Trang chủBlogs Kinh nghiệm kinh doanhTừ A-Z kinh nghiệm mở siêu thị mini vốn ít, doanh thu “khủng”

Từ A-Z kinh nghiệm mở siêu thị mini vốn ít, doanh thu “khủng”

Cập nhật lần cuối: Tháng Tư 04, 2024
Thanh Ngoan
Thanh Ngoan
1072 Đã xem

Mở siêu thị mini là một mô hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Để thu được lợi nhuận “khủng” từ công việc kinh doanh này, bạn cần quan tâm tới rất nhiều vấn đề như: số vốn, nguồn hàng, kế hoạch vận hành,… Vậy kinh doanh siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Trong bài viết dưới đây, bePOS sẽ tổng hợp những kinh nghiệm mở siêu thị mini mà bạn nên biết.

Mở siêu thị mini

Có nên mở siêu thị mini không?

Mở siêu thị mini là xu hướng kinh doanh đang ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Hàng loạt các siêu thị mini đã mọc lên trên khắp cả nước với đa dạng chủng loại sản phẩm, hàng hóa. 

Sự ra đời của mô hình này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, họ quan tâm nhiều hơn tới nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Đây là điều khó có thể tìm thấy ở các khu chợ dân sinh.

Kinh doanh siêu thị mini có thể đem lại cho người chủ một khoản lợi nhuận không nhỏ, mà vốn bỏ ra lại không quá lớn. Bạn có thể lựa chọn tự mở siêu thị mini riêng hoặc hợp tác mở siêu thị mini nhượng quyền với một số thương hiệu như: Co.op Food, Lotterier, GS 25 – CSV, Siêu thị nhật Sakuko Family, Tập đoàn bán lẻ AEON Nhật Bản,… Mô hình này hiện đang ngày càng phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn, thậm chí đây còn là một trong những cách làm giàu ở nông thôn được nhiều người lựa chọn. 

co-nen-mo-sieu-thi-mini-khong
Có nên mở siêu thị mini không?

Lợi nhuận thu được từ mô hình siêu thị mini nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: vốn mở siêu thị mini ban đầu, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập hàng, nhân công, đối thủ cạnh tranh…

Việc kinh doanh siêu thị mini cũng phải đối mặt với một số hạn chế. Trong đó rõ rệt nhất chính là sự cạnh tranh khá cao. Trước hết, bạn phải cạnh tranh với những siêu thị mini đã kinh doanh từ trước, tiếp đó là các đại siêu thị, chuỗi siêu thị lớn,… Tuy nhiên, nếu có một chiến lược cụ thể, việc kinh doanh của bạn hoàn toàn có thể đem lại hiệu quả.

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

“Để mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?” Đây chắc chắn là câu hỏi của tất cả những ai đang muốn kinh doanh mô hình này. Thông thường, chi phí mở siêu thị mini bỏ ra ban đầu ước tính rơi vào khoảng 200 triệu đến 400 triệu đồng. Con số này áp dụng cho siêu thị có diện tích khoảng 50 – 60 mét vuông. Trong đó bao gồm một số khoản đầu tư chính là:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí sửa sang, thiết kế, lắp đặt cơ sở vật chất, trang trí,…
  • Chi phí mua sắm các trang thiết bị, phần mềm phục vụ bán hàng.
  • Chi phí nhập hàng.
  • Chi phí nhân công.

Trong trường hợp không có đủ vốn, bạn có thể chọn hợp tác mở siêu thị mini cùng người thân hay bạn bè, hàng xóm,…

kinh-doanh-sieu-thi-mini-can-bao-nhieu-von
Kinh doanh siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Các bước để mở siêu thị mini

Mở siêu thị mini là một dự án hấp dẫn và đầy tiềm năng, nhưng cần được nghiên cứu kỹ và thực hiện theo kế hoạch. Dưới đây là một số bước trong quá trình mở siêu thị mini bạn có thể tham khảo:

Nghiên cứu, đánh giá chung về thị trường và đối thủ

Đối với bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng vậy, việc nghiên cứu thị trường, đối thủ là rất quan trọng. Bạn nên tiến hành một cuộc khảo sát với một số nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để:

  • Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu: Từ đó đưa ra được các chính sách giá, chọn mặt hàng bán phù hợp và lên kế hoạch Marketing hợp lý.
  • Nghiên cứu nhu cầu chi tiêu trong quá khứ và hiện tại: Khi xác định được tập khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu nhu cầu chi tiêu của họ. Thông qua đó bạn sẽ biết nên cân đối lượng hàng hóa cần cung ứng như thế nào cho phù hợp nhất.
  • Tìm hiểu về nguồn cung trong quá khứ và hiện tại: Muốn làm được điều này, bạn phải xác định được các đối thủ cạnh tranh xung quanh siêu thị mini của bạn, sau đó tìm hiểu về những mặt hàng họ đang kinh doanh và lưu lượng khách ghé tới. 
  • Ước tính lượng khách sẽ đến siêu thị mini: Dựa trên kết quả khảo sát bạn có thể ước tính tương đối số lượng khách sẽ đến siêu thị mini của bạn để mua sắm.
  • Phân tích SWOT: Hoạt động này giúp bạn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức khi mở siêu thị mini.
nghien-cuu-ve-thi-truong-va-doi-thu
Nghiên cứu về thị trường và đối thủ

Xác định mô hình siêu thị mini phù hợp với định hướng kinh doanh

Có 3 mô hình siêu thị mini phổ biến nhất hiện nay đó là:

– Kinh doanh hàng hóa tiêu dùng phổ thông:

  • Đối tượng: Khu vực nông thôn hoặc các khu vực dân cư có mức thu nhập thấp.
  • Ưu điểm: Kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa phổ thông, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
  • Nhược điểm: Mô hình này có tính cạnh tranh cao và là mô hình đã lỗi thời, không xác định rõ được đâu là khách hàng tiềm năng.

– Kinh doanh 60% hàng phổ thông, 40% hàng nhập khẩu:

  • Đối tượng: Khách hàng có thu nhập từ trung bình đến cao ở vùng nông thôn phát triển; các thị trấn, thị xã hay khu vực thành phố.
  • Ưu điểm: Đã biết mở rộng kinh doanh hàng nhập khẩu để có thể tăng lợi nhuận, phần nào giúp tối ưu hóa được mô hình kinh doanh.
  • Nhược điểm: Có độ cạnh tranh cao. Phân khúc khách hàng chưa có thói quen tiêu dùng hàng nhập khẩu. Người bán phải biết về kinh doanh để xây dựng và duy trì mô hình này.
xac-dinh-mo-hinh-sieu-thi-mini-phu-hop
Xác định mô hình siêu thị mini phù hợp với định hướng kinh doanh

– Kinh doanh 40% hàng phổ thông, 60% hàng nhập khẩu:

  • Đối tượng: Khách hàng có điều kiện kinh tế, sống ở trong các khu đô thị, tòa nhà chung cư,…
  • Ưu điểm: Đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng đa dạng, đánh trúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, mô hình này có độ cạnh tranh thấp, lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
  • Nhược điểm: Doanh số không cao. Người bán phải có kiến thức để hiểu bản chất của mô hình thì mới tạo ra được hiệu quả kinh doanh.

Xác định mặt hàng kinh doanh, tìm nguồn hàng

Bạn nên lập kế hoạch chi tiết những mặt hàng định kinh doanh. Để không bỏ sót, hãy gạch đầu dòng từng hạng mục, sau đó liệt kê các sản phẩm chi tiết trong đó.

Khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh, bạn cần tìm kiếm nguồn hàng. Đối với các mặt hàng trong nước, nguồn hàng mở siêu thị mini thường là những chợ đầu mối chuyên bán sỉ. Tất nhiên bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được nhà cung cấp uy tín với xuất xứ sản phẩm rõ ràng. 

Còn đối với các sản phẩm nhập khẩu, bạn có thể lấy nguồn hàng mở siêu thị mini đến từ người thân, bạn bè ở nước ngoài giúp tiết kiệm chi phí. Bạn cũng có thể tự đặt mua hàng từ các trang thương mại điện tử như: Amazon, Ebay, Tmall,… hoặc tìm kiếm nhà cung cấp hàng nhập khẩu uy tín tại Việt Nam để gọi hàng.

Trong quá trình trao đổi để hợp tác, hãy cân nhắc các yếu tố về chính sách của nhà cung cấp, ví dụ: thời gian giao hàng, cách thức giao, hình thức thanh toán, chính sách đổi trả,…

xac-dinh-mat-hang-kinh-doanh-va-tim-nguon-hang
Xác định mặt hàng kinh doanh và tìm nguồn hàng

>> Xem thêm: Có 500 triệu nên kinh doanh gì ở nông thôn sinh lời hiệu quả

Thuê mặt bằng, lắp đặt thiết bị phục vụ hoạt động của siêu thị mini

Mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mở siêu thị mini. Bạn nên thuê mặt bằng tại các khu dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi và có diện tích tương đối rộng rãi. Điều đó sẽ giúp siêu thị của bạn dễ tiếp cận với khách hàng hơn. 

Sau khi có được mặt bằng ưng ý, bạn hãy triển khai những đầu việc về lắp đặt thiết bị để hoàn thiện các chức năng cơ bản cho siêu thị. Một số trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của siêu thị mini là:

  • Biển hiệu.
  • Kệ trưng bày hàng, kệ kho hàng, giỏ nhựa đựng hàng, xe đẩy hàng trong kho,…
  • Tủ mát, tủ đông để bảo quản hàng hóa cần giữ lạnh.
  • Bàn thu ngân có ngăn kéo đựng tiền chuyên dụng.
  • Máy tính được cài phần mềm quản lý bán hàng, máy in, camera theo dõi, máy quét mã vạch, máy in mã vạch,…

Xác định danh mục mặt hàng

Hãy xác định rõ danh mục mặt hàng mà bạn dự định cung cấp khi kinh doanh mô hình siêu thị mini. Có rất nhiều sản phẩm mà một siêu thị mini có thể bán như: thực phẩm, đồ gia dụng, bánh kẹo, hoa quả, đồ ăn, rau củ,… Không nhất thiết phải có tất cả mọi loại hàng hóa. Khi mở siêu thị mini, bạn có thể theo hai hướng chính là tập trung vào một loại mặt hàng cụ thể như rau củ quả hoặc đa dạng hóa mặt hàng.

Hãy liệt kê danh mục hàng hóa lớn với từng mục sản phẩm cụ thể, kèm theo những lưu ý khi nhập hàng và bảo quản. Ví dụ: đối với rau củ quả đồ tươi sống cần có tủ lạnh, tủ cấp đông để bảo quản chất lượng. Đồng thời, hãy tham khảo nhập về các sản phẩm đang thịnh hành, là xu hướng hiện nay để tăng doanh số bán hàng.

xac-dinh-danh-muc-hang-hoa-khi-mo-sieu-thi-mini
Xác định danh mục hàng hóa khi mở siêu thị mini

Tìm nguồn hàng chất lượng

Dù là một siêu thị nhỏ lẻ, tuy nhiên, sự đa dạng và phong phú của mặt hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Khách hàng sẽ có xu hướng tìm đến bạn bạn nhiều hơn nếu họ luôn có thể tìm thấy những sản phẩm mình cần với giá cả hợp lý tại siêu thị của bạn. Do đó, việc tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất lượng, giá tốt và đa dạng là một lợi thế cạnh tranh rất lớn khi mở siêu thị mini.

Vậy, mở siêu thị mini tìm nguồn hàng ở đâu? Bạn có thể tham khảo nhiều nơi nhập hàng với giá tốt như các chợ bán buôn, bán sỉ, các đại lý lớn, trực tiếp đến xưởng sản xuất, tìm trên mạng xã hội như Facebook, hội nhóm,… Việc tìm nguồn hàng để mở siêu thị mini hiện nay trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí nhiều đại lý bán buôn hàng tạp hóa có thể chủ động tìm đến bạn khi biết bạn định kinh doanh siêu thị.

Tuy nhiên, dù nhập hàng theo cách nào thì bạn cũng cần kiểm tra hàng hóa một cách cẩn thận và chọn lựa những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng. Bởi tâm lý người tiêu dùng muốn chọn mua hàng tại các siêu thị thay vì chợ cóc vì họ cảm thấy an tâm hơn về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm.

Nhập hàng, sắp xếp, trưng bày hàng hóa trong siêu thị mini

Khi nhập hàng về, bạn tiến hành sắp xếp, trưng bày hàng trên các tủ kệ đã lắp đặt trong siêu thị. Để thu hút khách hàng, bạn nên áp dụng “nghệ thuật sắp đặt hàng hóa”. Những mặt hàng cùng chủng loại nên được xếp chung một khu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Bên cạnh đó, hãy trình bày hàng trên kệ sao cho độc đáo, sáng tạo. Hàng hóa được trưng bày càng bắt mắt thì càng thu hút khách và kích thích họ ra quyết định mua hàng. 

sap-xep-trung-bay-hang-hoa-bat-mat
Trưng bày hàng hóa trong siêu thị một cách khoa học

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho siêu thị mini

Khi đã hoàn thành những bước trên thì siêu thị của bạn đã có thể khai trương, bắt đầu đón khách. Thời gian đầu sẽ chưa có nhiều khách hàng nên bạn cần áp dụng các chiến lược truyền thông Marketing phù hợp nhằm tạo sự chú ý nhiều hơn.

