Đối với những người đang làm trong lĩnh vực công nghệ, Marketing,… thường xuyên phải tiếp cận với Internet thì chắc hẳn không còn xa lạ với khái niệm URL. Vậy bản chất của URL là gì? Cấu trúc của URL như thế nào? Cách tối ưu ra làm sao? Trong bài viết sau, bePOS sẽ giúp bạn tìm hiểu thật kỹ những vấn đề xoay quanh URL.
URL là gì?
URL là viết tắt của “Uniform Resource Locator”, tạm hiểu là “Trình định vị tài nguyên thống nhất”. Hiểu đơn giản thì URL là đường dẫn liên kết tới một website, tham chiếu tới các tài nguyên xuất hiện trên Internet. Đường dẫn URL là một đoạn text có thể hiểu được thay cho địa chỉ IP mà máy tính dùng để liên kết với Server.
Mỗi một website sẽ có một địa chỉ IP riêng. Địa chỉ IP này là một dãy số dài, phức tạp và khó có thể nhớ được. Để thuận tiện cho những người sử dụng mạng, địa chỉ IP sẽ được chuyển sang dạng ngôn ngữ mà con người có thể hiểu, ghi nhớ được. Và địa chỉ này được gọi là URL. Nhiệm vụ của URL đó là đưa người dùng Internet tới website mà họ muốn truy cập.
Lịch sử về URL
Khái niệm về URL xuất hiện vào năm RFC 1738 và được Tim Berners-Lee xác định cấu trúc năm 1994. Ông là người phát minh ra World Wide Web (www) và nhóm URL của IETF – lực lượng đặc nhiệm kỹ thuật Internet.
Năm 1985, định dạng URL được kết hợp hệ thống tên miền với cú pháp đường dẫn tệp. Các dấu “//” trong đường dẫn được sử dụng với nhiệm vụ phân tách các phần thư mục và tên tệp với nhau.
Năm 1993, bản nháp đầu tiên của URL được xây dựng và được đề cập đến như một bộ định vị tài nguyên “phổ quát”. Tuy nhiên, phiên bản này đã bị bác bỏ vào giai đoạn giữa tháng 6/1994 và tháng 10/1994.
>> Xem thêm: TỪ A-Z CÁCH SỬ DỤNG ANCHOR TEXT ĐƠN GIẢN, GIÚP SEO HIỆU QUẢ
URL gồm có những loại nào?
URL có thể chia thành hai loại chính:
URL động (?id=..)
Các URL này có thể thay đổi và thường xuất hiện trong các diễn đàn hoặc trang web sử dụng mã nguồn mở. URL động thường được đánh giá là không thân thiện với công cụ tìm kiếm do khả năng thay đổi của chúng, và việc index chúng có thể trở nên khó khăn hơn.
URL tĩnh (.html)
Các URL tĩnh không thể thay đổi và thường được thiết kế với định dạng .html. URL tĩnh thường được ưu tiên hơn trong công cụ tìm kiếm vì tính cố định của chúng, điều này giúp quá trình index diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, quản lý URL tĩnh có thể trở nên phức tạp khi có nhiều nội dung và trang.
Cấu trúc URL gồm những gì?
Cấu trúc URL được chia thành 2 phần chính là Scheme, Authority và ngoài ra là một số các phần bổ sung khác như sau:
Scheme
Scheme là phần mở đầu của URL, được kết thúc bằng dấu “:”
Scheme sẽ giúp website của bạn giao tiếp với Server. Nhìn vào Scheme, bạn sẽ biết được cách thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt và Server. Một số loại Scheme thường gặp bao gồm:
- HTTP: Sử dụng port 80 để thực hiện giao tiếp, có thể xác định được hành động của máy chủ cùng với thao tác người dùng trên website.
- HTTPS: Dùng SSL để dữ liệu truyền đi giữa web Server và trình duyệt web được đảm bảo an toàn. HTTPS là Scheme sử dụng port 433 để truyền dữ liệu.
