Trang chủBlogs MarketingNhững bước để xây dựng website thương mại điện tử thành công

Những bước để xây dựng website thương mại điện tử thành công

Cập nhật lần cuối: Tháng năm 05, 2024
Thu Hằng
1067 Đã xem

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam và thế giới đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, kéo theo đó là một số lượng lớn các website thương mại điện tử ra đời. Vậy làm thế nào để xây dựng một website thương mại điện tử thành công, tạo chiến lược kinh doanh hiệu quả trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Bài viết dưới đây bePOS sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.

Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mua bán sản phẩm/dịch vụ trên hệ thống website hay ứng dụng trên di động. Thương mại điện tử ngày nay đang trở thành xu hướng trên thế giới, phát triển ở nhiều quốc gia. Thương mại điện tử khắc phục những hạn chế của các cửa hàng truyền thống, nó cho phép bạn mua, bán sản phẩm trên quy mô toàn cầu và hoạt động 24/7.

Nhờ vào việc phổ biến mua sắm online, website thương mại điện tử đang trở thành xu hướng và là công cụ quan trọng cho nhiều doanh nghiệp bứt phá doanh thu. Các doanh nghiệp hiện nay cạnh tranh với đối thủ bằng việc thiết kế website thương mại điện tử, từ đó giúp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Hiểu một cách đơn giản, website thương mại điện tử là website được thiết lập ra với mục đích bán hàng, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Không chỉ vậy, đây còn là kênh quảng bá thương rất hiệu quả trên môi trường Internet.

website-thuong-mai-dien-tu-la-gi
Website thương mại điện tử là gì?

Phân biệt website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT

Dưới đây là một bảng phân biệt giữa website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT dựa trên các yếu tố quan trọng:

Yếu tố Website TMĐT bán hàng Website cung cấp dịch vụ TMĐT
Khái niệm Dành cho việc bán hàng hoặc cung ứng hàng hóa và dịch vụ của chính họ. Tạo môi trường cho các thương nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.
Chức năng Thường chỉ tập trung vào việc bán một loại sản phẩm hoặc một lĩnh vực sản phẩm cụ thể. Đa dạng hơn và cung cấp nhiều dịch vụ, nhiều lĩnh vực sản phẩm.
Dịch vụ Có thể cung cấp xúc tiến thương mại, bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Có thể cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử, đấu giá trực tuyến, khuyến mại trực tuyến và nhiều dịch vụ khác.
Giao diện Thường được thiết kế đơn giản và tập trung vào việc trưng bày một mặt hàng hoặc lĩnh vực sản phẩm cụ thể. Thường tích hợp nhiều tính năng để đáp ứng nhu cầu của nhiều loại mặt hàng và đối tượng khách hàng khác nhau.
Chi phí Thường có chi phí thấp hơn hoặc có thể tự thiết kế miễn phí bởi doanh nghiệp. Đòi hỏi đầu tư lớn hơn vào việc xây dựng và duy trì, thường cần sự hỗ trợ từ các công ty thiết kế website chuyên nghiệp.

Như vậy, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa website TMĐT bán hàng và website cung cấp dịch vụ TMĐT là website thương mại điện tử tập trung vào việc bán một loại hàng hoặc một lĩnh vực hàng hóa cụ thể mà người bán cung cấp. Trong khi đó, website cung cấp dịch vụ TMĐT mang đến nhiều dịch vụ TMĐT khác nhau và cho phép nhiều người bán cung cấp nhiều mặt hàng khác nhau.

website-cung-cap-dich-vu-thuong-mai-dien-tu
Phân biệt website thương mại điện tử và website cung cấp dịch vụ TMĐT

Vì sao cần thiết kế website thương mại điện tử để bán hàng

Việc thiết kế web thương mại điện tử của riêng bạn sẽ giúp doanh nghiệp định vị rõ thương hiệu của mình trên môi trường Internet, nâng cao khả năng cạnh tranh với đối thủ, tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp và tiếp cận được đa dạng đối tượng, những khách hàng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi. 