Hãy khai thác triệt để các kênh mạng xã hội như: Facebook, Instagram,… để thông tin về siêu thị mini của bạn tiếp cận được với cộng đồng người dùng, từ đó gia tăng lượng khách hàng tiềm năng. 

Trong những giai đoạn sau đó, tùy tình hình mà bạn nên linh hoạt các chính sách chiết khấu cho khách quen, khách mới,… Ngoài ra, bạn cũng nên có những đợt giảm giá “sốc” trong tuần/tháng/năm để lôi kéo khách hàng. Tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng thích mua hàng khuyến mãi nhưng mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Triển khai xây dựng thương hiệu, truyền thông

Khi đã hoàn thành toàn bộ các bước trước đó, bước cuối cùng là mở cửa siêu thị, khai trương và xây dựng thương hiệu riêng. Tạo dựng một thương hiệu mạnh mẽ là điều cần thiết để thu hút và duy trì sự quan tâm từ phía khách hàng. Có thể thể hiện qua việc thiết kế logo, biểu trưng, màu sắc và phong cách của mô hình siêu thị mini của bạn.

Để truyền thông và xây dựng thương hiệu, bạn có thể tổ chức các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn, bốc thăm tặng quà hay voucher,…. Hãy tận dụng hoàn toàn các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo… Bằng cách đăng thông tin trên trang cá nhân, tạo fanpage cho cửa hàng, hoặc đăng bài vào các hội nhóm cộng đồng. Điều này sẽ giúp siêu thị thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó quảng bá thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

Tuy nhiên, vì siêu thị tập trung vào cung cấp các mặt hàng thiết yếu và phổ biến nên phương pháp tiếp thị hiệu quả nhất thường là thông qua “truyền miệng”. Một khi siêu thị mini của bạn được mọi người biết đến với chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý và sự đa dạng sản phẩm thì khách hàng sẽ tự tìm đến.

mo-sieu-thi-mini-nhuong-quyen-la-xu-huong-duoc-nhieu-nguoi-lua-chon-hien-nay
Mở siêu thị mini nhượng quyền là xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay

Quản lý vận hành siêu thị mini một cách hiệu quả

Việc vận hành một siêu thị mini không phải chuyện ngắn hạn. Khi siêu thị của bạn còn kinh doanh thì bạn còn phải quan tâm đến quản lý vận hành nó sao cho hiệu quả nhất. Do đó, hãy thường xuyên tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh mới để áp dụng vào siêu thị mini của mình.

>> Tham khảo: Mở cửa hàng tạp hóa thành công với 9 bước sau đây

Kinh nghiệm mở siêu thị mini thu hút khách hàng

Dưới đây là một số kinh nghiệm mở siêu thị mini mà bạn cần biết để thu hút khách hàng hiệu quả nhất:

Tạo trải nghiệm mua sắm thú vị

Một mô hình siêu thị mini thành công trước hết cần phải tạo ra không gian mua sắm thú vị và hấp dẫn cho khách hàng. Bằng việc nghiên cứu thị trường và thấu hiểu nhu cầu, hành vi mua của khách hàng mục tiêu, bạn hãy lựa chọn mặt hàng bán phù hợp. Sau đó sắp xếp, phân loại và trưng bày hàng hóa một cách ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt để giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm. 

Ví dụ: Phân loại từng khu vực đồ khô, bánh kẹo, nước ngọt, tủ kem, đồ cấp đông,… Những mặt hàng bán chạy nên bày ra ngoài, ở khu vực dễ nhìn thấy. Hàng khuyến mãi nên treo bảng để thu hút sự chú ý.

tao-khong-gian-mua-sam-thu-vi-hap-dan-khach-hang
Tạo không gian mua sắm thú vị, hấp dẫn khách hàng

Chăm sóc khách hàng tốt

Kinh nghiệm mở siêu thị mini hút khách không thể không chú ý chăm sóc khách hàng thật tốt, nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khách hàng hiện nay có đa dạng lựa chọn về địa điểm mua sắm, sản phẩm cũng như giá cả. Vì thế, việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả trở thành “cứu cánh” cho các cửa hàng vừa và nhỏ trong việc duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.

Hãy tạo môi trường thân thiện và nhiệt tình chào đón khách hàng. Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, thân thiện, luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm. Sử dụng các chiến lược Marketing hiệu quả để lôi kéo khách hàng, phát hành chương trình thẻ tích điểm, thẻ thành viên, bốc thăm trúng thưởng, mở rộng thêm dịch vụ đi kèm như giao hàng tại nhà, làm nóng đồ ăn nhanh,… Đặc biệt, lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng để không ngừng cải tiến dịch vụ. 

