Trang chủBlogs Xu hướng & InsightsNhững điều nhà đầu cần biết về trái phiếu chuyển đổi 2023

Những điều nhà đầu cần biết về trái phiếu chuyển đổi 2023

Cập nhật lần cuối: Tháng bảy 07, 2023
Thanh Ngoan
263 Đã xem

Chúng ta đều biết trái phiếu là một loại chứng khoán khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trái phiếu còn được phân loại thành trái phiếu chuyển đổi và không chuyển đổi. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Hãy cùng bePOS tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây. 

Trái phiếu chuyển đổi là gì, bạn đã biết chưa?

Nhiều nhà đầu tư mới khá lúng túng khi được hỏi trái phiếu chuyển đổi là gì? Về lý thuyết, trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, cho phép người sở hữu (trái chủ) có quyền được chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu của công ty (chủ yếu là cổ phiếu thường). 

Như vậy, nếu bạn sở hữu trái phiếu chuyển đổi của công ty A, bạn sẽ có quyền sử dụng trái phiếu này như một loại trái phiếu thông thường: được công ty A trả tiền đầu tư gốc kèm theo khoản lãi suất nhất định. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng trái phiếu đó như một loại cổ phiếu của công ty sau khi thực hiện quyền chuyển đổi: sở hữu một phần công ty, được chia lợi tức công ty. Nói cách khác, từ chỗ cho công ty vay tiền đầu tư, bạn sẽ là một trong các ông chủ của công ty A.

trai-phieu-chuyen-doi-la-gi

Trái phiếu chuyển đổi là gì, bạn đã biết chưa?

Đối với trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, tỷ lệ và kỳ hạn chuyển đổi được ấn định ngay từ thời điểm phát hành. Chỉ khi công ty có sự tách hoặc gộp cổ phiếu, những yếu tố này mới thay đổi. Trong đó:

  • Tỷ lệ chuyển đổi là lượng cổ phiếu bạn nhận được từ công ty trên mỗi trái phiếu khi thực hiện quyền chuyển đổi.
  • Thời hạn chuyển đổi là khoảng thời gian quyền chuyển đổi của bạn có hiệu lực, được công ty quy định tùy theo kế hoạch tài chính của họ.

Để hiểu rõ hơn, ta cùng đến với một ví dụ về trái phiếu chuyển đổi:

Ngày 23/04/2018, công ty A phát hành trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu có mệnh giá 2.000 USD, lãi suất 1%/ năm. Tỷ lệ chuyển đổi là 1 trái đổi 40 cổ; thời hạn chuyển đổi là 5 năm.

Ngày 23/04/2021, cổ phiếu thường của công ty A hiện đang được giao dịch trên thị trường ở mức giá 80 USD. 

Rõ ràng, nếu giữ nguyên thì lãi suất và tiền đầu tư trái phiếu bạn nhận được tối đa sau 5 năm là 2.100 USD. Nhưng nếu chuyển đổi sang cổ phiếu, ngay tại thời điểm này, bạn có thể nắm giữ 3.200 USD.

Trái phiếu không chuyển đổi là gì, có khác trái phiếu chuyển đổi?

Từ chia sẻ trên, ta phần nào sẽ hình dung được trái phiếu không chuyển đổi là gì. Về cơ bản, đó là loại trái phiếu mà người sở hữu chỉ có quyền được hoàn trả khoản tiền gốc đã cho công ty phát hành trái phiếu “vay” và nhận lãi suất tương ứng. Họ không thể chuyển số trái phiếu mình nắm giữ thành cổ phiếu của công ty.

trai-phieu-chuyen-doi-la-gi
Trái phiếu không chuyển đổi là gì, khác trái phiếu chuyển đổi không?

Ở một khía cạnh nào đó, trái phiếu chuyển đổi chính là một phép lai giữa trái phiếu và cổ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu mới của thị trường. Ngoài ra, so với trái phiếu có thể chuyển đổi, trái phiếu không chuyển đổi còn mang những điểm khác biệt dễ nhận thấy như tổ chức phát hành đa dạng hơn, dễ phát hành hơn, phổ biến hơn,… 

Lợi thế của nhà đầu tư khi mua trái phiếu có thể chuyển đổi

Với những đặc điểm trên, ta có thể nhận thấy các nhà đầu tư có một số lợi thế sau:

Được đảm bảo một mức lãi cố định khi chưa/ không thực hiện quyền chuyển đổi

So với cổ phiếu, đây là một ưu điểm không nhỏ. Cùng bỏ ra một khoản tiền đầu tư, nhưng công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi luôn có nghĩa vụ trả bạn khoản tiền gốc cùng mức lãi suất tương ứng. Còn nếu sở hữu cổ phiếu, số tiền đầu tư sẽ gắn liền với “sinh mệnh” của công ty: lỗ cùng lỗ, lãi cùng lãi. 