- FTP: Là loại Scheme có chức năng chuyển đổi file giữa trình duyệt và Server của web.
Thông thường, bạn sẽ không cần phải gõ Scheme trước URL. Khi bạn gõ phần URL chính bất kỳ thì trình duyệt sẽ tự chọn lựa phương thức phù hợp. Tuy nhiên, đối với một số URL, bạn sẽ cần phải gõ Scheme để chọn lựa ra phương thức kết nối.
Authority
Authority là một phần của URL, bắt đầu từ phần phía sau dấu “//” và được chia thành nhiều phần nhỏ.
Ví dụ như URL dưới đây, toàn bộ phần “www.example.com” sẽ được gọi là hostname với nhiệm vụ lấy một địa chỉ IP. Địa chỉ IP là nội dung có thể thay thế hostname. Thay vì điền hostname, bạn có thể dùng IP để đi tới website trong trình duyệt web.
Một số thành phần của Authority như sau:
- Tên miền cấp cao nhất: Tên miền cấp cao nhất trong ví dụ ở đây là “com”. Đây là mức cao nhất trên hệ thống tên miền phân cấp được dùng để dịch địa chỉ IP thành địa chỉ ngôn ngữ đơn giản. Tập đoàn Internet sẽ là nơi cung cấp tên miền cấp cao nhất. Có 3 tên miền thường được sử dụng đó là .com, .gov và .net. Hầu hết mọi quốc gia cũng sẽ có tên miền cao cấp của riêng mình gồm hai chữ cái như .vn, .us,…
- Tên miền phụ (Subdomain): DNS là một hệ thống phân cấp, cả phần “www” lẫn “example” trong ví dụ ở ảnh phía trên đều được xem là tên miền phụ.
Thành phần bổ sung
Ngoài ra, URL còn có các thành phần bổ sung như: đường dẫn (Path), truy vấn (Query), phân mảnh (Fragment). Thông tin chi tiết cụ thể về các thành phần này như sau:
Đường dẫn (Path)
Đường dẫn là phần được thể hiện bắt đầu từ dấu gạch chéo. Sau mỗi dấu gạch chéo là thể hiện sự phân chia giữa các thư mục to và thư mục con với nhau. Nếu URL bạn truy cập đưa bạn đến đúng máy chủ thì đường dẫn sẽ đưa bạn tới đúng thư mục hoặc File lưu trữ trong máy chủ đó.
>> Xem thêm: CÁCH TẠO SITEMAP VÀ 6 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI SỬ DỤNG
Truy vấn (Query)
Bạn sẽ thường thấy Query trong phần hỗ trợ tìm kiếm. Query sẽ bắt đầu bằng dấu hỏi chấm và theo sau đó là đường dẫn.
Ví dụ: Khi tìm kiếm thông tin “URL là gì” trên Google, bạn sẽ nhận được đường link dưới dạng như sau:
https://www.google.com/search?q=URL+l%C3%A0+g%C3%AC&rlz=1C1ONGR_enVN1012VN1012&oq=url+l%C3%A0+g%C3%AC&aqs=chrome.0.69i59l4j0i512l3j69i61.3359j0j7&sourceid=chrome&ie=UTF-8
Trong đó, phần phía sau dấu hỏi là phần truy vấn, bao gồm:
- URL tìm kiếm: “search?q=”
- Từ khóa tìm kiếm đã được mã hóa: “URL là gì”
Phân mảnh (Fragment)
Dấu thăng (#) là phần đầu tiên của đoạn phân mảnh, được dùng để xác định vị trí của website.
Vai trò của URL là gì?
URL nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện SEO website. Đây là phần đại diện cho toàn bộ nội dung của trang web, hiển thị khi người dùng thực hiện thao tác tìm kiếm trên Google. Khi chấm điểm đánh giá website và bài viết, Google cũng sẽ thực hiện đánh giá cho điểm URL.
Khi bạn thực hiện tối ưu URL, bạn sẽ nhận được những lợi ích như sau:
- Giúp thứ hạng của website tăng nhanh chóng.