Những lợi ích khi sở hữu website thương mại điện tử để bán hàng online:

Không cần thuê mặt bằng, cửa hàng

Các cửa hàng truyền thống thông thương sẽ phải thuê mặt bằng để bán sản phẩm nhưng chỉ cần xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, nó sẽ thay thế được điều này. Website thương mại điện tử hoạt động trực tuyến trên môi trường Internet. Bạn sẽ giảm được 1/10 sản phẩm với cửa hàng truyền thống nếu sở hữu website bằng cách thuê công ty làm thiết kế web thương mại điện tử. 

Tiếp cận khách hàng và bán hàng mọi lúc, mọi nơi

Website thương mại điện tử không chỉ giúp tiếp cận khách hàng Việt Nam mà còn lan rộng ra nước ngoài. Không chỉ vậy, web thương mại điện tử xóa bỏ mọi rào cản không gian và thời gian, bạn sẽ không bị giới hạn về vấn đề này.

vi-sao-nen-thiet-ke-website-thuong-mai-dien-tu
Vì sao nên thiết kế website thương mại điện tử?

Xây dựng uy tín thương hiệu

Tạo website thương mại điện tử làm nổi bật giá trị doanh nghiệp trong mạng lưới ngành, nâng thương hiệu của bạn cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Website là kênh truyền thông, quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất hiện nay. bePOS khuyên nếu có thể bạn hãy đăng ký website với Bộ Công Thương để nâng cao giá trị về thương hiệu, doanh nghiệp, giúp đem lại doanh thu.

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị

Các hoạt động Marketing online như quảng cáo Facebook, Google, SEO kết hợp với website thương mại điện tử sẽ giúp bạn tăng doanh thu ngay lập tức và không tốn thêm chi phí như tiếp thị truyền thống qua TV, báo, đài …

Ưu việt hoạt động giao dịch – mua bán

Web thương mại điện tử tiết kiệm thời gian mua sắm hàng hóa cho người mua cũng như người bán. Sự tiện lợi này khiến nó đang và tiếp tục là xu hướng trong tương lai.

Tiết kiệm nguồn nhân lực

Bạn không cần nhiều nguồn nhân lực như tại cửa hàng truyền thống. Bạn chỉ cần vài nhân viên chuyên nghiệp quản trị website. Nhưng để đạt được điều này, web thương mại điện tử của bạn phải được thiết kế có đầu tư, chuẩn SEO, dễ sử dụng.  

thiet-ke-website-tmdt-kinh-doanh
Lý do nên thiết kế website thương mại điện tử để kinh doanh

Thiết kế website thương mại điện tử cần những yếu tố nào?

Để thiết kế website thương mại điện tử cần những yếu tố sau:

  • Đa ngôn ngữ: điều này có thể giúp khách hàng nước ngoài dễ tìm hiểu thông tin ngay trên website của doanh nghiệp.
  • Chức năng responsive: Có nghĩa là trang web của bạn phải tương thích với mọi thiết bị như mobile, tablet, laptop…giao diện thiết kế bắt mắt, thân thiện, dễ sử dụng, mang đến trải nghiệm người dùng tốt nhất trên mọi nền tảng, mọi thiết bị cho người sử dụng.
  • Giao diện đẹp nhưng phải phù hợp với sản phẩm: Với website thương mại điện tử, hãy cố gắng làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ bằng hình ảnh, banner đẹp, thu hút, có tính thẩm mỹ nhất có thể để tăng số lượng khách hàng tiềm năng.
  • Tính năng tùy chọn đăng ký – đăng nhập: Website cho phép người sử dụng đăng ký tài khoản mới hoặc đăng nhập trực tiếp bằng tài khoản Facebook, Google. Đăng nhập – đăng ký thành viên, quản lý thông tin cá nhân, quản lý danh sách khách hàng, trích xuất thông tin khách hàng email, thống kê mua hàng,… là những tính năng quan trọng cần phải có.
  • Phân quyền quản lý: Admin chính có thể tạo phân quyền admin quản lý nội bộ, phân cấp, thêm bớt và thông qua trang quản trị cho thành viên, chỉnh sửa chức năng quản lý.
  • Cập nhật, điều chỉnh, thay đổi nội dung: Khi là quản trị viên, bạn có toàn quyền thay đổi, thêm mới, điều chỉnh, xóa sửa video, hình ảnh, video, bài viết trên website… 
  • Thanh toán online: Hỗ trợ nhiều cổng thanh toán phổ biến để tạo điều kiện mua hàng cho khách hàng một cách tốt nhất.
  • Find-in-store: Nếu có thì bạn nên tạo tính năng Find-in-store – Tìm trong cửa hàng giúp giữ chân khách ở lại trang web của bạn rất tốt. Tính năng hỗ trợ kiểm tra sản phẩm họ đang quan tâm có còn hàng trong cửa hàng hay không.
  • Thanh tìm kiếm thông minh: giúp khách hàng có thể tìm kiếm sản phẩm, bài viết dựa trên từ khóa liên quan, hỗ trợ tìm kiếm nâng cao tích hợp nhiều bộ lọc. Đồng thời tích hợp các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram,… sẽ tăng cường hiệu quả quảng bá hình ảnh, thương hiệu và bán hàng.
  • Tính năng tra cứu – tìm kiếm – đặt hàng: khi xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp, nó sẽ ưu tiên tối ưu tính năng tra cứu, tìm kiếm, lọc và đặt hàng. Các thông tin: Tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ, Hotline, Đặt hàng, Liên hệ, Hỗ trợ, Thanh toán,…đều cần làm nổi bật. Khi khách hàng đặt hàng các thông tin này sẽ được hệ thống ghi nhận và chuyển về cho Ban quản trị.
  • Google sitemap: có chức năng tự động tạo feed thành XML để hỗ trợ SEO.
  • Mua hàng dạng khách: Cho phép khách hàng mua hàng mà không cần đăng nhập tài khoản.
  • Hỗ trợ tích hợp phương thức giao hàng, vận chuyển: Học tập từ việc các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Sendo,… thường hiển thị thông tin vận chuyển giao hàng rất rõ ràng, tạo điểm cộng lớn cho khách hàng. Điều này có thể tối ưu chi phí xây dựng website thương mại điện tử.
  • Có Q&A hỗ trợ hỏi đáp: đơn vị thiết kế website thương mại điện tử thường khuyến khích bạn xây dựng một trang Hỏi – Đáp để trợ giúp giải quyết các vấn đề chung của khách hàng như hỗ trợ sản phẩm, cách thanh toán, đổi trả hàng hóa, thông tin tài khoản.
  • Hỗ trợ tối ưu SEO: Website thương mại điện tử nên được thiết kế tối ưu về cấu trúc và liên kết với các công cụ tìm kiếm ngay từ ban đầu, giúp người dùng xây dựng nền tảng để đưa website nằm Top trên các công cụ tìm kiếm hiện tại.
  • Bảo mật hệ thống: Đây là điều mà mọi website đều rất chú ý. Với các website có sử dụng thanh toán, giao dịch, cần tích hợp chứng chỉ số SSL, để mã hóa thông tin giao dịch thì càng nên đảm bảo an toàn cho khách hàng. Chú ý bạn nên sử dụng hosting uy tín, chất lượng để hạn chế  các trường hợp website bị tấn công, nhiễm mã độc, làm ảnh hưởng đến website của bạn.
  • Đánh giá sản phẩm/dịch vụ: Khách hàng thường có thói quen để lại đánh giá, bình luận sau khi mua sản phẩm, dịch vụ. Nếu tự tin với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mong muốn tạo độ uy tín bạn có thể tích hợp chức năng đánh giá cho phép người dùng gửi đánh giá, bình luận trên website.
  • Quảng bá dịch vụ và thiết lập code giảm giá: Bạn có thể setup slideshow các sản phẩm bán chạy, dịch vụ, sản phẩm hiện đang được khuyến mãi, xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng, tạo giảm giá riêng cho các dịp đặc biệt như lễ, Tết…
  • Tốc độ tải trang: Để không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng, hãy đầu tư vào chi phí thiết kế website thương mại điện tử để trang web của bạn có tốc độ tải nhanh chóng. Website thương mại điện tử yêu cầu xử lý nhanh các giao dịch, chứa nguồn dữ liệu lớn bao gồm hình ảnh, thông tin cần thiết. Điều này đa phần phụ thuộc vào quá trình tối ưu mã nguồn website, dữ liệu và chất lượng của gói hosting mà khách hàng sử dụng.
thiet-ke-website-tmdt-can-yeu-to-gi
Thiết kế website thương mại điện tử cần những yếu tố nào?

Kinh doanh trên website thương mại điện tử phải thông báo với Bộ Công Thương

Khi bạn quyết định thực hiện kinh doanh trực tuyến trên trang web thương mại điện tử, việc đăng ký hoặc thông báo trang web của bạn với Bộ Công Thương có ý nghĩa quan trọng. Bởi đây là cách bảo vệ quyền lợi của bạn, xây dựng niềm tin với khách hàng và xây dựng thương hiệu của bạn.

Dưới đây là một số lý do vì sao bạn nên đăng ký trang web thương mại điện tử với Bộ Công Thương:

  • Tuân thủ pháp luật: Theo Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ, mọi doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động trực tuyến cần phải đăng ký hoặc thông báo trang web với Bộ Công Thương. Tuân thủ luật pháp là cách đảm bảo bạn không vi phạm các quy định và tránh bị phạt hành chính.
  • Xây dựng niềm tin: Trang web đã đăng ký với Bộ Công Thương tạo sự minh bạch và niềm tin đối với khách hàng. Điều này có nghĩa rằng bạn cung cấp thông tin xác thực về doanh nghiệp, giấy phép kinh doanh, địa chỉ, và thông tin liên hệ. Khách hàng sẽ có độ tin tưởng hơn khi mua sắm trên trang web của bạn, và họ sẽ tránh xa các trang web không đáng tin cậy hoặc không tuân thủ pháp luật.
  • Xây dựng thương hiệu và uy tín: Việc đăng ký trang web với Bộ Công Thương giúp xây dựng uy tín và thương hiệu của bạn trên thị trường. Điều này giúp bạn nổi bật trong mắt khách hàng và cạnh tranh một cách hiệu quả hơn.
kinh-doanh-tren-website--tmdt-phai-thong-bao-voi-bo-cong-thuong
Kinh doanh trên website thương mại điện tử phải thông báo với Bộ Công Thương

Các bước để xây dựng website điện tử hiệu quả nhất

Cùng tìm hiểu các bước xây dựng website thương mại điện tử:

Mua một tên miền phù hợp

Đầu tiên bạn cần phải mua tên miền phù hợp với dịch vụ và sản phẩm trước khi bắt đầu một dự án kinh doanh thương mại điện tử. Lưu ý rằng sẽ không thể thay đổi tên miền đã chọn vì vậy cần cân nhắc thật kỹ khi mua tên miền vì nó sẽ gắn liền vĩnh viễn với trang web của bạn.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đơn vị cung cấp tên miền chất lượng uy tín như: Mắt Bão, PA Việt Nam hoặc GoDaddy là một nhà cung cấp tên miền quốc tế…

chon-ten-mien-phu-hop
Các bước xây dựng website thương mại điện tử

Tìm một công ty thiết kế website thương mại điện tử và định hướng thiết kế

Một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thành công cho website thương mại điện tử là chọn được một đối tác uy tín, chuyên nghiệp như đã trình bày ở mục trên. Bạn cần để ý đến những điều này trước khi hợp tác với công ty thiết kế website thương mại điện tử:

  • Thời gian dự kiến để hoàn thành việc thiết kế web thương mại điện tử.
  • Hồ sơ năng lực của công ty thiết kế website.
  • Có kinh nghiệm phù hợp với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử của bạn.
  • Chi phí thiết kế website nằm trong mức ngân sách cho phép.

Hãy lựa chọn một định hướng thiết kế rõ ràng và phù hợp với lĩnh vực của bạn thay vì giao toàn bộ việc lên ý tưởng thiết kế cho đơn vị thiết kế website. Bạn có thể tham khảo một số website nổi tiếng trong cùng lĩnh vực, hoặc tìm kiếm trên một số trang web chuyên cung cấp sẵn kho theme. Việc đó sẽ giúp bạn có định hướng, tìm được trang web mà mình muốn và quan trọng là tiết kiệm thời gian cho bạn và đối tác.

Đăng ký và hoàn thiện các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật

Bạn sẽ cần phải có đầy đủ giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật nếu website thuộc sở hữu của một công ty. Tiếp đó theo quy định hiện hành của Bộ Công Thương, mọi website thương mại điện tử cần phải thực hiện việc thông báo hoặc đăng ký website theo quy định. Đôi khi những thủ tục này sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian, do vậy nếu công ty có bộ phận pháp lý thì có thể tự thực hiện các thủ tục đăng ký. Thêm một cách nữa là bạn có thể thuê những công ty cung cấp dịch vụ pháp lý.

Đưa website đi vào hoạt động

Ngay khi đã hoàn thiện website và các thủ tục pháp lý hãy cho nó hoạt động, đăng tải đầy đủ các nội dung chính quan trọng để tăng độ uy tín cho website như trên trang chủ, trang giới thiệu và liên hệ để giới thiệu tới các đối tác khách hàng. Đồng thời, nó sẽ tận dụng được các nguồn backlink trỏ về website ngay từ đầu để phục vụ cho việc thực hiện SEO sau này.

dua-website-vao-hoat-dong
Đưa website vào hoạt động kinh doanh

Cá nhân hóa chiến dịch Marketing

Tương tự như việc tạo dựng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, thì trong chiến dịch Marketing cho dự án thương mại điện tử, bạn cần phải có chiến lược chăm sóc phù hợp và cá nhân hóa các tệp khách hàng. Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo hay Email Marketing, để thông điệp không bị lãng quên ở hòm thư rác, hãy tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng, như thể bạn đang trò chuyện trực tiếp với họ chứ không phải đang quảng cáo.Điều này cũng tương tự với các đối tác, nhà cung cấp mà bạn đang hợp tác.

Thực hiện chiến dịch SEO & Adwords

Bạn không thể chỉ xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp nếu để đó mà không thúc đẩy trang web lên hạng, tăng lượng truy cập thì cần phải có những chiến dịch. Trong đó có hai kênh hữu hiệu nhất là SEO và Adwords (Google Adwords hay Facebook Adwords). Bạn cần lên kế hoạch chi tiết và tính toán, đo lường đánh giá hiệu quả vì đây là việc việc đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và chi phí.

>> Xem thêm: Cách tạo 1 trang web bán hàng online miễn phí nhanh chóng

Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Chắc chắn rằng ai cũng muốn sở hữu một trang web thương mại điện tử bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh, với tất cả các tính năng cần thiết, và tất nhiên ‘với một mức giá hợp lý và ưu đãi.

Hiện nay, trên thị trường, có nhiều công ty chuyên nghiệp trong việc thiết kế website, và cùng với đó là các dịch vụ liên quan với báo giá khác nhau. Trong lĩnh vực này, có hai loại dịch vụ phổ biến nhất:

  • Dịch vụ làm trang web thương mại điện tử bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh: Đây là gói dịch vụ mà bạn nhận được một trang web đã hoàn thiện với tất cả tính năng, từ A đến Z, và bạn chỉ cần điều hành và quản lý nó.
  • Dịch vụ làm trang web thương mại điện tử theo yêu cầu: Trong trường hợp này, bạn có thể tùy chỉnh từng khía cạnh của trang web theo nhu cầu của bạn, và dịch vụ sẽ xây dựng trang web theo yêu cầu đặc biệt của bạn.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các khoản chi phí liên quan đến việc thiết kế trang web thương mại điện tử và giá trị tương ứng trên thị trường, dưới đây là các yếu tố mà các công ty thiết kế website thường sử dụng để tính toán giá cho dự án:

  • Chi phí cơ bản: Bao gồm chi phí mua tên miền (domain), thuê hosting, và chi phí thiết kế trang web ban đầu.
  • Chi phí tích hợp các tính năng cơ bản và nâng cao: Bao gồm việc tích hợp quản lý sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán trực tuyến, quản lý đơn hàng, và tối ưu hóa SEO.
  • Chi phí thiết kế giao diện web: Bạn có thể chọn giao diện dựa trên mẫu có sẵn hoặc yêu cầu thiết kế riêng theo ý của bạn hoặc theo ngành cụ thể.
  • Chi phí tối ưu hóa trang web: Bao gồm việc xây dựng cấu trúc trang web tối ưu cho SEO, tối ưu hóa tốc độ tải trang, tích hợp đa ngôn ngữ, đảm bảo tính bảo mật, và tích hợp với các thiết bị và trình duyệt khác nhau.
chi-phi-thiet-ke-website-tmdt
Chi phí thiết kế website thương mại điện tử

Cách xây dựng các loại trang web thương mại điện tử phổ biến hiện nay

Xây dựng website thương mại điện tử B2C

B2C là gì? 

B2C (Business to Customer) được tạm dịch là mô hình kinh doanh từ doanh nghiệp tới khách hàng. B2C chính là hình thức bán hàng online. Doanh nghiệp sử dụng mạng Internet để đăng tải những thông tin về sản phẩm của mình như bao bì, giá cả, cách mua bán, công dụng, phương thức thanh toán. Chỉ cần sở hữu điện thoại thông minh hay máy tính có kết nối Internet là người sử dụng không cần mất thời gian đi lại mà vẫn có thể mua được sản phẩm mình mong muốn.

Ví dụ như trong thời kỳ dịch bệnh, hạn chế tiếp xúc nơi đông người nhưng bạn vẫn mong muốn được chuẩn bị một bữa ăn đầy đủ cho gia đình. Bạn có thể lên mạng và mua các loại thực phẩm thịt, cá, rau củ quả từ một shop kinh doanh thực phẩm sạch online. Thanh toán trực tiếp qua hệ thống và nhận hàng tại nhà. Đó chính là hình thức kinh doanh theo mô hình website B2C.

Nhờ có website B2C doanh nghiệp, công ty không cần mất quá nhiều chi phí, thời gian cho quảng cáo mà vẫn có thể được nhiều khách hàng biết đến. Bên cạnh đó nó cũng không yêu cầu quá cao về tính chất pháp lý cũng như đàm phán nên rất dễ dàng sử dụng.

Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng website thương mại điện tử B2C 

Thuận lợi:

Do đặc thù của kinh doanh bằng web B2C nối kết doanh nghiệp đến các cá nhân khách hàng và hướng tới giải quyết nhu cầu mua bán ngay lập tức. Vì vậy các web B2C có thể thiết kế với giao diện không quá phức tạp, có các chức năng đơn giản dễ sử dụng. Điều này khiến cho việc thiết kế trở nên dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thế tiết kiệm được chi phí thiết kế. Và người dùng cũng có thể dùng thành thạo nhanh chóng khi sử dụng web.

Khó khăn:

Tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các doanh nghiệp: Do những ưu điểm nổi bật trên nên website thương mại điện tử B2C đã tạo ra sự cạnh tranh. Để có thể phát triển được mạng lưới website, xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, các công ty, doanh nghiệp phải luôn chú trọng vào chất lượng sản phẩm cũng như chế độ chăm sóc khách hàng. Có như vậy khách hàng mới mong muốn quay lại hay quảng cáo tới bạn bè và người thân sử dụng sản phẩm của bạn.

Chế độ bảo trì web: Cần thực hiện bảo trì liên tục vì mục đích hướng tới của mô hình B2C là giải quyết nhu cầu ngay lập tức nên không thể bắt khách hàng chờ đợi mua hàng hay thanh toán cho web bị chậm, không tải được hình ảnh hay trục trặc trong khâu thanh toán sản phẩm. Đó cũng chính là những khó khăn khi thiết kế web B2C.

xay-dung-website-b2c
Xây dựng website thương mại điện tử B2C

Xây dựng website thương mại điện tử C2C

C2C (Consumer to Consumer), mô hình kinh doanh mà người tiêu dùng có thể giao dịch với nhau. Xây dựng website thương mại điện tử C2C có phần khác biệt so với B2C. Để mở một trang web C2C bạn cần lập kế hoạch cẩn thận. Tại Việt Nam có thể kể đến một số các sàn thương mại điện tử như Sendo.vn hay Shopee, họ đã xây dựng một hệ thống “chợ điện tử” chuyên nghiệp mà ở đó các đối tác kinh doanh có thể tiếp thị và đưa sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.

Một số hoạt động khi xây dựng website thương mại điện tử C2C:

  • Nổi tiếng số một trong mô hình này là hoạt động đấu giá (mua hàng).
  • Các giao dịch trao đổi (không sử dụng tiền tệ).
  • Những hoạt động giao dịch hỗ trợ (bảo trì, thanh toán trung gian…).
  • Bán tài sản ảo (điển hình nhất là game online). 
website-tmdt-c2c
Xây dựng website TMĐT C2C

Xây dựng website thương mại điện tử B2B

B2B (Business to Business) là một mô hình kinh doanh trực tuyến giữa các tổ chức và doanh nghiệp. B2B thường liên quan đến các giao dịch thương mại điện tử giữa nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà phân phối, đại lý và các công ty/doanh nghiệp khác nhau. Trong mô hình B2B, giá trị của các giao dịch thường dựa trên giá sỉ hoặc giá đại lý, và thường không bao gồm các giao dịch bán lẻ.

Mô hình này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Các trang web chuyên cung cấp dịch vụ về tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp khác.
  • Các trang web chuyên cung cấp hạ tầng điện tử như dịch vụ Internet, nền tảng, ứng dụng, hệ điều hành, máy chủ, và nhiều loại công nghệ khác cho các doanh nghiệp.
  • Các trang web cung cấp phần mềm quản lý, phần mềm điều hành, phần mềm kế toán và các giải pháp phần mềm cho các doanh nghiệp.
  • Các trang web là nhà sản xuất cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp, trong đó các doanh nghiệp đại lý phân phối sản phẩm tại từng khu vực.

Một số ví dụ tiêu biểu của mô hình thương mại điện tử B2B nổi tiếng bao gồm Amazon, Taobao, và Alibaba.

website-b2b
Xây dựng website thương mại điện tử B2B

Xây dựng website thương mại điện tử B2G

B2G (Business to Government), đây là mô hình thương mại điện tử đề cập đến quá trình giao dịch trực tuyến giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ hoặc tổ chức hành chính công. Mô hình này thường liên quan đến việc sử dụng Internet để tiến hành các giao dịch công, cũng như thực hiện các thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan đến Chính phủ.

Trong mô hình B2G, các quy trình mua bán và các chính sách luôn được xét duyệt rõ rành, đảm bảo tính minh bạch và công khai trong suốt quá trình giao dịch.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình B2G chưa thực sự phổ biến bởi hệ thống mua sắm của Chính phủ vẫn còn đang trong quá trình phát triển và đầu tư chưa được đánh giá đầy đủ.

xay-dung-website-tmdt-b2g
Xây dựng website thương mại điện tử B2G

Cách kinh doanh hiệu quả trên trang thương mại điện tử

Khi bạn đã thiết kế và sở hữu một trang web thương mại điện tử bán hàng trực tuyến, dưới đây là các bước quan trọng để đảm bảo kinh doanh hiệu quả trên trang web của bạn:

Bước 1: Tạo nội dung đầy đủ và chất lượng cho trang web TMĐT

Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ, cung cấp hình ảnh mô tả, hướng dẫn sử dụng, quy định bảo hành, chính sách giao hàng và đổi trả. Đảm bảo rằng thông tin này đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giúp họ đưa ra quyết định mua hàng. Viết blog, bài viết, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, video hướng dẫn,… để cung cấp thông tin hữu ích và thu hút khách hàng quay lại website của bạn.

Bước 2: Tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm (SEO)

Đảm bảo rằng trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google. Sử dụng từ khóa phù hợp và viết nội dung chất lượng để tăng khả năng hiển thị của website. Bạn có thể tự tìm hiểu và thực hiện SEO hoặc cân nhắc thuê chuyên gia hoặc dịch vụ SEO đáng tin cậy để giúp bạn làm điều này. Đặc biệt, hãy thiết kế tạo ra một giao diện trực quan, dễ sử dụng và hút mắt để khách hàng muốn khám phá thêm về sản phẩm của bạn.

Bước 3: Quảng cáo trang web TMĐT rộng rãi

Sử dụng các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, Twitter và hoặc diễn đàn trực tuyến để chia sẻ trang web của bạn với bạn bè và cộng đồng khách hàng tiềm năng.

Tận dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn để xây dựng một cộng đồng quan tâm đến sản phẩm của bạn. Chia sẻ nội dung hữu ích và tương tác với khách hàng để thu hút sự quan tâm và tăng lượng truy cập vào website.

Bước 4: Tạo chương trình khuyến mãi và ưu đãi

Hãy áp dụng chương trình ưu đãi định kỳ cho từng đối tượng khách hàng (khách hàng quen, khách hàng mới, khách hàng mua nhiều) để phát triển website thương mại điện tử. Điều này giúp duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới.

Bước 5: Tiếp cận kinh doanh với tinh thần nhiệt tình và sự chân thành

Hãy trao đổi với khách hàng một cách chuyên nghiệp và hỗ trợ họ trong quá trình mua sắm. Lắng nghe ý kiến của họ và cố gắng giải quyết mọi vấn đề hoặc thắc mắc một cách nhanh chóng và hiệu quả.

cach-kinh-doanh-tren-website-tmdt
Cách cách làm thương mại điện tử hiệu quả 

>> Xem thêm: Tham khảo khóa học kinh doanh thương mại điện tử 

Như vậy trong bài viết trên, bePOS đã cung cấp đầy đủ thông tin về kế hoạch xây dựng website thương mại điện tử hiệu quả, cách làm website thương mại điện tử B2C cho các doanh nghiệp, công ty có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công trên hành trình xây dựng thương hiệu của mình!

FAQ

Tại sao nên tạo Pop-up cho website thương mại điện tử?

Dữ liệu thông tin khách hàng (người truy cập) vào website là vô cùng quan trọng với một website thương mại điện tử, đặc biệt là trong thời đại Big Data hiện nay. Do vậy hộp Pop-up sẽ giúp bạn thu thập được thông tin (email, số điện thoại,…) của người dùng website, từ đó phục vụ việc tạo các phễu bán hàng hiệu quả. Công việc này bạn có thể yêu cầu bên thiết kế website hay nhân sự phụ trách IT của công ty thực hiện, bởi nó khá đơn giản mà mang lại lợi ích vô cùng lớn.

Các phương thức thanh toán nào được sử dụng trên website thương mại điện tử?

Các phương thức thanh toán phổ biến được sử dụng trên website thương mại điện tử bao gồm:
  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng/debit: Người dùng có thể sử dụng thẻ tín dụng hoặc debit để thanh toán trực tuyến thông qua cổng thanh toán của ngân hàng.
  • Thanh toán khi nhận hàng (COD): Người dùng có thể thanh toán tiền mặt khi nhận hàng tại nhà.
  • Thanh toán bằng ví điện tử: Ví điện tử như Momo, ZaloPay, ViettelPay… là các phương thức thanh toán tiện lợi được sử dụng phổ biến trên các website thương mại điện tử.
  • Chuyển khoản ngân hàng: Người dùng có thể chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của mình đến tài khoản của website thương mại điện tử.
  • Thanh toán qua Paypal: Đây là một phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng rộng rãi trên các website thương mại điện tử.
[wpdevart_facebook_comment curent_url="https://bepos.io/blogs/website-thuong-mai-dien-tu/" order_type="social" title_text_font_size="22" title_text_font_famely="monospace" title_text_position="left" width="100%" bg_color="#d4d4d4" animation_effect="random" count_of_comments="3" ]