Được ưu tiên thanh khoản nếu công ty phát hành giải thể

Trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi của bạn giải thể, bạn sẽ được ưu tiên thanh khoản (trả nợ) trước so với các chủ sở hữu cổ phiếu. Vì thế, bạn hạn chế được tối đa rủi ro và mức thua lỗ đầu tư. Tất nhiên, quyền lợi này chỉ thực hiện được khi bạn chưa tiến hành chuyển đổi trái phiếu mình sở hữu.

uu-diem-cua-trai-phieu-chuyen-doi

Lợi thế của nhà đầu tư khi mua trái phiếu chuyển đổi

Sự linh hoạt cao

Hãy giả sử công ty phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh chóng và quyền của bạn còn hiệu lực. Chắc chắn, bạn nên “hô biến” trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu để tạo thêm nhiều lợi nhuận. Điều này là không thể nếu bạn có trong tay trái phiếu thông thường. 

Bất lợi của nhà đầu tư khi mua trái phiếu có thể chuyển đổi ra cổ phiếu

Bên cạnh những lợi thế trên, trái phiếu chuyển đổi cũng còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Tại thời điểm phát hành, giá của trái phiếu chuyển đổi thường cao hơn rõ rệt so với cổ phiếu của cùng một công ty.
  • Với việc sở hữu trong tay loại trái phiếu này, bạn đang có những lợi thế đầu tư lớn trong tương lai nếu công ty phát hành đi lên. Ngược lại, ở thời điểm chưa thực hiện quyền chuyển đổi của mình, mức lãi suất trên số tiền gốc tương ứng sẽ thấp hơn đáng kể so với trái phiếu thông thường.

Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư trái phiếu có thể chuyển đổi

Lựa chọn công ty phát hành uy tín

Đây được coi là điều tiên quyết với mọi nhà đầu tư. Việc chọn lựa công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi uy tín vừa giúp bạn có cơ hội gia tăng lợi nhuận nhanh chóng, vừa đảm bảo bạn có thể nhận được tối đa quyền lợi đầu tư khi phát sinh vấn đề hoặc công ty gặp rủi ro. Một cái tên bạn nên tham khảo gần đây là Novaland (phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế).

Có kế hoạch tài chính chi tiết

Trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu cho thấy tính linh hoạt trong đầu tư hơn rất nhiều so với cổ phiếu và trái phiếu thông thường. Tuy nhiên, để tận dụng triệt để ưu điểm mà loại chứng khoán này mang lại, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch tài chính chi tiết hơn. Lúc này, không chỉ là câu chuyện đầu tư cho bên nào, đầu tư vào cổ hay trái phiếu mà còn là dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai của công ty ra sao, chuyển đổi hay giữ nguyên,…

luu-y-khi-dau-tu-trai-phieu-chuyen-doi

Một số lưu ý quan trọng khi đầu tư trái phiếu chuyển đổi

Luôn linh hoạt trong việc chuyển đổi

Sự linh hoạt trong chuyển đổi thể hiện ở việc bạn có kịp thời nắm bắt các cơ hội tăng lợi nhuận hay không. Để làm được, bạn phải thực sự nhanh nhạy và có kinh nghiệm thực chiến. Hãy tham một ví dụ về trái phiếu chuyển đổi và sự linh hoạt của nhà đầu tư sau đây:

Tại thời điểm phát hành, trái phiếu chuyển đổi của công ty A có mệnh giá 1.000 USD. Trái phiếu có thể được chuyển thành cổ phiếu thường với giá 25 USD (giá chuyển đổi). Tỷ lệ chuyển đổi là 40 cổ đổi 1 trái.

Với chiến lược kinh doanh mới, công ty A ngỏ lời mua lại số trái phiếu này của bạn với mức giá 1.050 USD. Cổ phiếu thường của công ty hiện đang được giao dịch trên thị trường ở mức giá 30 USD. Khi này, bạn nên bán trái phiếu cho công ty hay thực hiện chuyển đổi để gia tăng lợi nhuận? 

Đáp án tốt nhất là chuyển đổi thành cổ phiếu rồi bán. Cụ thể, bạn chuyển đổi 1 trái phiếu thành 40 Cổ phiếu thường trên thị trường, vậy tổng giá trị là 1.200 USD. Bạn có thể bán đi để nhận về khoản tiền này thay vì bán trực tiếp chúng cho công ty để thu về 1.050 USD.

>> Xem thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CHỨNG CHỈ QUỸ TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ 

Với những chia sẻ của bePOS về trái phiếu chuyển đổi, hy vọng rằng bạn đã có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về loại hình trái phiếu này. Đừng quên theo dõi blog bePOS để luôn cập nhật những thông tin hay về đầu tư tài chính và kinh doanh.

FAQ

Tôi có nên đầu tư vào loại hình trái phiếu có thể chuyển đổi không?

Rõ ràng, trái phiếu có thể chuyển đổi cho thấy những ưu điểm lớn, nhất là sự linh hoạt của nó trong kế hoạch tài chính dài hạn. Vì thế, đây là loại hình trái phiếu bạn nên đầu tư. Tuy nhiên, trước khi rót vốn, hãy tìm hiểu kỹ thị trường và không quên lưu ý mà bePOS đã chia sẻ.

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi, loại hình nào tốt hơn?

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi đều có những ưu, nhược điểm riêng. Việc xác định loại hình nào tốt hơn cần phụ thuộc vào kế hoạch tài chính của bạn và tình hình thực tế của thị trường. Dẫu vậy, trái phiếu có khả năng chuyển đổi giúp nhà đầu tư dễ dàng “thích nghi” hơn với những thay đổi trong hiệu quả kinh doanh của tổ chức phát hành.

[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/trai-phieu-chuyen-doi/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]