- Giúp khách hàng có thể ghi nhớ nhanh và dễ dàng tìm kiếm website của bạn.
- Tăng khả năng thu hút người xem bài viết khi URL có chứa từ khóa.
Thế nào là một URL tối ưu?
Những tiêu chí để đánh giá một URL tối ưu đó là:
- Dẫn đến địa chỉ chính xác của trang web hoặc trang cụ thể.
- Ngắn gọn, tránh độ dài URL quá mức, không nên sử dụng dấu.
- Có tính miêu tả để người dùng dễ nhận biết nội dung của trang.
- Không sử dụng dấu hoặc ký tự đặc biệt, giữ URL trong trạng thái rõ ràng.
- Chứa từ khóa liên quan để tối ưu hóa cho việc tìm kiếm và tăng traffic.
- Tránh dẫn về thư mục con trong đường dẫn URL để giữ cho cấu trúc trang web được rõ ràng. Nếu trang web có nhiều cấp độ file, hãy sử dụng folder và subfolder một cách có tổ chức.
- URL là địa chỉ dùng để xác định vị trí của một trang web, một trang web cụ thể, hoặc thậm chí là một bài đăng hay trang wap trên Internet.
Cách tối ưu URL hiệu quả 100%
URL cần phải được tối ưu để phù hợp với thuật toán của Google. Để thực hiện điều đó, URL của bạn cần đáp ứng được những điều kiện như sau:
Tối ưu nội dung URL
Dưới đây là cách tối ưu nội dung URL
- Đặt từ khóa ở phía đầu trong nội dung của URL.
- Website URL phải ngắn gọn, súc tích mang tính mô tả nội dung của trang web và các bài viết .
- Độ dài URL không nên quá dài, số lượng ký tự thích hợp là từ 10 đến 96 ký tự.
- Tránh dùng các từ ngữ không tạo sự thu hút với người đọc cũng như Google.
Tối ưu cấu trúc URL
Cấu trúc URL cần được tối ưu như sau:
- Không để các ký tự lạ như _,%, $… trong website URL vì chúng có thể làm Google không nhận diện được liên kết của trang web.
- Hạn chế xây dựng đường dẫn với nhiều thư mục con. Đường dẫn URL nên trực tiếp dẫn đến bài viết mà không thông qua nhiều thư mục con. Google đánh giá cao các URL trực tiếp và ngắn gọn.
- Nên sử dụng các URL tĩnh thay vì URL động. URL thân thiện với người dùng là sự kết hợp giữa URL tĩnh và từ khóa mô tả nội dung bài viết.
- Không nên thay đổi URL khi Google đã index. Trong trường hợp cần phải thay đổi thì nên sử dụng redirect 301 để chuyển trạng thái URL từ cũ sang mới.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đọc đã hiểu URL là gì trên Google cũng như biết cách tối ưu yếu tố này. Hy vọng rằng thông qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin hữu ích và có thể áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
FAQ
Độ dài giúp URL tối ưu nhất là bao nhiêu ký tự?
Để URL được tối ưu nhất thì bạn cần lưu ý độ dài tối đa như sau:
- Đối với các URL dành cho Gmail: 59 ký tự.
- Đối với URL cho các Webmaster Tools: 90 ký tự.
- Đối với URL của blog Google: 76 ký tự.
- Đối với URL hiển thị trên các ứng dụng trình duyệt như Chrome, Cốc Cốc…: 2048 ký tự.
Sự khác biệt giữa URL và Link như thế nào?
Có nhiều người nghĩ rằng URL và Link là hai khái niệm giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt:
- Link giúp người dùng có thể đi từ địa chỉ này sang địa chỉ khác, trong khí đó URL chỉ là địa chỉ để liên kết đến website.
- Link không cần tuân theo các giao thức, còn URL sẽ có những giao thức bắt buộc như: http, https, ftp.
- Link không có các cú pháp cụ thể còn URL thì ngược lại
Follow bePOS: