường nào?

Mỗi Trader có thể tham gia giao dịch trên một hoặc nhiều thị trường khác nhau, bao gồm:

  • Chứng khoán: trái phiếu, cổ phiếu,…
  • Ngoại hối.
  • Tiền điện tử: Bitcoin, ETH,…
  • Vàng, bạc.

Tùy theo nhu cầu và mục đích của bản thân, bạn có thể lựa chọn những thị trường giao dịch phù hợp với mình.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/trader-la-gi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]