Tận dụng khuyến mãi và giảm giá

Khách hàng luôn ưa thích các ưu đãi và chiết khấu khi mua sắm. Do đó, bạn nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp lễ tết, tháng vàng, các sự kiện đặc biệt để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Ví dụ, mỗi ngày có một số mặt hàng nhất định được giảm giá đặc biệt. Ưu đãi các sản phẩm hot hoặc áp dụng chiết khấu cho hóa đơn từ 1 triệu trở lên, chương trình mua sữa tặng cốc, mua 3 sản phẩm tặng 1 sản phẩm khác,….

Bên cạnh đó, hãy chiết khấu và giảm giá bán cho khách hàng quen. Đây là một chi tiết nhỏ trong chiến lược Marketing nhưng mang lại hiệu quả lớn. Khách hàng được hưởng ưu đãi sẽ cảm thấy mình khác biệt, được ưu ái, điều này thúc đẩy họ mua sắm nhiều hơn và tạo nên mối liên kết thân thiết với siêu thị mini của bạn.

to-chuc-cac-chuong-trinh-khuyen-mai-giam-gia
Tổ chức các chướng trình khuyến mãi, giảm giá

Sáng tạo và độc đáo

Hãy tạo điểm khác biệt cho siêu thị mini của bạn để trở nên nổi bật và thu hút khách hàng. Chẳng hạn như cung cấp các sản phẩm độc quyền, dịch vụ đặc biệt mà khách hàng chỉ có thể tìm thấy tại đây. Tạo một không gian mua sắm với thiết kế nội thất độc đáo và thú vị. Sử dụng màu sắc, ánh sáng và vật liệu khác biệt để tạo nên một trải nghiệm mua sắm không giống bất kỳ nơi nào khác.

Tổ chức sự kiện 

Tổ chức các sự kiện độc đáo cũng là một trong các kinh nghiệm mở siêu thị mini thành công. Bạn có thể tổ chức các sự kiện như buổi giới thiệu sản phẩm mới, thử nghiệm miễn phí, buổi chia sẻ về thực phẩm lành mạnh hoặc lớp học thú vị tại cửa hàng,… Điều này giúp tạo ra không gian giao lưu và trải nghiệm độc đáo, thu hút nhiều khách hàng mới.

Tích hợp mua sắm online

Ngoài việc mở siêu thị mini nhượng quyền bán tại chỗ, bạn có thể tích hợp kinh doanh online để bắt kịp với xu thế của thị trường và tiếp cận khách hàng nhanh chóng. Bằng cách cung cấp dịch vụ đặt hàng và giao hàng trực tuyến trên các trang mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử sẽ giúp thuận tiện và linh hoạt hơn cho khách hàng khi mua sắm, đồng thời tăng khả năng bán hàng nhiều hơn.

tich-hop-dat-hang-online-giao-hang-tan-nha
Tích hợp đặt hàng online, giao hàng tận nhà

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở siêu thị mini từ A-Z. Hy vọng với những thông tin này đã giúp bạn trả lời câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn, chi phí mở siêu thị mini gồm những khoản nào,… Từ đó áp dụng vào thực tế để tối ưu chi phí và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Chúc các bạn thành công!

FAQ 

Mở siêu thị mini có lãi không?

Mở siêu thị mini có khả năng mang lại lãi lớn, dựa vào những yếu tố như: 

  • Vốn mở siêu thị mini ban đầu không quá lớn
  • Mở siêu thị mini tập trung vào hàng hoá thiết yếu và phổ biến, nhu cầu của khách hàng cao nên khả năng thu hồi vốn nhanh.
  • So với các lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro như bất động sản hay tiền ảo, kinh doanh siêu thị mini mang tính ổn định và an toàn hơn.
  • Mặc dù không dễ dàng, nhưng việc mở siêu thị mini không quá phức tạp. Với kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và quản lý tốt, bạn có thể kinh doanh có lãi.
  • Mô hình siêu thị mini phù hợp với thị trường ngày nay, phản ánh xu hướng mua sắm hiện đại, nơi người tiêu dùng tìm kiếm sự tiện lợi và trải nghiệm mua sắm tích cực.

Mở siêu thị mini cần điều kiện pháp lý gì?

Ngoài việc chuẩn bị vốn mở siêu thị mini, bạn cần đảm bảo được các điều kiện pháp lý theo quy định của pháp luật như:

  • Đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  • Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu; 
  • Giấy phép bán lẻ thuốc lá; 
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy.